1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc mường ở tỉnh hòa bình hiện nay

81 652 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình là di sản văn hóa đặc sắc, gắn bó lâu đời với người Mường, Tuy nhiên, bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước những đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường nói chung và những giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trước sự biến chuyển không ngừng của xã hội. Không gian văn hóa cồng chiêng có thể coi là món ăn tinh thần thường nhật của người Mường, vậy sẽ ra sao nếu một ngày mai hình ảnh những chiếc cồng chiêng không còn xuất hiện trong cuộc sống của các bản làng?

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 6 Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường 6

1.1 Quan niệm về bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng củadân tộc Mường 61.2 Công tác tuyên truyền với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóacồng chiêng của dân tộc Mường 91.3 Tăng cường công tác tuyên truyền một biện pháp quan trọng góp phầnbảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường 14

Chương 2 Thực trạng công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay 20

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn vàphát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình 202.2 Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóacồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay – Thành tựu, hạnchế và nguyên nhân 26

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay 46

3.1 Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh HòaBình đối với công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gianvăn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường 463.2 Chủ động làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộlàm công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường 48

Trang 2

3.3 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp công tác tuyên truyền bảotồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường 503.4 Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyêntruyền 563.5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thựchiện công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóacồng chiêng của dân tộc Mường 57

C KẾT LUẬN 60

Trang 3

Trong quá trình làm khóa luận, bản thân em dù đã cố gắng hết sứcnhưng do khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo để em hoànthiện hơn bài khóa luận, nâng cao kiến thức cho bản thân.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2013

Tác giả khóa luận

Cao Thị Thúy

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Sở VH – TT&DL Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang chịu sự ảnh hưởngcủa những trào lưu văn hóa mới và tác động mặt trái của cơ chế thị trường, các giátrị văn hóa truyền thống của các dân tộc - đặc biệt là dân tộc thiểu số đang có nguy

cơ bị lấn át, mai một, biến dạng, thay thế vào đó là những trào lưu văn hóa hiệnđại ngoại nhập, lai căng Thực tế đó đòi hỏi các cấp, các ngành và mỗi cộng đồngdân tộc phải có ý thức bảo tồn, kế thừa, phát huy văn hóa dân tộc

Nói đến cồng chiêng hầu hết mỗi chúng ta đều nghĩ ngay tới không gianvăn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác văn hóa phi vật thể truyền khẩu củanhân loại, ít ai biết rằng còn có một không gian văn hóa cồng chiêng của dântộc Mường ở Hòa Bình cũng mang nhiều nét đặc sắc và độc đáo không kém.Không gian văn hóa cồng chiêng - là di sản văn hóa đặc sắc, quý giá gắn bó lâuđời với người Mường Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mườngtỉnh Hòa Bình đang được Sở VH – TT&DL tỉnh Hòa Bình lập hồ sơ đề nghịcông nhận là DSVH cấp quốc gia

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước những đặc sắc củavăn hóa dân tộc Mường nói chung và những giá trị của không gian văn hóacồng chiêng nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăntrước sự biến chuyển không ngừng của xã hội Không gian văn hóa cồngchiêng có thể coi là món ăn tinh thần thường nhật của người Mường, vậy

sẽ ra sao nếu một ngày mai hình ảnh những chiếc cồng chiêng không cònxuất hiện trong cuộc sống của các bản làng?

Phải chăng cần thiết phải có những phương pháp, cách thức mới,mạnh mẽ hơn nữa để nhanh chóng kế tục, khôi phục, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị văn hóa trường tồn của không gian văn hóa cồng chiêng củangười Mường trong giai đoạn hiện nay? Và công tác tuyên truyền có phải

là một công cụ, phương pháp đắc lực cho việc bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình hiện nay?

Trang 6

Là sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa - tư tưởng của Học việnBáo chí và Tuyên truyền và cũng là công dân đang sinh sống tại tỉnh HòaBình, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các hoạt động của công táctuyên giáo cũng như thực tế ở một số địa phương trong tỉnh, tôi nhận thấytăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóatruyền thống của các dân tộc thiểu số là một yêu cầu cấp bách Vì vậy tôi

lựa chọn đề tài “Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy

không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Khi bàn về công tác tuyên truyền một trong các mặt hoạt động của cán

bộ tuyên giáo, đã có rất nhiều công trình và bài viết của nhiều tác giả viết vớicác góc độ khác nhau Hàng năm ngành tư tưởng – văn hóa thường kỳ tiếnhành sơ kết, tổng kết với nhiều chuyên đề phong phú, đưa ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền Một số công trình có liênquan đến vấn đề này như:

- Hà Học Hợi, Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư

- Đàm Hoàng Thụ, Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nghệ thuật

trong giai đoạn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006.

Trang 7

- Kiều Trung Sơn, Cồng chiêng Mường, Nxb.Văn hóa – Thông tin

&Viện Văn hóa, Hà Nội, 2011

Hầu hết các công trình trên đều nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cậpđến DSVH, không gian văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình và thực trạngcông tác bảo tồn và phát huy ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau.Các công trình nêu trên chủ yếu đi vào nghiên cứu về bảo tồn và phát huyDSVH, không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường, dường như chưa

có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống về công táctuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường ở Hòa Bình hiện nay

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và làm rõ thực trạng côngtác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình, khóa luận đề ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huykhông gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiệnnay

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tuyên truyềntrong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường

+ Làm rõ thực trạng công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và pháthuy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyềntrong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa công chiêng của dân tộcMường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và

phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh HòaBình

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát

huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường của cấp ủy, chínhquyền, cơ quan chức năng, các cấp của tỉnh Hòa Bình từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tađồng thời kế thừa hợp lý kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đếncông tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc trongnước và trên thế giới

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợpcác phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, nghiên cứu tài liệu,

so sánh, phỏng vấn, điều tra xã hội học… để rút ra những nhận xét và kết luậnkhách quan khoa học Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liênngành như: dân tộc học, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát

6 Cái mới của đề tài

- Đề tài làm rõ được vị trí, vai trò, phương thức tiến hành công tác tuyên

truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng củadân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

- Đánh giá được thực trạng công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn vàphát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

- Đề ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyềntrong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường ở Hòa Bình hiện nay

Trang 9

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần vào hệ thống hóa lý luận về DSVH, về công tác tuyêntruyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng củadân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

- Ý nghĩa thực tiễn

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần hoàn thiện

phương thức tiến hành tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

+ Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng làm tốtcông tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêngcủa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài kết cấuthành 3 chương và 10 tiết

Trang 10

B NỘI DUNG Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng

chiêng của dân tộc Mường1.1 Quan niệm về bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.1.1 Khái lược về không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.1.1 Cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cồng chiêng của dân tộc Mường

và sau đây là một số định nghĩa cơ bản

Theo định nghĩa của cuốn Nhạc khí dân tộc Việt, xuất bản năm 2001thì: Cồng, chiêng là cuốn nhạc khí tự thâu vang gõ phổ biến tại Việt Nam,đồng thời ở một số nước châu á khác cũng có Cồng, chiêng làm bằng đồngthau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theonơi đúc, hình tròn ở giữa nới phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành.Cồng luôn luôn có núm ở giữa, chiêng có hai loại: chiêng có núm ở giữa làchiêng có núm và chiêng không có núm ở giữa là chiêng bằng

Một định nghĩa khác: cồng chiêng là những nhạc khí đơn chiếc, bằngđồng, dạng phiến mỏng, hình tròn, nhiều kích cỡ, có núm hoặc không có núm,

có thành ở vành ngoài; có nhiều tên gọi khác nhau; được sử dụng thườngxuyên, đa dạng, nhiều mục đích; khi được tập hợp thành dàn, diễn tấu theophương thức cộng đồng, phổ biến mỗi người một chiếc tạo nên một loại hìnhvăn hóa nghệ thuật

Văn hóa cồng chiêng là tổng thể mối quan hệ giữa con người với cồngchiêng thông qua việc sử dụng cồng chiêng với nhiều mục đích và chức năngkhác nhau, gắn bó lâu dài với đời sống thường ngày cũng như đời sống tínngưỡng của con người

Trang 11

1.1.1.2 Không gian văn hóa cồng chiêng

Quan niệm của người Mường Hòa Bình về không gian văn hóa cồngchiêng rất rộng Người Mường cho rằng ảnh hưởng và sự lan tỏa của khônggian văn hóa cồng chiêng trên một vùng rộng lớn gồm mặt đất, mặt nước.Không gian mặt đất và mặt đất là không gian tự nhiên – không gian có thật

Nội hàm của văn hóa cồng chiêng tức là tâm hồn, sức mạnh của bảnmường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng; in sâu, hòa đậm trong đờisống, học tập, lao động, chiến đấu thực tế và huyền thoại tồn tại và phát huylâu dài theo suốt vòng đời của mỗi người, của từng gia đình, xóm Mường

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường bao gồm một bộphận lớn địa phận tỉnh Hòa Bình – một tỉnh miền núi đa dân tộc nằm ở cửangõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyểntiếp từ đồng bằng lên miền núi, điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một trung tâm lớn Hà Nội

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường bao gồm các yếu

tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những ngườichơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ cơm mới, nhà mới,

lễ thành hôn, hội đánh cá; Lễ hội sắc bùa ), những địa điểm tổ chức các lễhội đó (nhà sàn, rẫy, bến nước, các khu rừng cạnh các làng bản, ), v.v…

Như vậy, theo quan niệm của người Mường thì không gian văn hóacồng chiêng vừa là giá trị văn hóa vật thể vừa là giá trị văn hóa phi vật thể

1.1.2 Bảo tồn và phát huy, mối quan hệ về bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.1.2.1 Khái niệm về bảo tồn và phát huy

Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Bảo tồn là sự giữ lại không để mất

đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là không để mai một, “không để bị

thay đổi, biến hóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này,

không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa, khi

Trang 12

nói đến đồi tượng bảo tồn “phải nhìn là tinh hoa”, chúng ta khẳng định giá trị

đích thực và khả năng bảo tồn theo thời gian, dưới thể dạng và nhận thức khácnhau của đối tượng được bảo tồn

Bảo tồn là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự xuống cấp hoặcphá hoại hay nói cách khác là bảo tồn có ý nghĩa bảo quản kết cấu một địađiểm ở hiện trạng hãm sự xuống cấp của kết cấu đó Như vậy, bảo tồn là tất

cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của giá trị vănhóa nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển lâu dài về vật chất cho giá trị vănhóa đó và khi cần đến phải được giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại

để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội

Bảo tồn không gian văn hóa cần được nghiên cứu thật kỹ, chọn lựaphương án thích hợp với từng địa phương, từng đặc thù riêng của nó để đảmbảo cho hoạt động của cộng đồng và các thế hệ mai sau rằng cái chúng tađang trình bày là xác thực chứ không phải đồ giả, là lịch sử chứ không phải làtuyên truyền, là sự uyên bác chứ không phải định kiến, là thông tin chứ khôngphải sự kích động, là sự cảm ứng chứ không phải là những lời sáo rỗng

Phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy

nở thêm” Phát huy được hiểu là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái

tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nói một cách đơn giản phát huy là việckhai thác, sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả Công việc này xuất phát từnhu cầu thực tế, con người muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiềungười biết đến và đem lại nhiều lợi ích kinh tế

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy

Bảo tồn và phát huy luôn gắn liền với nhau như một cặp phạm trù trongviệc xây dựng và phát triển văn hóa Bởi lẽ văn hóa là cái thể hiện sâu sắc củadân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn màkhông tồn tại, không đem ra sử dụng thì sẽ không phát huy được giá trị tiềm

ẩn chứa trong không gian, rời thời gian sẽ làm phai mờ đi các giá trị văn hóa

và nhanh chóng bị chìm vào quên lãng, chỉ khi các giá trị đó được phát huy

Trang 13

thì mới có cơ sở, căn cứ và làm điều kiện để bảo tồn giá trị văn hóa Do vậy,phát huy sẽ tạo ra hướng tiếp nhận, ảnh hưởng mới làm cho giá trị văn hóakhông bị lãng quên mà còn lan rộng và giữ vững được bản sắc của mình Bảotồn làm căn bản, làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và ngược lại pháthuy giúp cho bảo tồn được tốt hơn, và tỏa sáng hơn Vì vậy, phải xử lý hàihòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, để bảo tồn không cản trở sự pháttriển, trái lại còn tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững

1.2 Công tác tuyên truyền với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.2.1 Quan niệm về công tác tuyên truyền

Theo tiếng la tinh thì tuyên truyền là truyền bá, truyền đạt một quanđiểm nào đó Thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng để biểu đạt các hoạt độngnhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của người khác và địnhhướng hành động của họ theo khuynh hướng nhất định Theo đại từ điển báchkhoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hai nghĩa Theo nghĩa rộng,tuyên truyền là sự truyền bad những quan điểm, tư tưởng chính trị, triết học,khoa học nghệ thuật…nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức

xã hội, thành hành động cụ thể của quẩn chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền

là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thếgiới quan nhất định phù hợp với thế giới quan ấy Với quan điểm này, tuyêntruyền nghĩa hẹp chính là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng màmục đích của nó là hình thành ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quannhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tính tích cực xã hội củacon người

Hồ Chí Minh cho rằng “tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân

hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” Còn theo các nhà khoa học về công tác tư

tưởng thì công tác tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thể tuyêntruyền, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước đến đối tượngtuyên truyền, từ đó tạo cho đối tượng tuyên truyền có niềm tin vững chắc vào

Trang 14

sự nghiệp cách mạng và tự giác, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, nhằmđóng góp vào sự nghiệp CNH, HĐH đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong cuốn “Nguyên lí công tác tư tưởng” (tập 1), do PGS.TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên) định nghĩa “Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá

chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại… làm cho chúng trở thành những nhân tố chí phối, thống trị, trong đời sống tinh thần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực,

tự giác sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [ 8, tr.32].

Tuyên truyền có quá trình hình thành lâu dài trong quá trình lịch sửnhân loại Xã hội loài người được hình thành thì cũng đồng thời xuất hiệnhoạt động tuyên truyền tuyên truyền gắn liền với hình thái KT - XH khácnhau Ngôn ngữ chính là phương tiện truyền đạt thông tin sơ khai nhưng quantrọng bậc nhất của con người Qua tín hiệu âm thanh đơn giản, con người có

sự trao đổi tình cảm, tạo sự giao tiếp sinh hoạt, lao động sản xuất Hoạt độngtuyên truyền chính là hoạt động của con người tác động đến con người, vì vậy

nó là hoạt động xã hội đặc biệt, bởi chủ thể tuyên truyền và đối tượng tuyêntruyền đều là con người

1.2.2 Vai trò của công tác tuyên truyền đối với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.2.2.1 Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường là một bộ phận của hoạt động tuyên truyền vănhóa và là một bộ phận của công tác tuyên truyền nói chung

Bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường là một bộ phận của công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa củaĐảng Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường cần phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau Đối

Trang 15

với giá trị văn hóa vật thể: cồng, chiêng, nhà sàn, nghệ nhân… thì cần có hoạtđộng xếp hạng, trùng tu, tôn tạo, tu bổ… Đối với các giá trị văn hóa phi vậtthể thì cần có hoạt động sưu tầm, giới thiệu, tổ chức biểu diễn…Hoạt độngkhông thể thiếu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóacồng chiêng của dân tộc Mường là công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm tạo

ra sự đồng thuận hoàn toàn xã hội, huy động được sự tham gia của nhiềungành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong toàn xã hội vào công tác bảo tồn vàphát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường là hoạt động nhằm truyền bá, phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về giá trị văn hóa trong quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân có những hoạt động tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường.

1.2.2.2 Vai trò của công tác tuyên truyền đối với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Thứ nhất, công tác tuyên truyền góp phần phổ biến, giới thiệu đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách nhà nước về văn hóa và không gian văn hóa với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường.

Thể chế hóa quan điểm của Đảng từ năm 1993, Thủ tướng chính phủ đãban hành quy định số 25/TTg về một số chính sách nhằm xây dựng và đổimới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, xác định: đầu tư 100% cho việc sưu tầm,chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thầnnhư văn hóa dân gian…

Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng tuy đã được cụ thể hóatrong một số văn bản nhưng điều quan trọng là phải phổ biến đến toàn thể cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Bảo tồn và phát hu giá trị văn hóa làviệc lâu dài, phức tạp và gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự hợp sức và tham giacủa các ngành, nhiều tổ chức và cá nhân trong đó có cán bộ, đảng viên và

Trang 16

nhân dân là lực lượng đông đảo và quan trọng nhất Các quan điểm, đườnglối, chính sách của đảng và nhà nước cần triển khai sâu rộng, tác động vàonhận thức và hướng đến thay đổi hành vi của mỗi cá bộ, đảng viên và nhândân Để làm được điều này, công tác tư tưởng mà ở đây là công tác tuyêntruyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường đóng vai trò quyết định Thông qua hoạt động của Báo cáo viên,Tuyên truyền viên, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đượctuyên truyền, giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu, vừa tác độngvào lý trí, vừa tác động vào tính các người nghe Cùng với đó, hệ thống cácphương tiện truyền thông đại chúng khác như: phát thanh, truyền hình, báoin…cũng tham gia hết sức hiệu quả trong công tác tuyên truyền chủ trương,đường lối, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Đảng và Nhànước đến đông đảo nhân dân Với một hệ thống binh chủng tuyên truyền,công tác tuyên truyền đóng vai trò không thể thay thế được trong việc truyềntải các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn

và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi những giá trị về không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường.

Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường nó có vai trò to lớn trong việc phổ biến các giá trịkhông gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường đến mỗi cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân Hằng năm thông qua các hoạt động tuyêntruyền miệng, sinh hoạt chuyên đề các giá trị văn hóa được làm sáng tỏ, cácchương trình truyền hình, phát thanh, phóng sự, các bài báo cũng thườngxuyên đăng tải, phát sóng đưa tin giới thiệu, ca ngợi những vẻ đẹp, giá trị…khơi dậy lòng tự hào đối với những giá trị văn hóa đó của địa phương, đấtnước Bên cạnh đó hoạt động kỷ niệm, nhiều buổi diễn, các lễ hội được tổchức khắp nơi góp phần giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa đó đếnđông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh

Trang 17

Thứ ba, thông qua hoạt động tuyên truyền cũng hình thành ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường.

Vai trò của công tác tuyên truyền là giáo dục từng người ngoài mụcđích của tuyên truyền còn cung cấp tri thức, phổ biến giáo dục đường lối,chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước mà còn nâng cao ý thức từ đótạo lập hành động tích cực trong quần chúng Muốn bảo tồn và phát huy thìyếu tố quan trọng là hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗingười, mỗi cán bộ, đảng viên Hình thành và nâng cao ý thức là một quá trìnhlâu dài, đôi khi là phức tạp, quanh co, bởi mỗi chúng ta thường hoạt độngtheo những nếp nghĩ tiêu cực, lạc hậu, có sẵn theo những thói quen cố hữu

Để thay đồi nếp nghĩ tiêu cực, lọc thành những nếp nghĩ mới, ý thức mới vànhất là những thói quen, tập quán thì không hề dễ dàng Công tác tuyêntruyền thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để tácđộng đến đối tượng cả về lý trí và tình cảm giúp thay đổi nhận thức, tạo lập ýthức mới và khơi dậy tinh thần và trách nhiệm trong quần chúng Ưu điểmcủa công tác tuyên truyền là một binh chủng tuyên truyền rất hùng hậu cónhiều kênh, nhiều hình thức, nhiều phương pháp khác nhau và hơn thế lại cóthể phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng Chính vì thế côngtác tuyên truyên bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dântộc Mường có thể hoàn thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán

bộ, đảng viên trong việc giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống,tạo tiền đề cho những hành động tích cực đúng đắn về sau

Thứ tư, góp phần xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường.

Xã hội hóa là một giải pháp quan trọng nhằm huy động các lực lượngtrong xã hội tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Điềunày hoạt động bằng nhiều cách khác nhau trong đó có công tác tuyên truyền.Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêngcủa dân tộc Mường trong việc nâng cao nhận thức, tạo ra sự đồng thuận trong

Trang 18

xã hội, huy động sự đóng góp tham gia của nhiều thành phần, lực lượng khácnhau trong công tác bảo tồn, phát huy Công tác này được quan tâm đẩy mạnhthì hoạt động xã hội hóa diễn ra càng nhanh chóng, rộng rãi và đi vào chiềusâu, huy động được nhiều ngành, nhiều lực lượng tham gia và bảo tồn.

1.3 Tăng cường công tác tuyên truyền một biện pháp quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

1.3.1 Bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường là một nhiệm vụ cụ thể của công tác bảo tồn, phát huy các DSVH của dân tộc

Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa số là một trong nhữngvấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm

Do nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có DSVH, nênngay từ năm 1943, tức là khi chưa giành được chính quyền từ tay đế quốc,

phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bản Đề cương văn hóa

trong đó nêu rõ quan điểm Dân tộc - Khoa học và Đại chúng trong đường lốivăn hóa của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65/SL

về việc Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam

Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), hòa bìnhlập lại trên miền Bắc nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định519/TTg ngày 29/10/1957 về việc Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam

cũng đã xác định rằng: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản

Trang 19

văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ

và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh”.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đã được chính phủ và các ngànhVăn hóa thể chế hóa, triển khai đưa vào cuộc sống thông qua việc ban hànhmột số văn bản nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn, phát huybản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số cũng như bảo tồn và phát huy DSVH củadân tộc

Năm 1998, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trungương 5, khóa VIII về việc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Ngày 03/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị số39/1998/CT – TTg về việc đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số Một trong tám mục tiêu và giải pháp nhằmkhai thác tiềm năng, đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi

và đồng bào dân tộc thiểu số mà Chính phủ đưa ra đã xác định rõ: “Làm tốt

hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số (như các chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các bản….) và các di sản có giá trị khác”.

Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đã nhấn mạnh “Về xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cũng đã

nhấn mạnh đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc: “Di sản

văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” Hội

nghị Trung ương 10 (khóa IX) diễn ra từ 14/4 đến 22/4/2001 đã tiếp tục

khẳng định: “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản

Trang 20

văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hóa với bên ngoài”.

Bốn năm sau, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãthông qua, Chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật di sản văn hóa năm 2001,Luật có hiệu lực từ 1/1/2002

Năm 2001, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa, lần đầu tiên có

chương về “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể”, Bộ Văn hóa Thông tin triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn

-2001 - 2005” trong đó có chương trình về bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật

thể với trên 400 dự án do viện nghiên cứu và các tỉnh thực hiện

Không gian văn hóa cồng chiêng là một nét văn hóa của dân tộcMường, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần làm nên nét đẹp văn hóa củadân tộc Việt vì vậy cần có những quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng

và Nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị vô cùng quý báu đó trước nguy cơ

1.3.2.1 Biến đổi về một số trường hợp sử dụng chiêng trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình hiện nay

Những trường hợp đã hoàn toàn mai một: chiêng lệnh của lang khôngcòn tồn tại bởi chế độ lang đã bị cách mạng xóa bỏ từ thời kỳ trước như vậy,vai trò của lang đã biến mất kéo theo sự biến mất của việc sử dụng lệnh cồngchiêng của lang ví như sử dụng trong săn bắt, neo trèo, xuống đồng…

Trang 21

Những trường hợp ngày càng hiếm hoặc ít thay đổi như: chiêng cúngthần linh, chiêng cúng linh hồn người sống, chiêng cúng tổ tiên, chiêng chúc

lễ tết, đám cưới…tuy nhiên Tỉnh Hòa Bình vẫn còn giữ lại được phần nàonhững hoạt động chiêng trong một số dịp đặc biệt

Thay vào đó là những trường hợp sử dụng chiêng nhiều hơn như: dùngchiêng để đón khách, dùng chiêng trong các dịp lễ hội, dùng chiêng trong cácdịp lễ lớn…

1.3.2.2 Biến đổi văn hóa cồng chiêng từ góc độ quan hệ sở hữu

Từ nhà có ít chuông đến nhà có nhiều chuông: Ông Quách Văn Ực 66tuổi ở Mường Bắp xã Xuất Hóa huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, hiện nay có

hơn 20 chiếc chuông “xưa” đa số do ông chuộc lại của những người mua

đồng nát; Ông Bùi Văn Hày 72 tuổi, xóm Định, xã Mãn Đức huyện Tân Lạc

có 12 chiếc chiêng “xưa”; ông Bùi Tiến Xô 50 tuổi thôn 68 xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, thành phố Hòa Bình có 20 chiếc chiêng “xưa”.

Biến đổi từ sở hữu tư nhân đến sở hữu tập thể

Sở hữu các tổ chức: Sở hữu cộng đồng làng xóm: Bộ chiêng của xómMát Dưới, xã Dân Chủ, thành phố Hòa Bình do tịch thu của lang từ năm 1954hay một ví dụ nữa: xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi được Sở Văn Hóa Hòa Bìnhtặng một bộ cồng chiêng 12 chiếc

Sở hữu của tổ chức, cơ quan nhà nước: ngay trong thành phố Hòa Bình

có khá nhiều tổ chức, cơ quan sở hữu chiêng: công ty Du Lịch Hòa Bình,trường cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Tây Bắc, bảo tàng Hòa Bình, ĐoànNghệ Thuật Dân Tộc thuộc tỉnh Hòa Bình, trung tâm Văn Hóa tỉnh…Mỗi cơquan, tổ chức có ít nhất một bộ chiêng trở lên, tức là từ 7 đến 20 chiếc

Biến đổi từ sở hữu cộng đồng tới sở hữu ngoài cộng đồng

Từ sở hữu cộng đồng đến sở hữu ngoài cộng đồng: ngày nay, không chỉ

có những người Mường sở hữu mà nó còn là người dân tộc kinh, họ sở hữucồng chiêng qua mua lại của chính người dân tộc mường hay do mua lại quakhâu trung gian, mang yếu tố thương mại với mục đích sử dụng làm vật trangtrí đồ cổ

Trang 22

1.3.2.3 Biến đổi liên quan đến diễn tấu chiêng

Về người diễn tấu cồng chiêng: người diễn tấu cồng chiêng là Mặt trận

Tổ Quốc tổ chức diễn tấu trong ngày hội đoàn kết toàn dân; là cơ quan vănhóa, phòng văn hóa, trung tâm văn hóa; công ty du lịch…

Mục đích sở hữu: thực hiện và hình thành chủ trương nhà nước, đường

lối, chính sách của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong

đó có cồng chiêng…; diễn trong các lễ hội; cồng chiêng trở thành hàng hóatrong kinh doanh và thương mại nhằm mục đích lợi nhuận; mục đích trongquảng bá, giới thiệu với các dân tộc anh em và trên thế giới

Môi trường diễn tấu: về không gian diễn tấu là sân vận động của

huyện, tỉnh; diễn ở sân khấu trong nhà và ngoài trời; vùng mường, quê, thànhphố Thời điểm là các lễ hội, sự kiện lớn; thời gian trước kia là tùy thích thìbây giờ có giới hạn thời gian trong tổ chức

Chương trình cồng chiêng có diễn tấu: được thể hiện trong các hội văn

nghệ quần chúng, chương trình kỷ niệm lớn

Nguyên nhân của những biến đổi trên

Tác động mang yếu tố thời gian: Những năm đầu thế kỷ XX, ngườiMường tỉnh Hòa Bình còn giữ được trên 1 vạn chiếc chiêng với hàng trăm bộchiêng Năm 1976, vì túng thiếu, nhiều gia đình đã bán cồng chiêng với giá rẻnhư bèo Người mua đồng nát đã đập vụn từng chiếc rồi bỏ vào bao tải mang

đi Sau năm 1990, kho tàng cồng chiêng tiếp tục bị chảy máu, trong đó, mấtnhiều nhất là những chiếc chiêng cổ quý giá mà không còn nơi nào đúc nữa,

có thể thấy hiện tượng chiêng bị vứt xó hay mang ra dùng với các mục đíchkhác như dùng làm vung, chậu, nồi đựng thức ăn gia súc… qua lời kể của bàNguyễn Thị Điện, xóm Đúp, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình

Tác động qua biến đổi môi trường và điều kiện sống của người mường:Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều phương tiện hiện đại phục vụ đời sốngcủa người dân thì yếu tố cồng chiêng không còn được coi trong nữa với suynghĩ của một số người dân về cuộc sống mới này Anh Bùi Tú Cao cũng nhưnhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khác cho rằng, nguyên nhân chủ yếu

Trang 23

của sự mai một là do sự chuyển đổi hình thái KT - XH, tập quán sản xuất, môitrường sống; sự bùng nổ dân số, công nghệ thông tin – truyền thông và cácloại hình giải trí mới xâm nhập Mặt khác, sự lãnh đạo, quản lý giá trị văn hóacồng chiêng đôi khi ở một số nơi bị buông lỏng Các nhà quản lý chưa nhậnthức đầy đủ những giá trị và ảnh hưởng của không gian văn hóa cồng chiêngvới cộng đồng Do đó, thiếu sự đầu tư tương xứng để sưu tầm, nghiên cứu,bảo tồn và phát huy, góp phần vào sự phát triển KT - XH của địa phương.

* * *

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường là tổng hợp cácyếu tố cồng chiêng, các bản nhạc, người sử dụng cồng chiêng, các lễ hội cồngchiêng và địa điểm diễn ra các lễ hội cồng chiêng Bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng là một công việc phức tạp nhưng vô cùng cần thiếtgóp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của nền văn hóa Việt Nam Giữcho không gian văn hóa của dân tộc Mường không bị mai một theo thời gian

và tiếp tục phát huy giá trị của nó trong đời sống hiện đại là trách nhiệm củamọi cấp, mọi ngành của tỉnh Hòa Bình, trong đó công tác tuyên truyền giữmột vai trò hết sức quan trọng

Trang 24

Chương 2 Thực trạng công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn

và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc

Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hènóng, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C Tháng 7 có nhiệt

Trang 25

độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất,trung bình 15,5 – 16,50C.

Là một tỉnh miền núi cộng với khí hậu thời tiết đặc thù và địa bàn cưtrú của người mường chủ yếu dọc theo các thung lũng hẹp, dọc theo các triềnsông, suối, các đồi núi… Từ địa bàn cư trú đã tạo nên cơ cấu kinh tế đậm nétbản địa miền núi, tạo nên một cộng đồng mường khép kín, mang những nétvăn hóa riêng biệt, độc đáo, nhiều yếu tố tâm linh huyền thoại Tuy nhiên, dođịa bàn cư trú như vậy đã tạo nên không ít những khó khăn cho công táctuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc đó ởđây là không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc mường như: các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước chậm đến với quần chúng nhândân, các phương tiện, hình thức tuyên truyền còn chưa đi đến sâu, sát quầnchúng nhân dân dẫn đến việc tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gianvăn hóa cồng chiêng cảu dân tộc Mường gặp nhiều khó khăn đòi hỏi công táctuyên truyền cần có sự nâng cấp, đổi mới về phương tiện, phương pháp vàcách thức tuyên truyền đến từng đối tượng

Tỉnh có 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, KimBôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và Thành phốHoà Bình với 210 xã, phường, thị trấn Hầu như huyện nào, xã nào cũng cócồng chiêng Mường nó là một đặc điểm văn hóa và cũng là một yếu tố thuậnlợi cho công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường được tiến hành đồng bộ và có sự phối kết hợp, trợgiúp lẫn nhau trong tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên sự phân chia như vậy cũng gâytrở ngại cho công tác tuyên truyền vì phải tiến hành tuyên truyền ở tất cả cáchuyện khó khăn cho sự phân công, phối hợp giữa lực lượng tuyên truyền, khókhăn cho sự thống nhất, đồng bộ tuyên truyền, yêu cầu công tác tuyên truyềnphải có sự đồng bộ, phân công lực lượng hợp lý…

2.1.1.2 Về kinh tế, xã hội

Năm 1991, tỉnh Hòa Bình tái lập và đặt trọng tâm vào phát triển KT –

XH với nhịp độ cao Trong thời kỳ đổi mới, cơ cấu các thành phần kinh tế của

Trang 26

tỉnh cũng có những chuyển biến khá rõ nét Tăng trưởng kinh tế bình quântrong 5 năm (2005-2009) đạt 13,85% Năm 2009: Ước tính tăng trưởng kinh

tế đạt 13,5%; Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 53,8%, Công nghiệp xây dựng chiếm31,7%, Nông-lâm nghiệp chiếm 14,5%; Thu nhập bình quân đầu người/nămtăng từ 7,4 triệu đồng năm 2006 lên 16,9 triệu đồng năm 2009; Tốc độ tăngtrưởng GDP năm 2010 ước đạt 11,7%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,39% năm

2006 xuống còn 1,04% năm 2009

Hòa Bình có 832.543 người dân (tháng 7/2009) Mật độ dân số 171người/km2. Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%, người Việt(Kinh), Thái, Dao, Tày, Mông; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở cácđịa phương trong tỉnh Sự nghiệp giáo dục được phát triển toàn diện, chấtlượng dạy học được nâng cao ở các cấp học, bậc học Công tác xã hội hoá Y

tế phát triển mạnh, chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Mạnglưới y tế cơ sở được củng cố, hiện nay 15/15 trạm y tế có Bác sỹ, 3/15 trạm y

tế đạt chuẩn Quốc gia, 98% số tổ dân phố, xóm bản có nhân viên y tế

Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng KT – XH của tỉnh Hòa Bìnhtương đối cao Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện rõ rệt điều nàyảnh hưởng nhất định đối với công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình Về mặt thuận lợi,công tác tuyên truyền được đầu tư, nâng cấp nhiều phương tiện thông tin hiệnđại, đối tượng tuyên truyền tiếp thu thông tin dưới nhiều hình thức nhanh hơn,

dễ dàng hơn và hiệu quả tuyên truyền cao Bên cạnh mặt thuận lợi thì với tốc

độ tăng trưởng KT – XH như vậy kéo theo những xu hướng thẩm mỹ tầmthường, những nhìn nhận lệch lạc về bản sắc cũng như giá trị văn hóa của dântộc đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyên truyền phải nâng cao trình độ và kịpthời nắm bắt thông tin để tuyên truyền ngăn chặn kịp thời những biểu hiệnlệch lạc đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.s

Trang 27

2.1.2 Vài nét khái quát về dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình có khoảng 447 nghìn người dân tộc Mường chiếm tới63,3% (2009) số dân trong tỉnh Trong đó các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, LạcSơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong – là những huyện có mật độ dân Mườngsinh sống dày đặc Người Mường cứ trú chủ yếu ở các thung lũng có núi đábao bọc Nhà cửa, xóm làng của người Mường thường được dựng dưới chânđồi, chân núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng Nhà người Mường dựng nhà vàonhững nguyên liệu có sẵn từ cột nhà, mái nhà, tường nhà…tất cả đều lấy từtrên rừng Người Mường có nền văn hóa đồ sộ: rượu cần, nhà sàn, hệ thống sửthi, các làn điệu, lễ hội đặc sắc, đặc biệt nhất là không gian văn hóa cồngchiêng – vật báu, hồn thiêng của người Mường

Người Mường Hòa Bình chiếm phần lớn số dân trong tỉnh, cư trú ở địabàn khó khăn cho việc giao thông đi lại người Mường lại là chủ nhân củakhông gian văn hóa cồng chiêng Mường – giá trị văn hóa đặc sắc đang cónguy cơ bị mai một thì yêu cầu công tác tuyên truyền phải phát huy hơn nữavai trò của mình trong việc tiếp cận, nâng cao nhận thức của đồng bào dântộc, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từngđối tượng, lứa tuổi, giới tính đặc biệt là phù hợp với phong tục tập quán vàphải biết ngôn ngữ của đồng bào dân tộc để công tác tuyên tuyền bảo tồn vàphát huy không gian văn hóa cồng chiêng Mường đạt hiệu quả cao

2.1.3 Đặc điểm của không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

2.1.3.1 Những đặc điểm cơ bản của không gian văn hóa cồng chiêng

Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa cồng chiêng vừa

là giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Hàng nghìn dàn chiêng, hàngchục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục những bản nhạc chiêng đặc sắc,phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, mơ ước về cuộc sống bình yên, no đủ, hạnhphúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay, quyến rũ đã song hànhnâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người của cộng đồnglàng, xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển dân tộc

Trang 28

Cồng chiêng Mường thường chia thành 2 loại: chiêng “hơ” và chiêng

“nay” Chiêng “hơ” là loại chiêng có niên đại từ lâu đời, mặt chiêng “hơ” có cấu

tạo thô ráp với những chấm nhỏ li ti, núm chiêng ở chính giữa bóng màu sáng

hồng, người Mường cổ còn gọi chiêng “hơ” là chiêng “chô cóc” - chiêng “hơ” là loại chiêng có nhiều cỡ, từ chiêng một tới chiêng sáu Còn chiêng “nay” được làm

từ đồng đỏ, mặt chiêng “nay” có những nốt nổi lên như bị búa ghè, chiêng “nay”

âm thanh ít vang xa và kết cấu không đẹp bằng chiêng “hơ”.

Bên cạnh chiếc cồng chiêng, khác với người Tây Nguyên là dùng tay đánhcồng, người Mường dùng dùi đánh cồng Cấu tạo của chiếc dùi cũng có đặc điểmriêng biệt về chất liệu, vừa dễ sử dụng vừa mang lại âm sắc độc đáo Dùi đánhcồng của người Mường thường được làm bằng gỗ cây ổi hay cây nhâm vòng vừanhẹ vừa dẻo vừa chắc và sử dụng được lâu bền Ngày xưa hầu hết các gia đìnhngười Mường khá giả đều có cồng chiêng trong nhà, nhiều nhà còn có tới 2- 3

bộ cồng chiêng Do mỗi dàn cồng chiêng có 12 chiếc nên số lượng ngườitham gia mỗi phường bùa là khá đông, phường nào ít cũng phải 15- 20 người,phường nào đông lên tới hơn 30 người

Bộ phận thứ ba của không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường lànhững bản nhạc tấu cồng chiêng Có rất nhiều bản nhạc tấu cồng chiêng và lời bàihát khác nhau nhưng có thể chia thành các dạng cơ bản sau: Chiêng xắc bùa, cồngtrong lễ cưới, cồng trong tang lễ và cồng đi săn Ngoài ra, người Mường còn sửdụng cồng chiêng trong các dịp như mừng nhà mới, lễ cơm mới, lễ xuống đồng,dùng để báo động khi hỏa hoạn, giặc giã hoặc thú dữ vào làng… Ngày nay cồngchiêng còn được sử dụng trong các ngày lễ lớn như quốc khánh, ngày bầu cử

Chiêng xắc bùa thường được sử dụng trong những ngày hội vui tươi, dịp lễ tết

hoặc có hội, tùy vào từng Mường lại có sự khác nhau về giai điệu, lời bài hátnhưng nội dung cơ bản có nhiều nét giống nhau

Bộ phận thứ tư của không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường lànhà sàn Mường và khuôn viên vườn nhà Nhà sàn Mường mang lối kiến trúc độcđáo vừa có giá trị kỹ thuật thẩm mỹ cao vừa có giá trị sử dụng tiện lợi, mát về mùa

hè, ấm áp về đông, tránh được thú dữ, rắn rết tấn công Nhà sàn Mường thường

Trang 29

được làm bằng gỗ, tre, nứa; chia làm hai phần: phần bên ngoài dành cho sinhhoạt của nam giới, là nơi tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên Phần bên trong dànhcho sinh hoạt của nữ giới nên bếp được đặt ở đây Nhà sàn Mường luôn có haicầu thang: cầu thang trước để lên thang bên ngoài, tiếp khách và cho đàn ông

đi lại, cầu thang sau dành cho phụ nữ Nhà của người Mường thường cókhuôn viên khá rộng, có hai cổng: cổng trước và cổng sau, thường để trồngrau, cây ăn quả, cây cau- giàn trầu Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của ngườiMường luôn gắn với ngôi nhà sàn Cồng chiêng được treo trên vách nhà sàn.Nhà sàn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa tâm linh mà cồng chiêng được sửdụng Do vậy, nhà sàn là bộ phận không thể thiếu của không gian văn hóacồng chiêng Mường

Hoạt động lễ hội của người Mường cũng là một bộ phận của không gian vănhóa cồng chiêng Mường Người Mường có một số lễ hội tiêu biểu đặc sắc như:Hội sắc bùa thường được tổ chức vào mùa xuân; lễ cơm mới; lễ xuống đồng; lễkhai hạ…

Một bộ phận khác không thể tách rời của không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường là khung cảnh tĩnh mịch, những xóm bản nhấpnhô, nếp nhà sàn thấp thoáng dưới bóng cây xanh, những mảnh ruộng bậcthang nối tiếp nhau theo các triền đồi, những guồng nước quay mải miết…muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp của cồng chiêng của dân tộc Mường thìphải đứng từ xa lắng nghe, tận hưởng từng âm thanh một trong chính bối cảnhhùng vĩ của núi rừng, của nếp nhà sàn, của tiếng suối chảy rì rầm thì mới cảmnhận được hết cái tinh túy của nó Không có không gian đó thì tiếng cồngchiêng không còn giữ được âm sắc của mình

Như vậy, không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường bao gồmtổng hòa các bộ phận nói trên như một thể thống nhất không thể tách rời Đóchính là những giá trị của không gian văn hóa tộc Mường nói riêng và củatỉnh Hòa Bình nói chung

Trang 30

2.1.3.2 Thuận lợi và khó khăn của công tác tuyên truyền đối với việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường rất phong phú và

phức tạp nó mang nhiều ý nghĩa linh thiêng, coi là “vật báu”, “hồn thiêng” có

vai trò rất quan trọng đối với người dân tộc Mường từ bao đời nay điều nàytạo nên một nét văn hóa đặc thù và nó được Đảng, Nhà nước và địa phươngrất quan tâm với những quan điểm, chủ trương, chính sách… để bảo tồn vàphát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường tuy nhiên điềunày cũng là một khó khăn lớn cho công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huykhông gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường nó đòi hỏi cán bộ tuyêntruyền cần phải biết tiếng dân tộc Mường, am hiểu nét văn hóa, cồng chiêng

và các giá trị không gian văn hóa cồng chiêng, phong phục tập quán và cách

sử dụng cồng chiêng Mường trong các hoàn cảnh khác nhau đồng thời phải cónhững nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền, phù hợp,sinh động và luôn đổi mới thì mới có thể tuyên truyền để bảo tồn và phát huykhông gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh đạt hiệuquả cao

2.2 Công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay – Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1 Thành tựu của công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng

2.2.1.1 Cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng

Dựa theo Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), Tỉnh ủy, Uỷ ban nhândân tỉnh Hòa Bình đã ban hành những chủ trương, chính sách và đầu tư chonhiệm vụ bảo tồn, phát huy, kế thừa và phát triển nền văn hóa dân tộc trong

đó luôn nhấn mạnh đến giá trị, vị trí và tính cấp thiết bảo tồn, phát huy vănhóa âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc

Trang 31

Mường nhằm củng cố sự trường tồn của dân tộc Và sau đây là một số côngtác chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (KhóaVIII; Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) của Tỉnh ủy và Ủy bannhân dân tỉnh Hòa Bình.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ

chức Hội nghị quán triệt tinh thần và nội dung của Nghị quyết cho cán bộ chủchốt của tỉnh, thành phần gồm đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh,

ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc

và các đoàn thể của tỉnh

Ngày 26/10/1998, Ban Thường vụ tỉnh ủy (Khóa XII) đã ban hành kếhoạch số 297 –KH/TU để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai học tập, quán triệt vàthực hiện Nghị quyết ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở Thực hiện Kế hoạch 297 –KH/TU, 100% các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, các sở, ban,ngành, đoàn thể trong tỉnh đã chủ động tổ chức triển khai quán triệt Nghịquyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng

bộ và xây dựng Chương trìh hành động thực hiện Nghị quyết Các cơ quanthông tin đại chúng (Báo Hòa Bình, Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh) xâydựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền việc triển khai Nghị quyết Tungương 5 (Khóa VIII) đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.Sau 5 năm thực hiện, về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra thông quaviệc thực hiện có kết quả các chương trình đặc biệt là chương trình bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn và phát huy di sản vănhóa của dân tộc ít người trong đó cồng chiêng Mường được hết sức quan tâm

Thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ươngĐảng (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII)

“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tỉnh ủy

Hòa Bình bổ sung thêm một số nhiệm vụ tiếp tục thực hiện 07 chương trìnhtrong kế hoạch số 297 – KH/TU đến năm 2010 trong đó có:

Trang 32

Chương trình 4: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật

thể về bảo tồn văn hóa vật thể: chú trọng công tác khảo cổ, sưu tầm, quản lý,tôn tạo, trưng bầy, giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa, các di tích lịch sử,văn hóa; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh và tranh thủ ngân sách Trung ương và

về bảo tồn văn hóa phi vật thể: thẩm định, xây dựng kế hoạch in ấn và xuấtbản một số tác phẩm văn học, công trình nghiên cứu văn hóa dân gian của cácnghệ nhân để bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa: xuất bản bộ đĩa VCD giớithiệu về phong cảnh thiên nhiên, con người và nền văn hòa Hòa Bình

Chương trình 5 : Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc ít

người về tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và sưu tầm, bảo tồn cácgiá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo tồn làng bản, nhà sàn truyền thống,cồng chiêng Mường, bảo vệ và trùng tu, khai thác các di tích, danh lam thắngcảnh gắn với việc quảng bá để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh; Xây dựngcác chương trình, tiết mục văn nghệ cồng chiêng Mường mang đậm bản sắcvăn hóa các dân tộc

Thực hiện Kết luận 30 – KL/TW, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (Khóa IX), ngày 05/7/2004 về “Tiếp tục thực hiện Nghị

quyết Tung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIII)

đã ban hành chương trình hành động số 341 – CTr/TU, ngày 01/9/2004 “Về

thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 (Khóa VIII)”, với 07 nội dung

cụ thể hóa, triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấphành Trung ương Đảng (Khóa IX) để triển khai thực hiện trong toàn đảng bộ

Sau 5 năm triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương khóa 10(Khóa IX), tháng 10/2009 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị tổngkết 5 năm việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 341 – CTr/TUcủa Tỉnh ủy để đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại từ đó rút rabài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

Trang 33

Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

2.2.1.2 Chính quyền các cấp và cơ quan chức năng đã huy động được các tổ chức, lực lượng tham gia công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng

Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo, chính quyền địaphương đối với công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình thì sự huyđộng các tổ chức, lực lượng làm công tác tuyên truyền cũng hết sức được chúý

Các lực lượng tuyên truyền đã phối hợp để tuyên truyền các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào Huy động tổ chứccác hoạt động nhân các ngày lễ, kỷ niệm, tăng cường các đội công tác về cơ

sở, nhất là những điểm nóng để nắm bắt tình hình, thực hiện công tác tưtưởng, vận động quần chúng, hướng dẫn đồng báo khắc phục khó khăn pháttriển sản xuất, qua đó tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước Tỉnh tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các buônlàng trong cộng đồng, thống kê, sưu tầm, lưu giữ các bài chiêng trong cácnghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc bản địabằng các phương tiện hiện đại Đồng thời, tỉnh cũng xuất bản sách, đĩa CD vềkết quả bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng để phát hành sâu rộngtrong đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh

Tổ chức quần chúng nhân dân học tập quan triệt đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh,thường xuyên giáo dục về truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,

về các thành tựu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và nhiệm vụ xây dựng,bảo vệ tổ quốc Đẩy mạnh tuyên truyền làm cho nhân dân hiểu rõ những âmmưu, thủ đoạn của thế lực thù địch, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác cáchmạng Kết hợp vận động quần chúng với củng cố thực hiện chính trị cơ sở,

Trang 34

phát triển hội viên đoàn viên, xây dựng lực lượng lòng cốt trong mặt trậnđoàn thể và các đoàn thể.

Để nâng cao khả năng nghiệp vụ vận động quần chúng, Ban tuyên giáoTỉnh ủy đã phối hợp với trường chính trị tỉnh mở các lớp tập huấn cho cán bộtỉnh và huyện tăng cường cho cơ sở Đồng thời phối hợp với các huyện, thị,thành ủy mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư tưởng cho đội ngũ báocáo viên cấp huyện, thành phố và cơ sở Ban cũng đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo,Trung tâm chính trị các huyện, thành phố mở lớp bồi dưỡng về chính sáchdân tộc, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Ban Tuyên giáo các cấp định kỳ tổ chức giao ban tháng với các “Binh

chủng tuyên truyền”, các ngành liên quan nhằm định hướng cho các cơ quan

thông tin đại chúng, các ngành đơn vị, nhiệm vụ, nội dung tuyên truyền cho

tháng, quý sau Định kỳ tổ chức “Hội nghị báo cáo viên” nhằm thông tin cho

các đồng chí báo cáo viên cấp tỉnh, lãnh đạo các cơ sở, ban, ngành và cácTrưởng Ban tuyên giáo các huyện, Thị, Thành ủy tình hình cụ thể địa phương

Ngành VH – TT&DL phối hợp với các ngành chức năng và các địaphương, cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động, tăng cường đưa cácđội văn hóa thông tin lưu động, đưa đường lối, chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân Tổ chức biểu diễn vănnghệ, chiếu phim, tổ chức các ngày hội văn hóa và các hoạt động, sưu tầmbảo tồn các giá trị văn hóa đặc biệt là giá trị không gian văn hóa cồng chiêngcủa dân tộc Mường ở Hòa Bình Ngành văn hóa Hòa Bình gần đây đã phốihợp với nhân dân duy trì được lễ hội Khai hạ hàng năm Trong lễ hội đó, cácbài chiêng xắc bùa có dịp được vang lên Đây là một cố gắng đáng ghi nhậnnhư trên đã nêu về sự phát huy hiệu quả giá trị cố kết cộng đồng của cồngchiêng Mường trong đời sống hiện nay Thông qua hoạt động này, các bàichiêng Mường dần trở lại quen thuộc với các vùng mường, kích thích lòng tựhào về cồng chiêng của đồng bào Mường Trên thực tế, đồng bào Mường ởkhắp nơi rất phấn khởi, sau những lần tổ chức Khai hạ có sự tham gia của cácdàn cồng chiêng, nhiều gia đình Mường đã tìm mua chiêng, đã tự giác rủ nhau

Trang 35

sinh hoạt cồng chiêng, phục dựng lại những bài chiêng mà từ lâu họ khôngdiễn tấu Như thế, mỗi lần tổ chức được lễ hội có sự tham gia của cồng chiêng

là một lần khuếch trương được giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của cồngchiêng Mường Qua đó, nhận thức về giá trị của cồng chiêng của dân tộcMường sẽ ngày càng được củng cố Từ đó ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huycồng chiêng của dân tộc Mường trong nhân dân sẽ ngày một cao hơn

Cùng với sự phối hợp giữa ngành VH – TT&DL thì sự phối hợp vớicông tác khoa giáo tuyên truyền các giá trị của không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường là hết sức cần thiết và quan trọng Tỉnh tổ chức mởcác lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc bản địa; chọnmỗi huyện, thị xã, thành phố một buôn để bảo tồn không gian văn hóa cồngchiêng Trao đổi với chúng tôi về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá,đồng chí Lưu Trung Thép – Phó phòng VH – TT&DL thành phố cho biết:

“Việc truyền dạy lại các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ có ý

nghĩa quyết định trong việc bảo tồn văn hóa Khi con em chúng ta đã yêu thích, đam mê, lúc đó các cháu mới thực sự có ý thức lưu giữ và phát huy”.

Do đó, phòng VH – TT đã thí điểm mở lớp học đánh cồng chiêng cho trẻ emtại xã Dân Chủ Hiện nay, Phòng VH – TT thành phố đang tiếp tục mở cáclớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá xoay quanh vấn đề bảo tồn và pháthuy giá trị văn hoá truyền thống Đồng thời, cử chuyên viên am hiểu và say

mê văn hoá xuống các địa bàn dạy đánh cồng chiêng, dân ca

Để bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường ở tỉnh Hòa Bình thì công tác tuyên truyền còn phối hợp với nhiều tổchức, đoàn thể tham gia tuyên truyền như: Hội cựu chiến binh, Hội người caotuổi, Hội Phụ nữ… Do đặc điểm của không gian văn hóa cồng chiêng Mường

là người đánh cồng chiêng Mường thường là phụ nữ nên cần có sự phối hợpvới Hội phụ nữ để tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn

và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường; những giàlàng, trưởng bản trong việc truyền dạy nghệ thuật đánh cồng chiêng

Trang 36

2.2.1.3 Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền bước đầu dã

có sự đổi mới ngày càng phù hợp với các đối tượng tuyên truyền

- Về nội dung tuyên truyền

Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương côngtác tuyên truyền đã thực hiện tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, địa phương về công tác tuyên truyền bảo tồn vàphát huy các DSVH, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc… cho đôngđảo đội ngũ cán bộ, quần chúng nhân dân để góp phần vào thực hiện có hiệuquả công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

Bên cạnh việc tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách thìcông tác phổ biến pháp luật về bảo tồn và phát huy DSVH cũng được hết sứcchú trọng để nâng cao nhận thức và tuân thủ đúng pháp luật về bảo tồn cácDSVH, giá trị truyền thống của dân tộc

Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân – chủ thể sáng tạo và sởhữu, sử dụng không gian văn hóa cồng chiêng – hiểu được giá trị vật chất vàgiá trị tinh thần của không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường đểgiữ gìn, bảo vệ cồng chiêng, học đánh cồng chiêng, sử dụng cồng chiêngtrong dịp cần thiết

Công tác tuyên truyền đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền cho người dânthấy được vị trí, vai trò của việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường Thấy được ngững nguy cơ của sự mai một khônggian văn hóa cồng chiêng, thúc dục các cơ quan chức năng, quần chúng nhândân có hành động tích cực trong việc bảo tồn và phát huy Điều đó đã đượcminh chứng trong thực tiễn, tỉnh Hòa Bình đang hoàn thiện hồ sơ đề nghịcông nhận không gian văn hóa cồng chiêng Mường là DSVH phi vật thể cấpquốc gia; tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá, bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa đặc sắc này

Thông tin tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng Mường Hòa Bình rất đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác và mang

Trang 37

tính thời sự đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống, đảm bảo cung cấp đầy đủthông tin cho quần chúng nhân dân.

- Về hình thức và phương pháp tuyên truyền

Hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng Mường rất phong phú và đa dạng Bao gồm cảphương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông hiện đại

Các hình thức tuyên truyền được sử dụng chủ yếu như hình thức cổđộng trực quan: pano, áp phích, biểu ngữ, khẩu hiệu, tranh cổ động…về tuyêntruyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộcMường ở tỉnh Hòa Bình

Các bài tham luận về bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng Mường: 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu

văn hóa và nghệ nhân dân gian tại hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị của

văn hóa cồng chiêng của dân tộc” Mường vừa tổ chức tại Hòa Bình, không

chỉ làm sáng rõ những nét đặc sắc mà còn nêu bật một số vấn đề trong thựctiễn quản lý cũng như các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồngchiêng Mường

Bên cạnh đó thì công tác văn hóa văn nghệ về bảo tồn và phát huykhông gian văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình cũng hết sức được chútrọng Từ năm 2000 đến nay đã dàn dựng được trên 8 chương trình lớn,huy động hàng nghìn nghệ nhân và hàng nghìn chiếc chiêng trình tấu,

trình diễn, phục vụ nhân dân, khách ở các tỉnh bạn và quốc tế nhân những

ngày lễ lớn của tỉnh, đất nước Từ những chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước và từ hiện thực sinh động đã tạo nên niềm tin, phấn khởi trongnhân dân, mở ra triển vọng, bước đi mới cho vị trí, giá trị của nhiệm vụ bảotồn, phát huy âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng củadân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

Lễ hội cồng chiêng lần thứ I năm 2011 được huy động với số lượngngười tham gia đông nhất từ trước đến nay Ngoài 1.000 nghệ nhân của tỉnhcòn có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân đến từ các tỉnh trong cả nước Tại

Trang 38

ngày diễn ra lễ hội, gần 1.500 chiếc cồng chiêng sẽ cùng trình tấu một lúcnhững bài cồng chiêng; tái hiện một số lễ hội truyền thống; tổ chức diễu hànhđường phố; thi hòa tấu cồng chiêng Lễ hội được tổ chức là dịp để tỉnh taquảng bá hình ảnh văn hóa Mường ở Hòa Bình đến với bè bạn trong nước vàquốc tế; là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồngchiêng Đặc biệt, lễ hội có sự tham gia của một số tỉnh bạn như: Đắc Lắc, GiaLai, Thanh Hòa, Phú Thọ, Sơn La

Phương pháp tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóacồng chiêng cũng hết sức phong phú và đa dạng

Tuyên truyền thông qua báo chí, Báo Hòa Bình đã góp phần không nhỏvào việc tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêngMường Hòa Bình với những chuyên trang, chuyên mục về không gian vănhóa cồng chiêng Mường

Đài truyền hình tỉnh Hòa Bình cũng đã góp phần không nhỏ vào côngtác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng MườngHòa Bình Trong những nội dung đã in ấn, đang tải trên báo và truyền hìnhcủa tỉnh Hòa Bình thì đã có đến 10% tin bài, tác phẩm có nội dung liên quanđến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong đó có không gian văn hóa cồngchiêng Mường

Ngoài việc xuất bản những ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp tỉnh còn xây dựngđược nhiều những biến quảng cáo lớn, phát hành hàng nghìn đĩa CD và nhiềuchương trình trên các phương tiện thông tin, đại chúng

2.2.1.4 Về hiệu quả tuyên truyền

Thứ nhất, về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng đối với công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng.

Không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường là vật báu, có giátrị văn hóa đặc biệt, nhận thức được những giá trị đặc biệt cũng như giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc, là DSVH cần được công nhận và bảo vệtrước nguy cơ mai một thì cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Hòa

Trang 39

Bình đã có những hành động nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóacồng chiêng của dân tộc Mường này.

Điều đó được thể hiện ở việc 63,4% sô các cán bộ tuyên giáo, văn hóa,

phóng viên báo chí, truyền hình được hỏi cho rằng “công tác tuyên truyền

bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường” là

“quan trọng”, 24% số người được hỏi cho rằng là “bình thường”, 10,6% số người được hỏi cho rằng là “rất quan trọng” và 0% cho rằng là “không quan

trọng”.

Khi được hỏi: “thái độ của cấp ủy, chính quyền Hòa Bình đối với công

tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường” thì có tới 51, 33% số người được hỏi cho rằng là : “quan tâm”, 34% số người được hỏi có thái độ là “rất quan tâm”, 14,67% số người

được hỏi có thái độ là “ít quan tâm”, 0% có thái độ “thờ ơ”.

Đánh giá về hiệu quả công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng Mường thì có tới 68,66% số người được hỏi cho

rằng hiệu quả ở mức “trung bình”, 22% số người được hỏi cho rằng ở mức

“thấp”, 7,3% cho rằng ở mức “tương đối cao”, 2% cho rằng ở mức “rất cao”.

Thứ hai, về nhận thức của người dân đối với công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường

Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồngchiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình đã tác động mạnh mẽ tới quầnchúng nhân dân đặc biệt là nhận thức

Khi được hỏi: “ Ông (bà) có quan tâm tới hoạt động tuyên truyền trong

việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường Hòa Bình không?” Thì có 12% số người được hỏi có thái độ “rất quan tâm”,

hứng thú; 61% số người được hỏi là “quan tâm” tới công tác, 22% số người

được hỏi là có thái độ bình thường, 10% số người được hỏi có thái độ là

“không quan tâm”.

Trang 40

Từ việc quan tâm đến nội dung tuyên truyền bảo tồn và phát huy khônggian văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình thì thái độ và nhận thức của quần

chúng nhân dân cũng được nâng lên Khi được hỏi: “Ông (bà) có thái độ như

thế nào đối với không gian văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình hiện nay”

thì: 81% số người được hỏi có thái độ là “tự hào, trân trọng”, 7% số người được hỏi là có thái độ “bình thường”, 2% số người được hỏi có thái độ là

“không quan tâm”.

Với câu hỏi: “Ông (bà) có thái độ như thế nào khi chứng kiến không

gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường Hòa Bình bị xâm hại?” thì có

43% số người được hỏi có thái độ là “bức xúc, phẫn nộ”, 27% số người được hỏi có thái độ “tiếc nuối”, 25% số người được hỏi là có thái độ “bình

thường”, 5% số người được hỏi là có thái độ “thờ ơ”.

Đánh giá chỉ số sẵn sàng hành động bảo tồn và phát huy không gianvăn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay thì có:

27% số người được hỏi là có thái độ “rất sẵn sàng”, 67% số người được hỏi

là có thái độ “sẵn sàng”, 6% số người được hỏi là có thái độ là “không quan

tâm”.

Thứ ba, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình đã thu được nhiều thành tựu đáng kể.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phươngcông tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêngcủa dân tộc Mường đã đạt được nhiều kết quả to lớn

Qua việc tuyên truyền, động viên toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa, góp phần xây dựng quê hương đất nước, vận dụng phương châm củanhà nước và nhân dân cùng làm Các cơ quan văn hóa đã huy động sự đầu tưlớn của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân thực hiện sưu tầm, nghiên cứuphục dựng âm nhạc cồng chiêng – không gian văn hóa cồng chiêng Bảo tồn

và phát huy được nhiều hình thức, nội dung các bản nhạc cồng chiêng Phụcdựng lại nhiều dàn chiêng xắc bùa, trình tấu, trình diễn âm nhạc cổ truyền từ

Ngày đăng: 29/02/2016, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w