Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.. Kĩ năng Vận dụng được các đặc điểm về khỏang cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để g
Trang 1BÀI GIẢNG VẬT LÝ 8 CẤU TẠO CHẤT THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT
KHÍ
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8
Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí
Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng
2 Kĩ năng
Vận dụng được các đặc điểm về khỏang cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
Dụng cụ để làm thí nghiệm ở Hình 28.4 SGK
Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK
2 Học sinh
Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất ở THCS
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
STT Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn
KT, KN
Các năng lực thành phần liên quan được đánh giá
Các hoạt động dạy
và học theo chủ đề
Các công cụ đánh giá (Câu hỏi và bài tập)
K3, K4, X7, P2
K3, K4, P1, X7
HĐ 1: HS đọc SGK
và thảo luận để ôn lại những điều đã học về cấu tạo chất
HĐ 2: GV phân tích
cho HS đặc điểm của lực tương tác phân tử
Yêu cầu: HS thảo luận
và trả lời câu hỏi C1
HĐ 3: HS đọc SGK
và thảo luận để tìm hiểu và giải thích các đặc điểm của các thể rắn, lỏng, khí
Nhóm câu hỏi 1
2 [Thông hiểu]
Nội dung cơ bản của thuyết động
học phân tử chất khí:
Chất khí được cấu tạo từ các phần
tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so
với khoảng cách giữa chúng
Các phân tử khí chuyển động hỗn
loạn không ngừng, chuyển động này
càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng
cao
Khi chuyển động hỗn loạn, các
phân tử khí va chạm vào nhau và va
K1, K2, X7 HĐ 4: HS đọc SGK
và thảo luận để tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
Nhóm câu hỏi 2
Trang 2chạm vào thành bình.
3 [Thông hiểu]
Chất khí trong đó các phân tử được
coi là các chất điểm và chỉ tương tác
khi va chạm được gọi là khí lí tưởng
Đặc điểm của khí lí tưởng:
Kích thước các phân tử không
đáng kể (bỏ qua)
Khi chưa va chạm với nhau thì lực
tương tác giữa các phân tử rất yếu
(bỏ qua)
Các phân tử chuyển động hỗn loạn,
chỉ tương tác khi va chạm với nhau
và va chạm vào thành bình
K2, K3, X7, P6
HĐ 5: HS đọc SGK
và thảo luận để tìm hiểu về chất khí lí tưởng
Nhóm câu hỏi 3
Nhóm câu hỏi 1 + 2:
Câu 1 Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A chỉ có lực đẩy
B có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
C chỉ lực hút
D có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút
Câu 2 Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?
A Chuyển động hỗn loạn
B Chuyển động hỗn loạn và không ngừng
C Chuyển động không ngừng
D Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định
Câu 3 Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?
A chuyển động không ngừng
B chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
C Giữa các phân tử có khoảng cách
D Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
Câu 4 Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau
B Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử
C Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử
D Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử
Nhóm câu hỏi 3:
Câu 1 Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?
A Thể tích các phân tử có thể bỏ qua
B Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm
C Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao
D Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua
Câu 2 Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là
A khi lý tưởng
B gần là khí lý tưởng
C khí thực
D khí ôxi