1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu dọc đặc điểm phát triển cơ thể và tâm vận động của trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi tại hà nội

66 419 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Trang 1

'

VIEN KHOA HOC GIAO DUC _

TRUNG TAM NGHIEN CUU GIAO DUC MAM NON

NGHIÊN CỨU DỌC ĐẶC ĐIỂM

PHAT TRIEN CO THE VA TAM VAN DONG CUA TRE TU 0 DEN 12 THANG TUOI

TAI HA NOI

Trang 2

Chu nhiém dé tai : PTS Han Nguyét Kim Chi

Nhóm nghiên Cửu :

BS Vũ Yến Khanh CN Lê Thị Đức

BS Phạm Thị Điểm CN Mai Ngọc Liên CN Nguyễn Thị Chính CN Phùng Thị Tường CN Nguyễn Sinh Thảo CN Tran Thu Héng

Trang 3

NGHIÊN CỨU DỌC ĐẶC ĐIỂM

PHÁT TRIỀN CƠ THỂ VÀ TÂM VẬN ĐỘNG

_ CỦA TRẺ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI

1-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

Lớn lên và phát triển của trẻ là sự gia tăng về kích thước và hoàn thiện về

chức năng của các bộ phận trong cơ thể Lớn lên và phát triển có mối liên quan chặt chế với nhau và thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ Những thay đổi trong

quá trình phát triển cơ thể ( PTCT ) và việc đạt được những kí năng vận động

trong suốt thời kì trẻ nhỏ ( 0-2 tuổi ) đều tuân theo một trình tự nhất định Trình tự này được quy định bởi sự điều khiển của các gen và chịu sự tác động qua lai giữa các yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài

Nghiên cứu đặc điểm PTCT và tâm vận động ( TVĐ ) của trẻ tức là nghiên

cứu các biến đổi về PTCT như tầm vóc, hình dáng, tốc độ phát triển của từng bộ

phận khác nhau trong cơ thể và khả năng đạt được các kĩ năng vận động của trẻ cũng như những ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài đến sự phát triển của trẻ

Phát triển cơ thể:

PTCT là sự vận động đi lên theo hướng hoàn thiện về cấu tạo và chức năng hoạt động của các giác quan, hệ thần kinh não bộ, các bộ phận của cơ thể mang tính chất sinh học Đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lý, các quan hệ xã hội của đứa trẻ sau này (Ngô Cơng Hồn - 1995 )

Quá trình PTCT không diễn ra theo một tốc độ nhất định mà xen kẽ những giai đoạn nhanh, chậm khác nhau từ ngay sau khi sinh cho đến tuổi trưởng thành Quá trình này diễn ra rất ñhanh trong thời kì trẻ nhỗ sau đớ mức độ phát triển giảm dân theo lứa tuổi Ngay sau khi sinh trẻ có hiện tượng sụt cân, nhưng chỉ sau vài ngày trẻ bất đầu lên cân, mức tăng cân và chiều cao trong vài tháng đầu là tương đối đều đặn Trung bình cân nặng của trẻ lúc 4 tháng tuổi gấp đôi

Trang 4

tăng gấp 4 lần và chiều cao tăng gấp hơn 2 lần so với khi mới sinh Song chúng ta nên lưu ý một điều quan trọng là mặc dầu tất cả các trẻ đều phát triển rất nhanh nhưng tỉ lệ và mức độ phát triển là khác nhau giữa các cá thể trẻ ( Edward

1986 ) :

Sự PTCT trong suốt thời kì trẻ nhỏ không chỉ đơn thuần tăng về cân nặng

và chiều cao mà còn có sự thay đổi về tỷ lệ giữa các phần của cơ thể do mỗi bộ phận trong cơ thể có mức độ phát triển khác nhau Bằng chứng rõ rệt nhất của những thay đổi về tỷ lệ cân đối của cơ thể là kích thước của đầu trong mối tương quan với kích thước toàn thân Đầu trẻ sơ sinh to, chiếm khoảng 1/4 so với chiều dài toàn thân Nhưng cùng với sự phất triển của cơ thể đến cuối năm thứ nhất tỷ lệ giữa dài đâu và chiều dài toàn thân là 1/5 Những thay đối tương tự còn thể hiện ở chiều đài chi dưới Trẻ sơ sinh có chân ngắn chỉ chiếm một phần nhỏ của chiều dài toàn thân Trong khi đó ở người trưởng thành chiều đài chỉ dưới bằng 1/2 chiều đài toàn thân

Một thay đổi khác trong quá trình PTCT ở thời kì trẻ nhỏ là tiếp tục quá

trình cốt hoá nhờ vậy mà chân và tay của trẻ phát triển mạnh hơn, đài hơn giúp

cho trẻ có khả năng đạt được những kĩ năng vận động mới Ví dụ: chân của trẻ sơ sinh cong, dễ gấy và chưa đủ sức để đỡ toàn thân ở tư thế đứng thẳng mà phải chờ đến cuối năm thứ nhất mới đủ mạnh và phần lớn trẻ không những có thể đứng mà còn đi được không cần đỡ từ thang tht 15 (Edward 1986) Nói đến

PTCT của trẻ em không thể không nói đến sự phát triển của não đó là rnột trong

các mặt quan trọng nhất của PTCT trong thời kì trẻ nhỏ.Sự phát triển của não bộ là đặc biệt quan trọng do những ảnh hưởng và sự liên quan chặt chẽ đến phát

triển tam lý của trẻ Sự phát triển của não càng thuần thục thì trẻ càng có khả

năng hiểu biết và hành động đáp ứng vơí môi trường và giao tiếp với cộng đồng

Khi mới sinh não phát triển chưa hoàn thiện, nhưng tiếp tục phát triển rất

nhanh trong 6 tháng đầu sau khi sinh, các tháng sau đó tiếp tục phát triển nhưng

với mức độ chậm hơn Đến 2 tuổi trọng lượng của não đạt 75% so với trọng

Trang 5

4

và trẻ nhỏ, trọng lượng của não tăng nhanh do sự tăng về số lượng các tế bào thần kinh là chủ yếu Nhưng các tế bào thân kinh muốn hoạt động được cần phải

liên kết với nhau bằng những dây gợi là trục Những dây trục cần phải nhiễm

một chất mỡ gọi là myeline mới tác dụng được

Phát triển tâm vận động:

Ở trẻ em sự PTCT là nền tảng vật chất quyết định sự PTVĐ và các hoạt động tâm lý của trẻ Hai năm đầu của cuộc sống đứa trẻ không chỉ phát triển nhanh về cơ thể mà chúng còn đạt được những thành tích lớn trong vận động các cơ Cũng trong giai đoạn này sự phát triển tâm vận động gắn liên với sự phát

triển tâm lý, ngôn ngữ của trẻ

Sự phát triển cơ thể và tâm vận động của trễ tuân theo hai quy luật cơ bản đó là phát triển theo hướng đầu-đuôi có nghĩa là từ đầu đến chân Đầu ưu tiên

phát triển trước sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể Khuôn mẫu phát triển

này được tuân thủ ngay từ khi còn là bào thai đầu hình thành trước sau đến các bộ phận khác Trong vận động cũng tuân theo trình tự này: cất được đầu, giữ

cứng cổ, nâng được vai, được thân, lẫy, bò, ngồi, đứng, đi Tiếp theo sự phát triển

xuất hiện trên cơ sỞ đử #rwng tâm ra ngoại vì tức là sự phát triển trước hết ở trung tâm cơ thể sau đó đến các chỉ Sự vận động cũng phát triển tuân theo qui luật như vậy, trước hết vận động toàn cánh tay, đến căng tay, bàn tay và ngón tay Việc đạt được các kĩ năng vận động cũng được xác định theo một trình tự nhất định từ đơn giản đến phức tạp Đầu tiên vận động ở trẻ sơ sinh chỉ là những phản xạ

không điều kiện, sau này hầu hết các phản xạ đó mất đi do quá trình hoàn thiện

của vỏ não Do sự phát triển ngày càng hoàn thiện của vỏ não đã cho phép đứa trẻ kiểm soát được nhiều loại vận động phức tạp hơn Ví dụ: lúc đầu trẻ chỉ kiểm soát được những vận động riêng lẻ của chân, bàn chân, cánh tay và cuối cùng các vận động đó được hợp nhất vào động tác " đi " Sự hợp nhất các khả năng vận động riêng biệt vào những vận động phức tạp được gọi là sự hợp nhất thứ bậc

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCT và TVĐ:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PTCT và TVĐ của trẻ như đỉnh dưỡng,

sức khoẻ, bệnh tật, chế độ chăm Sốc Nhưng có lẽ sự gắn bố mẹ -cơn (attachment) là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của trẻ, nhất là đối với

trẻ ở lứa tuổi nhỏ Trẻ càng nhỏ thì mức độ ảnh hưởng càng rõ.Sự gắn bó mẹ con:

là sự tiếp xúc cơ thể giữa mẹ và con ( thịt kể thịt - đa kề đa ) Mối quan hệ này có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ, nó thúc đẩy trẻ phát triển về

mọi mặt Trong một số các công trình nghiên cứu về trẻ mồ côi ở trại trẻ Iranian 1960 và Lebanese 1973, Dennis đã nhận thấy những trẻ mồ côi không nhận được sự chăm sóc đầy đủ của những người nuôi trẻ do đó chúng đã chậm phát triển trong việc đạt được các kĩ năng vận động và các kĩ năng khác ( Edward 1986 ) Hiện tượng này cũng xây ra tương tự đối với trẻ em ở các cô nhi viện ( trước kia )

trẻ suốt ngày ngồi lắc lư, không biết làm gì

Về những yếu tố ảnh hưởng đến PTVĐ có Heywood AH ( 1991) đã tiến

hành điều tra ngang trên 457 trẻ từ 0-2 tuổi về PTVĐ và tình trạng dinh dưỡng Tác giả đã nhận thấy trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn thì PTVĐ tốt hơn so

với trẻ có tình trạng đinh dưỡng thấp ở bất kì lứa tuổi nào

Nghiên cứu phát triển trẻ em luôn là đề tài cuốn hút các nhà nghiên cứu vì tính thời sự và luôn biến động theo từng giai đoạn phát triển của xã hội Hơn nữa các chỉ số PTCT là những chỉ số đáng tin cậy nó phản ánh một cách trung thành, đầy đủ và khách quan các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến

sự phát triển của trẻ Vì vậy nếu theo dõi liên tục sự phát triển của trẻ chúng ta sẽ có những số liệu làm cơ sở khoa học để so sánh và đánh giá sự phát triển của trẻ

ở từng giai đoạn và đó cũng là những bằng chứng chứng minh cho mối quan hệ

giữa sự phát triển cơ thể với những thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội theo từng

giai đoạn ‘

Trang 7

tục, mỗi năm đo 2 lần cách nhau 6 tháng Đây là một nghiên cứu tốt nhất được

làm cho đến nay và được trích dẫn trong cấc nghiên cứu về (tăng trưởng trong

suốt thé ki XIX Từ các số liệu nghiên cứu của Montbeillard đã được D' Aray

Thompson thể hiện bằng đồ thị chiều cao con trai Monfbeillard từ lúc đẻ đến 18

tuổi và sự gia tăng chiều cao tính theo cm/năm trong tác phẩm " On growth and form " năm 1942 ( Trích theo Lê Nam Trà 1997 )

Một nghiên cứu dài hơi khác do Bouchalova tiến hành từ 1961-1982 trên

555 tré & Bmo ( Cong hoa Sec ) từ sơ sinh đến 18 tuổi về quá trình phát triển cơ thể và những yếu tố ảnh hưởng Tác giả đã đưa ra kết quả về đặc điểm PTCT như

điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường sống của trẻ ( gia đình, nhà trường ), sức khoẻ, bệnh tật

Trong lĩnh vực tam lý thực hành, ngay từ những năm đầu của thế kỉ đã có nhiều công trình thực nghiệm và trắc nghiệm với độ chính xác ngày càng cao nhờ các phương tiện kĩ thuật tiên tiến Hàng loạt các hệ thống test được theo dõi,

đánh giá, định mức, so sánh tiến trình phát triển theo độ tuổi trên từng trẻ và giữa

các trẻ lành mạnh và bệnh lý Nhiều bộ test cho trẻ trước tuổi học đã trở thành

quen thuộc như Brunet-Lezine, Nemi, Denver

Ngoài các bộ test cồn có các công trình nghiên cứu liên quan đến phát

triển TVĐ trẻ em của các tác giả:

- Brunet-Lezine 972: phát triển tâm lý ở trẻ bé - Wallon 1972: các kiểu tâm vận động

- Rondinesco: sự phát triển của trẻ em - Zazzo: tri thông minh và chỉ số phát triển - Ticheva 1977: phát triển ngôn ngữ trẻ em

Ở Việt Nam, những năm đầu của thập kỉ 70 đã có nhiều công trình nghiên

cứu về PTCT trẻ em do các tác giả ở các cơ quan y tế, giáo dục tiến hành theo

chức năng và mục đích riêng nhưng chủ yếu là điều tra ngang Đến đâu những

Trang 8

tuổi ở 2 quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm Tiếp theo Bùi Như Thuận và cộng sự 1983-1989 ( Viện dinh dưỡng ) đã nghiên cứu về tình hình PTCT: và sức khoẻ của trẻ từ 0-72 tháng Sau đó có công trìnhcủa viện BVSKTE do Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự tiến hành trong 2 năm 1987-1989 về PTCT và bệnh tật của trẻ

từ 0-24 tháng ở quận Đống Đa ‘

Những công trình nghiên cứu đã công bố kết quả điều tra về một số đặc

điểm PTCT như cân nặng và chiều cao cùng các nguyên nhân và yếu tố anh , hưởng đến PTCT của trẻ như đỉnh đưỡng, sức khoẻ

Về TVĐ: ở Việt Nam.đối với trẻ đưới 6 tuổi để đánh giá mức độ phát triển

TVD các test Brunet-Lezine, Denver đã được vận dụng từ những năm 70 cho trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và một số cơ sở nhi khoa bởi các tác giả:

-Vũ thị Chín và cộng sự 1972-1975 ( UBBVBMTETU ) đã tiến hành thăm

đò và thực nghiệm phát triển TVĐ cho trẻ từ 0-3 tuổi ở nhà trẻ của Brunet-

Lezine ( Pháp ) Từ kết quá thực nghiệm các tác giả đã tiếp tục kiểm nghiệm lại

nhằm mục đích Việt Nam hoá thang phát triển Brunet-Lezine trong thời gian từ

1976-1980 Đến 1989 tác giả đã hồn chỉnh Việt Nam hố thang đo cùng với các hướng dẫn chỉ tiết về kĩ thật tiến hành và bộ công cụ đo

-Lê Đức Hinh 1977 ( Khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai ) đã áp dụng

test Denver ( Mỹ ) trong chẩn đoán phát triển TVĐ của trẻ em tại khoa Thần

kinh bệnh viện Bạch Mại

Đến năm 1990-1991 Hà Vỹ và cộng sự ( Viện NCTETTH ) đã sử dụng test

Denver nhu một công cụ khoa học kiểm tra mức độ phát triển TVĐ của trẻ từ 1- 72 tháng với mục đích Việt Nam hoá để làm cơ sở khoa học giúp cho những người xây dựng chương trình CSGD trẻ tham khảo

Tất cả các công trình trên đều tiến hành điều tra theo chiều ngang, song kết qủa của các công trình đã đưa ra được các mốc PT-TVĐ của trẻ ở lứa tuổi từ

1-72 tháng Đã thích nghi một số thang đo của nước ngoài để đánh giá sự phát

triển TVĐ của trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi này Qua điều tra, các nghiên cứu đã

Trang 9

bệnh tật Do các nghiên cứu mới chỉ tiến hành điều tra theo chiều ngang nên

chưa có điều kiện đi sâu vào đặc điểm quá trình PT-TVĐ của từng cá thể trẻ

Việc nghiên cứu, theo dõi liên tục trên cùng một cá thể trẻ cả về PTCT xà

TVĐ sẽ bổ xung và khắc phục những nhược điểm của phương pháp điều tra ngang, làm rõ được đặc điểm phát triển của từng cá thể trẻ do không bị xố nhồ

bởi trung bình cộng Nghiên cứu liên tục trên một cá thể trẻ sẽ thu thập được những đữ liệu khoa học mang tính liên tục và qui luật, từ đó chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm trong quá trình phát triển của trẻ Đồng thời do có sự theo dõi đều

đặn sẽ ghi nhận được những thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

của trẻ như chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, điều kiện sống Điều quan trọng là kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin và căn cứ khoa học

góp phần cho việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm vào khả năng phát triển của từng cá thể trẻ, khắc phục nhược điểm của phương pháp giáo dục đồng loạt

Với các ý nghĩa khoa học thực tiễn như trên mà nghiên cứu được tiến hành 2-MỤC TIÊU CUA DE TAI:

2.1: Mue tiêu chung: Nghiên cứu đặc điểm phát triển cơ thể và TVĐ của

trẻ từ 043 tuổi

2.2: Mục liêu cụ thể 1996-1997:

- Tìm hiểu đặc điểm PTCT và TVĐ của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi

- Xem xét mối liên quan giữa PTCT với TVĐ và những yếu tố ảnh

Trang 10

3-NOI DUNG NGHIEN CUU: Nội dung

Chỉ tiêu cụ thể Phương pháp thu thập 3.1 | Chỉ số phát Cân nặng, chiều dài nằm, Cân, đo, đếm

triển cơ thể chiều dài ngồi, vòng đầu,

vòng ngực,vòng cánh tay,

SỐ răng

3.2 | Chi sé phat So sinh: 6 chi s6 Phan xa khong diéu triển tâm vận | Từ 1-12 tháng: 43 chỉ số kiện

động Ở các khu vực: cá nhân xã | Test Denver đã Việt

hội, vận động tinh tế, ngôn | Nam hố ngữ,vận động thơ

3.3 | Ảnh hưởng qua | Phân tích trên kết quả điều | Biểu đồ tăng trưởng

lại giữa PTCT | tra về cân nặng và TVĐ va test Denver

va TVD

3.4 | Các yếu tố bên | Quan hệ gắn bó mẹ-con Phỏng vấn, quan sất, ngoài ảnh Dinh dưỡng ghi chép hưởng đến phát | Sức khoẻ-Bệnh tật triển của trẻ Điều kiện môi trường sống 4-PHƯƠNG PHÁP-KỸ THUẬT ĐIỀU TRA: 4.1: Phương pháp tính tuổi:

Tuổi của trẻ được tính từng tháng, theo ngày sinh của trẻ 4.2: Phương pháp xử lý số liệu theo thống kê sinh học:

4.2.1: Các chỉ tiêu nhân trắc: các đại lượng được tính:

Trang 11

-Tình trạng dinh đưỡng- Phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào các chỉ tiêu: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao Theo thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới với quần thể tham khảo NCHS (Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia Hoa kỳ, đã được WHO khuyến nghị là quần thể tham khảo quốc tế.) , - Thời gian mọc răng và số răng 4.2.2: Các chỉ số TVĐ-: -Tính tháng tuổi đạt được chỉ số của từng trẻ và tỉ lệ % trẻ đạt các chỉ số theo từng tháng tuổi - Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi chỉ số 4.2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCT và TVĐ: Chế đô dinh dưỡng:

+Thời gian bắt đầu ăn bổ xung và chuyển chế độ ăn

+Tính năng lượng và các chất dinh dưỡng theo bảng "Thành phần hoá học Việt Nam " So sánh với nhu cầu đề nghị của Viện dinh dưỡng để

đánh giá chất lượng của khẩu phần điều tra Bénh tat: + Tính tỷ lệ % trẻ mắc một số bệnh thông thường theo từng tháng + Tần xuất mắc bệnh Điều kiện sống: + Mức sống ( bình quân thu nhập )

+ Điều kiện vệ sinh ( môi trường sống, cấp thoát nước ) + Điều kiện chăm sóc

+ Sức khỏe các thành viên trong gia đình 4.4: Kỹ thuật và dụng cụ cân đo:

Thời điểm đo hàng tháng chung cho cả chỉ số PTCT và TVĐ: đến

Trang 12

Do các cán bộ chuyên trách là các PTS, bác sỹ, cử nhân sinh học

tiến hành cân đo theo từng tháng

Dung cụ cân đọ được sử dụng: _

+ Cân đồng hé treo do UNICEF tài trợ

+ Thước gỗ có chặn đầu và chân theo mẫu của WHO

+ Thước dây Trung Quốc đo các vòng Các chỉ số đo:

Các mốc đo được xác định bằng các đặc điểm giải phẫu xương và

cơ tương ứng

1.Can nặng ( kg )-

Khi cân cho trẻ mặc quần áo mỏng ( có trừ bì quần áo ), lấy chính

xác đến 0,1 kg Trước khi cân kiểm tra cân và chỉnh lại thăng bằng

2.Chiêu dài nằm (Chiều cao đứng)(cm):

Trẻ dưới 2 tuổi: đo ở tư thế nằm bằng thước gỗ có chặn đầu và chân theo mẫu của WHO Đặt trẻ nằm ngửa trên bàn đo, một người kéo nhẹ cho đến khi đỉnh đầu chạm sát tấm gỗ cố định của bàn đo, lúc đó hai tay cố định đầu trẻ Người thứ hai một tay đẩy tấm gỗ di động của ban đo đến sát gót chân trẻ, một tay giữ hai đầu gối của trẻ cho khỏi cong lên, đọc số đo

3.Chiéu dài ngôi (Chiều cao ngôi)(cm):

Trẻ dưới 2 tuổi: đo ở tư thế nằm Đặt trẻ nằm ngửa, đùi dựng

thẳng, cẳng chân thẳng vuông góc với đùi, một người cố định đầu trẻ cho đỉnh

đầu sát với tấm gỗ cố định của thước đo, người thứ 2 giữ chân trẻ và đẩy tấm gỗ

đi động đến sát mông của trẻ, đọc số đo 4.Vòng đầu:

Vòng thước băng, phía trước trên cung lông mày, phía sau qua ụ cham, lấy kích thước tối đa

5.Vòng ngực:

Trang 13

G.Vòng cánh tay:

Tay trẻ buông thõng, lòng bàn tay hướng vào đùi Vòng thước dây theo vòng tay, đo ở giữa cách tay phải

Các chỉ số TVĐ:

Do các cử nhân tâm lý tiến hành theo đúng tiến trình và kĩ thuật đã

được PTS Lê Đức Hinh là người được học tập nghiên cứu test Denver ở trường đại học La Habana Cuba từ những năm 1970 hướng dẫn.Theo tài liệu " Đánh giá

phát triển bằng test Denver ( Viện NCTETTH -1990 )

Lý do chon Test-Denver:

+ Đã được Việt Nam hoá

+ Test được sử dụng cho trẻ từ 1-72 tháng

+ Bộ công cụ đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, dễ sao chép lại theo nguyên bản, áp dụng phù hợp với trẻ em Việt Nam

+ Có sẵn đội ngũ cán bộ chuyên môn về tâm lý, nắm vững kĩ thuật

tiến hành test, đã từng tham gia Việt Nam hố Test-Denver

Bộ cơng cụ của test-Denver gồm:

1 Một túm len mầu đỏ

2 Một ít nho khô - có thể thay bằng hạt lạc

3 Một xúc xắc có cán

4 Tám khối vuông 2,5 x 2,5 cm với bốn mầu khác nhau ( đỏ, vàng,

xanh nước biển, xanh lá cây ) mỗi mầu sơn 2 khối

5 Một lọ thuỷ tỉnh trắng, đường kính miệng Io = 1,5 cm 6 Một chuông nhỏ

7 Một quả bóng quần ( không thay bằng bóng khác ) 8 Một bút chì đen hoặc mầu

9 Một phiếu kiểm tra test được in sẵn

Đối với trẻ sơ sinh:

6 chỉ số ( theo Vũ thị Chín )

Trang 14

- Phản xạ nắm

~ Trương lực các cơ

~ Cất tiếng khóc khi bên cạnh có sơ sinh khóc to - Khóc oa oa hay ee

- Khi mẹ bé cho bú trẻ lắc đầu tìm kiếm, há miệng, ngậm vú, bắt đầu

Nội dung test Denver

Đối với trẻ từ 1-12 tháng:

Toàn bộ test Đenver có 105 chỉ số được sắp xếp theo trình tự để trẻ

có thể thực hiện được các chỉ số trong khoảng tuổi từ 2 tuần đến 72 tháng tuổi

Các chỉ số được phân chia theo 4 khu vực: - Cá nhân - Xã hội: 23 chỉ số

- Vận động tính tế - Thích ứng: 30 chỉ số - Ngôn ngữ: 21 chỉ số

- Vận động thô sơ: 31 chỉ số

Trong đó lúa tuổi từ 1-12 tháng có 43 chỉ số cụ thể:(có bằng kèm theo)

Cách đánh giá: mỗi chỉ số của test Denver đều được biểu thị trên phiếu kiểm tra bằng một hình kẻ 6 chữ nhật Mỗi 6 hình chữ nhật được đặt ở vị trí tương ứng với tháng tuổi và phản ánh thời gian nào thì 25%, 50%, 75%, 90% trẻ

Trang 15

CÁC CHỈ SỐ TVĐ CỦA TRẺ TỪ 1 - 12 THÁNG tt | Khu vực cá nhân xã hội Khu vực vận động tinh Khu vực ngôn ngữ Khu vực vận động thô tế - thích ứng

1 | Nhìn mặt Nhìn tới đường giữa Phản ứng nghe chuông Ngấng đầu

2 | Cudi đáp Cử động đều Phát âm Nâng đầu lên 45°

3 | Mim cười hồn nhiên Nhìn quá đường giữa Cười thành tiếng Nang đầu lên 900

4_ | Tựăn bánh Chấp hai tay Kêu la Chống tay ưỡn ngực

5| Giữ đồ chơi Nhìn theo 1800 Hướng về tiếng nói Ngồi giữ vững đầu

6 | Chơiúoà Nhìn hạt lạc Baba, mama không đặc trưng | Lẫy ( lật)

7 | Vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay | Nắm quả lắc Bắt thước âm nói Chững được

8 | Bến lẽến trước người lạ Với lấy đồ chơi Gọi được bố, mẹ, bà Kéo ngồi lên đầu không trễ

9 | Vay tay Ngồi nhìn túm len rơi Ngồi không cần đỡ

10 Ngồi cầm hai khối Đứng vịn

11 Cào lấy hạt lạc Tự ngồi lên

12 Đập hai khối vào nhau Đi vịn vào đồ đạc

13 Kẹp ngón cái vào ngón khác

14 Kẹp bằng hai đầu ngón tay

Trang 16

5-KHÁCH THỂ, ĐỊA ĐIỀM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

- Khách thể là trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi ở các gia đình sống rải

rác trong 4 quận nội thành Hà Nội Trẻ được chọn ngẫu nhiên nhưng cố gắng bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa trai/gái và nghề nghiệp của cha mẹ trẻ

- Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 6-1996

Trang 17

Thông tin chung về gia đình của trẻ được theo dõi

STT Các thông tin Trung bình Giới hạn

1 Số HGĐ được theo dõi đến 9-1997 46

2 Số con trong gia đình 1-2

3 Tuổi của mẹ khi sinh trẻ 29,5 tuổi 22-39 tuổi

4 Tuổi của bố khi sinh trẻ 33,9 tuổi 26-45 tuổi

5 Cân nặng của mẹ ngay sau đẻ 48,20 kg 40-60 kg 6 — | Cân nặng của bố 53,90 kg 45-47 kg

7 Chiều cao của mẹ 155,80 em 143-163 cm

8 Chiêu cao của bố 165,70 cm 157-176 cm

9 BMI’ ( chi sé khéi co thé ) cha me 19,90 10 BMI của bố 19,60 | *: Chỉ số khối co thé được tinh theo cân nặng / chiều cao’ BMI = biên Theo Hà Huy Khôi - 1996 các ngưỡng để đánh giá TTDD đựa vào chỉ số BMI:

Dưới 16: Thiếu năng lượng trường diễn độ HI

16-16,9: Thiếu năng lượng trường diễn độ IÍ

17-18,4: Thiếu năng lượng trường diễn độ I 18,5-24,9: Binh thudng

Trang 18

Trình độ văn hoá STT Bé(n) % Me(n) % 1 | Tiểu học 0 2 |PTCS 8 17,4 5 10,8 3 | PITH 21 45,6 31 67,4 4 |DH-trén DH 17 37,0 10 21,7 Nghề nghiệp STT Bố (n) % Me (n) % 1 | Cén b6 NN 32 69,5 21 45,6 2 | Kinh doanh 3 6,5 6 13,0 3 | Nội trợ 3 6,5 19,6 4 | Nghề tự đo 8 17,4 10 21,7 Điều kiện sống 1-Mức sống: Bình quân thu nhập n % 1-Khá từ 400-700 nghìn / tháng 20 43,5 2-Trung bình 200-390 nghìn / tháng | — 23 50,0 3-Kém dưới 200 nghìn / tháng 3 6,5

2- Tiện nghỉ đắt tiên trong gia đình

Trang 19

3-Diéu kiện vệ sinh:

-Sử dụng nước máy và hố xí tự hoại: 95%

-Vệ sinh môi trường xung quanh: Tốt: 20 - 43,5% Trung bình: 16 - 34,8% Kém: 10 - 22,0% -Nhà ở: Thơng thống, tốt: 14 - 30,4% Trung bình: 27 - 58,7% Tồi, chật chội: 5- 10,8% 4-Sức khoẻ các thành viên trong gia đình:

Trang 20

6- PHAN TICH, DANH GIA KET QUA:

6.1: Chỉ số phát triển cơ thể:

Kết quả điều tra về chỉ số PTCT được trình bày trong các bảng từ (1-9) và biểu đồ ( 1-5 )

Cân năng:(bảng 1-2)

Cân nặng của trai cũng như gái tăng nhanh trong 6 tháng đầu, nhưng mức tăng cao nhất ở tháng thứ nhất và tháng thứ 2 Trong 2 tháng đầu mức tăng trung bình của trẻ trai là 1,2 kg/tháng, trẻ gái tăng ít hơn, trưng bình O,95 kg/ tháng Từ tháng thứ 3 trở đi mức tăng chậm dần, đến ngoài 6 tháng mức tăng trung bình hang tháng chỉ còn từ 0/20 kg:0,30 kg/tháng (bảng 3-4) Mặc đầu vậy cân nặng của trẻ cũng đạt được mức tăng gấp đôi so với cân nặng sơ sinh lúc 3 tháng

tuổi đối với trẻ trai và 4 tháng rưỡi đối với trẻ gái (biểu đồ 1) Đến 12 tháng trẻ

trai đạt mức tăng gấp 3 lần và trẻ gái đạt được 2,7 lần so với cân nặng sơ sinh Trẻ trai nặng hơn trẻ gái ở tất cả các lứa tháng

Về mức tăng cân hàng tháng, trong 2 tháng đầu trẻ trai tăng nhiều hơn trẻ

gái, nhưng từ tháng thứ hai đến tháng thứ năm mức tăng chậm hơn hẳn làm cho

đường biểu diễn như một sườn đếc ( biểu đồ 1 ) Từ tháng thứ 6 trở đi mức tăng

đao động từ 0,20 kg đến 0,30 kg / tháng và lên xuống không đều Đối với trẻ gái mức tăng ít hơn và mức giảm cũng ít hơn

Xu hướng tăng cân của trẻ được thể hiện trên (biểu đồ 2) cùng với quần thể

tham khảo NCHS cho thấy: trẻ được nghiên cứu có xu hướng tăng nhanh và mức tăng cũng giảm nhanh, trong khi đó ở quần thể tham khảo NCHS có mức tăng cũng vừa phải và giảm mức tăng cũng vừa phải ở cả trẻ trai và trẻ gái

Về phát triển cân nặng và mức tăng cân từng tháng của cá thể được thể hiện trên (biểu đồ 4) Chúng tôi chọn 2 cặp:

Cặp I: - Cân nặng sơ sinh bằng nhan

- Cân nặng lúc 12 tháng khác nhau

Trang 21

Các đường biểu diễn trên đồ thị cho thấy mỗi trẻ có 1 quá trình phát triển

và mức tăng riêng không trẻ nào giống trẻ nào cho dù điểm khởi đầu và điểm kết thúc giống hay khác nhau Những kết quả này càng khẳng định thêm rằng mỗi

cá thể trễ có một con đường phát triển của riêng mình

So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp ( 85-95) thì thấy cân nặng của trẻ được điều tra cao hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giá trị của "£'đều lớn hơn 2 (bảng 5) Về mức tăng cân, khi so sánh với Lê thị Hợp và Nguyễn thu Nhan ( 87-89 ) (bằng 7) thì thấy kết quả là tương đương nhau, tức là

mức tăng cao trong 3 tháng đầu ( từ 2,4-+3,4 kg/tháng ) sau đó chậm dần cho

đến 12 tháng mức tăng chỉ còn từ 0,4 đến 0,7 kg/tháng ở cả trẻ trai cũng như trẻ gai

Chiều dài nằm( chiều cao):(bảng 1-2)

Cũng tương tự như cân nặng, chiều cao tăng rất nhanh trong 3 tháng đầu ở cả trẻ trai cũng như trẻ gái, mức tăng trung bình từ 3 đến 5 cm/tháng, khoảng trên dưới lem /tháng Trẻ trai cao hơn trẻ gái ở các lứa tháng nhưng mức tăng

lên, xuống không đều như trẻ gái

Đường phát triển chiều cao của trẻ trai cũng như trẻ gái được nghiên cứu

đều có xu hướng cao hơn quần thể tham khảo NCHS ở 6 tháng đầu, nhưng từ

tháng thứ 7 xu hướng thấp hơn và tháng tuổi càng lớn thì khoảng cách giữa 2 đường PT càng xa Mức tăng chiều cao hàng tháng của trẻ cũng giống như cân

nặng tức là tăng cũng nhanh và mức giảm cũng nhanh, trong khi đó quần thể

tham khảo NCHS có mức tăng đều đặn ở trẻ trai cũng như trẻ gái (biểu đồ 3)

Quá trình PT chiều cao của từng cá thể trẻ cũng tương tự như cân nặng có

nghĩa là mỗi trẻ có một con đường phát triển riêng cho đù điểm khởi đầu và

điểm kết thúc như nhau hoặc khác nhau nhưng quá trình PT của mỗi trẻ là khác nhau (biểu đồ 5)

So sánh với kết quả NC của Lê thị Hợp thì kết quả NC của chúng tôi cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, giá trị của "t" đều rất cao (bảng 6) Về mức tăng chiều cao của trẻ được nghiên cứu cũng tương tự như kết quả của Lê

Trang 22

thị Hợp và Nguyễn Thu Nhạn (bảng 7) tức là'mức tăng cao trong 3 tháng đầu, 3 tháng tiếp theo mức tăng chậm hẳn chỉ còn bằng 1/2 mức tăng của 3 tháng đầu và ở 3 tháng cuối năm thứ nhất mức tăng chậm han chỉ còn trên dưới 3cm/3 tháng

Chiều dài ngồi ( cao ngồi ):(bằng 1-2)

Tương tự như chiều cao đứng, chiều cao ngồi của trẻ cũng tăng nhanh

trong 3 tháng đầu, sau đó mức tăng chậm dần và dao động ở mức 11,5 cm/tháng ở cả trẻ trai và trẻ gái

Đối với chiều cao ngồi chúng tôi tính hiệu số của chiều cao đứng - chiều cao ngồi và chỉ số Skeli để tìm hiểu tỷ lệ PT chiều dài chi đưới và chiều đài toàn

thân Kết quả ở bảng 8 cho thấy cùng với sự dài ra của toàn thân, chi đưới của trẻ cũng đài ra nhưng theo mức tăng riêng và do vậy tý lệ giữa chiều dài chỉ dưới và _ chiều dài toàn thân ngày càng có xu hướng cân đối hơn Chưa thấy có sự khác

biệt giữa trẻ trai và trẻ gái Vòng đầu ( bảng 1-2 ):

Vòng đầu của trẻ tăng rất nhanh ngay trong 2 tháng đầu sau khi sinh,

trung bình tăng từ 1,96 —> 2,64 cm ở trẻ trai và từ 1,80 > 2,68 cm ở trẻ gái Các

tháng tiếp theo mức độ tăng chậm dần, trẻ càng lớn mức tăng càng chậm Trong

năm thứ nhất vòng đầu của trẻ trai tăng từ 34,47+1,22 lên 45,75+1,40 và trẻ gái

từ 33,60+1,52 lên 44,40+1,59, như vậy trẻ trai tăng khoảng 11,28 cm/năm và trẻ gái tăng 10,80 cm/năm: Trẻ trai có vòng đầu to hơn trẻ gái ở tất cả các lứa tháng

Vong nguc:(bang 1-2)

Vòng ngực cũng như vòng đầu tăng nhanh trong 2 tháng đầu, trung bình tăng từ 2,0 > 2,45 cm/tháng, sau đó mức tăng chậm dần Vòng ngực của trẻ trai

tăng từ 34,29 + 1,45 lên 45,47 + 1,56 và trẻ gái từ 32,80 + 1,10 lên 44,55 + 1,71

như vậy trong năm đầu vòng ngực của trẻ trai tăng được 11,18 cm/năm và trẻ gái

tăng được 11,75 cm/năm mức tăng này tương đương với mức tăng của vòng đầu

Đối với vòng ngực chúng tôi quan tâm đến tỷ lệ giữa vòng đầu và vòng ngực Theo lý thuyết thì trong năm đầư vòng ngực tăng chậm hơn vòng đầu, đến hết

Trang 23

năm thứ nhất vòng ngực đuổi kịp vòng đầu và đần dan to hơn vòng đầu ở những năm sau Theo kết quả NC của chúng tôi thì đến hết tháng 12 có khoảng 50% số trẻ cố tỷ lệ vòng đầu/ vòng ngực > 1

Trẻ trai có vòng ngực lớn hơn trẻ gái Trong quá trình tiến hành điều tra từng tháng chúng tôi còn có nhận xét tháng nào cân nặng của trẻ tăng nhiều thì

vòng ngực cũng tăng theo, ngược lại tháng nào cân nặng có mức tăng chậm hoặc

không tăng thì vòng ngực cũng ít tăng hoặc không tăng Đây là những ghi nhận

trong khi điều tra chưa có điều kiện để tính toán cụ thể hệ số tương quan giữa

cân nặng và vòng ngực

Vòng cánh tay:(bảng 1-2)

Vòng cánh tay là chỉ số có mức tăng ít nhất, thậm chí nhiều tháng không tăng mà còn giảm, nhất là giai đoạn từ ngoài 6 tháng đến 12 tháng Tuy vậy trong năm đầu vòng cánh tay của trẻ trai cũng tăng được từ 10,21 + 0,93 lên 14,01 + 0,76 và trẻ gái tăng từ 9,78 + 0,42 lên 13,39 + 0,85 Như vậy trong năm đầu vòng cánh tay của trẻ trai tăng được 3,80 cm/năm và trổ gái tăng 3,61 cm/năm So sánh với kết quả của Lê thị Hợp là 3,49 cm/năm đối với trể trai và 2,99 cm/năm đối với trẻ gái thì kết quả của chúng tôi cao hơn

Cũng giống như vòng ngực, trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy vòng cánh tay là [ chỉ số tương đối nhạy với mức tăng-giảm của cân nặng, tức là tháng nào trẻ tăng cân nhiều thì vòng cánh tay của trẻ chắc và số đo tăng lên,

ngược lại tháng nào trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân thì vòng cánh tay

của trẻ nhẽo và số đo giảm đi Nhận xét này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Lê thị Hợp Có lẽ do mức độ nhạy cảm của vòng cánh tay mà Tổ chức y tế thế giới sử dụng chỉ số này để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của khối dân cư trẻ em được điều tra

Thời gian mọc răng và số răng:(bảng 9)

Kết quả điều tra cho thấy thời gian mọc răng của trẻ bat đầu từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 12, kéo đài trong 8 tháng Tuy nhiên phần lớn số trẻ mọc 2 răng đầu tiên là vào tháng thứ 6 đến tháng thứ 10 Kết quả này cũng tương tự như

Trang 24

kết quả của Vũ thị Chín là đến 8 tháng mới có 75% số trẻ mọc 2 răng đầu tiên

Theo trình tự và qui luật mọc răng thì đến 12 tháng trẻ mọc được 8 răng nhưng

kết quả điều tra của chúng tôi có khoảng 50% số trẻ có 8 răng ở tháng thứ 12, còn kết quả của Vũ thị Chín ít hơn chỉ có 25% Trình tự mọc răng của trẻ thường là 2 răng cửa trên sau đến 2 răng cửa dưới 6.2 Chỉ số phát triển tâm vận động: Kết quả đạt được của các chỉ số TVĐ được trình bày trong các bảng từ 10 đến 13 và các biểu đồ từ 6-8 Đối với trể sơ sinh: có 6 chỉ số - Phản xạ mút - Phản xạ nắm

-Trương lực các cơ tứ chi

- Cất tiếng khóc khi bên cạnh có trẻ sơ sinh khác khóc to

- Khóc oa 0a hay ee

- Khi mẹ bế cho bú, trẻ lắc đầu tìm kiếm, há miệng ngậm vú, bắt đâu bú

Các chỉ số này chủ yếu là các phản xạ bẩm sinh, những phản xạ này giúp

trẻ thích ứng với điều kiện sống bên ngoài nên đều xuất hiện sớm ngay sau khi

sinh ở 100% số trẻ điều tra

Đối với trẻ từ 1 đến 12 tháng: `

Khu vưc cá nhân - Xã hôi:(bảng 10, biểu đồ 6)

Những chỉ số ở khu vực này cho biết khả năng tiếp nhận của trẻ với mọi người xung quanh và cách tự chăm sóc bản thân

Kết quả điều tra cho thấy ở khu vực này trẻ đều đạt được chỉ số của lứa

tuổi từ 75-90%, có những chỉ số trẻ đạt với tỷ lệ cao 100% ngay từ tháng đầu như chỉ số "nhìn mặt", "cười đáp" Có những chỉ số trẻ đạt được sớm, ví dụ chỉ số " tự ăn bánh " thời gian thực hiện chỉ số này kéo dài từ tháng thứ 5 đến tháng

thứ 8 nhưng ngay từ tháng thứ 5 đã có 31,8% trẻ đạt được ở mức 25-50%, đến 7

Trang 25

Nhìn chung ở khu vực này, những chỉ số biểu thị những phản xạ bẩm sinh

thì xuất hiện sớm và trẻ cũng thực hiện được sớm ( "nhìn mặt”, "cười đáp") Các

chỉ số biểu hiện phản xạ có điều kiện phải lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc là phải

thông qua hoạt động giao lưu với người lớn hay thông qua hoạt động với đồ vật thì xuất hiện muộn hơn và thời gian đạt được cũng kéo dài hơn Ví dụ chỉ số "

giữ đồ chơi " kéo dài từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 1Ø, hoặc "chơi ú oà " cũng kéo dài từ 5 tháng đến 9,5 tháng Điều này chứng tổ trẻ phát triển phù hợp với qui luật PTTVĐ ở trẻ em, vì khi mới sinh trẻ mới chỉ có một vài mô hình tập tính

và những chức năng tâm lý Sau này trẻ tham gia vào các hoạt động với đồ vật,

giao lưu với người lớn qua đó mà hình thành nên tâm lý của mình ( Hà Vỹ - 1991)

Khu vực vận đông tỉnh tế- thích ứng:(bảng 11, biểu đồ 6)

Vận động tỉnh tế-thích ứng thể hiện khả năng vận động của các cơ nhỏ và sự phối hợp giữa thị giác và vận động

Nhìn chung ở khu vực này trẻ đạt tốt, nhất là những chỉ số mang tính sinh học thuần tuý thì xuất hiện sớm và trẻ thực hiện tốt như " cử động đều, nhìn tới đường giữa, nhìn quá đường giữa" Ngay từ tháng thứ nhất đã có 84,2-100% số

trẻ đạt được Các chỉ số cần có sự phối hợp mắt-tay thì xuất hiện muộn hon,

nhưng trẻ đạt được với tỉ lệ cao và phần lớn trẻ đều đạt được các chỉ số ngay từ những tháng đầu Riêng chỉ số kẹp bằng 2 đầu ngón tay thì còn 13% số trẻ chưa làm được, nhưng chỉ số này kéo dài đến gần 15 tháng mới kết thúc Những chỉ số

yêu cầu sự phối hợp mất - tay rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ, bởi trước 2 tuổi trẻ không thể suy nghĩ bằng các biểu tượng, bằng các hình ảnh của

sự vật mà sự phát triển tư duy phải gắn liên với các hoạt động bên ngoài của trẻ, đặc biệt là những hoạt động với 2 bàn tay Trí tuệ có nguồn gốc hoạt động và

sinh ra trong mối quan hệ chủ thể - khách thể " trí tuệ xuất phát từ hành động "

Trang 26

Khu vực ngôn ngữ:(bảng 12, biểu đồ 6),

Ngôn ngữ ở trẻ dưới 1 tuổi chủ yếu là những phản ứng âm thanh và bắt

chước âm nói, đó là những hình thức sơ đẳng kích thích các chức năng tâm lý

ngôn ngữ phát triển tạo tiền đề cho trẻ học nói, hiểu tiếng nói và sử dụng từ chỗ thụ động chuyển lên chủ động ở khu vực này đối với các chỉ số thể hiện các phân ứng với âm thanh và bắt chước âm nói thì trẻ đều đạt được sớm với tỷ lệ

cao, ví dụ phần ứng nghe chuông 100%, kêu la ngay từ 2 tháng đã có 27,3% số

trẻ đạt ở mức 25-50%, chỉ số bắt chước âm nói đến 9 tháng đã có khoảng 80% số trẻ đạt được Chỉ số gọi được bố, mẹ, bà đã có 75% số trẻ gọi được ở tháng thứ

12

Khu vực vân đông thô: (bảng 13, biểu đồ 6)

Vận động thô là những vận động mang tính sinh học thuần tuý như lẫy, bò,

ngồi, đứng, đi

Một nhận xét chung về khu vực này là tất cả 12 chỉ số từ 1-12 tháng tuổi trẻ thực hiện đều chậm hơn so với chuẩn từ 1-2 tháng

Ví dụ chỉ số nâng đầu lên 45° và 902 thang chuẩn kết thúc ở tháng thứ 3,

nhưng trên thực tế chỉ có 38,6% số trẻ đạt được ở thời điểm 3 tháng, số còn lại phải đến tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 mới làm được Hoặc chỉ số chống tay ưỡn ngực thang chuẩn kéo dài từ 2-4 tháng nhưng theo kết quả điều tra thì đến 3

tháng mới chỉ 6,8% số trẻ làm được và đến 4 tháng có 45,4% Và phải đến 6

tháng thì 100% số trẻ mới làm được chỉ số này Các chỉ số lẫy, chững, ngồi không cần đỡ, đứng vịn, đi vịn vào đồ đạc đều có tỷ lệ đạt thấp và thời gian thực hiện kếo dài so với chuẩn Những nhận xét và đánh giá của chúng tôi ở khu vực này cũng trùng với nhận xét đánh giá của Hà Vỹ và cộng sự ( 1990-1991) trên 1500 trẻ ở Hà Nội và 1400 trẻ ở nông thôn, tấc giả cũng nhận thấy sự chậm trễ của trẻ trong việc thực hiện các chỉ số ở khu vực này khi so sánh sự phát triển của trẻ Hà Nội và trẻ ở vùng Denver Theo tác giả ở khu vực vận động thô có 31 chỉ số thì có 19 chỉ số tương đồng giữa trẻ em Hà Nội và Denver, 4 chỉ số trẻ em

Hà Nội phát triển sớm hơn và 8 chỉ số trẻ em Hà Nội phát triển chậm hơn đó là

Trang 27

những chỉ số: ngẩng đâu, nâng đầu lên 45°, nâng đầu lên 90°, chống tay ưỡn

ngực, chững được, đứng vịn, bắt bóng nảy và nhảy tại chỗ Như vậy trong 8 chỉ số mà trẻ em Hà Nội chậm hơn trẻ em vùng Denver thì đã có 6 chỉ số là ở lứa

tuổi dưới 12 tháng

Trong khu vực vận động thô của trẻ đưới 12 tháng chúng tôi nhận thấy,

giữa test Denver và test Lezine-Brunet ( đo Vũ thị Chín và cộng sự kiểm nghiệm năm 1979-1980 ) có một số chỉ số tương tự như nhau về thời điểm đạt được của

các chỉ số như: ngồi giữ vững đầu, lẫy sấp, nâng được vai, ngồi không cần đỡ,

đứng vịn, đi vịn vào đồ đạc, đứng vững một mình Trong nhận xét và đánh giá

kết quả kiểm nghiệm tác giả cũng nhận thấy dưới 6 tháng trẻ phát triển bình thường phù hợp với phát triển sinh lý, nhưng từ 7 tháng trở ra thì trẻ phát triển

chậm hơn so với thang phát triển Lezine-Brunet từ 1-2 tháng tuổi như các chỉ số:

lẫy, bò, ngồi, đứng, đi

Ví dụ: chỉ số ngồi không cần đỡ thực hiện lúc 8 tháng thì chỉ có 40% số trẻ kiểm nghiệm thực hiện được hay chỉ số đứng vững một mình chỉ có 30,8% số trẻ

thực hiện được lúc L1 tháng ‘

Về nguyên nhân của sự chậm trễ theo Vũ thị Chín thì có thể là do tình

trạng sút kém về thể lực cuả trẻ ngoài 6 tháng tuổi Chúng tôi cũng đồng tình và

bổ sung thêm là có thể còn do tĩnh hình sức khoẻ của trẻ ( sẽ nêu chỉ tiết ở phần các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của trổ)

Tóm lại PT.TVĐ của trẻ ở lứa tuổi dưới 12 tháng trong 4 khu vực cá nhân - xã hội, vận động tỉnh tế-thích ứng, ngôn ngữ, vận động thô thì chỉ có khu vực vận động thô là trẻ thực hiện chậm hơn so với chuẩn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, các khu vực còn lại trẻ đều thực hiện bình thường Chưa thấy có sự khác nhau giữa trẻ trai và trẻ gái

Do test Denver có uu diém là khoảng thời gian thực hiện các chỉ số được

in ngay trên phiếu kiểm tra và do tiến hành điều tra theo chiều dọc nên chúng tôi thống kê được chỉ tiết mức độ trẻ thực hiện từng chỉ số theo từng tháng tuổi của

Trang 28

vậy từ những kết quả theo dõi trên từng trẻ chúng tôi nhận thấy PTTVĐ của từng trẻ là khác nhau Để làm rõ thêm nhận xét này chúng tôi tiến hành so sánh 2 cặp

trẻ có sự phát triển về cân nặng và chiều cao bằng nhau ở cả 2 thời điểm sơ sinh và 12 tháng tuổi ( biểu đồ 7-8 ) thì thấy rõ sự phát triển của hai cặp trẻ này cũng

không trùng nhau Mỗi trẻ có một nhịp điệu phát triển riêng, thậm chí ngay trong

cùng một khu vực sự phát triển của chúng cũng không giống nhau 6.3 Anh hưởng qua lại giữa PTCT và TVĐ:

Trong đợt sơ kết cuối năm 1996, khi đề tài thực hiện được 5 tháng chúng

tôi đã chọn được 5/50 trẻ phát triển tốt cả về chỉ số PTCT lẫn TVĐ và 5/50 trẻ

phát triển chậm cả về chỉ số PTCT lẫn TVĐ Nhưng đến 12 tháng tuổi thì không

chọn được 1 trẻ nào có sự tương đồng hoặc không tương đồng giữa phát triển cơ

thể và tâm vận động vì có những thời điểm trẻ phát triển tốt ở khu vực này nhưng

lại chậm ở khu vực khác, thậm chí ngay trong cùng một khu vực cũng có chỉ số

đạt sớm và chỉ số khác chậm hơn Về mối liên quan ảnh hưởng qua lại giữa

PTCT và TVĐ chúng tôi cần phải tiếp tục theo đối xem có hay không mối quan

hệ này, nếu có thì thể hiện ra sao Đây là vấn đề khó

6.4 Các yếu tố bên ngoài nh hưởng đến phát triển của trẻ:

Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ kể từ ngay khi là bào thai, đã chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ( yếu tố bên ngoài kể cả môi trường tự nhiên và xã hội ) Những tác động này không chỉ đơn thuần theo một chiều mà là sự tác động qua lại hai chiều và nhờ có sự tác động qua lại

này mà đứa trẻ phát triển

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như dinh dưỡng, sức

khỏe-bệnh tật, điều kiện sống Nhưng trong năm đầu của cuộc sống đối với đứa trẻ , có lẽ trước hết phải nói đến ảnh hưởng của sự tương tấc mẹ và con hay

là sự gắn bó ( attachment ) Đây là một khái niệm tâm lý học, xuất hiện từ những năm 1970, bát đầu ở Mĩ do Bowlby, Ainsworth nêu lên, sau đó Zazzo và một số

Trang 29

xử quan hệ mẹ-con, đặc biệt trong năm đầu bao gồm quan hệ thể chất cũng như

về tâm lý ( theo Nguyễn Khắc Viện 1989 )

Mối quan hệ tương tác mẹ - con có ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến quá

trình phát triển của trẻ cả về sinh lý lẫn tâm lý Về điều này, trong quá trình điều

tra chúng tôi nhận thấy rất rõ là hầu hết mẹ và con đều có mối quan hệ tốt cho đù đứa trẻ là trai hay gái thì các bà mẹ đều thường xuyên ru rín, ôm ấp, vuốt ve con, nung con va dap ứng các nhu cầu của con, số trẻ này phát triển bình thường

cả về tâm vận động lẫn thể lực thể hiện là trẻ lên cân đều, các chỉ số TVĐ đều thực biện theo đúng tháng tuổi hoặc sớm hơn Nhưng có một vài trường hợp

chúng tôi nhận thấy sự tương tác mẹ - con bị mất ngay sau khi sinh hoặc sau vài tháng vì nhiều lí do khác nhau, điều này ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển của

trẻ Ví đụ như trường hợp cháu TTT ( khu tập thể Nam Đồng ) là con gái thứ 2

Cháu được sinh ra không đúng như sự mong đợi của gia đình ( kể cả người mẹ ), lý do đơn giản bố cháu là con trai trưởng nên mong muốn có một con trai để nối dõi Mẹ cháu cũng có tư tưởng như vậy nên khi cháu ra đời mẹ cháu rất buồn,

mất cảm hứng đối với đứa con mới đẻ nên thờ ơ với con, ít quan tâm đến con, do

mối quan hệ lỏng lẻo như vậy nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển TVD cia chau Cháu thực hiện chậm một số chỉ số ngay từ những tháng đầu, ví dụ như chỉ số " cười đáp " ( khu vực cá nhân - xã hội ) 3 tháng mới làm được, "

phản ứng nghe chuông ” ( khu vực ngôn ngữ ) 2 tháng mới thực hiện được và

phần lớn các chỉ số ở khu vực vận động thô cháu đều thực hiện chậm hơn so với trẻ khác

Một lý đo khác cũng làm hạn chế quan hệ gắn bó mẹ - con đó là sự tăng trưởng kinh tế và cơ chế thị trường Một số bà mẹ mái mê làm kinh tế, đi buôn bán suốt ngày, để con ở nhà cho người giúp việc nuôi và chăm sóc Ngược lại

một số gia đình khá giả có nhiều tiền cũng thuê người giúp việc để chăm sóc

con Những người giúp việc phần lớn là những em gái ở tuổi vị thành niên hoặc bé hơn chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ nên chỉ đơn thuần làm

nhiệm vụ cho ăn, thay tã lót Nên mặc đù trẻ có được ăn, uống các loại thức ăn

Trang 30

đất tiền, các loại thực phẩm cao cấp song cũng không thể bù đắp được sự thiếu

hụt tình cảm của người mẹ như âu yếm, vuốt ve Số trẻ này có một số chỉ số xuất hiện chậm hơn các bạn như ở khu vực ngôn ngữ , vận động thô ví dụ như

LH (65 Hàng Điếu ), TMT (22 Hàng Phèn ), NTG ( 38 Bát Đàn) _

ỞƠ một số trường hợp trẻ buộc phải cai sữa sớm vì mẹ phải di học, công tác ở nước ngoài cũng ảnh hưởng đến trẻ cả về thể lực cũng như TVĐ Ví dụ như cháu TCH cai sữa từ lúc 7 tháng để mẹ đi học ở Mỹ Trong suốt mấy tháng liền

sau đó cháu không lên cân, có những tháng còn giảm hoặc lên chậm, cụ thể:

7 tháng 8,9 kg 10 tháng 8,7 kg 8 tháng 8,6 kg 11 tháng 8,8 kg 9 tháng 8,6 kg 12 tháng 9,1 kg

Đến tháng thứ 10 cháu mới mọc 2 răng đầu tiên, đến tháng 12 có 4 răng trong khi đó các trẻ khác có 8 răng Một số chỉ số TVĐ cháu được thực hiện chậm hơn các bạn như 11 tháng mới đứng vịn được, 12 tháng biết đi men ( chỉ số

này các trẻ khác đều thực hiện lúc 10 tháng và 12 tháng , nhưng tại thời điểm

này chỉ còn một mình cháu chưa thực hiện được )

Qua quá trình theo đối và phân tích một số trường hợp cụ thể chúng tôi

nhận thấy sự tương tác gắn bó mẹ - con thực sự quan trọng và cần thiết đốt với sự

phát triển toàn điện của trẻ nhất là trong năm đầu

Một khía cạnh khác mà chúng tôi nhận thấy là sự phát triển của trẻ nhanh hay chậm một phần đo tác động của môi trường bên ngoài với các tác nhân kích

thích

Người ta cho rằng các điều kiện thuận lợi để hình thành mối quan hệ méi

của các neuron trong não ( tức là muốn tạo lập được môi trường kích thích tết),

Trang 31

thể của từng gia đình Qua phân tích điều tra về hoàn cảnh ra đời gia đình của

trẻ, thấy những trẻ có các chỉ số xuất hiện sớm đều có một môi trường kích thích tốt, có sự tiếp xúc thường xuyên với trẻ; 'trong gia đình có ông bà, các anh chị; trẻ được tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi từ lúc lot lòng Như trường hợp cháu ĐH, sinh ngày 6-6-1996, khu tập thể Nam Đồng, con thứ hai, gia đình ba thế hệ; sống chung hai gia đình anh em trong một nhà; ngoài anh ruột của mình ra cháu còn thường xuyên được hai chị họ bế và chơi với cháu Các chỉ số của cháu thường

xuất hiện sớm, ví dụ : "cười đáp" từ 2 tháng tuổi; hiểu từ"vẫy tay"; "cho Dung” ;

"sâm": "bỏ vào" từ 10 tháng Gọi được " bà " lúc 11 tháng Kẹp bằng hai đầu ngón tay ( nhặt ) hic 12 thang

Hoặc trường hợp cháu NHC, sinh ngày 30-7-1996, con thứ hai, khu tập thể Nam Đồng Mẹ ở nhà trông đến 27 tháng Mẹ hay chơi với chấu, có đồ chơi cho cháu ngay từ tháng thứ nhất Các chỉ số của cháu xuất hiện sớm như: "cười đáp”

từ 2 tháng tuổi Hiểu một số từ từ lúc 9 tháng; nói một hai từ từ lúc I1 tháng,

nhặt được các đồ vật từ 12 tháng, đi men từ 9 tháng

Yếu tố dinh đưỡng: trong năm đầu chưa thấy rõ ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ bằng chứng là qua theo dõi hàng tháng và tính toán giá trị khẩu phần của trẻ ở thời điểm 11-12 tháng kết quả trình bày ở bảng

14 chúng tôi nhận thấy giá trị định dưỡng của khẩu phẩncủa trẻ đều đạt và vượt

so với nhu cầu để nghị Thời gian ăn bổ sung hợp lý ( bảng 15 ) mặc dù trong quá trình chế biến thức ăn cho trễ , các bà mẹ còn có lúng túng Đối với việc nuôi trẻ trong năm đầu chúng tôi còn có nhận xét rằng: trẻ nuôi ở gia đình không bị chuyển chế độ ăn đột ngột ( ví dụ hôm nay còn ăn bột, ngày mai chuyển ăn cháo ngay như trong nhà trẻ khi chuyển nhóm ) mà có sự kế tiếp, xen kế nhau dân dân Điều này giúp trẻ thích nghi dân với những thức ăn mới phù hợp với

nguyên tắc ăn bổ sung Hầu hết các bà mẹ đều cho con ăn theo nhu cầu của

Trang 32

với thức ăn của gia đình ngay từ khi ăn bột, cháo ( tận dụng nước rau, canh cua,

canh cá )

Vé tình trang dinh dưỡng của trẻ: theo các chỉ tiêu cân nặng / tuổi, chiều

cao / tuổi và cân nặng / chiều cao ( bảng 16 ) thì trẻ bắt đầu có hiện tượng SDD

từ tháng thứ 8 số trẻ SDD là 4/46 (8,7%) tỉ lệ SDD này là không đáng kể và đều,

ở mức độ SDD I nhưng cớ điều tất cả số trẻ SDD đều là trẻ trai Hiện tượng này

chúng tôi sẽ tiếp tục theo đối và hy vọng có thể lý giải được ở những năm sau Vẻ sức khỏe - bệnh tật: ( bảng 17 ): nhìn chung trong năm đầu trẻ thường mắc một số bệnh thông thường như rối loạn tiêu hố, viêm đường hơ hấp trên, ho, sốt đo mọc răng, phản ứng tiêm chủng Bệnh xuất hiện sớm ngay từ những tháng đầu và trải đều ở cả 12 tháng, nhưng mức độ mắc nhẹ và điều trị tại nhà là chính Thời gian mắc bệnh trung bình từ 1-3 ngày và tần xuất mắc bệnh của trẻ từ 1-3 lần / năm chiếm đa số, chủ yếu là sốt và viêm đường hô hấp trên

Đối với các rối loạn tiêu hoá số trẻ mắc bệnh tập trung cao vào các lứa tháng từ 3-5 ( tức là từ tháng 8-9-10 của năm ), đối với viêm đường hô hấp trên có tỷ lệ mắc cao hơn và tập trung ở các lứa tháng từ 6- 9 ( tức là từ tháng 11-12- 1-2 của năm, là những tháng mùa đông ) và sốt cũng tập trung cao độ ở các lứa tháng từ 6-9 Ngoài ra trẻ còn mắc các bệnh lặt vặt khác như viêm da, cham mia

nhưng tỷ lệ không đáng kể

Như trên chúng tôi đã phân tích về tần suất mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh và mức độ mắc bệnh của trẻ thì thấy mặc dù trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ song cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn TVĐ Qua theo dõi

chúng tôi nhận thấy trong những tháng mà trẻ bị ốm thì một số chỉ số TVĐ như bị chững lại, thể hiện rõ ở khu vực vận động thô, ví dụ trẻ đang tập lẫy, tập đi, tập bò thì bị đừng lại Nhưng sau đó, khi khôi ốm trể lại có sự đuổi kịp ( catch

up ) tức là lại thực hiện được các chỉ số đó nhưng ở thời điểm muộn hơn Cũng

trong tháng trẻ bị ốm thì cân nặng không những không tăng mà còn giảm, kếo theo cả vòng ngực và vòng cánh tay cũng không tang , vi du chau HG trong 4

Trang 33

kéo đài từ 3 đến 7 ngày / đợt và đã ảnh hưởng rõ rệt đến mức tăng cân trong 4 tháng đó cụ thể: : Tháng 9 10 il 12 Can nang 9,0 9,0 9,0 8,8 Vòng ngực 44.0 44,0 44.0 440 Vòng cánh tay 14,5 14,5 13,5 13,5

Các chỉ số TVĐ đều phải đến thời điểm cuối cháu mới đạt được

Về điều kiên sống của gia đình: trong năm đầu chúng tôi chưa nhận thấy ảnh hưởng của điều kiện sống đến sự phát triển của trẻ Nhìn chung gia đình các cháu có mức sống trung bình trở lên chiếm đại đa số 93,5 % Bố mẹ các chấu déu còn trẻ, khỏe mạnh, có trình độ văn hoá từ THCS trở lên và nghề nghiệp chủ

yếu là cán bộ nhà nước, buôn bán và làm nghé ty do

Về điểu kiện vệ sinh: có 95% sử dụng nước máy và hố xí tự hoại Điều kiện vệ sinh môi trường nhìn chung bình thường, không có gì đặc biệt

Giấc ngủ của trẻ : trẻ ở gia đình được ngủ theo nhu cầu của mình khi nào muốn thì được ngủ, thức giấc lúc nào cũng được Nhìn chung trẻ ngủ đủ cả về thời gian cũng như số lần trong ngày Ban ngày trẻ ngủ 2-3 giấc 27,7 % }, thời

Trang 34

7 KẾT LUẬN SƠ BỘ:

Qua nghiên cứu đọc trên 5O trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi chúng tôi rút

ra một số nhận xét về đặc điểm phát triển của trẻ trong năm đầu

7.1 Các chỉ số PTCT:

-Trẻ được nghiên cứu phát triển phù hợp với qui luật phát triển chung, các chỉ số cân nặng, chiều dài nằm, chiều đài ngồi, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh

tay đều tăng nhanh trong 6 tháng đầu, mức tăng cao nhất ở tháng thứ nhất và tháng thứ hai, sau đó mức tăng giảm dân ở các lứa thang sau

-Trẻ trai cố số đo lớn hơn trẻ gái ở tất cả các chỉ số từ sơ sinh đến 12 thang tuổi

-Mỗi chỉ số có nhịp độ tăng trưởng riêng và tuân theo qui luật phát triển

không đồng đều theo thời gian

-Mỗi trễ phát triển theo một nhịp điệu riêng cho dù trẻ có mức khởi đầu

giống nhau hay khác nhau

-Cân nặng, chiều cao của trẻ được nghiên cứu có sự gia tăng về gia tốc phát triển Cân nặng của trẻ đạt mức tăng gấp đôi so với cân nặng sơ sinh lúc 3 tháng tuổi đối với trẻ trai và 4 tháng rưỡi đối với trẻ gái Đến 12 tháng trẻ trai đạt

mức tăng gấp 3 lần và trẻ gái đạt được 2,7 lần so với cân nặng sơ sinh

-Thời gian mọc 2 răng đầu tiên của trẻ bất đầu từ tháng thứ 4 và kếo dài đến tận tháng thứ 12 Đến tháng 12 có 50% số trẻ có 8 răng

7.2 Các chỉ số phát triển TVĐ:

-Các phản xạ bẩm sinh đều xuất hiện sớm ngay sau khi sinh ở 100% số trẻ

sơ sinh được điều tra

-Trẻ phát triển bình thường ở các khu vực cá nhân- xã hội, vận động tình

tế- thích ứng, ngôn ngữ l

-Ở khu vực vận động thô trẻ được nghiên cứu phát triển chậm hơn so với

Trang 35

-Quá trình phát triển TVĐ ở từng trẻ là khác nhau, mỗi trẻ phát triển theo một con đường riêng, ngay ở trong cùng một khu vực cũng không giống nhau

7.3 Các yếu tố Ảnh hưởng đến sự,phát triển cơ thể và TVĐ của trể : -Trong năm đầu sự tương tác mẹ - con, tình hình mắc bệnh có ảnh hưởng

mạnh và rõ rệt đến sự phát triển của trẻ cả về thé luc lan FVD

-Chưa thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố đinh đưỡng điều kiện sống đến sự phát triển của trẻ trong năm đầu

-Kết luận cuối cùng: kết quả đã nghiên cứu đã cung cấp một số căn cứ khoa học góp phần cho việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm vào khả năng

Trang 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 M BOUCHALOVA

Quá trình phát triển của trẻ và những yếu tố ảnh hưởng

NXB Y học - Brno - Cộng hoà Sec 1987

2 PHAM MAI CHI; NGUYEN THI NGOC CHAM Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ ( 3 - 36 tháng )

NXB Giáo dục - 1995

3 PHAM MAI CHI; NGUYEN KY MINH NGUYET ; NGUYEN TO

MAI

Dinh dưỡng trẻ em

NXB Giáo dục Hà Nội 1996 - trang 1 - 40

4 HÀN NGUYỆT KIM CHI ; NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM ; VŨ YẾN KHANH và cộng sự

Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ dưới 6 tuổi

Dự án điều tra cơ bản - Trường Đại học Y khoa Hà Nội chủ trì Hà Nội 1996

5 VU THI CHIN

Các chỉ số phát triển sinh lý - tâm lý từ O - 3 tuổi

NXB Khoa học xã hội - Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội 1989

6 LÊ ĐỨC HINH

Đánh giá sự phát triển bằng test Denver

Viện NCTETTH - Hà Nội 1990 7 NGƠ CƠNG HỒN

Tâm lý học trẻ em ( Lứa tuổi từ lọt lòng đến 6 tuổi ) - tập I

Trang 37

8 TRAN BA HOÀNH

Sinh học phát triển của trẻ với vấn dé vị trí của GDMN trong chiến lược

phát triển nguồn lực con người

Thông tin khoa học giáo đục số 60 - trang 17-22

9 LÊ VĂN HỒNG

Các yếu tố của sự phát triển trí tuệ theo quan điểm của J.Piaget

%ỷ yếu Hội thảo KH "Jean Piaget - nha tam lý học vi dai thé ky XX" - trang 31-34

Hà Nội 1996

10 LÊ THỊ HỢP

Theo dõi dọc phát triển thể lực của trẻ em Việt Nam từ sơ sinh đến 10 tuổi

trong điều kiện Việt Nam (Luận án PTS) Jakarta 1995

11 TRAN LAN HƯƠNG

10 nguyên tắc cơ bản trong giáo dục trẻ thơ

Tap chi GDMN 2/1994

12 HÀ HUY KHÔI

Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp

Chương IV-V, trang 89-148

NXB Y hoc - Ha Nội 1996 13 LE NGOC LAN

J.Piaget ban vé su phat trién cam giác - vận động của trẻ nhỏ

Trang 38

f 15 NGUYỄN THU NHẠN ; ĐÀO NGỌC DIỄN ; LÊ XUÂN NGỌC ; TRAN THỊ HÒA Phát triển thể lực và bệnh tật của trẻ từ 0-24 tháng Kỷ yếu công trình NCKH 10 năm (1987-1991) - trang 199-206 Hà Nội 1991 16 LÊNAM TRÀ

Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam

Chương trình NCKH cấp nhà nước KX-07 - Đề tài KX 07-07, trang 1-36 Hà Nội 1997

17 NGUYEN QUANG UAN

J.Piaget véi vấn đề trí tuệ và các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em

Kỷ yếu Hội thảo KH "Jean Piaget nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX"

trang 52-56 Hà Nội 1996

18 NGUYỄN KHÁC VIỆN

Lòng con trẻ (Tâm lý học trẻ em)

NX Phụ nữ - Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội 1990

19 NGUYỄN KHẮC VIỆN Phát triển tâm lý trong năm đầu

NXB Khoa học xã hội - Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em

Hà Nội 1989 ,

20 BO MON RANG - HAM- MAT TRUONG DAI HOC Y KHOA

Rang Ham Mat - tap 2

NXB Y hoc và TDTT - trang 43 - 59

21 VIEN KHGD - VIEN NCTETTH

Trang 39

22 CAROLYN OBRIEN Motor Development and the three "Ps" - Progression, Phases and Programming Educating young children - learning and teaching in the early childhood years

Winter 1997 - Volume 3 Number 2 - Pages 1-11

23 EDWARD F ZIGLER ; MATIA FINN ; STEVENSON Children - Development and Social issues

Chapter 4 - Physical development during infancy Pages 168-216 Toronto 1986

24 HEYWOOD AH.; MARSHALL T.; HEYWOOD FT

Motor development and nutritional status of young children in Madang, Papua New Guinea

PNG MED 1991 Jun 34 (2); pages 109-116

25 DR MIRIAM STOPPARD

Test your child or How to discover and enhence your child's true potential Dorling Kinderley London 1993

26 NANCY DONOHUE COLLETTA, PHD

Understanding Cross + Cultural child development and designing

programs for children

Prepared for the National offices of Christian children Fund Richmond,

Virginia 1992

Trang 40

27 ROBERT MYERS The twelve who survive

Chapter 3 - what do they mean and what do they know?

Pages 35-49 ,

Published by Routledge in co-operation with UNESCO for the

consultative Group on early childhood care and development London and New York

28 WHO

Measuring changes in nutritional impact

Ngày đăng: 28/02/2016, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w