1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị xuất nhập khẩu chủ đề hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa

25 454 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 188 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏathuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cungcấp hàng hóa,

Trang 1

HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

A

KHÁI NIỆM

Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏathuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cungcấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hànghóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặcđiểm:

- Ðặc điểm 1: (Ðặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán

có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịchkhông phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhaunhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc gia thì hợpđồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế

- Ðặc điểm 2: Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cảhai bên

- Ðặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nướcngười bán trong quá trình thực hiện hợp đồng

B CƠ CẤU CỦA MỘT VĂN BẢN HỢP ÐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU:

Cơ cấu chung:

1- Phần thông tin chung về HĐ, người bán, người mua

2 Nội dung chính: 13 điều khoản

Trang 2

Hereinafter called as the BUYER.

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity underthe terms and conditions provided in this contract as follows:

Trang 3

II - NỘI DUNG CÁC ÐIỀU KHOẢN CỦA MỘT HỢP ÐỒNG NGOẠI THƯƠNG

ĐIỀU KHOẢN 1 : TÊN HÀNG (COMMODITY)

Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựavào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi Vì vậy đây là điều khoản quantrọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranhchấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại

Trong hợp đồng ngoại thương điều khoản tên hàng thường được ghi như sau:

- Tên hàng kèm theo tên thương mại

VD: Cooking oil Marvela ( do tập đoàn Golden Hope sản xuất)

Cooking oil Neptune (do Kouk sản xuất)

- Tên hàng kèm tên khoa học

VD: Urea fertilizer đạm u – rê

Weave Fabrric ( vải dệt thoi)

- Tên hàng kèm theo công dụng của nó

VD: Rice paste ( base element for preparation of spring roll) Bánh đa nem

- Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp

VD: Honda super cub custom C70 CMR – IC

- Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hoá

VD: Skinless whole dried squid.(Mực lột da)

- Tên hàng kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước

VD: Tiger Brand Home appliances made in Japan( 220v- 50hz)

ĐIỀU KHOẢN 2: ÐIỀU KIỆN VỀ PHẨM CHẤT (QUALITY)

Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá ; nói một cách khác điềukhoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật v.v.v củahàng hoá được mua bán Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác địnhchính xác giá cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợpđồng Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong haibên

Thông thường trong buôn bán quốc tế người ta thường chọn một trong những cáchsau đây để thể hiện chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng ngoại thưong

- Chất lượng được giao như mẫu: Tron hợp đồng sử dụng cụm từ as the sample hoặc as agreed samples

Phương pháp này được dùng khi mua bán những hàng hoá mà phẩm chất, chấtlượng của nó khó mô tả thành lời, thậm chí qua hình ảnh cũng khó xác định chất lượngcủa nó; chẳng hạn như sản phẩm thời trang, đồ trang sức bằng vàng-bạc có những đường

Trang 4

nét trang trí cầu kỳ, đồ mỹ nghệ khảm xà cừ hoặc những nét trạm trổ tinh vi hoặc một sốloại quần áo may sẵn, hoặc một số thiết bị phức tạp.

Khi sử dụng phương pháp này phải có 3 bộ mẫu: một bộ người bán giữ, một bộngười mua giữ và một bộ do người trung gian giữ Mỗi mẫu phải đạt được những tiêuchuẩn sau:

+ Mẫu phải là vật đặc trưng cho hàng hoá và không được thay đổi theo thời gian

+ Mẫu được coi như một phụ kiện của hợp đồng, không được tách rời hợp đồng, do đómẫu không được tính vào giá trị của hợp đồng ( trừ khi mẫu là vật có giá trị cao)

+ Người chấp nhận mẫu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về kỹ thuật,

về tính năng của hàng hoá

Khi xác định chất lượng hàng hoá theo phương pháp này cần chú ý đến các yêucầu của đối tác và xem xét khả năng có thể thoả mãn hay không để điều chỉnh, nếu thấycần thiết Nếu không cẩn thận có thể sẽ bị tổn thất khi thực hiện hợp đồng

- Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá

Phương pháp này thường dùng với những hợp đồng mua bán nông sản, hàng rời như ximăng, hoá chất Phân bón, khoáng sản Dùng phương pháp này cần phải làm nổi bậtnhững yêu cầu sau:

+ Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): cần phải quy định mức tối thiểu phải đạt là bao nhiêu.+ chất vô ích (chỉ tiêu phụ) : Phải quy định mức tối đa cho phép

- Xác định chất lượng theo hiện trạng thực tế của hàng hoá: Có nghĩa là hàng hoá thế nàothì bán thế Theo phương pháp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng

đã giao Trong hợp đồng thường dùng cụm từ: as it is hoặc as it sale Xác định chất lượngtheo phương pháp này thường dược áp dụng cho các hợp đồng mua bán đồ cũ, đồ phếthải, phế liệu, phế phẩm v.v.v Đối với những hợp đồng có những chi tiết, linh kiện rời đikèm phải quy định rõ trong hợp đồng hoặc phải đính kèm hợp đồng các bản vẽ cataloge

để tránh bất lợi cho người mua

- Xác định chất lượng hàng hoá dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc cataloge

Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiềuchi tiết lắp ráp

- Xác định chất lượng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế

có thể ghi theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn của nước người bán hoặc theotiêu chuẩn của nước người mua cũng có thể ghi theo tiêu chuẩn của đơn chào hàng đãđược 2 bên thống nhất hoặc ghi theo ký hiệu đã được đăng ký quốc tế

- Xác định chất lượng dựa vào sự xem trước và đồng ý

Phương pháp này được áp dụng với những hợp đồng mua bán các loại hàng hoá sau khiđược trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc một số hoá chất, hợp chất khác

ĐIỀU KHOẢN 3: ÐIỀU KIỆN VỀ SỐ LƯỢNG (QUANTITY)

Trang 5

Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồmcác vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quiđịnh số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.

1.Ðơn vị tính số lượng

Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sửdụng hệ thống đo lường khác Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ do đó để tránhhiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tínhbằng mét

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

2.Phương pháp quy định số lượng

Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định số lượnghàng hóa

a Phương pháp qui định dứt khoát số lượng:

Ví dụ: 1.000 cái máy kéo; 10.000 xe máy

Trang 6

Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa.

b Phương pháp qui định phỏng chừng:

Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc

Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như: phânbón, quặng, ngũ cốc

Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT

Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán bằng L/Cthường dung sai cho phép là 10%

3.Phương pháp qui định trọng lượng

- Trọng lượng cả bì (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng lượngmọi thứ bao bì

Gross weight = Net weight + tare

- Trọng lượng tịnh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa

- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩmtiêu chuẩn

ĐIỀU KHOẢN 4: ÐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG (SHIPMENT/ DELIVERY)

Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thểcủa người bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đốivới đối phương Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền vàngười mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn Nếu không có điều khoản này,hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực

Trong điều khoản giao hàng các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơbản sau đây:

Trang 7

+ Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time): có thể chọn một trongnhiều cách để quy định thời hạn giao hàng:

Giao hàng vào một ngày chính xác;

Với cách quy định này, người bán phải giao hàng đúng trong một ngày nào đó –(không có sai lệch); điều này sẽ gây bất lợi cho người bán vì trong quá trình thực hiệnhợp đồng có thể xảy ra những trường hợp bất khả kháng mà NB sẽ khó thực hiện đúngngày giao hàng như đã qui định Chẳng hạn như khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để

XK, hoặc quá trình thuê tàu gặp sự cố…Hơn nữa hàng hoá mua lại trong ngoại thươngthường có số lượng lớn, việc vận chuyển bằng đường biển lại phụ thuộc nhiều vào vấn đềthời tiết và liên quan đến nhiều khâu, nhiều người như các nhân viên hãng tàu, nhân viênhải quan, hệ thống cấp giấy phép…

Vì vậy, thời gian giao hàng ít khi được quy định vào một ngày nhất định, trừtrường hợp hàng thuộc loại khẩn cấp, có giá trị nhỏ và khách thường mua một loại hàngquen thuộc nào đó

Người ta thường quy định thời hạn giao hàng theo những cách sau:

 Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó:

 Thời hạn giao hàng được qui định theo những cách: From (June 16th, 1999)

To (July 16th, 1999) Hoặc in July 1999

 Giao hàng theo một mốc quy định nào đó.Trên hợp đồng ghi theo một trongnhững cách sau:

Not later than July 31st 2006

To be effected latest to July 31st 2006

 Thời hạn giao hàng được quy định theo một điều kiện nào đó

Ví dụ:

While 30 days after L/C issued date

Within 30 days after effective date of this agreement

 Giao hàng ngay lập tức (Prompt/ immediately)

 Giao hàng càng sớm càng tốt ( as soon as possible)

+ Xác định địa điểm giao hàng (place of shipment): các bên phải thống nhất quy định địađiểm giao hàng cho người vận tải, cho người mua theo một trong những cách sau:

- Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng Cách này ít dùng

- Địa điểm giao hàng theo Incoterms kèm theo điều kiện giá cả

+ Quy định về phương thức giao hàng : Gồm các nội dung

- Có cho phép chuyển tải hay không( Transhipment)

Trang 8

Nếu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng có ít nhất là 2 phương tiện vận tải được sử dụng,thì trường hợp này được gọi là chuyển tải Trên hợp đồng sẽ ghi chú:

+ Allowed: được phép (chuyển tải)

+ Hoặc Not Allowed/prohibited: không được phép (chuyển tải) hay Cấm (chuyển tải)

Căn cứ theo hải trình của tàu và lượng hàng hoá chuyên chở để chấp nhận hàng cóđược phép chuyển tải hay không

- Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)

- Giao hàng một lần hay giao hàng nhiều lần (Shipment by Instalment)

+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao nhiều lần thì ghi:

Shipment by Instalment: Allowed – được phép (giao hàng nhiều lần)

+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao hàng từng phần thì ghi:

Partial shipmen: Allowed – được phép (giao hàng từng phần)

+ Nếu phải giao hàng một lần thì chọn một trong các cách ghi:

- Total shipment

- Partial shipment: Not allowed

- Partial shipment: Prohibited

Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một lần phải được cân nhắc sao cho phùhợp với khả năng cung cấp hàng của Người bán; nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợicho việc nhận hàng của Người mua Mặt khác còn phải xem xét điều kiện cảng biển cócho phép hay không (nếu giao hàng theo phương thức vận tải biển) Đặc biệt chi phí choviệc giao nhận hàng hoá phải được đặt trong điều kiện tốt nhất

+ Thông báo về việc giao nhận hàng hoá (Note of shipment):

Tuỳ theo điều kiện giao hàng mà một bên đối tác phải thông báo với bên kia vềnhững vấn đề có liên quan:

• NM thông báo cho NB:

+ Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giaohàng…(nếu mua hàng theo điều kiện nhóm F)

Trang 9

• Người bán phải thông báo cho Người mua: toàn bộ những thông tin về việcgiao hàng:

+ Kết quả giao hàng

+ Số lượng và chất lượng hàng thực giao

+ Ngày xếp hàng lên tàu

+ Ngày được cấp B/L và số của B/L

+ Ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng

+ Tên tàu, số hiệu và quốc tịch tàu (nếu giành quyền vận tải)…

Chú ý: khi mua bán hàng hoá với số lượng lớn, phải thuê tàu chuyến, các bên cònphải thống nhất với nhau thêm về điều kiện thuê tàu và phương thức giao hàng Nhữngnội dung này phải thống nhất với nội dung ghi trên hợp đồng thuê tàu được ký kết giữangười vận tải và người thuê tàu

ĐIỀU KHOẢN 5: GIÁ CẢ (PRICE)

Trong điều kiện này cần xác định: Ðơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương phápqui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng

1.Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả:

Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó Nên khi ghigiá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó Ðồng tiền ghi giá có thể

là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước thứ ba

2.Xác định mức giá:

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế

3.Phương pháp qui định giá:

Thường dùng các phương pháp sau:

a) Giá cố định: (fixed) giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong

quá trình thực hiện hợp đồng

b) Giá qui định sau: được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán, thỏa

thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ở một ngày nào đótrước hay trong khi giao hàng

Trang 10

c) Giá có thể xét lại: (rivesable price), giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng,

nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hànghóa đó có sự biến động với một mức nhất định

d) Giá di động: (sliding scale price): là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện

hợp đồng trên cơ sở giá cả qui định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sảnxuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng Giá di động thường được vận dụng trong các giaodịch cho những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ tàu biển, cácthiết bị lớn trong công nghiệp Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người taquy định một giá ban đầu (basisprice) và qui định cơ cấu của giá đó đồng thời qui địnhphương pháp tính toán giá di động sẽ vận dụng

4.Giảm giá (discount):

Trong thực tế mua bán hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá (khoảng 20 loạigiảm giá)

a) Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:

- Giảm giá do mua với số lượng lớn

- Giảm giá thời vụ

b) Nếu xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại:

- Giảm giá đơn: Thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với số hàng

- Giảm giá lũy tiến: Là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua bántrong một đợt giao dịch nhất định

- Giảm giá tặng thưởng: (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người muathường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (ví dụ: 6 tháng, 1 năm) tổng số tiền muahàng đạt tới một mức nhất định

5 Ðiều kiện cơ sở giao hàng tương ứng:

Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liênquan đến giá cả đó Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được ghibên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định

Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá:

Unit price: USD 222/ MT FOB (Incoterms 2000) Saigon port, Hochiminh city, Viet Nam.Total amount: 2.220.000 USD

ĐIỀU KHOẢN 6: THANH TOÁN (settlement payment)

Trang 11

Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp đồng vàđược thanh toán, nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh toán cho người bán.

Vì vậy cũng như điều khoản giao hàng, điều khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trongtrong hợp đồng ngoại thương, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên Dovậy khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cầnphải thống nhất những nội dung chính dưới đây

1 Đồng tiền thanh toán: có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng

tiền tính giá Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ởngân hàng ngoại thương và phải được ghi rõ trong hợp đồng Thông thường thìđồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng với nhau và là các đồng tiềnmạnh

2.Phương thức thanh toán:

*Thanh toán tiền mặt / chuyển tiền:

* Thanh toán nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩuhoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác chongân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuấtkhẩu lập ra

- Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quy tắc thống nhất nhờ thu URC

- Các loại nhờ thu:

+ Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàngthu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửihàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu không qua ngân hàng

1) Giao hàng và chứng từ gửi hàng

2) Ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền

3) Uỷ thác thu đối ngoại

4) Xuất trình hối phiếu đòi tiền

5)Thanh toán

+ Nhờ thu kèm chứng từ:Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngânhàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phếu mà còn căn cứ vào

Trang 12

bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặcchấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhậpkhẩu để nhận hàng.

Trình tự tiến hành: giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác là ở khâu 1 là lập một bộchứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền

* Trường hợp áp dụng:

a) Nhờ thu hàng xuất khẩu:

Người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ:

o Hối phiếu

o Các chứng từ gửi hàng

o Giấy yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu

b) Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu:

o Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng nước xuất khẩu gửi đến

o Kiểm tra chứng từ gửi hàng nhờ thu

o Kiểm tra hối phiếu

o Thực hiện điều kiện nhờ thu D/A, D/P, D/TC

* Thanh toán tín dụng chứng từ:

Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu củakhách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một

bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

* Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quy tắc và các thực hành thống nhất về tín dụng chứng từUCP

- Trình tự tiến hành:

1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu

mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng;

2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tíndụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mởthư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu;

Trang 13

3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩutoàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tíndụng, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu;

4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thìtiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng;

5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuấttrình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán;6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhậnchứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầungười nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc;

7) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhập hay từ chối thanh toán;8) Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân hàng mở L/C quyết định nhận chứng từ

và trả tiền hoặc quyết định từ chối nhận chứng từ và từ chối trả tiền Nếu quyết định từchối nhận chứng từ thì ngân hàng mở L/C phải chuyển trả chứng từ lại cho ngân hàngxuất trình

* Phương thức ghi sổ:

Người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuấtkhẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền chongười xuất khẩu

- Ðặc điểm:

+ Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân hàng với chứcnăng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán

+ Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên Nếu người nhập khẩu

mở tàikhoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữahai bên

Ngày đăng: 05/03/2016, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w