3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nướ c
3.4. Tình cảm dành cho các chú bộ đội
Trong thơ văn kháng chiến hay đề cập đến hình ảnh người chiến sĩ. Người chiến sĩ
cùng với những phẩm chất tốt đẹp của họđã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ,… Người chiến sĩ Việt Nam đã chiến đấu anh dũng và sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ từng tấc đất, ngọn rau, và cuộc sống tự do cho dân tộc. Những trang sử vàng của chúng ta được viết bằng máu, Tổ quốc ta được dựng nên từ
hài cốt của các chiến sĩ. Hình ảnh của họ trở nên cao quý trong lòng dân tộc với tên gọi thân thương, nghĩa tình: bộđội.
Tuy còn nhỏ tuổi nhưng các em đã có nhận thức rằng giặc Mĩ là những kẻ tàn ác, hung bạo đã gây nên biết bao thảm họa cho đất nước, con người Việt Nam. Hình như
chúng không có quả tim, không có nước mắt và máu của chúng chắc không phải màu đỏ
nên Núp trong “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc) đã reo lên thích thú khi phát hiện ra một điều bấy lâu thắc mắc: thằng giặc có chảy máu không?
Cẩm Thơ thì chăm chú, say sưa khi nghe chú bộ đội kể về giặc Mĩ. Em thấy rất khinh khi bọn chúng “em mà có đói chả hèn thếđâu” và:
Muốn xin chiếc mũ tai bèo
Làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn
(Chú giải phóng quân của em)
Mơước được là bộđội, “đó quả là hiện tượng đánh dấu rõ nhất đặc điểm trong thời kì lịch sử chúng ta đang sống: chúng ta phải chiến đấu”(Vân Thanh).
Người chiến sĩ của chúng ta đã dũng cảm, kiên cường như một vị tướng trước kẻ
thù là như thế. Nhưng khi trở về với cuộc sống thường ngày, với nhân dân thì họ rất gần gũi, giản dị, chan hòa nghĩa tình:
Cháu nghe chú đánh những đâu Những tàu chiến, những tàu bay rơi
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi…
(Gởi theo các chú bộđội)
Ở một bài thơ khác, Trần Đăng Khoa viết:
Vách đền ai tạc tượng ông
Lửa quăn giáp sắt, kiếm cong tuốt trần Mặt hiền như bác nông dân
Nụ cười tươi sáng, mến thân đậm đà.
(Ngôi đền Bãi Cháy)
Trần Đăng Khoa lại nói đúng bản chất của bộ đội ta, nhân dân ta. Tất cả đều là “người hiền cầm gươm”, không chỉ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ mà là từ
rất xưa đã vậy. Chúng ta yêu chuộng hoà bình, thích cuộc sống tự do và muốn con người ai cũng có cuộc sống tốt đẹp chứ nào thích chiến tranh, nào muốn đàn áp, chiếm đoạt đất đai, tài sản của dân tộc khác. Nhưng kẻ thù không như thế, chúng dày xéo lên đất nước, tự do, nhân phẩm và những gì mà chúng ta trân trọng. Ta đã không thểđể cho chúng được thực hiện điều đó nên ta đã cầm gươm chống lại - đó là một sự bắt buộc không thể khác hơn.
Hết lòng yêu mến mà cũng hết lòng tin tưởng vào bộđội, đó là tình cảm của các em. Khi nghe đài đưa tin giặc Mĩ ném bom Hà Nội, một nơi mà Trần Đăng Khoa chưa từng
đến nhưng biết nơi đó là đất nước mình, nơi đó có Hồ Gươm, có Bác Hồ, Trần Đăng Khoa
đã cất tiếng gọi vang: - Các chú bộđội ơi! - Các chú bộđội ơi! Thằng giặc Mĩ nó ném bom Hà Nội rồi Hà Nội có Bác Hồđang ở… (Hà Nội có Bác Hồ )
Thông thường, khi tuyệt vọng, khi nguy khốn, chúng ta thường gọi người nào mà ta
đặt trọn niềm tin yêu, nghĩ rằng họ sẽ là vị cứu tinh tuyệt vời nhất đối với mình. Trần Đăng Khoa, trong hoàn cảnh như thế, đó là tiếng gọi thật lòng và tha thiết nhất.
Trong mắt các em, các chú là những bộ đội yêu đời. Trong Chiếc ngõ nhỏ là hình
ảnh các anh vừa hành quân vừa hát khúc quân hành, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Ngày đêm phải đối mặt với kẻ thù, phải trực tiếp nơi chiến trường ác liệt, hơn ai hết các chú, các anh trân trọng và nâng niu những phút giây hiếm hoi được gần gũi với người thân, những phút giây hòa bình, dù chỉ là hòa bình trong chiến tranh:
Cánh đồng reo vui Gió đồng rộng rãi
Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại Bao nhiêu cái mũ lắng nghe Xa xa từ một ngọn tre Tiếng chim chích chòe đang hót...
(Tiếng chim chích chòe)
Tiếng chim bỗng trở thành sứ giả của hòa bình. Với bài thơ khá ngắn này, Trần
Đăng Khoa “đã sờ được, đụng được cái tinh vi lớn lao của sự sống!” (Xuân Diệu).
Lớp trẻ chúng tôi có một hạnh phúc là được sống trong hòa bình. Những diễn biến, sự kiện chiến tranh chỉ được biết qua lời kể. Chúng tôi được kể rằng, mỗi khi có đoàn văn công đến phục vụ văn nghệ là các anh nhưđược tiếp thêm sinh lực dù các tiết mục ca múa hết sức đơn sơ, diễn viên ít trang điểm và thiếu thốn đạo cụ. Và các đoàn văn công với các con người tài năng và dũng cảm ấy đã bất chấp mưa bom bão đạn, đi hết đơn vị này đến
đơn vị khác để phục vụ văn nghệ, tiếp thêm ngọn lửa cho chiến sĩ. Điều đó phải chăng là trong mỗi chiến sĩ có một nghệ sĩ ở trong đó? Các anh hát, các anh đàn và xung quanh là những mẹ, những chị, những em say sưa lắng nghe như uống từng lời. Tiếng đàn hát ấy góp phần xóa đi “những âm thanh nhơ bẩn” mà kẻ thù đã tạo ra trên đất nước chúng ta. Chiến tranh của đế quốc Mĩ có thể giết hại được con người chứ không thể giết được tâm hồn Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã thay lời dân tộc Việt Nam dõng dạc khẳng
định với kẻ thù:
Xiềng xích chúng bay không khoá được Trời đầy chim và đất đầy hoa
Bom đạn chúng bay không giết được Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
(Đất nước)
Các chú bộ đội trong thơ Trần Đăng Khoa là những người rất thân thiện, vẫn thường gánh nước giúp mẹ giúp chị, sửa lại mái nhà cho các cụ già và yêu thương các em nhỏ :
Kẹo xanh, kẹo đỏ rất nhiều
Đứa nào anh cũng chia đều như nhau
Đứa nào anh cũng xoa đầu
Đứa nào anh cũng bế lâu trong lòng
(Kẹo hồng kẹo xanh)
Được yêu thương nhưng các em không xem đó là một chuyện dĩ nhiên mà rất biết
Chú giết giặc
Để cứu các em bé
Để cứu các bà mẹ Để cứu các cụ già...
(Thù này phải trảđến đến đời con – Nguyễn Hồng Kiên) và:
Giữ cho cháu trọn tiếng cười Góc trời đỏ ngói khoảng trời xanh Khoảng trời chỉ để chim bay
Góc trường chỉđể ngày ngày cháu vui
(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)
Có món ngón gì ngon nhất, đẹp nhất, các em đều nhớ đến các chú. Trồng một cây lựu, ngày ngày chăm sóc đến lúc nó ra quả thì Trần Đăng Khoa nghĩ ngay đến việc biếu tặng:
Em ăn thấy nó ngọt bùi
Tặng chú bộđội, chú cười với em
(Hoa lựu)
Các chú về thì các em vui đùa, ca hát, đến khi các chú tiếp tục lên đường thì các em nhỏ rất tiếc nuối, chẳng muốn rời xa. Các chú nhưđã trở thành một trong những thành viên trong gia đình của các em, dù thời gian các chú ở lại chỉ trong vài ngày hoặc vài giờ ngắn ngủi mà thôi:
Các chú đã đi xa rồi
Cao cao ụ pháo như người đứng canh
(Trận địa bỏ không) Nguyễn Hồng Kiên cũng luyến lưu trong phút chia tay:
Đoàn người dài tít tắp Khuất dần sau lùm cây Những ngôi sao trên trời
Nháy mắt Nhìn theo Lùm tre
Vỗ tay Reo
Câu chữ càng lúc càng ít như những bước chân của các chú đã đi xa. Em vẫn đứng mà nhìn theo những bóng dáng oai hùng mà gần gũi, thân thương ấy cho đến lúc bóng các chú mất hút.
Người ta bảo rằng trẻ con nhớ rất lâu, nhất là những người chúng yêu thương. Trần
Đăng Khoa cũng thế, luôn mong mỏi một ngày nào đó các chú sẽ lại trở về với thôn xóm, lại chơi đùa với mình:
Vẫn mong các chú trở về
Lại ngồi với cháu bên hè đánh bi.
(Gửi theo các chú bộđội)
Bộđội ta vừa là người anh, người bạn vừa là người thầy giáo của cá em nhỏ (trong
đó có Trần Đăng Khoa) dù các anh không cầm tay nắn chữ, dù không phải bộđội nào cũng trực tiếp đứng lớp giảng bài. Nhưng, qua những cuộc hành quân gian khổ, những chiến công và những hi sinh của mình, các anh đã dạy các em nhỏ thật nhiều bài học về lòng yêu Tổ quốc, lòng biết ơn những người đã hi sinh thân mình để bảo vệ cuộc sống yên vui cho các em, về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, nhất là trong hoàn cảnh khói lửa đạn bom. Trần Đăng Khoa đã gọi một cách thân thương, trìu mến, thiết tha:
Chú thành thầy giáo cháu rồi
Dạy cho cháu học làm người Việt Nam.
(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)
Nhiều đức tính tốt đẹp, nhiều chiến công như thế nhưng các chú bộ đội rất khiêm tốn. Các chú kể về Cổng Trời, về miền Nam, về sự thất bại của quân Mĩ khi chúng thực hiện cuộc chiến tranh phi nghĩa ở đất nước ta. Mỗi lần gặp lại bội đội là các em nhỏđược nghe những điều mới vừa xảy ra:
Chi tiết long lanh, mới như ban ngày
Trí nhớ anh vô tận và dạt dào như sông, như bể.
Các anh có thể kể chuyện một cách say sưa về các trận chiến đang xảy ra ở Việt Nam và sẵn sàng trả lời các thắc mắc (dù là ngô nghê) của các em. Nhưng các anh không bao giờ nói về mình. Trần Đăng Khoa đã nhận ra điều đó:
Chỉ có một điều anh quên kể
Anh vừa được tuyên dương là một anh hùng.
(Điều anh quên không kể)
Những người bộ đội đó là những anh nông dân, những “chị thanh niên xung phong – áo bạc màu nắng gió” (Đi tàu hỏa) và cũng có khi đó là những thầy giáo - Những thầy giáo tạm rời lớp học, tạm xa những đôi mắt ngây thơ của học trò, tạm xa “Tiếng thơ đỏ
nắng xanh cây quanh nhà - Mái chèo nghiêng mặt sông xa” để theo tiếng gọi của non sông khiến cho các em học trò rất luyến lưu không muốn rời nhưng “vẫn cười vẫn hát để thầy đi xa” (Thầy giáo đi bộđội).
Năm 1972, Trần Đăng Khoa gặp lại thầy giáo cũ. Niềm hân hoan và nỗi đau xót hòa trộn vào nhau bởi vì Trần Đăng Khoa nhận ra ở thầy có một điều khác lạ. Thầy bây giờ trở
thành thương binh, đã để lại một chân ở vùng đất máu lửa nhưng chan chứa yêu thương của Tố quốc. Trần Đăng Khoa bồi hồi nhớ lại năm 1966 em đã tặng cho thầy bài thơ “Hỏi
đường” – bài thơ được viết bằng tất cả sự yêu mến và thương nhớ và tự hào của một học trò dành cho thầy giáo, của một em thiếu nhi dành cho chú bộ đội. Giờ thấy thầy với đôi nạng gỗ, vẫn tiếp tục dạy hoc, tiếp tục cống hiến cho cuộc sống, cho đất nước, trong Trần
Đăng Khoa dâng lên niềm xót xa, cảm thấy mình chưa xứng đáng với sự hi sinh lớn lao đó:
Dấu nạng hai bên như hai hành lỗđáo Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo Của cuộc đời mình
(Bàn chân thầy giáo)
Trần Đăng Khoa và các bạn nhỏ cùng trang lứa luôn mang trong lòng một suy nghĩ
- suy nghĩ rất người lớn về trách nhiệm của một người dân khi đất nước bị xâm lược:
Các anh đi quét sạch quân xâm lược Em ở nhà, lòng bứt rứt sớm trưa
Biết bao điều em không thể nói được bằng thơ…
(Thư thơ)
Tình cảm của cậu bé Trần Đăng Khoa dành cho bộđội thật sâu sắc. Càng thêm yêu mến và tự hào về họ hơn khi họ hi sinh vì đất nước. Trong số các bài thơ mà Trần Đăng Khoa viết về bộ đội, Trần Đăng Khoa có dành riêng một vài bài để tặng cho anh Lê Lâm
Ứng và các chú bộđội Quân giải phóng miền Nam (Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên), gửi anh đã đến thăm em (Thư thơ), cô Bưởi (Em dâng cô một vòng hoa, Về thăm cô Bưởi).
Cậu bé Trần Đăng Trần Đăng Khoa ngày ấy và nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay nay vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt đối với nữ liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Mạc Thị Bưởi (1927- 1951) là một du kích ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cô tham gia cách mạng rất tích cực và hi sinh ở tuổi 24. Cô Bưởi hi sinh lúc Trần Đăng Khoa chưa sinh ra. Những gì về cô Trần Đăng Khoa được nghe từ bố mẹ và những người xung quanh. Ấy thế mà trong lòng cậu bé Trần Đăng Khoa rất yêu quý, trân trọng và biết ơn cô:
Cô ơi!
Sông nước gọi tên
Nắng mưa phục kích trăng lên đánh đồn Thương cô sóng cuộn quanh cồn
Nhát dao giặc giết…em còn thấy đau.
(Em dâng cô một vòng hoa)
Bốn năm sau, Trần Đăng Khoa đã nhận thức được một điều: Các anh hùng liệt sĩ
vẫn sống mãi trong trái tim của dân tộc ta. Trần Đăng Khoa đã nói thay tấm lòng của mọi người khi em Về thăm cô Bưởi:
Bóng cô đi giữa triệu người
(Về thăm cô Bưởi)