Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
79,91 KB
Nội dung
KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM (Bài đã đăng trên Tạp Khoa học Pháp lý sỐ 02-2005 và trên « Báo cáo Khoa học » của Hội thảo về giảng dạy lôgích học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại Hà Nội từ ngày 25-12-2006) A. KHÁI NIỆM. I. KHÁI NIỆM LÀ GÌ ? Hoạt động tư duy của con người là hoạt động nhằm nhận thức các đối tượng (các sự vật, hiện tượng) của thế giới khách quan. Trong thế giới khách quan có muôn vàn đối tượng (lớp đối tượng) và ở mỗi đối tượng đều có những dấu hiệu nhất định. Trong nhiều dấu hiệu có ở đối tượng có những dấu hiệu luôn có, những dấu hiệu không thể thiếu, nghĩa là những dấu hiệu mà không có nó thì đối tượng ấy không còn là nó, những dấu hiệu mà nhờ đó chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, hay đồng nhất chúng với nhau. Những dấu hiệu ấy được gọi là những dấu hiệu bản chất (hay còn gọi là thuộc tính), chúng tồn tại một cách ổn định, phổ biến và tất yếu ở những đối tượng cùng loại. Những dấu hiệu khác là những dấu hiệu không bản chất. Ví dụ, hành vi tội phạm (vi phạm pháp luật hình sự) được nhận biết bởi ba dấu hiệu bản chất sau: - Hành vi ấy là hành vi nguy hiểm (đáng kể) cho xã hội . - Hành vi ấy là hành vi có lỗi. - Hành vi ấy là hành vi được quy định trong BLHS. Một hành vi bất kỳ có đủ ba dấu hiệu này thì đều là hành vi tội phạm. Ngược lại, một hành vi nào đó chỉ cần thiếu một trong ba dấu hiệu trên thì đều không là tội phạm. Khi tư duy về đối tượng con người khó có thể (và nhiều khi không cần thiết) phản ánh hết các dấu hiệu có ở các đối tượng mà chỉ ghi nhận, chỉ cố định, chỉ phản hồi những dấu hiệu bản chất mà thôi. Chẳng hạn khi phản ánh “con người” vào trong tư duy dưới hình thức khái niệm người ta chỉ phản ánh các dấu hiệu bản chất như: Có ý thức, biết sáng tạo công cụ lao động, biết dùng công cụ lao động để cải tạo thế giới, có bộ óc được tổ chức tinh vi nhất … mà không phản ánh các dấu hiệu khác như mập, ốm, cao, thấp, da màu gì, tóc màu gì… Cách thức nhận thức, phản ánh dối tượng như vậy được gọi là khái niệm. Như vậy, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh các đối tượng hoặc lớp các đối tượng ở những dấu hiệu bản chất của chúng. Nói cách khác, khái niệm về một đối tượng nào đó chính là những hiểu biết, những ghi nhận, những phản ánh của con người về những dấu hiệu bản chất của đối tượng ấy. II. NỘI HÀM VÀ NGOẠI DIÊN CỦA KHÁI NIỆM. Mỗi khái niệm đều có hai mặt, đó là: nội hàm và ngoại diên. Về mặt kết cấu lôgích, nội hàm được xem như là chất, còn ngoại diên được xem như là lượng của khái niệm. Nội hàm và ngoại diên có liên hệ hữu cơ với nhau để cùng diễn đạt đối tượng được khái niệm phản ánh. Mỗi nội hàm có một ngoại diên tương ứng. Muốn hiểu chính xác một khái niệm, người ta không những cần biết rõ nội hàm của nó mà còn cần chỉ ra ngoại diên của khái niệm ấy. 1. Nội hàm của khái niệm Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Nội hàm của khái niệm cho ta biết vật ấy là vật gì ? nó như thế nào ? Như vậy, không phải mọi dấu hiệu của đối tượng đều được phản ánh trong nội hàm khái niệm mà chỉ là những dấu hiệu (thuộc tính) riêng biệt, bản chất mà thôi. Khái niệm nào cũng có nội hàm.Việc định hình được nội hàm của khái niệm vào trong đầu óc là kết quả của một quá trình tư duy, tìm hiểu. Khi tiếp cận các đối tượng để nhận thức về chúng, bằng hàng loạt các thao tác lôgích của lý trí như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá… trong đầu óc con người dần dần hình thành khái niệm về đối tượng ấy tức dần dần định hình nội hàm. Họat động nhận thức ấy không thể hoàn thiện trong một sớm, một chiều và không phải lúc nào cũng hoàn toàn chuẩn xác. Ngòai ra, chủ thể của hoạt động nhận thức cũng không phải hoàn toàn giống nhau, họ có thể bị chi phối bởi các điều kiện như năng lực tư duy, các yếu tố xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc khác nhau… Hơn nữa, bản thân đối tượng được tư duy cũng luôn vận động, thay đổi… Từ các vấn đề vừa trình bày trên cho thấy, để phản ánh về một đối tượng không phải lúc nào cũng chỉ có một khái niệm duy nhất về nó, tức là không phải chỉ có một nội hàm hoặc nội hàm ấy là bất biến. Tuy nhiên khi đưa ra các nội hàm khác nhau để phản ánh về cùng một đối tượng thì chúng không được bài xích , loại trừ nhau. Trong khoa học pháp lý, nhiều khái niệm được xác định bằng Điều luật. Chẳng hạn nội hàm của khái niệm “tội cướp” được xác định bởi điều 151(nay là điều 133) BLHS, đó là: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác. - Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. - Nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp khái niệm pháp luật nào chưa được xác định rõ ràng bằng điều luật hoặc một điều luật nào đó mà qua việc nghiên cứu luật học và hoạt động thực tiễn, người ta nhận thấy chúng chưa chuẩn xác thì các khái niệm này phải được bổ sung hoàn thiện dần về nội hàm. Việc hiểu rõ nội hàm của khái niệm và đưa ra nội hàm chính xác, rõ ràng, có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chừng nào chưa hiểu rõ nội hàm của khái niệm thì chưa thể hiểu đầy đủ bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó và do vậy không thể hiểu chính xác về đối tượng mà ta nhận thức, hoặc nhầm lẫn giữa đối tượng này và đối tượng khác. Có thể nói nội hàm của khái niệm làm nên khái niệm, là bản thân khái niệm và qua nội hàm của khái niệm ta xác định được ngoại diên của khái niệm đó. 2. Ngoại diên (cũng có thể gọi ngoại diện) của khái niệm. Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những đối tượng có cùng nội hàm. Ngoại diên của khái niệm cho biết những đối tượng khác cùng loại với nó. Ví dụ, ta có khái niệm "vi phạm pháp luật (VPPL)" Vậy hiện tượng nào thuộc ngọai diên của khái niệm trên? Trả lời, ấy là tất cả các hiện tượng xảy ra trong thực tế mà thỏa mãn cả 03 dấu hiệu bản chất sau trong nội hàm của khái niệm này: - Hành vi (hành động hoặc không hành động của con người) được biểu hiện ra bên ngoài. Nếu chỉ tồn tại dưới dạng ý nghĩ, ý định, tư tưởng, quan điểm, quan niệm mà chưa thể hiện bằng hành vi cụ thể thì chưa thể xem là VPPL - Hành vi được thực hiện phải trái pháp luật, tức là trái với các quy định chứa đựng trong các QPPL nào đó. Như vậy những gì mà pháp luật không cấm, không bảo vệ, không quy định thì dù có hành vi sai trái (như sai trái đối với các quy phạm XH chẳng hạn) thì cũng không bị xem là VPPL. - Hành vi trái pháp luật được thực hiện phải chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó, nghĩa là được thực hiện bởi các chủ thể mà các chủ thể này có khả năng nhận thức được hành vi của họ là trái pháp luật hoặc nhận thức được hậu quả xấu mà hành vi đó có thể gây ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó mặc dù có thể lựa chọn cách xử sự (hành vi) khác. Như vậy, để biết một đối tượng bất kỳ có thuộc ngoại diên của một khái niệm nào đó không thì phải xét xem đối tượng có đầy đủ mọi dấu hiệu bản chất của khái niệm không. Trong pháp luật hình sự, cấu thành tội phạm chính là tập hợp các dấu hiệu bản chất có tính bắt buộc về chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan của một hành vi mà Nhà nước coi là tội. Nói cách khác, trong điều luật về tội danh, cấu thành tội phạm tội danh chính là nội hàm khái niệm tội danh đó. III. KHÁI NIỆM VÀ TỪ Trong quá trình sống và hoạt động thực tiễn con người cần và có thể nhận thức được các đối tượng của thế giới khách quan ở những dấu hiệu bản chất của chúng, nghĩa là con người có được khái niệm về các đối tượng ấy. Để định hình, lưu giữ những hiểu biết ấy (tức các khái niệm ấy) vào trong đầu óc cũng như để chuyển đạt, trao đổi những hiểu biết của mình với những người khác, con người cần phải dùng đến phương tiện ngôn ngữ là từ, cụm từ, hệ thống từ (gọi chung là từ). Không có từ con người khó có thể trừu tượng hóa và khái quát hóa hiện thực khách quan để trên cơ sở đó định hình, lưu giữ và chuyển đạt các khái niệm. Do đó, có thể nói, khái niệm liên hệ hết sức mật thiết với từ Bất kỳ một khái niệm nào cũng được cố định lại và thể hiện bằng từ, nghĩa là, khi định hình một khái niệm, con người sẽ đặt tên cho khái niệm đó bằng một từ hay một cụm từ. Ví dụ, để cố định, lưu giữ và thể hiện khái niệm “người đang theo học ở bậc đại học, cao đẳng” người ta dùng từ “sinh viên”. Vì vậy, khi biết được mối quan hệ này và khi nhận được tín hiệu ngôn ngữ “sinh viên” lập tức trong hoạt động tư duy của con người hình thành một cách rõ nét đối tượng mà tư duy đang hướng tới, đang phản ánh. Nếu chúng ta quan niệm ngôn ngữ là "hiện thực trực tiếp của tư duy" thì từ chính là “hiện thực trực tiếp" của khái niệm, là cái biểu hiện của khái niệm. Từ là phương tiện để vật chất hoá các khái niệm đã định hình và lưu giữ trong đầu óc con người và chuyển chúng ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho con người trao đổi các tư tưởng, khái niệm cho nhau, nhờ đó làm tăng tốc độ và chất lượng tư duy. Tuy nhiên, khái niệm và từ không phải luôn đồng nhất. Sự không đồng nhất này là vì một số các lý do chủ yếu sau đây: + Thứ nhất: Từ là do con người tự quy ước, nó là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con người. Con người có thể tùy ý thay đổi nó, còn khái niệm thì như đã trình bày ở trên, chính là những hiểu biết của con người về những dấu hiệu bản chất của các đối tượng, nó là ánh phản của hiện thực khách quan vào đầu óc con người và được định hình, lưu giữ ở đấy. Nói cách khác, khái niệm về các đối tượng thì do chính bản thân đối tượng quy định, còn từ thì do con người tự quy ước, tự thoả thuận mà ra. Do vậy, dễ thấy ở các cộng đồng người có hệ thống ngôn ngữ khác nhau thì các từ là khác nhau nhưng khái niệm về các đối tượng về cơ bản là khá giống nhau và nhờ đó mà loài người hiểu được nhau. Khi trao đổi, chuyển giao các tri thức cho nhau thì về bản chất là con người chuyển cho nhau các khái niệm chứ không phải là các từ - các khái niệm mà đã được quy ước, đã được "gửi gắm" vào các từ. + Thứ hai: Ngay trong một hệ thống ngôn ngữ thì một khái niệm có thể được diễn đạt bởi nhiều từ và một từ có thể thể hiện nhiều khái niệm. Một khái niệm có thể được diễn đạt bởi nhiều từ. Chẳng hạn, khái niệm dùng để chỉ “sự chấm dứt sự hoạt động về mặt sinh học ở một con người” được diễn đạt bởi các từ: chết, từ trần, hy sinh, tạ thế, viên tịch, quy tiên, tử, nghẻo, đứt bóng Trong trường hợp trên, về phương diện khái niệm (lôgích) các từ ấy là tương đương, nghĩa là chúng thay thế được cho nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giữa các từ này là có sự khác biệt tương đối về mặt ngữ nghĩa hoặc tuỳ thuộc vào các văn cảnh khác nhau mà chúng có thể mang những sắc thái biểu đạt khác nhau, mang những dấu ấn khác nhau về tình cảm, tâm trạng…. Khi sử dụng chúng một cách tùy tiện, không có chọn lọc thì có thể đưa lại các hiệu quả khác nhau về tâm lý và thậm chí, đôi khi cả về nhận thức. Chẳng hạn, người ta không thể chấp nhận được trong lễ truy điệu một anh hùng liệt sỹ, người đọc điếu văn đọc rằng: liệt sỹ Nguyễn Văn Nam đã nghẻo ở chiến trường Miền Đông Nam bộ. Ngược lại, người ta cũng không thể chấp nhận được trong biên bản của hội đồng thi hành án tử hình lại viết rằng: tử tội Trương Văn Cam đã hy sinh ở trường bắn Thủ Đức. Mặc dù từ nghẻo và từ hy sinh đều cho chúng ta một nhận biết chính xác rằng, các chủ thể được phản ánh đều đã chấm dứt sự hoạt động về mặt sinh học nhưng dưới một góc độ khác, rỏ ràng ý nghĩa của các từ này là không giống nhau. Trường hợp ngược lại, ấy là một từ nhưng lại diễn đạt nhiều khái niệm. Ta biết khái niệm được thể hiện bằng từ, nghĩa là thông qua từ người ta nhận diện một khái niệm nào đó, hoặc để phân biệt khái niệm này với khái niệm khác. Nhưng số lượng các đối tượng trong thế giới khách quan là vô cùng lớn và theo đó, khái niệm về chúng trong tư duy của con người là không nhỏ, trong lúc đó số lượng từ thì có hạn. Do vậy có hiện tượng cùng một từ nhưng lại thể hiện nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu. Ví dụ, trong đời thường người ta có thể hiểu “tội phạm” là từ dùng để chỉ người đã gây ra vụ án nghiêm trọng nào đó. Trong một số sách báo người ta vẫn viết “truy nã tội phạm”, “cảm hoá tội phạm”. Ngay trong Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học ấn hành năm 1992, trang 993 cũng coi tội phạm là “kẻ phạm tội”, “tội nhân”. Trong lúc đó, trong Luật Hình sự Việt Nam “tội phạm” chưa bao giờ lại là khái niệm dùng để chỉ người mà chỉ được dùng để chỉ về hành vi ! Ngoài ra, các từ trong nhiều trường hợp còn được hiểu theo hàm ý, ngụ ý, ẩn ý Ví dụ, “ Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê (…) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống ! (…) Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã “ ( Nam Cao ) Trong ví dụ trên, từ “chết” vừa hiểu theo hàm ý vừa hiểu theo nghĩa thực. Vì những lý do dẫn đến sự dị biệt giữa từ và khái niệm như vừa nêu và để tránh sự ngụy biện, nhầm lẫn trong nhận thức, lập luận, suy nghĩ, một mặt cần phải hiểu rõ khái niệm, mặt khác cần thấy được mối quan hệ giữa khái niệm và từ nhằm sử dụng từ một cách chính xác, hợp lý khi diễn đạt các khái niệm đã định hình trong tư duy. Ngày nay, nhiều ngành khoa học đã xây dựng các hệ thống thuật ngữ (hay từ điển chuyên ngành) của mình, những thuật ngữ này là từ hay nhóm từ có tính đơn nghĩa, tức là chỉ dùng để diễn đạt một khái niệm tương ứng được sử dụng cho ngành khoa học đó. Trong khoa học pháp lý, về mặt kỹ thuật xây dựng các văn bản pháp luật, các điều luật người ta luôn yêu cầu ở các văn bản, ở các điều luật ấy các khái niệm (thuật ngữ) phải được hiểu theo một nghĩa, nhằm tránh tình trạng mỗi người, mỗi nơi hiểu và vận dụng một cách khác nhau. Yêu cầu này được thể hiện rõ trong Điều 5 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: “Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.” B. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM. Bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải sử dụng, cũng phải đụng chạm đến các khái niệm. Một lập luận, một chứng minh, một bác bỏ, một kết quả nhận thức có được từ một suy luận bất kỳ có tin cậy được hay không, con người ta có thể nhất trí với nhau về một vấn đề nào đó hay họ bất đồng về chúng …nhiều khi phụ thuộc vào các khái niệm tham gia vào trong các quá trình này. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sự không giống nhau trong nhận thức về các khái niệm, sự dị biệt trong việc sử dụng ngôn từ để cố định và chuyển tải các khái niệm … dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động tư duy, làm cho tốc độ, chất lượng tư duy giảm sút và trong không ít trường hợp bị rối loạn, bế tắc. Để hạn chế những bất lợi này cho hoạt động tư duy, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi có độ chính xác cao, quy mô tác động và điều chỉnh lớn… từ lâu con người đã nghĩ tới một thao tác tư duy cực kỳ quan trọng và hữu ích: định nghĩa khái niệm. Ngay từ thời Hi Lạp cổ, trong nhiều tác phẩm, bài viết, các học giả đã tìm cách định nghĩa các khái niệm. Ngày nay nhình lại, ta thấy, trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại và suy cho cùng cũng là lịch sử phát triển của tư duy thì ở bất cứ khoa học nào, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn đến khoa học thực nghiệm cũng đều có và cũng cần đến định nghĩa khái niệm. Người ta khó hình dung được rằng một ngành khoa học nào đó có thể tồn tại và phát triển mà ở đó không có các định nghĩa khái niệm, hoặc có quá nhiều các ĐN không chuẩn xác. Thật vậy, trong toán học ta bắt gặp các định nghĩa như: đạo hàm, quỹ tích, giai thừa… Trong sinh vật học có các định nghĩa về di truyền, biến dị…Trong hóa học có các định nghĩa về axít, bazơ, chất xúc tác, bão hoà….Trong ngôn ngữ học có các định nghĩa về danh từ, tính từ, câu đơn, câu phức…Trong luật học có định nghĩa về nhà nước, bộ máy nhà nước, pháp luật, quy phạm pháp luật, vi phạm pháp luật, tội phạm…Điều này phần nào cho thấy, định nghĩa khái niệm tồn tại phổ biến và không thể phủ nhận trong hoạt động nhận thức, hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của các ngành khoa học khác nhau và trong đời sống hàng ngày, bởi, nếu không có ý nghĩa hoặc không cần thiết thì cố nhiên nó đã không tồn tại hàng chục ngàn năm nay ở các ngành khoa học!. Định nghĩa khái niệm là hình thức phản ánh hịên thực khách quan, do đó, một mặt nó là sản phẩm của hoạt động nhận thức, mặt khác, đến lượt mình, nó trở thành công cụ của nhận thức. Có định nghĩa, định nghĩa đúng, tốt, nhất quán sẽ giúp con người hiểu thấu đáo, rõ ràng, chính xác và thống nhât các đối tượng, tránh được nguy cơ cùng một đối tượng mà ai muốn hiểu thế nào cũng được. Tuy nhiên, cũng cần thấy sự định nghĩa khái niệm trong khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học còn trẻ là một việc làm rất khó khăn, rất phức tạp. Dễ thấy, trong nhiều ngành khoa học, nhiều khái niệm chưa được định nghĩa một cách chính thức, hoặc không chính xác, không thống nhất. Việc thiếu vắng các định nghĩa, định nghĩa không chính xác, không thống nhất làm cho trong nhiều các trường hợp lập luận, chứng minh, bác bỏ (tức các thao tác cơ bản của tư duy) rơi vào tình trạng rối loạn, sai lầm, không thống nhất bởi vì tuyệt đại đa số các thao tác tư duy ấy phải dùng các định nghĩa khái niệm làm lý do, làm căn cứ, làm cơ sở, nói cách khác là làm xuất phát điểm. • Các KN không được định nghĩa. Ttrong đời thường không phải khái niệm nào cũng nhất thiết phải được định nghĩa. Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý thì về nguyên tắc, các khái niệm cần phải được định nghĩa càng sớm càng tốt, càng nhiều càng hay.Việc các khái niệm nào đó không được định nghĩa một cách chính thức (ở Việt Nam, trong lĩnh vực pháp luật các định nghĩa được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng các quy phạm định nghĩa) sẽ gây nhiều khó khăn cho nhà giải thích pháp luật, nhà áp dụng pháp luật và những người có liên quan. Sau đây là một ví dụ minh hoạ. Trong mục “chat” với bạn đọc trên báo Pháp luật Tp.HCM số 592 ngày 02-5-2002 đăng bài của thẩm phán Nguyễn Ngọc Quang, Phó chánh án TAND tỉnh Bình Thuận với đầu đề"Thẩm phán khổ lắm" với nội dung cơ bản về vụ án như sau: A là công nhân. B là cô gái bán cà phê chưa đủ 16 tuổi (trẻ em theo BLHS). Hai người quen nhau đã lâu. Một hôm A sang quán B chơi, thấy quán không có ai bèn nắm tay B, B cho nắm. Ôm ngang lưng rồi ôm vai, B cũng cho luôn. A cởi cúc áo sờ ngực B, B cũng không phản đối. A bèn kéo B ra phía sau quán. Đến lúc này B phản đối, sau đó làm đơn thưa A ra CA, rằng A hiếp dâm B. Công tác điều tra làm rõ A không có hành vi hiếp dâm nhưng lời khai của A và B về các hành vi của A là trùng khớp nhau như mô tả ở trên. Trong hồ sơ của cơ quan điều tra ghi:"A đã có hành vi sờ mó bộ phận sinh dục của B" và vì vậy Cơ quan điều tra khẳng định A đãcó hành vi dâm ô đối với trẻ em nên đề nghị VKS truy tố A theo tội dâm ô đối với trẻ em (đây là tội danh mới được quy định trong BLHS 1999, đ116: Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì…. -NV). VKS đồng quan điểm với Cơ quan điều tra và đã truy tố A theo tội danh này. Trước Toà, Luật sư bào chữa cho A lại lập luận rằng, không thể kết luận thân chủ của ông phạm tội này được bởi không có cơ sở để coi hành vi của thân chủ của ông là hành vi dâm ô vì từ trước đến nay luật nước ta chưa hề đưa ra định nghĩa thế nào là bộ phận sinh dục, hoặc quy định bộ phận nào là bộ phận sinh dục (cũng là một dạng của ĐN khái niệm). Đại diện VKS đáp trả: Ngực con người là bộ phận sinh dục chứ không việc gì phải bàn cãi nữa. LS phản đối: Ông nói vậy đâu được. Này nhé, nếu anh em cán bộ cơ quan ông cởi trần đánh bóng chuyền, bà con đi biển về thấy thế nói rằng:"Ồ, mấy ông cán bộ VKS để bộ phận sinh dục ra ngoài trông bất lịch sự quá" thì ông có chịu không? Đại diện VKS phản ứng: Nhưng ngực anh em cơ quan tôi là ngực đàn ông, còn đây là ngực đàn bà cơ mà. Ngực đàn bà không phải là ngực đàn ông, thưa ông LS!. LS đáp trả: Và thưa ông đại diện VKS, do vậy mà ông suy ra, ngực đàn bà là bộ phận sinh dục chứ gì? (đây là phép suy luận sai lầm, do đó không thể khẳng định kết luận được rút ra từ suy luận ấy là đúng đắn - NV). Kết thúc bài viết này thẩm phán Nguyễn Ngọc Quang viết: Chúng tôi ngồi ở giữa và quả thật cảm thấy rất lúng túng, rất khổ. Cho nên đành phải tìm cách hoãn phiên toà và sau đó thận trọng làm một văn bản trưng cầu ý kiến để có được câu trả lời chắc chắn: Ngực con người nói chung và ngực phụ nữ nói riêng có phải là bộ phận sinh dục không, rồi sau đó mới có hướng giải quyết. Ai bảo thẩm phán sướng?! Có thể mẩu chuyện trên là chuyện vui (tán gẫu), tuy nhiên theo chúng tôi, nó đặt ra một vấn đề rất nghiêm túc xét dưới góc độ khoa học, dưới góc độ pháp lý. Giả sử rằng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ em là dấu hiệu buộc phải có để định tội danh này thì việc định nghĩa thế nào là bộ phận sinh dục là không thể không có trong pháp luật nói chung và trong pháp luật hình sự nói riêng, bởi, như trong câu chuyện trên, nếu Toà xử theo hướng quan điểm của vị đại diện VKS thì đó là theo quan niệm, theo cách hiểu của riêng ông ta chứ không phải là quan niệm, là cách hiểu, là ý chí của nhà nước, mà điều này thì không thể chấp nhận được theo quan điểm pháp chế XHCN. Còn nếu HĐXX xử theo quan niệm của vị luật sư thì tình hình cũng tương tự.Và, phải chăng sự thận trọng của HĐXX của phiên toà này là cần thiết, là đáng trân trọng? và phải chăng sự thiếu vắng định nghĩa trong trường hợp này dẫn tới hậu quả là những người tham gia tố tụng có quan điểm trái ngược nhau trong việc đánh giá bản chất vụ án, xác định sai tội danh? • Các định nghĩa không chuẩn xác. Trong trường hợp đã đưa ra các định nghĩa một cách chính thức nhưng định nghĩa ấy không chuẩn xác về nội dung hay hình thức cũng dẫn đến các hậu quả tương tự. Để chứng minh cho nhận định này chúng tôi xin nêu lại định nghĩa khái niệm con chung tại Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình nước ta (có hiệu lực từ 01- 01- 2001): “Con chung là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (1) hoặc có thai trong thời kỳ đó (2)”. Chắc chắn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung (tranh chấp về con chẳng hạn) các nhà áp dụng pháp luật phải dựa vào định nghĩa này. Giả định tình huống sau:Anh A kết hôn hợp pháp với chị C. Một tháng sau chị C có bầu. Trong thời gian chị C có bầu anh A đâm ra hư đốn, phá tán tài sản, ngoại tình nhiều lần, đánh đập chị C tàn nhẫn… nên chị C xin ly hôn và Tòa án đã cho họ ly hôn. Một thời gian ngắn sau khi quyết định cho ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, chị C (vẫn đang mang bầu) kết hôn với anh B. Một tháng sau kết hôn với anh B, chị C sinh bé D. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp con chung thì Toà án sẽ phán quyết như thế nào? D là con chung của A với C hay là con chung của B với C? Nếu Toà án xử cho D là con chung của B với C (có lý, vì D được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của họ chứ không sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của A và C) thì A có thể kháng án (cũng có lý, vì D được có thai (hoài thai) trong thời kỳ hôn nhân của A với C chứ không phải trong thời kỳ hôn nhân của B với C) và ngược lại !?. Rõ ràng, định nghĩa này không ổn. Đó là chưa nói đến các bất cập khác của ĐN này mà chúng tôi có thể sẽ đề cập tới trong một bài viết khác. • Các định nghĩa không thống nhất. Chúng ta không phủ nhận một thực tế là, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của ngành khoa học ấy, tùy theo mức độ nhận thức của người làm định nghĩa, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi làm định nghĩa đó, thậm chí tuỳ quan điểm của giai cấp thống trị xã hội như trong một số định nghĩa liên quan đến luật học, triết học, chính trị học…. Ví dụ , trong hoá học khi định nghiã về nước, người ta có thể đưa ra các ĐN như: “ Nước là hợp chất được tạo bởi hai nguyên tử Hiđro và một nguyên tử Oxi”; “Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị”; “ Nước là chất lỏng không duy trì sự cháy”… Trong pháp luật nước ta, với khái niệm tội phạm cũng có thể gặp các ĐN khác nhau như: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa “ ( Điều 8 BLHS) Hoặc trong một số sách báo khác tội phạm cũng đã được định nghĩa: -Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. -Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được quy định trong BLHS. -Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi , được quy định trong Bộ luật Hình sự Theo chúng tôi, trong cùng một ngành khoa học, đặc biệt trong cùng một hệ thống pháp luật của cùng một quốc gia, để tránh việc gây khó hiểu, rối rắm, lộn xộn … khi tiếp cận các định nghĩa, nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng nhiều định nghĩa khác nhau cho cùng một đối tượng nhận thức. Hơn thế nữa, với các đối tượng thuộc các lĩnh vực gần gủi nhau, chẳng hạn các ngành luật gần nhau, nhằm tránh tình trạng dùng khái niệm (chuẩn) của nghành luật này để xem xét các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của nghành luật khác thì trong bản thân từng nghành luật ấy phải sớm đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc hiểu chính xác các quy định liên quan đến các khái niệm của riêng nghành luật đó. Ví dụ, trong điều 20 BLDS nước ta định nghĩa “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”, nhưng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình lại cho phép “… không bắt buộc nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn….” (điểm 1.a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23- 12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao). Như vậy, với định nghĩa này và với quy định này buộc người ta phải hiểu như sau: Một là, Nhà nước ta cho phép người chưa thành niên kết hôn nếu lấy định nghĩa trong BLDS làm chuẩn. Hai là, Nếu không như thế, nghĩa là không phải Nhà nước ta cho phép người chưa thành niên kết hôn thì khái niệm người thành niên trong pháp luật Hôn nhân và trong pháp luật Dân sự là không đồng nhất, theo đó khái niệm năng lực hành vi đầy đủ trong quan hệ pháp luật Dân sự và trong quan hệ pháp luật Hôn nhân là không giống nhau. Điều này tất yếu dẫn tới các hệ quả rất rắc rối, phức tạp trong giải quyết các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các cuộc hôn nhân khi người nữ tham gia quan hệ hôn nhân chưa đủ 18 tuổi. Những điều trình bày trên đặt ra vấn đề: Những khái niệm nào đó chưa được định nghĩa thì các nhà khoa học cần phải định nghĩa nó. Những khái niệm đã định nghĩa rồi nhưng định nghĩa không chính xác hoặc do có sự thay đổi, có sự phát triển của tự nhiên, của xã hội hoặc của tư duy đã làm cho các định nghĩa này không còn phù hợp nữa thì cần phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về cùng một sự vật, hiện tượng, trong cùng một lĩnh vực thì các dấu hiệu bản chất được đưa vào các định nghĩa ấy phải không được mâu thuẫn, không được bài xích lẫn nhau. Cuối cùng, trong các lĩnh vực khác nhau có thể có và cần phải có các cách hiểu khác nhau thì với từng lĩnh vực ấy cần đưa ra các định nghĩa tương ứng nhằm làm cho nhận thức của mọi người về chúng đạt được sự tách bạch, chính xác, thống nhất. Trong công tác pháp luật rất nhiều tư duy pháp lý nhất thiết phải dựa vào định nghĩa khái niệm đã được xác định ở các điều luật, các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi người nói chung và những người có liên quan đến công tác pháp luật nói riêng, phải có đủ trình độ đưa ra các định nghĩa đúng, nhất quán và khi giải thích pháp luật, khi áp dụng pháp luật phải giải thích, phải hiểu chính xác, thống nhất các khái niệm đã được định nghĩa đó. II. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM LÀ GÌ? Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgích qua đó chỉ rõ ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Ví dụ, định nghĩa “Tù có thời hạn” : “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm”(Điều 33 BLHS 1999). Căn cứ vào định nghĩa này cho phép người ta biết được thế nào là tù có thời hạn, đồng thời phân biệt nó về mặt ngoại diên với các loại hình phạt khác, mặc dù chúng đều là hình phạt. III. CẤU TRÚC CỦA ĐỊNH NGHĨA. Định nghĩa thường có dạng A là B, trong đó A là khái niệm cần được định nghĩa và B là phần dùng để định nghĩa . Trong ví dụ trên thì “tù có thời hạn” là khái niệm cần được định nghĩa (A) và “việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm” là phần dùng để định nghĩa (B). Ngoài cấu trúc A là B thì còn có một số cấu trúc khác nhưng ít phổ biến hơn. IV. CÁC CÁCH ĐỊNH NGHĨA. Có nhiều cách (hình thức) để định nghĩa một khái niệm. Sau đây là các cách định nghĩa thường được sử dụng trong luật học. 1. Định nghĩa theo tập hợp ( thông qua loại và hạng). Định nghĩa theo tập hợp là định nghĩa trong đó nêu lên một khái niệm đã biết, gần gũi và có ngoại diên bao chứa đối tượng cần định nghĩa, sau đó chỉ ra các dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng cần được định nghĩa để phân biệt nó với các đối tượng khác cùng lệ thuộc ngoại diên của khái niệm đã biết ấy. Cấu trúc lôgích của định nghĩa này có thể được mô hình hóa như sau: a = A + những dấu hiệu riêng của a Ví dụ: “Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị”.Trong định nghĩa này, để định nghĩa “nước” người ta nêu lên một khái niệm đã biết, đã được định nghĩa rồi, đó là “chất lỏng”. Khái niệm này gần gủi (về tính chất) với khái niệm cần định nghĩa. Cụ thể ở đây người ta không nêu chất, chất rắn hay chất khí mặc dù chúng cũng là các dạng vật chất. Nếu định nghĩa nước là chất không màu, không mùi, không vị thì người ta có thể coi pha lê và ôxi cũng là nước vì nó thoả mãn định nghĩa này! Khái niệm này (chất lỏng) là khái niệm có bao chứa đối tượng cần định nghĩa. Tuy nhiên khái niệm chất lỏng, ngoài nước còn bao chứa một số đối tượng khác. Và, để phân biệt được nước với các đối tượng khác cùng thuộc ngoại diên chất lỏng (như xăng, dầu, rượu, bia…), nhà làm định nghĩa đã chỉ ra các dấu hiệu bản chất, đặc thù của nước, đó là: không màu, không mùi, không vị. Các dấu hiệu này (hoặc tập hợp các dấu hiệu này) chỉ có ở “nước” mà không thể có ở các đối tượng khác, mặc dù chúng cũng đều là chất lỏng. Xét một định nghĩa khác. “Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam từ ba tháng đến hai mươi năm”(Điều 25 BLHS năm 1985). Để xác định tù có thời hạn là gì? Nhà làm luật đưa ra khái niệm hình phạt. Về nguyên tắc, hình phạt là khái niệm đã được biết, đã được định nghĩa rồi (đáng tiếc là trong BLHS 1985 khái niệm này lại không được định nghĩa, mặc dù nó là khái niệm rất cơ bản của Luật Hình sự. Trong BLHS 1999 khái niệm này đã được định nghĩa - NV). Hình phạt là khái niệm gần gủi với khái niệm cần định nghĩa. Cụ thể ở đây không nêu là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước vì khái niệm này rộng (xa) hơn nhiều so với hình phạt, bao chứa cả hình phạt và trong nhiều nghành luật khác cũng có biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Do trong hình phạt lại còn có cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung; trong hình phạt chính lại cũng có nhiều loại. Vì vậy, để tách biệt hình phạt được gọi dưới tên tù có thời hạn với các hình phạt khác, nhà làm luật buộc phải đưa ra dấu hiệu bản chất, đặc trưng, dấu hiệu mà các hình phạt khác không có: buộc người bị kết án phải bị giam từ ba tháng đến hai mươi năm. Như vậy, đây là cách định nghĩa mà nhà làm định nghĩa chỉ ra một cách gián tiếp các đối tượng nghiên cứu ( thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa) thông qua việc chỉ ra các dấu hiệu bản chất trong nội hàm của khái niệm phản ánh về chúng. Cách định nghĩa này về cơ bản gồm hai bước: + Xác định xem đối tượng thuộc loại nào bằng cách nêu lên một khái niệm đã biết, gần gũi và có ngoại diên bao chứa đối tượng cần định nghĩa. + Chọn trong nội hàm của khái niệm cần định nghĩa một dấu hiệu nào đó (hoặc tập hợp một số dấu hiệu nào đó) mà những đối tượng cùng loại khác không có. Đây là cách định nghĩa cơ bản, chuẩn xác, rất khoa học, có tầm khái quát cao, mức độ uyển chuyển trong việc vận dụng vào thực tiễn rất lớn và được dùng phổ biến trong nhiều nghành khoa học và trong đời thường. Tuy nhiên, để làm được định nghĩa theo cách này là cực kỳ khó khăn và rất đáng tiếc, trong thực tế không phải mọi khái niệm đều có thể định nghĩa được bằng cách này. 2. Định nghĩa thông qua liệt kê. Định nghĩa thông qua liệt kê là định nghĩa trong đó liệt kê tất cả các đối tượng được khái niệm phản ánh. Cấu trúc lôgích của định nghĩa này có thể được mô hình hóa như sau: A = (a1, a2 …., an) Ví dụ: Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điều 679 BLDS). Đây là cách định nghĩa nhằm thẳng vào ngoại diên của khái niệm mà không phải gián tiếp thông qua nội hàm để làm bộc lộ ngoại diên như cách định nghĩa trên. Mặc dù cách định nghĩa này khá phổ biến, đơn giản, tiện lợi, có tính cơ động nhưng tính khoa học, tính chặt chẽ và tính khái quát không cao. Trong một số các trường hợp, nếu dùng cách định nghĩa theo tập hợp gặp nhiều khó khăn, hoặc khi áp dụng nó trong thực tiễn, do tính khái quát rất cao của hình thức định nghĩa này mà sẽ có một số trường hợp cá biệt, ngoại lệ không thể đúng với định nghĩa hoặc gây nên những trở ngại nhất định cho hoạt động thực tiễn thì nhà làm định nghĩa có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê, miễn là có thể dùng nó để giải quyết những trường hợp nhất thời, cụ thể nào đó. Ví dụ, trong luật Phòng, chống ma tuý (năm 2000) nhà làm luật đưa ra định nghĩa “tiền chất” tại khoản 4, điều 2 như sau: “Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành”. Thật ra, trong khoản 4 này phần trước cụm từ “được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành” đã là một định nghĩa về tiền chất rồi. Phần còn lại được hiểu là: Còn cụ thể chất nào là tiền chất sẽ được Chính phủ quy định sau (trong Nghị định chẳng hạn). Giả định chúng ta chấp nhận định nghĩa Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy là đúng thì nước cũng chính là… tiền chất vậy! Và do đó không thể thực thi Điều 3 cũng của Luật này bởi Điều luật này cấm sản xuất, vận chuyển, mua bán … tiền chất. Định nghĩa này có thể đúng xét về mặt khoa học nhưng chắc chắn không thể áp dụng được vào thực tế. Và phải chăng vì vậy mà nhà làm luật phải thêm vào phần “được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành”? để nhờ đó một số chất mặc dù thoả mãn định nghĩa trên nhưng vẫn được xem không phải là tiền chất, vì vậy, Điều 3 trở nên khả thi hơn?. Và thật vậy, trong Danh mục IV của Nghị định số 67/2001 NĐ-CP ngày 01- 10-2001 của Chính phủ, với cách định nghĩa liệt kê, Chính phủ đã chỉ ra một cách cụ thể các chất nào được hiểu (được coi) là tiền chất và … nước đã không được liệt kê ra. Rỏ ràng, bằng cách định nghĩa liệt kê, trong không ít các trường hợp người ta có thể “né” được những điều khó xử, có thể linh hoạt ứng phó với những bất cập mà khi sử dụng định nghĩa theo tập hợp có thể gặp phải. Tiện lợi, nhưng dưới góc độ khoa học thì lại “có vấn đề”. Trong thực tế, có không ít các trường hợp tương tự như tình huống trên dẫn tới tình trạng “vênh” khi đặt các văn bản quy phạm pháp luật trong tính hệ thống, trong tính chỉnh thể của nó, dẫn tới tình trạng luật nói “có” còn nghị định lại nói “không” hoặc Luật chờ Nghị định, tức là chờ một loại “giấy phép con”. Luật nhưng là “của Chính phủ”. Ví dụ thứ hai: Trong luật cạnh tranh mà Nhà nước ta vừa ban hành (tháng 12 năm 2004) tại Điều 39 đã không có một định nghĩa chung về “cạnh tranh không lành mạnh” dưới hình thức định nghĩa tập hợp mà đã dùng lối định nghĩa liệt kê, theo đó liệt kê ra một số hành vi bị cấm, tức bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ta biết, cuộc sống nói chung và thương trường nói riêng thì luôn vận động. Nếu ở thời điểm này chỉ có chừng ấy hành vi bị cấm nhưng trong tương lai lại xuất hiện hành vi khác cũng cần bị cấm thì nhà làm luật có đủ sức mãi chạy theo nó để sửa luật, để liệt kê thêm?, và, trong khi hành vi cần bị cấm mới đã xuất hiện mà luật chưa được sửa đổi chắc hẳn sẽ xuất hiện “khoảng trống pháp luật”, tức, không có quy phạm pháp luật để điều chỉnh?! Theo chúng tôi, trong một văn bản pháp luật nói riêng và trong hệ thống pháp luật nói chung mà có quá nhiều định nghĩa dạng liệt kê thì nó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng “chết yểu” của nhiều quy phạm pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật – hiệu lực thời gian của chúng quá ngắn ngủi!. Ngoài ra, cách định nghĩa liệt kê còn có mặt hạn chế nữa là số đối tượng thuộc B phải là hữu hạn và không nên quá nhiều. Ví dụ, người ta không thể định nghĩa số chẳn là các số sau đây: 2,4,6,8,10,12……… cũng như thật bất tiện khi định nghĩa cá gồm: cá lóc, cá rô, cá trê, cá chép…. Tóm lại, trong hai cách định nghĩa trên xét dưới các góc độ khác nhau thì cách nào cũng có ưu điểm của nó nhưng xét một cách toàn cục thì cách định nghĩa thứ nhất có nhiều lợi thế hơn. Một số trong những lợi thế của cách định nghĩa theo tập hợp so với cách định nghĩa liệt kê là ở chổ tính khái quát, tính bao hàm, tính dự liệu cao và do đó tính uyển chuyển (không cứng nhắc) của nó rất lớn, dẫn tới việc áp dụng nó một cách lâu dài và thuận lợi hơn. Điều đó có nghĩa là khi nhà làm định nghĩa đã đưa ra một định nghĩa theo tập hợp mà chuẩn xác thì dù có phát sinh một đối tượng mới, một hành vi mới người ta vẫn có thể dựa vào định nghĩa này để điều chỉnh nó, miễn là đối tượng mới, hành vi mới … nằm trong ngoại diên của khái niệm đã được định nghĩa. Theo chúng tôi, với những văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có tính ổn định lâu dài như Bộ luật, Luật thì nên đưa vào nhiều định nghĩa cách này, còn những văn bản “dưới luật” thì trong những trường hợp không thể khác được vẫn có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê. Ngoài ra, về kỹ thuật lập pháp cũng có vấn đề cần bàn thêm là: Nếu trong quá trình làm luật, nhà làm luật tiên liệu được rằng, khi đưa vào Luật một định nghĩa theo tập hợp nào đó mà nó sẽ gặp phải những trở ngại nào đó như đã nói ở trên và chắc chắn phải dùng đến Nghị định để cụ thể hoá định nghĩa này bằng một định nghĩa liệt kê thì nên chăng không nên đưa vào luật một định nghĩa theo tập hợp. Xin trở lại với khoản 4, điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý. Viết như trong khoản 4 này thì tất yếu phải dẫn chiếu đến “Danh mục do Chính phủ ban hành”. Vậy thì cần gì phải định nghĩa: Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy. Nên chăng chỉ cần viết: Tiền chất là những chất được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Đến lượt mình, Chính phủ, bằng định nghĩa liệt kê cứ thế liệt kê ra. Làm được như thế này thì Luật sẽ ngắn gọn hơn, tránh được hiện tượng “phiên dịch” văn bản tiếng Việt này bằng một văn bản tiếng Việt khác và nhiều phiền toái khác nữa. V. CÁC QUY TẮC ĐỊNH NGHĨA.(chỉ dành cho cách định nghĩa theo tập hợp) Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, nghĩa là khái niệm được định nghĩa và phần dùng để định nghĩa phải có ngoại diên bằng nhau. Vi phạm quy tắc này có thể dẫn đến những sai lầm: a. Định nghĩa quá hẹp, nghĩa là số lượng các phần tử nằm trong ngoại diên của B nhỏ hơn số phần tử nằm trong ngoại diên của A. (A > B). Ví dụ 1: “Giáo viên là người làm nghề dạy học ở bậc phổ thông” Ví dụ 2: “Đồng phạm là hai người cùng cố ý thực hiện một tội phạm” là những định nghĩa quá hẹp. b. Định nghĩa quá rộng, nghĩa là số lượng các phần tử nằm trong ngoại diên của A nhỏ hơn số phần tử nằm trong ngoại diên của B. (A < B ). Ví dụ, “đường kính là đoạn thẳng nối hai điểm của một đường tròn” là định nghĩa quá rộng vì hoá ra cả các dây cung cũng là đường kính bởi chúng củng nối hai điểm của một đường tròn!. Và, nếu như vậy thì rõ ràng số phần tử nằm trong B là quá lớn. Do đó, định nghĩa quá rộng. Để làm cho định nghĩa được cân đối, nhà làm định nghĩa đưa thêm dấu hiệu “và đi qua tâm”. Nhờ vào việc đưa thêm dấu hiệu này mà số phần tử trong B đã giảm đáng kể, nhờ đó định nghĩa trở nên cân đối. Xét định nghĩa khác: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội” là định nghĩa quá rộng vì có nhiều hành vi khác cũng nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm. Nếu ta đưa thêm dấu hiệu “có lỗi ” thì định nghĩa này vẫn rộng vì nếu như vậy thì các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng bị xem là tội phạm. [...]... cái logic khổ luyện trong học đường, Hương sẽ thấy nó đáng giá gấp bội cái áo da màu vàng nhảm nhí ấy Rình rập mãi tôi cũng rủ được Hương đi chơi lần đầu Thật đúng là sắc đẹp thường tỉ lệ nghịch với trí thông minh… Vì thế tôi quyết định phảu dạy cô bạn gái tương lai của tôi lô gích trước khi tỏ tình Tôi thì thầm bảo Hương: - Em có muốn học logic không? + Logic là gì hở anh? - Logic là môn khoa học. .. tượng cần định nghĩa Trong khoa học, và đặc biệt là trong khoa học tự nhiên có một số khái niệm cho phép và thậm chí bắt buộc phải định nghĩa theo cách này và người ta chấp nhận chúng Ví dụ: - Khí trơ là khí không tham gia phản ứng hoá học - Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau (trong hình học phẳng) Ths Lê Duy Ninh Trường Đại học luật Tp HCM Bài tập : Hãy cho các định nghĩa... anh, nó nói là "Học sinh đi thi phải cho phép mang theo sách Luật sư ra toà có sách luật, kĩ sư đi làm cũng có sách tra cứu, đến như thầy đi dạy nhiều khi cũng phải liếc vào tài liệu mới giảng bài được, thế sao học sinh lại không được"? + Em hoàn toàn nhất trí… - Nhất trí cái con khỉ Em tư duy lối mòn quá Luật sư hay kĩ sư thì đi làm, còn học sinh đi thi để thầy cô kiểm tra xem họ học và nhớ được những... ngả Tên đàn ông quyết định đuổi theo Sơ Logic Sơ Toán về đến tu viện và vô cùng lo lắng cho Sơ Logic Một lát sau, Sơ Logic cũng về đến nơi ST: Sơ Logic! Cám ơn đức Chúa là Sơ đã về! Nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra đi! SL: Theo suy luận logic, vì hắn không thể đuổi theo cả hai nên hắn theo tôi ST: Đúng! Nhưng sau đó chuyện gì xẩy ra? SL: Chỉ một điều có logic diễn ra Ðó là tôi chạy thục mạng và... quái quỉ gì thế, em muốn logic hả? Được, anh cho em logic Thế ai dạy em logic thê'? + Thì anh chứ còn ai vào đây - Tức là em nợ anh, không có anh thì làm sao em biết logic? + Hypo Contrary to Fact anh ơi Không có anh thì có thể sẽ có người khác dạy, mà biết đâu lại chả dạy tốt hơn anh đấy chứ Anh không nhớ Quang Trung Nguyễn Huệ à? Tôi la lớn lên: - Hương này, đâu phải cái gì học được cũng nên đem ra... màu xám…màu xám…màu xám !!! Logic của sơ Logic Có hai nữ tu sỹ, một trong số họ rất giỏi toán và được gọi là Sơ Toán (ST) còn người kia thì rất giỏi về Logic nên được gọi là Sơ Logic (SL) Một hôm, trời tối mà họ vẫn chưa về tới tu viện ST: Sơ có nhận thấy một người đàn ông đi theo chúng ta suốt 38 phút và 30 giây không? Không biết hắn tính làm gì? SL: Suy luận một cách logic thì hắn định hãm hại chúng... không? + Logic là gì hở anh? - Logic là môn khoa học trí tuệ em ạ Không có logic nói chẳng ai muốn nghe Biết logic rồi thì có đuổi thiên hạ cũng kéo tới nghe mình buôn dưa lê đấy + Hay quá, thế anh dạy em logic được không? - OK, nhưng trước khi học cách Lý Luận Đúng, em phải biết thế nào là Lý Luận Sai trước đã Tiếng Anh họ gọi là logical fallacy + Vậy anh dạy em cái con fallacy trước nhá? Tôi bắt đầu:... thế nào bây giờ? SL: Điều logic duy nhất là chúng ta phải đi nhanh lên ST: Không có kết quả rồi, Sơ ơi! SL: Tất nhiên là không hiệu quả rồi Vì theo lẽ logic thì tên đó cũng sẽ đi nhanh lên ST: Thế làm gì bây giờ? Với vận tốc như thế thì chỉ 1 phút nữa là hắn tóm được chúng ta SL: Cách logic nhất bây giờ là chúng ta hãy chia làm hai Sơ đi đường kia, tôi đi đường này Theo lẽ logic thì hắn sẽ không đuổi... trong một điều luật (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005) Lưu ý : Không phải của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam mà chỉ là hình thức ngụy danh- Lê Duy Ninh - Điều luật là điều khoản trong bảng luật (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005) - Điều ước là điều khoản hai bên giao ước nhau Nếu bên nào vi phạm điều ước thì bên đó phải bồi thường theo hợp đồng đấy (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005) PHÁ VỤ ÁN "CƯỠNG... năng logic nhất ST: Thế sơ đã làm gì? SL: Tôi đã hành động lôgíc nhất Tôi vén váy lên ST: Ôi trời, Sơ ơi! Thế hắn làm gì? SL: Hắn cũng thực hiện một hành động lôgíc nhất Hắn tụt quần xuống ST: Lạy cha! Chuyện gì xảy ra sau đó? SL: Logic quá còn gì nữa Sơ? Một bà sơ với cái váy vén lên chắc chắn chạy nhanh hơn một thằng đàn ông với cái quần đang tụt xuống Ðó là lý do tại sao bạn nên học thật tốt môn Logic . thì thầm bảo Hương: - Em có muốn học logic không? + Logic là gì hở anh? - Logic là môn khoa học trí tuệ em ạ. Không có logic nói chẳng ai muốn nghe. Biết logic rồi thì có đuổi thiên hạ cũng. đấy. + Hay quá, thế anh dạy em logic được không? - OK, nhưng trước khi học cách Lý Luận Đúng, em phải biết thế nào là Lý Luận Sai trước đã. Tiếng Anh họ gọi là logical fallacy. + Vậy anh dạy. chưa kể đâu phải Việt Kiều nào cũng giàu hơn người trong nước? + Ờ nhỉ. Logic vui quá anh nhỉ, anh nói tiếp đi. - Cái logic sai thứ hai tiếng Anh gọi là Hasty Generalization, trong đời thường