Hoặc có thể định nghĩa hai khái niệm cóquan hệ mâu thuẫn theo cách khác: Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn nhau khi nộihàm của chúng phủ định lẫn nhau và không khẳng định dấu hiệu nào khác,
Trang 1BÀI GIẢNG LOGIC HỌC
Người soạn: PGS.TS Trần Ngọc Linh
Tập trung chú ý ngay từ đầu, liên tục và tự giác
Mở đầu:
1. Logic học và đối tượng nghiên cứu của nó.
Thuật ngữ “logique” bắt nguồn từ chữ LOGOS trong tiếng Hy Lạp, cónghĩa ban đầu là quy luật phổ biến, cơ sở của thế giới, trật tự và sự hài hòa của thế
giới Hiện nay thuật ngữ logic thường được dùng theo những nghĩa như sau:
+ Thứ nhất, khoa học về các quy luật của tư duy và các hình thức của tư duy.
Đó là hệ thống các quy luật mà tư duy của chúng ta phải tuân theo nhằm phản ánhđúng đắn thế giới hiện thực khách quan, cũng như biểu thị các quy tắc lập luận vàcác hình thức (công thức) thực hiện lập luận của chúng taVí dụ: logic học hìnhthức; logic học biện chứng Logic hình thức: sự công thức hóa (formulation) việclập luận, sự lập luận, trình bày có hệ thống
+ Thứ hai, cách lập luận, lý lẽ, suy luận Suy nghĩ và nói năng có lý, có lẽ.
(Trong cuộc đời mình, chúng ta nên cố gắng rèn luyện để có được hai thói quen
tốt: thói quen có hành vi đạo đức và thói quen suy nghĩ và nói năng có lý) Lý lẽ
khi lập luận có khi đúng, có khi sai Cho nên có thể người ta nói lý lẽ (logic) của kẻmạnh, lý lẽ (logic) của phụ nữ (Hoạn Thư trả lời Kiều trong vụ Kiều cùng Từ Hải
xử án ), lý sự (logic) “cùn” (Vợ mình là con người ta, Con mình do vợ đẻ ra, Suy
đi tính lại chẳng bà con chi…); lý sự của thày đồ đi ăn cỗ với học trò (học trò đisau cũng không được, đi trước cũng không được, đi ngang cũng không được… Giảlại bánh thì muốn đi thế nào cũng được)
Cần rèn luyện để khi lập luận phải đúng, phải hợp lý
+ Thứ ba, tính hợp lý, chặt chẽ của một hiện tượng, một quá trình, một vấn
đề nào đó…
Trang 2Môn học của chúng ta sử dụng thuật ngữ logic với nghĩa thứ nhất trong các
nghĩa kể trên
Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu các hình thức của tư duy, của lập luận, nhằm nhận thức và phản ánh (thông qua ngôn ngữ) đúng đắn thế giới hiện thực khách quan.
2. Ý nghĩa của logic học đối với cuộc sống:
+ Logic là cách thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống hàngngày có hiệu quả hơn Cụ thể là, trong học tập, nghiên cứu logic học giúp chúng tathu nhận các vấn đề một cách, nhanh chóng, chính xác, đúng với bản chất của nó.Trong cuộc sống hàng ngày, logic học giúp chúng ta trình bày các vấn đề một cáchchặt chẽ, rõ rành, khúc triết, có căn cứ, cô đọng, nhất quán…
+ Kiến thức về logic giúp chúng ta nâng cao trình độ tư duy, chuyển quátrình tư duy, lập luận tự phát thành tư duy, lập luận tự giác, chủ động, tạo một nếpsống, thói quen suy nghĩ, lập luận thông minh, đúng đắn, chính xác hơn
+ Hiểu biết về logic học giúp cho chúng ta có thể tự phát hiện ra những sailầm (về logic, về cách lập luận) của bản thân và của người khác; giúp cho chúng tatránh mắc phải những sai lầm logic (hoặc vô tình, hoặc hữu ý)
+ Kiến thức logic học giúp cho các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có thểnhận định được chính xác các tình huống, đưa ra các quyết định xử lý đúng đắn, cóhiệu quả…
Trang 3CHƯƠNG I
KHÁI NIỆMI/ Đặc trưng chung của khái niệm
1 Định nghĩa: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản
ánh những dấu hiệu khác biệt cơ bản của đối tượng nhận thức, phản ánh (của sự
vật riêng biệt hoặc một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định nào đó)
2 Bản chất của khái niệm: Mọi quá trình tư duy đều mang đặc trưng tư duy
bằng khái niệm Có thể nói, khái niệm là viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài tư
duy Không có khái niệm, con người không thể tư duy, lập luận được
Tất cả những gì được con người “để mắt” đến, suy nghĩ đến đều được gọi là
đối tượng của tư duy Mỗi đối tượng của tư duy đều có các dấu hiệu của nó Dấu hiệu của đối tượng là những đặc điểm, đặc trưng, tính chất hay thuộc tính và các
quan hệ của đối tượng mà nhờ đó chúng ta có thể phân biệt được các đối tượng
khác nhau với nhau, có thể nhận biết được đối tượng
Các dấu hiệu được chia thành dấu hiệu cơ bản và không cơ bản Dấu hiệu cơ
bản là những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, quyết định sự tồn tại, biến đổi
của sự vật, hiện tượng Dấu hiệu không cơ bản là những dấu hiệu không biểu thịbản chất và không quy định sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng
Như vậy, khái niệm là hình thức của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một hoặc một lớp sự vật nào đó Bản chất của các sự
vật hoặc các lớp sự vật được phản ánh trong khái niệm và các sự vật hoặc các lớp
sự vật được phân biệt với nhau qua các dấu hiệu cơ bản khác biệt thể hiện trongkhái niệm
Trong thực tế, có những khái niệm phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan(khái niệm chân thực), đồng thời cũng có những khái niệm phản ánh không đúngđắn hiện thực khách quan (khái niệm giả dối, không chân thực)
Trang 4Tư duy khái niệm đặc trưng cho hoạt động tư duy lý luận Mọi hệ thốngkhoa học được thể hiện qua sự phong phú và hoàn thiện của hệ thống khái niệm,phạm trù của nó Trình độ của tư duy thể hiện thông qua hệ thống các khái niệm.
II/ Hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm
1.Cơ sở hình thành của khái niệm.
Khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ, hoặc cụm từ Từ và cụm từ
là cơ sở vật chất đặc biệt của khái niệm, không có từ và cụm từ thì không thể hìnhthành và sử dụng khái niệm được
Từ gắn liền với khái niệm nhưng không đồng nhất với khái niệm Từ thuộclĩnh vực ngôn ngữ, là sự thống nhất giữa âm của từ và nghĩa của từ Khái niệmthuộc lĩnh vực tư duy trừu tượng, là sự thống nhất giữa dấu hiệu bản chất của đốitượng (nội hàm) với số lượng các đối tượng (ngoại diên) có chung những dấu hiệubản chất đó
Trong các ngôn ngữ khác nhau, khái niệm biểu thị cùng một đối tượng có
hình thức từ ngữ khác nhau Thí dụ: để biểu thị cùng một đối tượng là “cái bàn”
tiếng Việt có từ là CÁI BÀN còn tiếng Anh có từ là TABLE
Trong cùng một ngôn ngữ, một khái niệm chỉ một đối tượng cũng có thểđược biểu thị bằng nhiều từ khác nhau (những từ khác âm, đồng nghĩa) Thí dụ, đểchỉ đối tượng “Tổ quốc” có nhiều từ khác nhau: đất nước, non sông, quê cha đất tổ,đất mẹ v.v Để chỉ đối tượng “Cái chết” có nhiều từ khác nhau: khuất núi, khuấtbóng, qua đời, đã đi xa, đã thành người thiên cổ, về chầu ông bà ông vải, ngoẻo rồi,ngủ với giun v.v
Lại có trường hợp cùng một từ nhưng lại biểu thị những đối tượng khácnhau (từ đồng âm khác nghĩa) Thí dụ: cùng một từ “ĐƯỜNG” có thể có ít nhất hai
nghĩa khác nhau: đường đi, ngọt như đường Cùng một từ “MẬT” cũng có thể có
ít nhất hai nghĩa: mật ngọt chết ruồi, nằm gai nếm mật (đắng) (câu chuyện Việt
Vương Câu Tiễn)
Trang 5Do đó khi sử dụng các khái niệm trong tư duy, lập luận, tranh cãi v.v cầnnắm chắc khái niệm tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” gây hiểu lầm, hoặc bịlừa đảo, mất thời gian… Thí dụ: câu chuyện anh chàng mượn chủ quán một cái vạc(giống cái chảo, nhưng to hơn), khi ông chủ quán đòi, anh ta mang đến 2 con cò.Chủ quán bảo “Anh mượn tôi vạc tại sao lại mang cò đến trả?” Anh chàng liềnnói “Tôi mượn ông một vạc mà tôi trả đến hai cò thì ông được hời quá còn gì nữa”.Chủ quán ngạc nhiên “Nhưng mà vạc của tôi là vạc đồng cơ mà” Anh chàng liềnđáp: “Thì cò tôi cũng là cò đồng chứ sao” ?!?!.
Nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có hệ thống thuật ngữ riêng biệt
để sử dụng Khi thảo luận những người trong cùng lĩnh vực chuyên môn trao đổivới nhau mới có thể hiểu nhau
2.Kết cấu của khái niệm.
Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên của nó Nội hàm vàngoại diên của khái niệm tạo thành kết cấu logic hình thức của khái niệm
a) Nội hàm khái niệm (nội dung hàm chứa trong khái niệm): là tập hợp các
dấu hiệu cơ bản khác biệt của đối tượng hay của lớp đối tượng đươc phản ánh
trong khái niệm Thí dụ: khái niệm con người có nội hàm (dấu hiệu cơ bản khácbiệt): là động vật có năng lực chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có khả năng tưduy trừu tượng Những dấu hiệu khác như đi bằng hai chân… không phải là dấuhiệu cơ bản khác biệt nên không coi là nội hàm của khái niệm con người
b) Ngoại diên khái niệm (phạm vi bao chứa của khái niệm): là số lượng đối
tượng hoặc số lượng các lớp (tập hợp) đối tượng được phản ánh trong khái niệm.Thí dụ: khái niệm người Việt Nam có ngoại diên là tập hợp toàn bộ những người
có quốc tịch Việt Nam trên toàn thế giới
Có những khái niệm có ngoại diên rất rộng hoặc vô tận, được gọi là nhữngkhái niệm vô hạn Thí dụ: khái niệm vũ trụ, nhân loại, vật chất …
Trang 6Có những khái niệm có ngoại diên hẹp (hữu hạn) Thí dụ: người Việt Nam,tác giả Tiến quân ca (Quốc ca) …
Thậm chí có những khái niệm ngoại diên “rỗng”, nghĩa là không có đốitượng (có thực) nào được bao chứa trong khái niệm đó Thí dụ: nàng tiên, rồng…
Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm: Nói một cách tóm
tắt, mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm là mối quan hệ tỷ lệ
nghịch Nội hàm càng ít dấu hiệu cơ bản khác biệt thì ngoại diên càng rộng (càng
nhiều đối tượng được phản ánh trong khái niệm) Nội hàm càng nhiều dấu hiệu cơbản khác biệt thì ngoại diên càng hẹp (Càng ít đối tượng được phản ánh trong kháiniệm) Thí dụ: Khái niệm hình tứ giác: có nội hàm là một hình có 4 góc, 4 cạnh.Ngoại diên bao gồm tất cả những hình có 4 cạnh, 4 góc Thêm vào một dấu hiệu cơbản để định nghĩa hình chữ nhật: là một hình tứ giác có hai cặp cạnh song songnhau,một cặp cạnh dài, một cặp cạnh ngắn có 4 góc vuông Ngoại diên sẽ bị hẹplại: các loại hình tứ giác như hình bình hành, hình vuông … sẽ bị loại khỏi kháiniệm hình chữ nhật này
3.Quan hệ giữa các khái niệm.
Các sự vật trong thế giới hiện thực khách quan có mối quan hệ, tác động qualại lẫn nhau Các khái niệm là sự phản ánh các sự vật đó trong tư duy của conngười, do đó giữa các khái niệm cũng có mối quan hệ, tác động lẫn nhau Nhữngquan hệ giữa các khái niệm gồm có: quan hệ đồng nhất, quan hệ bao hàm, quan hệgiao nhau, quan hệ đối lập, quan hệ mâu thuẫn
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các loại quan hệ đó
a) Các khái niệm có quan hệ đồng nhất: Là các khái niệm có nội hàm
tương ứng với nhau và có ngoại diên trùng khít với nhau Nội hàm của mỗi kháiniệm đồng nhất với nhau có thể không trùng nhau, mỗi nội hàm phản ánh một khíacạnh nào đó của đối tượng Thí dụ: khái niệm “tác giả Bản án chế độ thực dânPháp” (khái niệm A), khái niệm “người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
Trang 7hòa” (khái niệm B), và khái niệm “tác giả bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Namđọc ngày 2/9/1945” (khái niệm C) là 3 khái niệm có quan hệ đồng nhất.
Quan hệ đồng nhất giữa các khái niệm được biểu thị bằng hình tròn Ơ – le
b) Các khái niệm có quan hệ bao hàm lẫn nhau: trong trường hợp ngoại
diên của khái niệm này nằm trọn vẹn trong ngoại diên của khái niệm kia, ngoạidiên của các khái niệm trước chỉ có một phần là ngoại diên của khái niệm sau Thídụ: khái niệm “người lao động chân tay” (khái niệm A) với các khái niệm “ngườicông nhân” (khái niệm B) và khái niệm “người nông dân” (khái niệm C) có mốiquan hệ bao hàm lẫn nhau, khái niệm A bao hàm các khái niệm B và C
Quan hệ bao hàm giữa các khái niệm được biểu thị bằng các hình tròn nhưsau:
A B C
A
B
C
Trang 8c) Các khái niệm có quan hệ giao nhau: Là các khái niệm có nội hàm
không loại trừ nhau và ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau Thí dụ: kháiniệm “học sinh” (khái niệm A) và các khái niệm “vận động viên” (khái niệm B),
“ca sĩ nghiệp dư” (khái niệm C) có mối quan hệ giao nhau
Quan hệ giao nhau giữa các khái niệm được biểu thị bằng các hình tròn sau:
d) Các khái niệm tách rời nhau: Là các khái niệm có nội hàm loại trừ nhau
và ngoại diên không có phần tử nào trùng nhau Thí dụ: khái niệm “cái bàn” (kháiniệm A), khái niệm “cây thông” (khái niệm B), khái niệm “con cá” (khái niệm C)
là những khái niệm tách rời nhau
Cần lưu ý, trong logic, các khái niệm tách rời thường được xét trong mộtkhái niệm loại Vì trong thực tế, hầu hết các khái niệm (trừ các khái niệm có ngoạidiên cực rộng – các phạm trù) đều có ít nhất một khái niệm có ngoại diên rộng hơnbao chứa chúng
Các khái niệm tách rời nhau được biểu thị bằng các hình tròn sau:
C B
A
Trang 9e) Các khái niệm mâu thuẫn nhau: Hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn
nhau là giữa hai khái niệm trong đó nếu một phần tử (nội hàm của khái niệm này)
đã thuộc về ngoại diên của khái niệm này thì không thuộc về ngoại diên của kháiniệm kia, ngược lại, nếu không thuộc về ngoại diên của khái niệm kia thì chắc chắnthuộc về ngoại diên của khái niệm này Hoặc có thể định nghĩa hai khái niệm cóquan hệ mâu thuẫn theo cách khác: Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn nhau khi nộihàm của chúng phủ định lẫn nhau và không khẳng định dấu hiệu nào khác, còn
tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm giống chung Thí dụ:
khái niệm “chiến tranh chính nghĩa” (khái niệm A) và khái niệm “chiến tranh phinghĩa” (khái niệm B) khái niệm “chiến tranh” là khái niệm giống chung (khái niệmM)
Quan hệ mâu thuẫn giữa hai khái niệm được biểu thị bằng hình vẽ sau:
f) Các khái niệm đối lập nhau: Hai khái niệm đối lập nhau nếu nội hàm của
khái niệm này không những loại trừ nội hàm của khái niệm kia mà chúng còn làhai cực đối lập với nhau (dấu hiệu ngược nhau) và tổng ngoại diên của hai kháiniệm đối lập nhau này nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung Thí dụ:Khái niệm “màu trắng” (khái niệm A) và khái niệm màu đen (khái niệm B) kháiniệm giống chung: “màu sắc” (khái niệm M)
Quan hệ đối lập nhau giữa hai khái niệm được biểu thị bằng hình vẽ sau:
A
B
Trang 104 Các thao tác lô gích đối với khái niệm.
a) Thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm.
+ Thu hẹp khái niệm.
Thu hẹp khái niệm là thao tác lô gích chuyển từ khái niệm có ngoại diênrộng hơn sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn
Cách thức thực hiện thu hẹp khái niệm như sau:
Phát triển thêm một số dấu hiệu từ nội hàm của khái niệm ban đầu (nghĩa lànhững dấu hiệu mới cũng chỉ thuộc về một bộ phận của đối tượng nằm trong ngoạidiên của khái niệm ban đầu) Nói cách khác, để thu hẹp khái niệm, chỉ cần thêmcác dấu hiệu vào nội hàm của khái niệm ấy, chúng ta sẽ có khái niệm loài, hẹp hơnkhái niệm giống ban đầu
Mỗi khi phát triển thêm một số dấu hiệu mới ta lại được khái niệm mới cóngoại diên hẹp hơn ngoại diên khái niệm trước đó Giới hạn cuối cùng của việc thuhẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất
Thí dụ, từ khái niệm (phạm trù pháp luật) được Mác định nghĩa: “Pháp luật
là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật” Nếu phát triển dấu hiệu
“giai cấp thống trị” nói chung bằng cách thêm vào dấu hiệu “giai cấp công nhân” chúng ta có khái niệm “pháp luật xã hội chủ nghĩa” hẹp hơn khái niệm “pháp luật” Tiếp tục thu hẹp khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩa bằng cách thêm vào dấu hiệu “giai cấp công nhân” một dấu hiệu nữa “giai cấp công nhân Việt Nam”
A M B
Trang 11chúng ta sẽ có một khái niệm hẹp hơn, đó là khái niệm “pháp luật xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” Đến đây là giới hạn cuối cùng của việc thu hẹp khái niệm pháp luật.
Ta có khái niệm đơn nhất “pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, không có khái
niệm nào hẹp hơn nữa (Ngoại diên chỉ còn một đối tượng duy nhất)
Sơ đồ biểu diễn quá trình thu hẹp khái niệm:
Khái niệm
đã được thu hẹp
Bác sĩ Người giải phẫu tim thành công đầu
tiên trên thế giới
Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Nhà thơ Là công dân nước Việt Nam Nhà thơ Việt Nam
Nhà thơ VN Nhà thơ CM, Chủ tịch nước đầu tiên
của Việt Nam
Hồ Chí Minh
Trang 12+ Mở rộng khái niệm.
Mở rộng khái niệm là thao tác lô gích chuyển khái niệm có ngoại diên hẹpvới nội hàm phong phú (rộng) sang khái niệm có nội hàm hẹp hơn (nghèo hơn) vàngoại diên rộng hơn Để thực hiện thao tác mở rộng khái niệm, chỉ cần cần bỏ bớtdấu hiệu của loài, ta sẽ có khái niệm giống của khái niệm đó
Sơ đồ biểu diễn quá trình mở rộng khái niệm: Từ khái niệm Pháp luật Xã hộichủ nghĩa Việt Nam (PLXHCN VN) Pháp luật xã hội chủ nghĩa(PLXHCN) Pháp luật (PL)
Quá trình mở rộng khái niệm kết thúc khi chúng ta thu được phạm trù Phạmtrù là khái niệm có ngoại diên rộng nhất và nội hàm hẹp nhất (nghèo nhất)
Trang 13b) Thao tác định nghĩa khái niệm
+ Định nghĩa khái niệm là thao tác lô gích nhằm chỉ ra trong nội hàm của
khái niệm cần định nghĩa những dấu hiệu cơ bản nào đó, sao cho dựa vào chúng đủ
để bao quát hết toàn bộ đối tượng trong ngoại diên của khái niệm này
+ Như vậy, mỗi thao tác định nghĩa khái niệm đều phải tiến hành theo haibước:
- Xác định nội hàm của khái niệm cần định nghĩa
- Chọn trong nội hàm đó một số dấu hiệu sao cho dựa vào những dấu hiệu ấy
đủ để xác định được ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm “hình thang” Bước 1: Xác định nội hàm của khái niệm “hình thang”, bao gồm những dấu hiệu cơ bản sau: - “hình phẳng”, -
“có bốn cạnh”, - “có bốn góc (tứ giác)”, “tổng số đo các góc trong bằng 3600”, “cóhai cạnh song song” Bước hai: Chọn dấu hiệu tiêu biểu Khi định nghĩa khái niệm
“hình thang”, không cần thiết phải nêu ra tất cả các dấu hiệu đã kể trên mà chỉ cầnchọn ra một số dấu hiệu tiêu biểu sao cho từ đó có thể nhận ra được lớp đối tượng
mà khái niệm này phản ánh Dấu hiệu “có hai cạnh song song” là dấu hiệu cơ bản
phân biệt “hình thang với tất cả các hình tứ giác khác” Từ đó ta có định nghĩa khái
niệm hình thang: “Hình thang là hình tứ giác có hai cạnh song song”
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là
quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thựchiện, để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhăm đạt đượcnhững mục đích nhất định
- Khái niệm được định nghĩa: Quy phạm pháp luật Nội hàm của khái niệm
này gồm những dấu hiệu bản chất, đặc trưng của đối tượng mà khái niệm phản
ánh: * quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện; * để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Trang 14Qua định nghĩa ở trên, ta có thể xác định được ngoại diên khái niệm quy
phạm pháp luật: nó tách “quy tắc xử sự” của quy phạm pháp luật ra khỏi các quy
tắc xử sự xã hội khác như quy tắc đạo đức, quy tắc phong tục tập quán v.v
+ Kết cấu lô gích của định nghĩa khái niệm Mỗi một định nghĩa khái niệm
có ba thành phần như sau:
* Khái niệm cần được định nghĩa (ký hiệu Dfd, là từ viết tắt của từ La tinh:
Definiendum): Là khái niệm chưa rõ, cần phải xác định rõ nội hàm của nó, làm cho
nó tường minh
* Khái niệm dùng để định nghĩa (ký hiệu Dfn, là từ viết tắt của từ La tinh
Definience ): Là khái niệm đã tường minh, đã biết dược nội hàm của nó, được mọingười thừa nhận, dùng nó làm sáng tỏ khái niệm cần định nghĩa
* Từ nối khái niệm được (cần) định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa,Trong tiếng Việt từ nối này thường được biểu đạt bằng từ “là”, “được gọi là” (khi
từ dùng để định nghĩa đứng trước từ cần định nghĩa)
Ví dụ 1: Trong định nghĩa khái niệm “sinh viên”: “sinh viên là người học ở bậc đại học” có các thành phần sau:
- khái niệm được (cần) định nghĩa: sinh viên.
- khái niệm dùng để định nghĩa: người học ở bậc đại học.
- từ nối khái niệm cần định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa: là.
Ví dụ 2: Trong định nghĩa khái niệm “bị cáo”: “bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử” có các thành phần sau:
- khái niệm được (cần) định nghĩa: bị cáo.
- khái niệm dùng để định nghĩa: người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử.
- từ nối khái niệm cần định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa: là.
+ Trong thực tế, có nhiều trường hợp từ nối khái niệm không chỉ dùng từ
“là”, mà còn có thể dùng các từ khác, như: “được gọi là” (trong trường hợp khái niệm dùng để định nghĩa đứng trước khái niệm được định nghĩa), “khi và chỉ khi”.
Trang 15Ví dụ 1: Trong định nghĩa khái niệm “người có tội”: “Người bị coi là có tội khi và chỉ khi người đó bị tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật”
có các thành phần sau:
- khái niệm được (cần) định nghĩa: người bị coi là có tội.
- khái niệm dùng để định nghĩa: người bị tòa án kết tội bằng bản án đã có
- khái niệm được (cần) định nghĩa: hình thoi.
- khái niệm dùng để định nghĩa: hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
- từ nối khái niệm cần định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa: khi và
Trong ví dụ 2, 3, 4 khái niệm dùng để định nghĩa đứng trước khái niệm cần
định nghĩa nên từ nối khái niệm ở đây là “được gọi là”.
+ Các quy tắc của thao tác định nghĩa khái niệm:
- Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối Quy tắc này đòi hỏi ngoại diên của
khái niệm cần (được) định nghĩa phải đồng nhất (trùng) với ngoại diên của khái
niệm dùng để định nghĩa Thí dụ: định nghĩa khái niệm “tam giác đều”: “tam giác
đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau” là một định nghĩa cân đối
Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến định nghĩa không cân đối, phạm lỗi lô gích
Có thể có ba trường hợp phạm lỗi lô gích, định nghĩa không cân đối sau:
Trang 16* Định nghĩa rộng: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm dùng
để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa Trong trườnghợp này, một số đối tượng không thuộc ngoại diên của khái niệm định nghĩa cũng
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “Tội phạm”: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội” Ngoại diên của khía niệm dùng để định nghĩa “hành vi nguy
hiểm cho xã hội” có ngoại diên rộng hơn khái niệm “tội phạm” Như vậy địnhnghĩa này không cân đối, phạm lỗi lô gích định nghĩa rộng
* Định nghĩa hẹp: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm dùng
để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa Trong trườnghợp này, một số đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa đã “bị
bỏ sót” không được đưa vào định nghĩa
Ví dụ1: Định nghĩa khái niệm “động vật ăn thịt”: “Động vật ăn thịt là loài hổ” Đây là một định nghĩa hẹp Vì ngoại diên của khái niệm “loài hổ” chứa ít đối
tượng hơn ngoại diên của khái niệm “động vật ăn thịt” “Loài hổ” chỉ là một bộphận của động vật ăn thịt
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “sinh viên luật Việt Nam”: “Sinh viên luật Việt Nam là những người học ở trường Đại học Luật Hà Nội” Ngoại diên của
khái niệm dùng để định nghĩa “những người học ở trường Đại học Luật Hà Nội”
có ngoại diên hẹp hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa “sinh viên LuậtViệt Nam” Định nghĩa này là định nghĩa quá hẹp
Trang 17* Định nghĩa vừa rộng, vừa hẹp: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên củakhái niệm dùng để định nghĩa vừa rộng hơn, lại vừa hẹp hơn ngoại diên của kháiniêm cần (được) định nghĩa.
Ví dụ: định nghĩa khái niệm “Mẹ”: “Mẹ là phụ nữ đã kết hôn” Ta biết rằng
ngoại diên của khái niệm Mẹ (khái niệm cần định nghĩa) bao gồm cả những phụ nữ
đã kết hôn cũng như chưa kết hôn Còn ngoại diên của khái niệm phụ nữ đã kếthôn (khái niệm dùng để định nghĩa) bao gồm cả phụ nữ đã có con cũng như chưa
có con Do đó, định nghĩa trên là rộng vì ngoại diên của khái niệm dùng để địnhnghĩa có cả những phụ nữ đã kết hôn nhưng chưa có con Đồng thời, định nghĩanày lại hẹp vì không đưa vào ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa nhữngphụ nữ đã làm mẹ nhưng chưa kết hôn
- Quy tắc 2: Định nghĩa không được luẩn quẩn (vòng quanh) Định nghĩa vòng quanh là định nghĩa mà trong đó khái niệm dùng để định nghĩa được giải thiachs qua khái niệm được định nghĩa Lỗi vòng quanh thể hiện ở chỗ, khái niệm
A được định nghĩa qua khái niệm B, khái niệm B lại được định nghĩa qua kháiniệm A
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm “góc vuông”: “Góc vuông là góc có số đo bằng 90 0 (chin mươi độ)” “Độ (0) là đơn vị của góc bằng một phần chin mươi của
góc vuông”
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “người chăm chỉ”: “Người chăm chỉ là người làm việc nhiều” “Người làm việc nhiều là người ít nghỉ ngơi” “Người ít nghỉ ngơi là người chăm chỉ”.
Ví dụ 3: Định nghĩa khái niệm “môn Lô gí ch học”: “Lô gích học là khoa học nghiên cứu về tư duy đúng đắn” “Tư duy đúng đắn là tư duy theo các quy luật và hình thức do Lô gích học nghiên cứu”.
Trang 18Ví dụ 4: Định nghĩa khái niệm “Luật bất thành văn”: “Luật bất thành văn
là luật không thành văn bản” “Luật không thành văn bản là luật bất thành văn”
Qua những ví dụ trên chúng ta thấy, nội hàm của khái niệm dùng để địnhnghĩa chưa được biết, chưa tường minh, thì nội hàm của khái niệm cần (được) địnhnghĩa cũng chưa được sáng tỏ Khái niệm cần (được) định nghĩa coi như chưađược định nghĩa Lấy cái này định nghĩa cho cái kia, rồi lấy cái kia định nghĩa chocái này Định nghĩa loanh quanh luẩn quẩn như thế sẽ không đem lại một tri thứcmới nào cả
Muốn tránh lỗi định nghĩa vòng quanh, luẩn quẩn thì khái niệm dùng đểđịnh nghĩa phải là khái niệm tường minh (đã biết rõ), đã được định nghĩa từ trước
- Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn, xúc tích, chính xác, rõ ràng Theo quy tắc này, khi định nghĩa không được dùng những từ ngữ mập mờ, đa nghĩa làm người khác hiểu sai bản chất của đối tượng được phản ánh, không được dùng lối nói so sánh, ẩn dụ.
Các dấu hiệu được sử dụng để định nghĩa phải là những dấu hiệu đặc trưngcủa chính đối tượng mà khái niệm phản ánh
Sử dụng những dấu hiệu không đặc trưng hoặc những dấu hiệu thuộc lớp đốitượng khác sẽ làm cho khái niệm dùng để định nghĩa không chính xác dẫn đến kháiniệm cần định nghĩa cũng sẽ không chính xác Đồng thời cũng không dùng nhữngdấu hiệu có thể suy ra từ những dấu hiệu đã dùng trong định nghĩa để tránh lỗi dàidòng…
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm “tam giác đều”: “tam giác đều là tam giác
có ba cạnh và ba góc bằng nhau” Trong định nghĩa này chỉ cần sử dụng một
trong hai dấu hiệu: hoặc là ba cạnh bằng nhau, hoặc là ba góc bằng nhau là đủ Vì
từ dấu hiệu ba cạnh bằng nhau có thể suy ra dấu hiệu ba góc bằng nhau và ngược
Trang 19lại Đưa cả hai dấu hiệu này vào định nghĩa sẽ làm cho định nghĩa dài dòng, thừa,
vi phạm quy tắc quy tắc 3
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “Quê hương”: “Quê hương là chùm khế ngọt”; Định nghĩa khái niệm “Tuổi trẻ”: “Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời”; Định nghĩa khái niệm “Gái có chồng” (đã đăng ký kết hôn): “Gái có chồng như rồng gặp mây”, “Gái có chồng như gông đeo cổ” v.v là những định nghĩa dùng
cách so sánh, ví von, vi phạm quy tắc 3
Ví dụ 4: Định nghĩa về sự khác nhau về trí thông minh của đàn ông và đàn
bà: “Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” cũng là
định nghĩa dùng lối nói so sánh, ẩn dụ, đa nghĩa, có nhiều cách hiểu, vi phạm quytắc 3
Quy tắc 4: Không nên dùng cách phủ định để định nghĩa Quy tắc này yêu
cầu không nên đưa vào định nghĩa những thuộc tính không có ở đối tượng trongngoại diên của khái niệm cần định nghĩa
Mục đích của định nghĩa khái niệm là làm rõ nội hàm của khái niệm cầnđịnh nghĩa Trong khi đó, định nghĩa khái niệm này bằng cách phủ định khái niệmkhác thì chúng ta mới nêu ra được những thuộc tính mà đối tượng nằm trong ngoạidiên của khái niệm cần định nghĩa không có, chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu,các thuộc tính bản chất của nó
Ví dụ: định nghĩa khái niệm “Bác sĩ”: “Bác sĩ không phải là người tốt nghiệp Đại học Sư phạm” Định nghĩa này mới nêu ra được thuộc tính mà khái
niệm bác sĩ không có, chứ chưa nêu ra được nội hàm của khái niệm bác sĩ (Bác sĩ
là người đã tốt nghiệp Đại học Y khoa hoặc Bác sĩ là học vị của người đã tốtnghiệp Đại học Y khoa)
Tuy nhiên, quy tắc này chỉ yêu cầu không nên chứ không cấm cách địnhnghĩa phủ định Trong khoa học có thể dùng cách định nghĩa phủ định khi thỏamãn cả hai điều kiện sau:
Trang 20Thứ nhất, khái niệm dùng để định nghĩa và khái niệm cần định nghĩa phải ởtrong quan hệ mâu thuẫn nhau.
Thứ hai, nội hàm của khái niệm dùng để định nghĩa đã tường minh, đã đượclàm rõ bằng định nghĩa khẳng định
Ví dụ 1: Có thể định nghĩa khái niệm “số lẻ” bằng cách định nghĩa phủ định:
“Số lẻ không phải là số chẵn” Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa “số lẻ” và khái
niệm dùng để định nghĩa “số chẵn” là hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn nhau
Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “số chẵn” đã tường minh, đã được định
nghĩa một cách khẳng định “số chẵn là sô chia hết cho 2”.
Ví dụ 2: Có thể định nghĩa khái niệm “hai đường thẳng song song” bằng cách định nghĩa phủ định: “Hai đường thẳng song song không phải là hai đường thẳng cắt nhau” Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa “hai đường thẳng song song”
và khái niệm dùng để định nghĩa “hai đường cắt nhau” là hai khái niệm có quan hệ
mâu thuẫn nhau Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “hai đường thẳng cắt
nhau” đã tường minh, đã được định nghĩa một cách khẳng định “hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có một điểm chung”.
Ví dụ 3: Có thể định nghĩa khái niệm “động sản” bằng cách định nghĩa phủ định: “Động sản không phải là bất động sản” Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa
“động sản” và khái niệm dùng để định nghĩa “bất động sản” là hai khái niệm có
quan hệ mâu thuẫn nhau Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “bất động sản”
đã tường minh, đã được định nghĩa một cách khẳng định “bất động sản là những tài sản không thể di chuyển, dời đi được”.
c) Thao tác phân chia khái niệm
Khi sử dụng khái niệm ngoài việc cần nắm vững nội hàm của nó, chúng tâcòn cần phải biết ngoại diên của khái niệm Để hiểu rõ ngoại diên của khái niemjchúng ta dùng cách phân chia khái niệm
Trang 21CHƯƠNG II
PHÁN ĐOÁN1.Định nghĩa phán đoán:
Như phần trên đã nói về khái niệm, chúng ta biết khái niệm là sự phản ánhđối tượng nhận thức trong tư duy trừu tượng, nghĩa là phản ánh một sự vật, hiệntượng, hoặc một lớp các sự vật, hiện tượng nào đó Nhưng trong thế giới hiện thựckhách quan, các sự vật, hiện tượng không bao giờ tồn tại một cách riêng rẽ mà nótồn tại trong mối liên hệ, tác động lẫn nhau, chính trong sự quan hệ với nhau, tácđộng lẫn nhau các sự vật hiện tượng các sự vật hiện tượng mới bộc lộ các thuộctính của mình Đồng thời, các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan có thể
có hoặc không có một số tính chất xác định nào đó Tất cả những hiểu biết của conngười thông qua tư duy trừu tượng về mối quan hệ lẫn nhau và các tính chất xácđịnh nào đó của sự vật hiện tượng chính là các phán đoán của con người về các sựvật hiện tượng đó
Có thể có những định nghĩa về phán đoán như sau:
+ Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm mà có thể
khẳng định hoặc phủ định về sự tồn tại của một đối tượng nào đó, về mối liên hệ giữa đối tượng với dấu hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đối tượng.(Bộ Giáo
dục và Đào tạo - Vương Tất Đạt, Logic học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000)
+ Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng, khẳng định hoặc phủ định
một tình trạng xác định nào đó ở các sự vật hiện tượng.(Phạm Đình Nghiệm Nhập
môn Logic học, Nxb Đại học Quốc gia, tp Hồ Chí Minh, 2008)
Trang 22+ Phán đoán là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu nào đó của đối
tượng mà ta có thể xác định được giá trị đúng sai của nó (Phan Trọng Hòa Lô
gích học, Nxb Thuận Hóa Huế, 2003)
Phán đoán có thể chân thực (đúng) hoặc giả dối (sai) tùy theo sự phản ánhđúng hay không đúng hiện thực khách quan của nó
Trong logic học lưỡng trị, việc xác định giá trị đúng sai là điều kiện cầnthiết để nhận biết phán đoán Mỗi phán đoán đều có thể hoặc đúng, hoặc sai.Không có phán đoán nào không đúng mà cũng chẳng sai, cũng như không có phán
đoán nào vừa đúng, vừa sai Giá trị đúng (chân thực) và sai (giả dối) của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán đoán Phán đoán có giá trị chân lý là đúng
(chân thực) nếu như điều khẳng định hay phủ định trong nó hoàn toàn phù hợp vớithực tại khách quan Giá trị chân lý của phán đoán sẽ là sai (giả dối) trong trườnghợp ngược lại Quan điểm về giá trị chân lý này của phán đoán là của A-rít-stốt nhàtriết học Hy Lạp thời cổ đại, người sáng lập ra môn logic học (ở phương Tây) nêu
ra Ông viết: “Người nói thật là người nói về sự tách rời là tách rời, sự liên kết làliên kết, còn người nói dối là người nói ngược lại với hiện trạng của sự vật”1
(trong logic học tam trị, phán đoán có thể tiếp nhận một trong ba giá trị: chân thực, giả dối hoặc chưa xác định là chân thực hay giả dối Thí dụ phán đoán
“Trên sao Hỏa có sự sống” là phán đoán chưa xác định là đúng hoặc là sai) Mặt
khác, cùng một phán đoán, có thể ở thời điểm này là đúng, ở thời điểm khác lại sai,
và ngược lại (Chân lý là cụ thể !)
Thí dụ: Phán đoán “Bệnh phong (hủi) là một trong 4 bệnh nan y, không chữa
được” là một phán đoán đúng trước đây Phong Lao Cổ Nại tứ chứng nan y thày
thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới ( Phong là bệnh phong (bệnh hủi), lao là bệnh lao, cổ
là bệnh xơ gan, cổ chướng, nại là bệnh ung thư Tuy nhiên, hiện nay đã có thuốc
1 Aristote, Tuyển tập, 4 tập, Moskva, 1975, t.1, tr.250 (trích theo Phạm Đình Nghiệm Nxb Đại học Quốc gia tp.Hồ Chí Minh, tr.55)
Trang 23chữa khỏi bệnh lao, bệnh phong, và thậm chí một số ung thư phát hiện sớm cũng
đã chữa khỏi, phán đoán nói trên trở thành phán đoán sai
Trước 1990 phán đoán “Kim Tự tháp ở Ai Cập do người Ai Cập xây dựng”
bị coi là phán đoán sai, nhưng đến năm 1990, khi khai quật được nghĩa địa nhữngngười Ai Cập ở cao nguyên Gada tham gia xây dựng Kim Tự tháp thì phán đoántrên được khẳng định là đúng
Sự chuyển hóa về giá trị của những phán đoán (từ đúng thành sai và ngượclại) là một hiện tượng thực tế trong tư duy Đó chính là vì sự vận động, biến đổicủa đối tượng nhận thức cũng như sự không ngừng hoàn thiện và phát triển của tưduy con người trong quá trình nhận thức, phản ánh thế giới hiện thực khách quan.Tuy nhiên, khi xem xét và lý giải như trên chúng ta đã xem xét và lý giải theo quan
điểm của logic học biện chứng(vận động, biến đổi).
2.Phán đoán và câu
Hình thức của phán đoán là câu, phán đoán thường được biểu thị, diễn đạtbằng một câu Nhưng câu và phán đoán không đồng nhất với nhau Câu là cái vỏngôn ngữ của phán đoán, không có câu thì không thể có phán đoán, nhưng khôngphải câu nào cũng biểu thị phán đoán Dưới đây là một số khác biệt (không đồngnhất) giữa câu – phán đoán và câu – ngôn ngữ (thông thường):
+ Trong khi câu – ngôn ngữ có nhiều loại (khẳng định, phủ định, cầu khiến,cảm thán, nghi vấn, khuyên bảo v.v ) thì câu – phán đoán thường chỉ bao gồm hailoại câu (khẳng định, phủ định) Những câu không được coi là câu – phán đoán
như: “Liệu có nền văn minh ngoài trái đất không?” (nghi vấn); “Anh làm ơn ra
ngoài chờ tôi một lát” (cầu khiến); “Chúng ta nên dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập” (khuyên bảo).
+ Có nhiều “bẫy” trong ngôn ngữ dẫn đến sự hiểu lầm (xem mục nhỏ 6.4.3.
Ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ của quyển hai bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của Phan Dũng).
Trang 24+ Câu – ngôn ngữ phục vụ nhiều mục đích trong cuộc sống, có nhữngtrường hợp để phục vụ những mục đích đó, người ta không quan tâm đến các thaotác logic, thậm chí còn cố ý tạo ra sự phi logic (trong văn học, quảng cáo, chuyệntiếu lâm, nghịch lý, ngụy biện).
+ Câu – ngôn ngữ do con người tạo ra để sử dụng hàng ngày, không chỉphản ánh các sự vật, hiện tượng mà còn phản ánh các hiện tượng tâm lý khác về
nhu cầu, xúc cảm, mong muốn, v.v (xem mục nhỏ 5.7.1 Mô hình nhu cầu – hành
động của quyển hai bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của Phan Dũng) Trong khi đó,
câu – phán đoán chỉ có nhiệm vụ phản ánh một khía cạnh nào đó của sự vật, hiệntượng trong thế giới hiện thực khách quan được con người xem xét, nhận thức
Nói tóm lại, tất cả các phán đoán đều là câu, nhưng không phải câu nào cũng
là phán đoán Căn cứ để xác định một câu là câu – phán đoán: a) trong câu thể hiện
sự khẳng định hay sự phủ định dấu hiệu nào đó của đối tượng nhận thức, phản ánh;b) phải xác định được giá trị chân thực hoặc giả dối của câu
3.Các loại phán đoán
Phán đoán được chia thành phán đoán đơn và phán đoán phức
a) Phán đoán đơn Là phán đoán chỉ có một chủ từ (một khái niệm) và một
thuộc từ (một khái niệm khác)
Phán đoán đơn có thể được phân thành các loại phán đoán sau:
+ Phán đoán thuộc tính: là phán đoán về dấu hiệu (thuộc tính) của đối tượng Thí dụ, “Trái đất có dạng hình cầu”, “Nước sông trong vắt”, “Nông dân
Việt Nam rất cần cù lao động” v.v
+ Phán đoán quan hệ: là phán đoán chỉ ra quan hệ giữa các đối tượng hoặc giữa các thuộc tính của đối tượng Thí dụ, “Trái đất lớn hơn Mặt trăng”, “Ở một
người bình thường, tay phải khỏe hơn tay trái” v.v Phán đoán quan hệ có thể biểu
thị quan hệ của nhiều đối tượng với nhau Thí dụ, “Huế nằm giữa Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh” v.v
Trang 25+ Phán đoán hiện thực (phán đoán tồn tại): Là phán đoán khẳng định hoặcphủ định sự tồn tại của đối tượng trong hiện thực Thí dụ, phán đoán khẳng định:
“Trên thế giới đang tồn tại nhiều nhà máy điện nguyên tử”, “Nước Việt nam có 53
dân tộc cùng chung sống”; phán đoán phủ định: “Ở Việt Nam không có nạn phân biệt chủng tộc”, v.v
+ Phán đoán khả năng: Là phán đoán phản ánh những điều có thể xảy ra, có
thể không xảy ra, hoặc chưa biết một cách chắc chắn Thí dụ, “Mùa Đông năm nay
có thể lạnh hơn mùa Đông năm ngoái”, “Kỳ thi đại học năm nay con anh Tiến có thể đỗ”, “Giá vàng trong nước tuần tới có thể giảm mạnh”…
+ Phán đoán thực: Là phán đoán phản ánh tình trạng có thực của đối tượng
trong quá khứ hoặc trong hiện tại Thí dụ, “Bill Gate là một trong những doanh
nhân giầu nhất thế giới”, “Bạn Tuấn là sinh viên xuất sắc năm học vừa qua”, …
+ Phán đoán tất yếu: Là phán đoán khẳng định hoặc phủ định một cách chắcchắn một sự vật hoặc một hiện tượng nào đó dựa trên những tri thức về quy luật
khách quan Thí dụ, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Hết mưa trời lại hửng
nắng”, “Có làm thì mới có ăn” v.v
Người ta có thể phân loại phán đoán đơn theo các thuộc tính chất, lượng,
chất và lượng của đối tượng nhận thức, phản ánh.
+ Phân loại phán đoán theo chất của đối tượng: có hai loại khác nhau:
- Phán đoán khẳng định: đối tượng của nhận thức có thuộc tính đó: Thí
dụ, “Anh B là công dân Việt Nam” “Hồ Chí Minh là người khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”…
- Phán đoán phủ định: đối tượng của nhận thức không có thuộc tính đó.
Thí dụ, “Anh C không phải là người có tính kiên trì”, “Gỗ không có tính
dẫn điện” …
+ Phân loại phán đoán theo lượng của đối tượng của nhận thức, phản ánh.
Thực chất của sự phân loại phán đoán theo lượng là phân loại phán đoán
Trang 26theo số lượng thuộc ngoại diên của chủ từ Có 3 loại phán đoán theo lượngsau:
- Phán đoán toàn thể (còn gọi là phán đoán chung): là phán đoán chỉ ra
toàn bộ các đối tượng thuộc ngoại diên chủ từ đều có cùng một thuộc tính
nào đó Thí dụ, “Mọi người đều không muốn sống trong môi trường ô
nhiễm”, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Lời bất
hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng
ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự Phán đoán bộ phận: Là phán đoán chỉ ra rằng, chỉ có một số đối tượng
thuộc ngoại diên chủ từ có thuộc tính được phản ánh Thí dụ, “Một số
sinh viên là sinh viên xuất sắc”, “Có một số sinh vật chịu lạnh rất tốt”.
phản ánh chỉ có một đối tượng duy nhất Thí dụ, “Đội tuyển Đức giành
chức vô địch trong World Cup 2014 tại Brazin” “Megan Young người Philippines đoạt vương miện Hoa hậu thế giới tại cuộc thi Hoa hậu hoàn
vũ năm 2013 được tổ chức tại Bali Indonnesia”.
+ Phân loại phán đoán theo chất và lượng: Đây là loại phán đoán kết hợp
phán đoán về chất và phán đoán về lượng.
Bảng biểu hiện sự phân loại phán đoán theo chất và lượng
Tiêu Các khả năng
chuẩn
Chất (C) Khẳng định (Có) Phủ định (Không)
Trang 27Lượng (L) Toàn thể Bộ phận
Phân loại phán đoán theo chất và lượng có dạng chung như sau:
Cc – Ll với c = 1, 2 và l = 1, 2
Từ đây, chúng ta có 4 loại phán đoán:
+ C 1 – L 1 là phán đoán khẳng định toàn thể được ký hiệu là A (nguyên
âm đầu của từ AFFIRMO trong tiếng La tinh có nghĩa là Tôi khẳng định) Phán
đoán khẳng định toàn thể là phán đoán khẳng định đối với toàn bộ đối tượng có trong ngoại diên của khái niệm làm chủ từ (là phán đoán có chất khẳng định, lượng của đối tượng phản ánh là lượng toàn bộ)
Ví dụ: - Tất cả bác sĩ đều là trí thức
- Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật
- Mọi kiểu nhà nước đều mang tính giai cấp
+ C 1 – L 2 là phán đoán khẳng định bộ phận được ký hiệu là I (là nguyên
âm thứ hai của từ AFFIRMO – Tôi khẳng định) Phán đoán khẳng định bộ phận
là phán đoán khẳng định chỉ đối với một bộ phận của đối tượng phản ánh có trong ngoại diên của khái niệm làm chủ từ (là phán đoán có chất khẳng định, lượng của đối tượng là lượng bộ phận)
Ví dụ: - Một số luật sư là đảng viên
- Một số sinh viên là vận động viên
- Một số tội phạm là tội nghiêm trọng
- Một số người trong chúng ta có khả năng ngoại cảm
+ C 2 – L 1 là phán đoán phủ định toàn thể được ký hiệu là E (là nguyên
âm đầu của từ NEGO trong tiếng La tinh có nghĩa là Tôi phủ định) Phán đoán
phủ định toàn thể là phán đoán phủ định đối với toàn bộ đối tượng có trong ngoại
Trang 28diên của khái niệm làm chủ từ (là phán đoán có chất phủ định, còn lượng của đối tượng là lượng toàn bộ)
Ví dụ: - Mọi số lẻ đều không chia hết cho 2
- Tất cả công chức không được nhận hối lộ
- Mọi hành động phòng vệ chính đáng không là tội phạm
+ C 2 – L 2 là phán đoán phủ định bộ phận được ký hiệu là O (là nguyên
âm thứ hai của từ NEGO) Phán đoán phủ định bộ phận là phán đoán phủ định
chỉ đối với một bộ phận đối tượng có trong ngoại diên của khái niệm làm chủ từ (là phán đoán có chất phủ định, còn lượng của đối tượng chỉ là lượng bộ phận)
Ví dụ: - Một số người không thích xem bóng đá.
- Một số công chức không được đào tạo cơ bản
- Một số cán bộ không gương mẫu trong đạo đức, lối sống
4 loại phán đoán trên được gọi là 4 loại phán đoán cơ bản Các ký hiệu A, E,
I, O tương ứng với 4 loại phán đoán cơ bản được sử dụng rộng rãi trong logic học
4 Quan hệ giá trị lô gích giữa các phán đoán cơ bản (giữa các phán đoán A,
E, I, O)
Các phán đoán đơn so sánh được (có quan hệ về giá trị lô gích)là các phán
đoán đơn có cùng chủ từ và thuộc từ nhưng khác nhau về chất hoặc lượng , hoặc khác nhau cả về chất và lượng của chúng.
Đối chọi trên (toàn thể)
Trang 29I O
Đối chọi dưới (bộ phận)
Quan hệ giữa A (khẳng định toàn thể) và O (phủ định bộ phận), giữa I
(khẳng định bộ phận) và E (phủ định toàn thể) là quan hệ mâu thuẫn (khác nhau
cả về chất lẫn lượng)
Quan hệ giữa A (khẳng định toàn thể) và I ((khẳng định bộ phận)) , giữa E
(phủ định toàn thể) và O (phủ định bộ phận) là quan hệ lệ thuộc (giống nhau về
O (Phán đoán phủ định bộ phận): “Một số học sinh lớp này không là học
sinh trên trung bình”.
Quan hệ giữa A (phán đoán khẳng định toàn thể) và I (phán đoán khẳng định bộ phận): là quan hệ lệ thuộc (bao hàm) Điều này có nghĩa là cái đã
khẳng định đúng với toàn thể cũng khẳng định đúng với bộ phận Còn khi biết bộ
Trang 30phận được khẳng định đúng thì không thể kết luận khẳng định toàn thể đúng haysai được Còn nếu I là sai thì A cũng sai.
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là đúng thì phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” đương
nhiên là đúng
Nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là đúng thì không thể kết luận phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên
trung bình” là đúng hay sai.
Nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là sai thì phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là sai Vì
“một số” còn chưa đạt trên trung bình thì làm sao “tất cả” lại đạt trên trung bình
được
Tóm lại trong quan hệ A – I: Toàn thể đúng thì bộ phận cũng đúng; nếu
toàn thể sai thì bộ phận có thể đúng, có thể sai; bộ phận sai thì toàn thể cũng sai;
bộ phận đúng thì chưa đủ kết luận toàn thể đúng hay sai.
Quan hệ giữa E (phán đoán phủ định toàn thể) và O (phán đoán phủ
định bộ phận) cũng giống như quan hệ giữa A và I là quan hệ lệ thuộc (quan hệ
bao hàm) Điều này có nghĩa là cái đã phủ định đúng với toàn thể thì cũng phủđịnh đúng với bộ phận Còn khi biết phủ định đúng với bộ phận (O) thì không thểkết luận phủ định toàn thể (E) đúng hay sai được Còn nếu phủ định bộ phận (O)sai thì phủ định toàn thể (E) cũng sai
Nếu phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên trung
bình” là đúng thì phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” đương nhiên là đúng.
Nếu phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung
bình” là đúng thì không thể kết luận phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không
là học sinh trên trung bình” là đúng hay sai được.
Trang 31Nếu O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” là sai thì
E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” là sai.
Tóm lại trong quan hệ E – O (cũng giống như trong quan hệ A – I): Toàn thể
đúng thì bộ phận cũng đúng; nếu toàn thể sai thì bộ phận có thể đúng, có thể sai;
bộ phận sai thì toàn thể cũng sai; bộ phận đúng thì chưa đủ kết luận toàn thể đúng hay sai.
Quan hệ giữa A (phán đoán khẳng định toàn thể) và E (phán đoán phủ
định toàn thể) là quan hệ đối chọi trên cho toàn thể Trong quan hệ đối chọi trên
cho toàn thể, nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai chứ không thể cùngđúng Nếu một phán đoán (trong hai phán đoán) sai thì không thể biết phán đoánkia sai hay đúng Cả hai phán đoán có thể cùng sai
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là đúng thì phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình”
là sai Ngược lại, nếu phán đoán E là đúng thì phán đoán A là sai Còn nếu phánđoán A sai thì không thể kết luận phán đoán E là đúng hay sai được Cũng như vậynếu phán đoán E sai thì cũng không thể kết luận phán đoán A là đúng hay sai Cóthể cả hai phán đoán A và E cùng sai
Tóm lại trong quan hệ A – E (quan hệ đối chọi trên cho toàn thể): Nếu một
trong hai phán đoán (phán đoán A hoặc phán đoán E) đúng thì phán đoán kia sai Còn nếu một trong hai phán đoán sai thì không thể kết luận phán đoán kia đúng được Có thể cả hai phán đoán cùng sai
Quan hệ giữa I (phán đoán khẳng định bộ phận) và O (phán đoán phủ định bộ phận) là quan hệ đối chọi dưới cho bộ phận Các phán đoán đối chọi
dưới (phán đoán I và phán đoán O) đều có thể là phán đoán đúng Trường hợp nàyđược mô tả bằng hình vẽ dưới đây:
Hình tròn mô tả tổng số học sinh của lớp học trong đó
a) O có thể gồm cả học sinh trung bình (TB) và dưới trung bình (DTB)
Trang 32b) O có thể chỉ là một số học sinh trung bình (TB).
c) O có thể chỉ là một số học sinh dưới trung bình (DTB)
TTB viết tắt của trên trung bình; TB viết tắt của trung bình; DTB viết tắtcủa dưới trung bình
a) b) c)
TTTTB
Hình trên biểu thị quan hệ có thể cùng đúng giữa phán đoán I và phán đoán O
Tuy nhiên, từ phán đoán này đúng không thể suy ra phán đoán kia là đúng
hay sai Thí dụ, phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình”
là đúng, chúng ta cũng không thể kết luận phán đoán O “Một số học sinh lớp này
không là học sinh trên trung bình” là đúng hay là sai Vì kết luận về phán đoán O
còn phụ thuộc vào phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung
bình” là phán đoán đúng hay phán đoán sai
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai thì khi phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung
bình” là phán đoán đúng và phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” cũng là phán đoán đúng.
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán đúng thì khi phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên
trung bình” là phán đoán đúng và phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán sai.
Phân tích tương tự như trên đối với trường hợp phán đoán O đúng thì chúng
ta cũng không thể kết luận phán đoán I là đúng hay sai (có thể đúng, có thể sai) Vì
DTB
Trang 33kết luận này còn phụ thuộc vào phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh
trên trung bình” là phán đoán đúng hay phán đoán sai.
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai thì khi phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh
trên trung bình” là phán đoán đúng và phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai.
Nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán đúng thì phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên
trung bình” là phán đoán sai và phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán đúng.
Trong khi đó, nếu phán đoán I là phán đoán sai thì có thể suy ra phán đoán O
là phán đoán đúng Ngược lại, nếu phán đoán O là phán đoán sai thì phán đoán I sẽ
là phán đoán đúng
Xét trường hợp cụ thể, nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh
trên trung bình” là phán đoán sai, có nghĩa là, không có học sinh nào trong lớp này
là học sinh trên trung bình, hoặc cũng có các nghĩa: a) tất cả học sinh lớp này làhọc sinh từ trung bình trở xuống (trung bình và dưới trung bình); b) tất cả học sinhlớp này là học sinh trung bình; c) tất cả học sinh lớp này là học sinh dưới trungbình Với tất cả các nghĩa này của phán đoán I (phán đoán sai) thì phán đoán O
“Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán đúng.
Nếu phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung
bình” là phán đoán sai, có nghĩa là trong lớp có một số học sinh trên trung bình.
Điều này chính là nội dung của phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh
trên trung bình”, phán đoán I là phán đoán đúng.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa phán đoán I và phán đoán O được phântích ở trên chúng ta thấy hai phán đoán này không thể cùng sai
Trang 34Tóm lại, trong quan hệ I – O (quan hệ đối chọi dưới cho bộ phận): phán đoán I và phán đoán O có thể cùng đúng; Nếu phán đoán I đúng thì phán đoán O chưa kết luận được là phán đúng hay phán đoán sai, cũng như vậy, nếu phán đoán
O đúng thì phán đoán I cũng chưa kết luận được là phán đúng hay phán đoán sai Khi phán đoán I sai thì phán đoán O đúng; khi phán đoán O sai thì phán đoán I đúng, hai phán đoán I và O không thể cùng sai.
Quan hệ giữa A (phán đoán khẳng định toàn thể) và O (phán đoán phủ
định bộ phận) là quan hệ mâu thuẫn giữa hai loại phán đoán Trong quan hệ này,
nếu phán đoán A đúng thì phán đoán O sai; ngược lại nếu phán đoán O đúng thì
phán đoán A sai Hai loại phán đoán này không thể cùng là phán đoán đúng hoặc
cùng là phán đoán sai
Thí dụ, nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung
bình” là phán đoán đúng thì phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán sai Ngược lại, nếu phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai thì phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán đúng.
Nếu phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung
bình” là phán đoán đúng thì phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán sai Ngược lại, nếu phán đoán O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai thì phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán đúng.
Quan hệ giữa E (phán đoán phủ định toàn thể) và I (phán đoán khẳng định bộ phận) là quan hệ mâu thuẫn giữa hai loại phán đoán Trong quan hệ này,
nếu phán đoán E đúng thì phán đoán I sai; ngược lại nếu phán đoán I đúng thì phán
đoán E sai Hai loại phán đoán này không thể cùng là phán đoán đúng hoặc cùng
là phán đoán sai
Trang 35Thí dụ, nếu phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên
trung bình” là phán đoán đúng thì phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán sai; ngược lại nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán đúng thì phán đoán E “Tất
cả học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán sai.
Nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán đúng thì phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên
trung bình” sẽ là phán đoán sai; ngược lại, nếu phán đoán I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là phán đoán sai thì phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” sẽ là phán đoán đúng.
Tóm lại, trong quan hệ giữa các phán đoán mâu thuẫn với nhau thì chúng không thể cùng đúng hoặc cùng sai Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại, nếu phán đoán này sai thì phán đoán kia đúng.
Cần lưu ý:
+ Các phán đoán đơn có chủ từ hoặc thuộc từ khác nhau thì không thể có
những quan hệ đã nêu ở trên.
Thí dụ, phán đoán A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình”
và phán đoán E “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh Việt Nam” là hai phán đoán không có quan hệ đối chọi cho toàn thể Hoặc phán đoán I “Một số cây trong
vườn này là do ông tôi trồng” và phán đoán O “Một số cây trong vườn không là cây mít” là hai phán đoán không có quan hệ đối chọi dưới cho bộ phận.
b) Phán đoán phức Là phán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn (bao
gồm các phán đoán đơn) nhờ các liên từ (hằng) logic
Dựa vào ý nghĩa của các liên từ logic, có thể phân chia các phán đoán phứcthành các loại phán đoán sau:
+ Phán đoán kết hợp (phán đoán liên kết, phép hội): Là phán đoán phức, được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ logic “và” Thí dụ: “Minh thích
Trang 36bóng chuyền và Hà thích bóng đá”, “Lao động là nghĩa vụ và là quyền lợi của mọi
người”…
Phán đoán kết hợp là chân thực (đúng đắn) khi và chỉ khi các phán đoánthành phần chân thực Nếu một trong các phán đoán thành phần là giả dối (sai lầm)thì phán đoán liên kết sẽ là phán đoán giả dối
+ Phán đoán lựa chọn (phán đoán phân liệt, phép tuyển): Là phán đoán phức được tạo thành từ các phán đoán đơn (phán đoán thành phần) nhờ các liên từ logic
“hoặc”, “hoặc là”; “hay”, “hay là”.
Phán đoán lựa chọn lại có thể chia thành hai loại: phán đoán lựa chọn liênkết (lựa chọn kết hợp) và phán đoán lựa chọn tuyệt đối
- Phán đoán lựa chọn liên kết, là phán đoán trong đó có thể kết hợp những
sự lựa chọn khác nhau với nhau, chứ không loại trừ nhau Thí dụ, “Sản xuất hàng
hóa có thể nộp thuế bằng tiền hoặc bằng hiện vật” Có nghĩa là người sản xuất
hàng hóa có thể lựa chọn một trong ba khả năng, hoặc nộp thuế bằng tiền, hoặcnộp thuế bằng hiện vật, hoặc vừa nộp thuế bằng tiền, vừa nộp thuế bằng hiện vật
“Sinh viên có thể chọn học tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp” Có nghĩa là sinh viên có
thể lựa chọn một trong ba khả năng, hoặc là chỉ học tiếng Pháp, hoặc là chỉ họctiếng Anh, hoặc cả hai tiếng Anh và tiếng Pháp
- Phán đoán lựa chọn tuyệt đối, là phán đoán trong đó chỉ được lựa chọn
một trong những sự lựa chọn được đưa ra, vì những sự lựa chọn này loại trừ lẫn
nhau Thí dụ, “8 giờ sáng mai tôi sẽ đi Hà Nội bằng xe lửa hoặc bằng máy bay”.
Người lựa chọn chỉ được lựa chọn hoặc đi Hà Nội bằng xe lửa hoặc bằng máy bay
chứ không thể vừa đi bằng xe lửa, vừa đi bằng máy bay được “Các nhà nghiên
cứu vũ trụ đang tích cực nghiên cứu, tìm tòi để có thể đưa ra kết luận hoặc là có người ở hành tinh khác, hoặc là không có” Có nghĩa là các nhà nghiên cứu chỉ có
thể lựa chọn một trong hai, hoặc là có, hoặc là không có người hành tinh khác, chứ
không thể chọn nước đôi “vừa có, vừa không có” được.
Trang 37+ Các phán đoán phức có những quan hệ logic với nhau là những phán đoánphức có cùng số phán đoán đơn tạo thành và giống nhau, chỉ khác nhau về liên từlogic Những phán đoán phức vi phạm điều kiện này thì không có quan hệ logicvới nhau.
+ Phán đoán có điều kiện (phép tất suy): Là phán đoán phức được tạo thành
từ các phán đoán đơn (các phán đoán thành phần) nhờ liên từ logic “nếu … thì”,
“ -” Trong ngôn ngữ thông thường người ta còn sử dụng các liên từ “giá như … thì”, “hễ còn … thì” Thí dụ, “Nếu kiên trì phấn đấu thì nhất định sẽ
thành đạt”, “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhất đẳng hành khan thủ bại hư”
(Nếu kẻ thù dám xâm phạm thì nhất định chúng sẽ chuốc lấy thất bại).
5 Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn
Khi nói đến tính chu diên của các thuật ngữ (chủ từ và vị từ) trong các phánđoán chúng ta có thuật ngữ chu diên và thuật ngữ không chu diên
Thuật ngữ chu diên là thuật ngữ mà ngoại diên của nó được phản ánh hết(trong phán đoán đang xét, ngoại diên của thuật ngữ được đề cập toàn bộ) Thuậtngữ chu diên được ký hiệu bằng dấu “ + ” ở phía trên bên phải của ký hiệu thuật
ngữ đó Ví dụ: S + , P +.
Thuật ngữ không chu diên là thuật ngữ mà ngoại diên của nó không đượcphản ánh hết(trong phán đoán đang xét, ngoại diên của thuật ngữ chỉ được đề cậpđến một phần) Thuật ngữ không chu diên được ký hiệu bằng dấu “ – ” ở phía trên
bên phải của ký hiệu thuật ngữ đó Ví dụ: S – , P – .
Lần lượt ta xem xét tính chu diên của các thuật ngữ (chủ từ - Subjectum và
vị từ - Praedicatum) trong các phán đoán đơn cơ bản (A, I, E, O).
a) Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán khẳng định toàn thể
(Affirmo).
Trang 38Dạng tổng quát của phán đoán khẳng định toàn thể: Mọi S (tất cả S) là P:
SAP (hay SaP hay ASP) viết tắt là A.
Đối với phán đoán này thì thuật ngữ S (chủ từ - subjectum) luôn luôn chudiên, vì ngoại diên của nó luôn luôn được đề cập toàn bộ (Mọi, Tất cả…); còn đốivới thuật ngữ P (vị từ - praedicatum) có hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, ngoại diên của khái niệm là vị từ (P) trong phán đoán
bao hàm ngoại diên là chủ từ (S) trong phán đoán, ký hiệu P ⊃ S Trong trườnghợp này P không chu diên, vì ngoại diên của nó chỉ được đề cập một phần Trongphán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của khái niệm đóng vai trò vị từ làngoại diên của khái niệm đóng vai trò chủ từ của phán đoán
Như vậy trong phán đoán khẳng định toàn thể thì S + và P – Điều này đượcbiểu thị bằng sơ đồ hình tròn sau:
P –
S +
Ví dụ: * Tất cả kim loại là chất dẫn điện (S + và P – )
*Trái đất có dạng hình cầu (S + và P – )
* Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng của quốc gia (S + và P – )
* Mọi luật sư đều hiểu biết pháp luật (S + và P – )
Trang 39- Trường hợp thứ hai, ngoại diên của khái niệm là chủ từ (S) và ngoại diêncủa khái niệm là vị từ (P) trong phán đoán trùng nhau, ký hiệu P ≡ S Trong
trường hợp này P chu diên (P +) vì ngoại diên của nó trùng với ngoại diên của S,
mà ngoại diên của S được đề cập toàn bộ, nên ngoại diên của P cũng được đề cậptoàn bộ
Như vậy, tính chu diên của các thuật ngữ (S và P) trong phán đoán khẳng
định toàn thể (A), ở trường hợp này là S + và P + Điều này được biểu thị bằng sơ
* Hiến pháp là đạo luật cơ bản, cao nhất của quốc gia (S + và P +)
* Mọi số chẵn đều chia hết cho 2 (S + và P +)
* Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự (S + và P +)
b) Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán khẳng định bộ phận
(AffIrmo).
Trang 40Dạng tổng quát của phán đoán khẳng định toàn thể: Một số S là P: SIP (hay
SiP hay ISP) viết tắt là I.
Đối với phán đoán này thì thuật ngữ S – chủ từ (Subjectum) luôn luôn
không chu diên (S – ), vì ngoại diên của nó không bao giờ được đề cập toàn bộ; cònđối với thuật ngữ P – vị từ (Praedicatum) thì có hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, ngoại diên của khái niệm là vị từ (P) có quan hệ giao
nhau với khái niệm là chủ từ (S) trong phán đoán, ký hiệu (S ∩ P) Trong trường
hợp này P không chu diên (P –), vì ngoại diên của nó chỉ được đề cập một phần.Trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của khái niệm là vị từ (P) trùngvới (giao với) phần ngoại diên của khái niệm là chủ từ (S) trong phán đoán
Như vậy, tính chu diên của các thuật ngữ (S, P) trong phán đoán khẳng định
bộ phận (I), ở trường hợp này là S – và P – Điều này được biểu thị bằng sơ đồ hìnhtròn như sau:
S – P –
Ví dụ: * Một số thanh niên vi phạm pháp luật (S – và P –)
* Đa số sinh viên là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (S –
và P –)
* Một số giáo viên là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (S – và P –)