1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng thiền trong thơ đường

217 741 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Và Thiền tông thời Đường cũng là thành tựu mà lịch sử Phật giáo cũng như đời sống văn hóa, tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật giáo nói chung ghi nhận như là sự mở ra của một kỷ

Trang 1

ĐINH VŨ THÙY TRANG

TƯ TƯỞNG THIỀN TRONG THƠ ĐƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUNG QUỐC

MÃ SỐ: 62 22 30 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Hồ Sỹ Hiệp

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP HCM, ngày 21 tháng 05 năm 2010

Tác giả luận án:

Đinh Vũ Thùy Trang

Trang 3

Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Đóng góp mới của luận án 13

6 Cấu trúc luận án 14

CHƯƠNG 1 - THƠ VÀ THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG (618-907) 15

1.1 Tiền đề cơ bản cho sự hưng thịnh của Thơ và Thiền 16

1.1.1 Điều kiện văn hóa xã hội 16

1.1.2 Tương hợp nội tại Nho, Lão, Phật và con đường của Huệ Năng 18

1.1.3 Những thể nghiệm nhân sinh của Nho, Lão và Phật trong đời sống xã hội Trung Quốc 34

1.2 Thiền học là tinh hoa Phật học Trung Quốc 45

1.2.1 Khởi nguyên của Thiền Trung Quốc 45

1.2.2 Giới thuyết về Thiền 47

1.2.3 Quá trình du nhập và phát triển 48

1.3 Thơ và quá trình phát triển của thơ ca Trung Quốc 59

1.3.1 Thơ ca trong quan niệm của người Trung Quốc 59

1.3.2 Quá trình phát triển của thơ ca Trung Quốc 60

CHƯƠNG 2 – SỰ TƯƠNG THÔNG GIỮA TƯ TƯỞNG THIỀN VỚI NỘI DUNG THƠ ĐƯỜNG 64

2.1 Một số tư tưởng Thiền chủ yếu trong thơ Đường 67

2.1.1 Bình thường tâm là Đạo và bản sắc thiên nhiên 67

2.1.2 Vô ngã, vô thường 72

2.1.3 Tự tánh thanh tịnh 76

2.1.4 Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi 79

2.2 Thiền trong đề tài sáng tác của thơ Đường 81

2.2.1 Đề tài Sơn thuỷ điền viên 81

Trang 4

2.3 Khẳng định và biểu đạt cái tôi chủ quan 107

2.3.1 Nhạy cảm trước đổi thay 107

2.3.2 Cái tôi hoài vọng, đăng cao vọng viễn và con đường vong ngã 111

2.3.3 Độc thiện kỳ thân 115

2.3.4 Tự tại và bản sắc thiên nhiên 120

2.4 Các cấp độ Thiền 126

2.4.1 Thiền ngữ 127

2.4.2 Thiền lý 129

2.4.3 Thiền vị 132

CHƯƠNG 3 – SỰ TƯƠNG THÔNG GIỮA TƯ TƯỞNG THIỀN VỚI NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG 136

3.1 Tư duy Thiền – tư duy Thơ 136

3.1.1 Tư duy hướng nội 139

3.1.2 Tư duy trực giác 144

3.1.3 Tư duy phi logic 150

3.1.4 Tư duy hiện tượng - bản thể 153

3.2 Ngôn ngữ Thiền – ngôn ngữ Thơ 157

3.2.1 Sự tiếp biến ngôn ngữ 157

3.2.2 “Bất lập văn tự” và ngôn ngữ ý tượng, điển cố 169

3.3 Cảnh Thiền – Cảnh Thơ 176

3.3.1 Không gian, thời gian, con người 177

3.3.2 Tiếng động, màu sắc 181

3.3.3 Cách gợi tả và cấu trúc mở của thơ Đường 181

Kết luận 185

Tài liệu tham khảo 189

Phụ lục 1 - Một số thuật ngữ Thiền được sử dụng trong luận án 200

Phụ lục 2 - Danh mục 80 bài thơ không sự dụng danh từ riêng 203

Phụ lục 3 - Trích dịch từ cuốn “Trung Quốc Thiền tông dữ thi ca” của Chu Dụ Khải 204

Trang 5

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học Sư phạm

HN : Hà Nội KHXH & NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn PTTH : Phổ thông trung học

SG : Sài Gòn TCVH : Tạp chí Văn học

TC NCPH : Tạp chí Nghiên cứu Phật học

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTL : Trước Tây lịch

tr : Trang VHTQ : Văn học Trung Quốc

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự huy hoàng của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường (618 – 907) là điều kiện chính cho sự phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực Cần nhắc đến ở đây là thành tựu của thơ và thiền Qua thời gian, thơ Đường ngày càng khẳng định và chứng tỏ vị trí là đỉnh cao bất tuyệt trong thơ ca nhân loại Và Thiền tông thời Đường cũng là thành tựu mà lịch sử Phật giáo cũng như đời sống văn hóa, tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật giáo nói chung ghi nhận như là sự mở ra của một

kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển rực rỡ của Phật giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật giáo

Mặc dù là một tôn giáo ngoại lai, thứ đại kỵ của văn hóa Trung Quốc nhưng nhờ tinh thần “tùy duyên” uyển chuyển, tư tưởng Phật giáo không những sớm được hội nhập mà còn có thể cùng với hai tư tưởng bản địa là Nho và Lão làm thành hệ tư tưởng chủ đạo của kiến trúc thượng tầng xã hội Trung Quốc

Đạo Phật đã gây sự dao động trong tâm hồn người Trung Hoa, bây giờ ảnh hưởng tới các triết gia Nhiều nhà cũng tập thói quen tham thiền; có nhà còn trách Khổng Tử là đã bỏ phần siêu hình học, cho lối giải quyết vấn đề nhân sinh và tinh thần của đạo Khổng có vẻ hời hợt, tàn nhẫn quá [20, tr

166]

Đó là chỗ mà Phật giáo đã cống hiến cho nhân sinh Trung Quốc Cho nên, trong chừng mực nhất định, hiểu được tư tưởng Thiền, nhận ra sự tương thông, sự thâm nhập của tư tưởng Thiền trong thơ và cách dùng thơ để nói đến thiền là đồng thời thấy được phần nào quan niệm sống, phong cách sống và tinh thần dân tộc cao

độ của người Trung Quốc Quan trọng hơn nó sẽ gợi mở ra cho chúng ta những kiến giải, những phương thức tiếp cận hữu hiệu đối với thơ Đường

Thơ thuộc văn học, thiền thuộc tôn giáo Nói đến thành tựu của thơ ca Trung Quốc là nói đến thơ Đường, nói về khả năng Trung Quốc hóa tư tưởng ngoại lai là nói về thiền Huệ Năng thời Đường Thiền và thơ, hai lĩnh vực tưởng như rất khác

xa nhau nhưng có thể dẫn ra đây rất nhiều ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê

Trang 7

bình ở các thời đại khác nhau nói về sự tương thông giữa thơ và thiền Đại thể đều coi thơ và thiền là đồng bộ Người ta mặc nhiên thừa nhận sự tương thông huyết

mạch giữa thơ và thiền: “Thiền mà không thiền chính là thơ, thơ mà không phải thơ

của thiền đối với thơ Tử Công Lâm3 lại cho rằng: “Thiền có hai ảnh hưởng chủ yếu

đối với thơ: một là lấy thiền nhập vào thơ, lấy thiền ý thiền vị dẫn nhập vào trong thơ; hai là lấy thiền dụ thơ, lấy quan điểm thiền tông mà luận bàn thơ” [176] Trong

thơ cũng như trong nghiên cứu phê bình thơ Đường người ta tìm thấy ở thiền những phương pháp mang tính định hướng tương đối rõ nét

Phần thơ Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung trong chương trình văn học phổ thông trung học không nhiều Việc tiếp cận và lý giải nó theo cách thông thường lâu nay là đi vào tìm hiểu luật thi chứ chưa chú ý đúng mức đến thiền cảnh, thiền vị có trong từng tác phẩm Ở bậc học Đại học Văn học Trung Quốc về cơ bản được trình bày theo các thời kỳ và tác giả lớn của từng thời kỳ Thi Phật Vương Duy cũng được chú trọng phần nào nhưng một cái nhìn bao quát về sự tương thông giữa tư tưởng thiền và thơ Đường thật sự chưa có cơ sở hệ thống để vận dụng

Luận án này mong được bổ sung phần nào cho phương pháp luận nghiên cứu thơ Đường, nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa thơ Đường và Phật giáo mà trọng tâm của nó là tư tưởng triết học Thiền

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở Trung Quốc có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới thơ và thiền đã được thực hiện Vì vậy ở đây không đề cập đến những công trình chỉ nghiên cứu riêng Thiền hoặc thơ Đường Ở Việt Nam và các nước khác thì ngược lại, do vì những nghiên cứu chung về hai đối tượng này còn quá ít nên chúng tôi không chỉ điểm qua những công trình có sự so sánh giữa chúng hoặc mang tính khái quát về

1 Tăng Phổ Hà thời Minh, dẫn theo [165, tr 297]

2 Lý Chi Nghĩa, thời Tống Dẫn theo [165, tr 297]

3 Giáo sư Đại học thành phố Đài Bắc, Đài Loan.

Trang 8

văn học sử hay thiền nói chung mà còn đề cập đến một số công trình lý luận phê bình có liên quan nhằm để thấy được xu hướng và mức độ nghiên cứu, tiếp cận thiền và thơ Đường của giới học giả Việt Nam và các nước khác

2.1 Ở Trung Quốc:

Mối quan hệ giữa thiền và thơ Đường rất được các học giả Trung Quốc lưu tâm từ lâu Từ những năm 30 của thế kỷ XX các học giả Trung Quốc đã dành nhiều bút mực cho việc nghiên cứu và so sánh hai đối tượng này Phải nói rằng hầu như tất cả vấn đề liên quan đều đã được nghiên cứu Tuy nhiên, những kiến giải khác nhau cho cùng một vấn đề là khả năng lặp lại hữu ích của một công trình nghiên cứu Để thấy rõ tình hình và sự phong phú của việc nghiên cứu so sánh, ảnh hưởng thiền và thơ Đường ở Trung Quốc chúng tôi trình bày ra đây đầy đủ chi tiết của mỗi công trình đã được công bố

Chu Dụ Khải cho rằng: “Sự ảnh hưởng của thiền tông đối với thơ ca Trung

Quốc chủ yếu thể hiện trên ba phương diện: Dĩ thiền tác thi (lấy thiền làm thơ), dĩ thiền nhập thi (Đem thiền vào thơ) và dĩ thiền luận thi (dùng thiền luận giải thơ)”

Ý kiến này rất tương hợp với sự phân chia các công trình nghiên cứu về hai đối tượng này “Dĩ thiền tác thi” nên có thi thiền tương thông “Dĩ thiền nhập thi” nên trong mỗi thi phái, mỗi tác giả, mỗi bài thơ đều có thể ảnh hưởng thiền “Dĩ thiền luận thi” vì đó như là một phương thức luận giải của chính nó Phân chia các công trình nghiên cứu như sau đây không phải là hợp lý cho tất cả nhưng cho thấy một sự tương đồng lớn lao từ trong thực tiễn nghiên cứu và sáng tác

2.1.1 Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền tác thi:

Theo chỗ được biết, có ba công trình nghiên cứu rất công phu và hệ thống của các tác giả Trung Quốc rất gần với đề tài luận án của chúng tôi Trước hết là cuốn

Trung Quốc thiền tông dữ thi ca của Chu Dụ khải (1992) Như chính tác giả đã nói

trong phần kết luận:

Ý của người viết là đi sâu tìm hiểu sự thẩm thấu qua lại giữa thơ và thiền, mở ra một góc nhìn mới về nghiên cứu nghệ thuật và tôn giáo, nhưng rồi khi bắt đầu đặt bút xuống viết thì vẫn nặng về phương diện ảnh hưởng của

Trang 9

thiền tông đối với nghệ thuật thơ ca [165, tr 320]

Tuy vậy, tác giả vẫn dành riêng một chương để chứng minh sự tương thông giữa thơ Đường và thiền1 “Tính phi công lợi chính là phương diện thứ nhất của sự tương thông” đó Và ở chương VI, Chu Dụ Khải bàn nhiều về bản sắc thiên nhiên như là sự ngẫu hợp của thiền và thơ Đường mà thi tăng Hàn Sơn là người được dẫn nhiều minh chứng nhất cho các luận điểm này

Sau Chu Dụ Khải, Trương Bá Vi (1996) với Thi dữ thiền nghiên cứu và Vương Phạm Chí (2000) với Trung Quốc thi thiền nghiên cứu cũng là những công

trình công phu, có nhiều kiến giải đóng góp quý báu Ngoài ra chúng tôi còn phải kể

đến hai tác phẩm: Tư tưởng thiền và thơ tình của Tôn Xương Vũ, xuất bản năm 1997; Thiền với văn hóa và văn học của Lý Tiễn Lâm, xuất bản năm 1998 Những

công trình tiếp theo đây tuy không quy mô như ba công trình trên, nhưng chúng đều nhìn nhận sự tương thông kỳ lạ giữa thiền Trung Quốc và thơ Đường:

Cội nguồn Ấn Độ của văn học nghệ thuật thời Đường (1/1973), Lưu Minh

Thứ, Nguyệt san Văn Triết, 1(4); Văn học thời Đường và Phật giáo (1984), Tôn Tinh Vũ, Khoa học Xã hội Thiên Tân, (5), tr 68 – 72; Triết học nghệ thuật của

Trung Quốc: Thi thiền nhất thể hóa (1987), Nhật Phúc Vĩnh Quang Tư, Tạp chí Học viện Sư phạm Hồ Bắc, (3), tr 43 – 51; Thơ và Thiền (1986), Viên Hành Bái, Tri thức Văn học sử, (10), tr 18- 24; Thơ và thiền (1988), Lí Tráng Ưng, Tạp chí Đại học Sư phạm Bắc Kinh, (4), tr 35–46; Lược bàn về thiền và thơ (1988), Tôn

Tinh Vũ, Mặt trận khoa học xã hội, (4), tr 234 – 249

2.1.2 Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền nhập thi:

Cụ thể hóa nghiên cứu ảnh hưởng thiền trong thơ những học giả Trung Quốc nhìn nhận sự ảnh hưởng lớn lao của thiền qua việc lý giải các hiện tượng trong thực

Trang 10

học Lục triều và ảnh hưởng của Phật giáo (12/1935), Tưởng Duy Kiều, Quốc Gia Luận Hành, kỳ thứ 6; Thiền tông và các tác giả Giang Tây thời Tống (1988), Vương

Kì Trân, Tạp chí Đại Học Giang Tây, (4), tr 24 – 29; Luận về ảnh hưởng của văn

học kinh điển Phật giáo đối với biến văn Đôn Hoàng (1985), Lương Đạt Thắng, Tạp chí Đại học Sư phạm Liêu Ninh, (3), tr 48 – 53; Khảo cứu về thi Phật Vương Duy

(9/1936), Nhi Đảo Hiến Kiết Lãng, Nghiên cứu Văn học Trung Quốc, NXB Thượng Hải Bắc Tân; Ý thiền và ý họa trong thơ ca của Vương Duy (2/1980), Viên Hành Bái, Mặt Trận Khoa Học Xã Hội, tr 276 – 283; Tín ngưỡng Phật giáo và sáng

tác thơ ca của Vương Duy (2/1981), Tôn Tinh Vũ, Di Sản Văn Học, tr.44 – 56; Tình thơ – ý họa – lý thiền: Bàn về “Điểu minh giản” của Vương Duy (1982), Lâm Bang

Quân, Tạp chí Đại học Sư phạm Bắc Kinh, (4); Tình thơ – ý họa – lý thiền: thiển

bàn về phong cách thơ hậu kỳ của Vương Duy (1983), Sử Song Nguyên, Tạp chí Học viện Sư phạm Nam Kinh, (1), tr.6; Thẩm mỹ quan thiền tông của Vương Duy và phong cách linh hoạt kỳ ảo (không linh) của ông (1984), Đào Lâm, Tạp chí Học viện Sư phạm Triết Giang (3); Những vấn đề liên quan đến sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với Liễu Tông Nguyên và bình luận đánh giá về thơ “Thiền lý” (1981),

Ngô Văn Trị, Văn Sử Triết (6), tr 53 – 62; Liễu Tông Nguyên và Phật giáo, Tạ Hán Cường (1983), Nghiên cứu Lịch sử Triết học Trung Quốc, (3), tr 82 – 89; Liễu

Tông Nguyên và Phật giáo (1984, Lại Vĩnh Hải, Nghiên cứu Triết học, (3), tr 59 –

65; Thơ Sơn thủy của Liễu Tông Nguyên và tư tưởng Phật Nho (1985), Cảnh Khải Toàn, Nguyệt san Học thuật, (5), tr 56 – 60; Sơ lược về thi tăng Quán Hưu và thơ

của ông (1984), Hoàng Thế Trung, Tạp chí Học viện Sư phạm Triết Giang, (2), tr

72 – 80; Bạch Cư Dị và đạo Phật (1984), Trương Lập Danh, Tạp chí Học viện Sư

phạm Tương Đàm, (2), tr 29 – 35; Lý luận về tư tưởng thiền tông Phật giáo và văn học của Tô Thức (1989), Lưu Thạch, Thiên Phủ Tân Luận, (2), tr 77 – 84

Thời Vãn Đường (1987), Hoàng Tân Lượng, Tạp chí Học viện Sư phạm Ích Dương, (3), tr 7-12; Thi tăng và tăng thi thời Đường (1984), Trình Dụ Trinh, Tạp chí Đại học Nam Kinh, (1), tr 34 – 41 5

Nhiều nhất vẫn là những công trình nghiên cứu viết về ảnh hưởng, tương

Trang 11

thông giữa thiền với thơ từng tác giả, từng thi phái, từng thời kỳ Điều này nói lên khả năng ứng dụng rộng lớn và thiết thực của vấn đề Chúng tôi không có điều kiện

để nắm đầy đủ danh mục các công trình nghiên cứu, ở đây chỉ là một số rất ít của các công trình đó:

2.1.3 Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền luận thi:

Sơ lược về thuyết “Thi thiền tương thông” (1987), Thôi Đại Giang, Tạp chí Đại học Sư phạm Hoa Nam, (2), tr 26 – 32; Luận về “Diệu ngộ” (1984), Trương

Nghị, Nghiên Cứu Lí Luận Văn Nghệ, (4), tr 85 – 89; Thiền học - Thi học - Mỹ học:

Bàn về “dĩ thiền dụ thi” trong “Thương lãng thi thoại” (1985), Lưu Văn Cương, Tạp chí Đại học Liêu Ninh, (3), tr 43 – 48; Bàn về “dĩ thiền dụ thi” (1985), Chu

Chấn Phủ, Tri thức Văn học sử, (10), tr 71 – 74; Ý tưởng Thiền cảnh và ý tưởng

thẩm mỹ (1987), Mậu Gia Phúc, Nghiên cứu Văn Nghệ, (5), tr 77 – 83; Nghiên cứu

so sánh về tư tưởng Thiền tông thời kỳ đầu và thời kỳ cuối (1987), Lại Vĩnh Hải, Tạp chí của nghiên cứu sinh học viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, (5), tr 4-8 Phật giáo và văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã,

Thượng Hải, 1998 của Phương Lập Thiên tuy không trực tiếp nghiên cứu mối quan

hệ giữa thiền Phật giáo với văn học, song đã đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nói chung ở các nước như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Phật giáo Trung Quốc mà ông nói đến là Phật giáo thời Tùy Đường, văn hóa truyền

thống mà ông đề cập đến trong đó có sự góp mặt quan trọng của thơ Đường “Trong

trái tim khối óc của người Nhật, thơ Đường được coi là trường phái thơ cổ điển của

Một công trình khác của ông cần đề cập chi tiết ở đây là Cảnh

giới thi ca thiền tông Đóng góp đáng chú ý của công trình là phần trình bày về “cơ

chế phát sinh cảm ngộ thẩm mỹ thiền tông” Bắt đầu từ ý kiến cho rằng “Điều quan tâm cuối cùng của thi ca thiền tông” là “bản lai diện mục” Phương Lập Thiên đã đi

1 Phương Lập Thiên, Phật giáo và văn hóa truyền thống Trung Quốc

Trang 12

sâu vào phân tích “ba giai đoạn kiến sơn”1 như là phương cách tương ứng để hiển lộ

“bản lai diện mục” đó Tuy công trình chỉ gói gọn trong thi ca thiền tông Lâm Tế và thơ tụng cổ nhưng đã gợi mở cho chúng ta cái nhìn tương thông giữa cảnh thơ với cảnh thiền mà luận án sẽ có dịp đề cập đến ở chương 3

đó cần được nhắc lại khi đề cập đến việc dịch thơ Đường ở Việt Nam Dịch phẩm

đầu tiên là Thơ Đường tuyển tập của Nam Trân (tập hợp những bản dịch hay của các dịch giả tên tuổi như: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Tương Như…) Thơ Đường của Trần Trọng San, Đường thi của Trần Trọng Kim Bên cạnh đó còn có Vương Duy

thi tuyển, Lý Bạch thi tuyển, Đỗ Phủ thi tuyển, Thế giới thi ca thiền Hàn Sơn của các

dịch giả Giản Chi, Trúc Khê, Vũ Thế Ngọc… Dịch phẩm nguyên tác thơ công phu,

đầy đủ nhất hiện nay là Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu Cuốn sách gồm

hơn một nghìn bài thơ của 180 tác giả với mở đầu là phần tiểu luận, cung cấp một cái nhìn tương đối khái quát về thơ Đường Tổng kết lại tất cả vẫn còn là một con số quá khiêm tốn so với số lượng hiện có của “Toàn Đường thi”

Sách nghiên cứu thơ Đường của các học giả Trung Quốc được dịch sang tiếng

Việt cũng không nhiều Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa của Lâm Ngữ

Đường, Nguyễn Hiến Lê dịch (1970) là tác phẩm thường được nhắc đến Cuốn sách không đầy 200 trang nhưng đã lý giải một cách thuyết phục về vai trò của thơ ca trong đời sống tinh thần dân tộc Trung Quốc Tuy đề cập đến cả ba tư tưởng lớn

1 Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín nói: “Lão tăng ba mươi năm trước khi học thiền thấy núi là núi, sông là sông Kịp đến sau này thân cận yết kiến thiện tri thức, có chỗ ngộ nhập thì thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông Đến nay được chỗ nghỉ ngơi, buông bỏ xuống, lại thấy núi là núi, sông là sông”

Trang 13

Nho, Lão và Phật nhưng đặc biệt nhấn mạnh tinh thần thực tiễn của Nho gia, tác dụng “phủ lên kiếp trần một bức màn thưa đẹp đẽ” của Lão gia còn Phật giáo ít được đề cập đến

Thơ thiền Đường Tống của Đỗ Tùng Bách do Phước Đức dịch (2000) tuyển

chọn thơ của các thi tăng, phần lớn có xuất xứ từ công án ngữ lục và tác phẩm của

thi tăng thời Tống Trong hai chương “Thiền vị trong thơ Đường Tống”, “Thiền gia

tông phái và Giang Tây thi phái” Đỗ Tùng Bách đã sơ lược trình bày những vấn đề

tương quan thiền và thơ Sự hợp lưu giữa thiền và thơ: sự khác biệt, khả năng dung hợp, quá trình dung hợp giữa thiền và thơ đã bước đầu được tác giả bàn đến mặc dù còn rất sơ lược Điểm mới của công trình này cần nhắc đến ở đây là phần “Sự cấu thành thiền vị trong thơ Đường Tống” Nhưng cách làm của ông là phân chia thiền trong thơ ra ba cấp độ biểu hiện: thiên thú thi, lý thú thi và thiền thú thi1 Ông đề cao thơ thiền vị với kết luận: “Đặc chất của thơ Đường Tống là nơi thiền vị” Nhìn chung, dù còn sơ lược nhưng công trình này đã đề cập tương đối nhiều vấn đề hữu ích cho việc nghiên cứu so sánh, tương thông giữa thiền và thơ Đường

Không đặt thơ Đường trong so sánh với thiền, công trình Nghệ thuật ngôn ngữ

thơ Đường của Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân do Trần Đình Sử và Lê Tẩm dịch đã

đưa ra hướng tiếp cận thơ Đường bằng lý luận hiện đại của các nhà lý luận phê bình phương Tây như: T.E Hulme, Ernest Fenollsa, Jakobson… Theo chúng tôi, phần

nghiên cứu ngữ nghĩa, ẩn dụ và điển cố trong thơ Đường là một gợi ý lớn khi đi vào

tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ

Các tác phẩm dịch khác như: Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Phan Ngọc dịch và giới thiệu (in lần 1 năm 1996, lần 4 năm 1999); Kim Thánh Thán: Phê bình

thơ Đường, Trần Trọng San dịch (1990); Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc của Khâu Chấn Thanh, Mai Xuân Hải dịch (1992) thể hiện sự quan tâm của

học giả Việt Nam đối với nghiên cứu phê bình văn học cổ điển Trung Quốc Những

1 Thơ vịnh thú thiên nhiên, thơ có ý vị kỳ lạ và thơ có thiền vị xem [2, tr 337].

Trang 14

công trình này sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý luận mang tính cơ sở trong việc

tiếp cận thơ Đường Phê bình thơ Đường của Kim Thánh Thán gợi mở một cách

đọc thơ và “ngộ” giải thơ tràn đầy sự tương cảm giữa con mắt thiền giả và tấm lòng thi nhân…

Lịch sử văn học Trung Quốc của Sở Nghiên cứu văn học Trung Quốc là một tư

liệu quan trọng trong dạy và học Văn học Trung Quốc ở bậc học Đại học Bàn về nguyên nhân hưng thịnh của thơ Đường, các tác giả này cho là do sự phát triển của bản thân các hình thức văn học quyết định và những nhân tố bên ngoài thúc đẩy Trong các nhân tố bên ngoài đó, nhóm tác giả này đề cập đến cảnh tượng “trăm nhà đua tiếng” mà Phật giáo như là một nhân tố quan trọng thuộc kiến trúc thượng tầng góp phần làm thơ Đường trở thành đỉnh cao bất tuyệt

Điểm qua các công trình nghiên cứu thiền và thơ Đường ở Trung Quốc cũng như những dịch phẩm về Văn học Trung Quốc ở Việt Nam như trên là để thấy được

sự “bao la vạn tượng”, những góc nhìn thơ từ “mắt thiền”, tư tưởng thiền trong thơ Đường được coi trọng như thế nào và nền học thuật văn học Trung Quốc ở Việt Nam cần bổ sung những gì

2.2.2 Sách nghiên cứu:

Không tìm thấy một tài liệu tham khảo chính nào bằng tiếng Việt, thậm chí, sách dịch cũng không Trong nhiều chục năm nay ở bậc Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Đường, tuy có một số luận văn nói đến tư tưởng Thiền và thơ nhưng chỉ dừng ở thơ Vương Duy nên chưa thấy được tầm ảnh hưởng sâu, rộng và hầu như đồng bộ của nó

Từ những năm 1955-1975 những tác giả như Nhất Hạnh (Nguyễn Lang), Tuệ

Sỹ, Đoàn Trung Còn, Lê Mạnh Thát đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu vẫn thuộc lĩnh vực Sử học và Văn hóa học Ảnh hưởng của thiền đến văn hóa, văn học không phải không được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của họ nhưng không phải là hướng nghiên cứu chủ đạo nên thường là những nhận định chung, mang tính khái quát

Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã có những công trình đi vào

Trang 15

nghiên cứu hệ thống và chính diện hai đối tượng thơ và thiền Luận án Tiến sĩ Ngữ

văn của Thích Đồng Văn (2004): Biến văn thời Đường và ảnh hưởng của Biến văn

trong Văn học Trung Quốc; Lịch sử tư tưởng thiền từ Veda Ấn Độ tới thiền tông Trung Quốc, Hoàng Thị Thơ (2005) là cách thể hiện sự quan tâm tới thiền và văn

học Trung Quốc ở góc nhìn so sánh chuyên biệt mỗi lĩnh vực “Nghiên cứu so sánh

thơ thiền Lý-Trần (Việt Nam và thơ thiền Đường-Tống (Trung Quốc)”, Lê Thị

Thanh Tâm (2007); Nghệ thuật hội họa trong thơ sơn thuỷ điền viên của Vương

Duy, Trần Thị Thu Hương (2001); Thơ thiền Vương Duy – một điển hình của hiện tượng thi tăng, Nguyễn Thị Diệu Linh (2001) là những công trình đã chọn điểm

nhìn mới và khá sắc sảo Vấn đề “thi trung hữu họa” không phải là đặc trưng riêng

có trong thơ Vương Duy Mỗi bài thơ Đường đều có thể là một bức tranh Ngoài nguyên tắc điều phối màu sắc, tác giả Trần Thị Thu Hương chỉ ra “tính họa” trong thơ Vương Duy bằng luật viễn cận với ba chiều kích: điểm nhìn mặt phẳng, điểm nhìn trên - dưới, điểm nhìn di động Có một điểm nhìn siêu cá thể của tâm hồn thiền giả, ẩn giả, của cái ta luôn hòa nhập với bản thể vũ trụ cũng được sáng lên trong bức tranh thiên nhiên đó

Công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỷ X –

thế kỷ XIV của tác giả Đoàn Thị Thu Vân (1996) cũng chủ yếu đi vào tìm hiểu nghệ

thuật thơ Tác giả đã đưa ra những kết luận thuyết phục trên cơ sở nghiên cứu thống

kê và cũng đã dành riêng một chương để so sánh “Đặc trưng nghệ thuật trong thơ thiền Lý-Trần với thơ Nho cùng thời và thơ thiền Trung Quốc, Nhật Bản”

2.2.3 Báo, tạp chí:

Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi ca của Nguyễn Xuân Sanh được công bố

trên Tạp chí Đại học năm 1959 có lẽ là công trình đầu tiên trực tiếp nghiên cứu mối quan hệ và ảnh hưởng của hai đối tượng thơ và thiền Rất nhiều công trình nghiên cứu tương tự khác đã được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu Từ quan tâm chủ yếu về văn hóa, lịch sử của những công trình nghiên cứu trong những năm trước

1945, từ những năm 90 trở lại đây, giới nghiên cứu bắt đầu dành sự chú ý tới mối quan hệ văn học Trung Quốc, thơ văn Lý-Trần và thiền Phật giáo Có thể kể một số

Trang 16

công trình như: “Ảnh hưởng của Thiền tông đối với văn hóa Trung Quốc và thế

giới” của Tôn Thất Lợi (1997); “Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học” của

Nguyễn Công Lý (1998) “Phật giáo và văn học Trung Quốc” của Lê Kỉnh Tâm (2003);“Phật giáo với văn học Việt Nam” Nguyễn Duy Hinh (1992), “Thơ thiền và

việc lĩnh hội thơ thiền thời Lý” của Nguyễn Phạm Hùng (1992)…

trong tương quan với lịch sử, văn hóa Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc của

Henri Maspero2 (1999) là một tác phẩm tiêu biểu đã được dịch sang tiếng Việt

Tìm hiểu thiền với cuộc sống - ngụ ngôn thiền (Zen Fables for Today) là tuyển tập

những câu chuyện thiền ý nhị được tái hiện từ công án thiền Trung Quốc của thiền

sư Richard Mclean đã được dùng để hướng dẫn thiền ở trung tâm thiền do ông sáng lập ở Đức Tuy không phải là một công trình nghiên cứu hệ thống nhưng như bài viết ngắn về thiền và thơ3 của nhà nghiên cứu Đông phương người Nga, T P Grigorieva là khá hiếm Hiện tại, chúng tôi chưa được biết có công trình nghiên cứu nào ở các nước khác liên quan gần đến đề tài luận án của chúng tôi

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thơ Đường Trong mối tương quan đặc biệt của nó với thơ của Tăng nhân chúng tôi còn chú ý tới thơ kệ của một số tăng nhân

1 (1870-1966)

2 Nhà Nhân chủng học người Pháp (1882-1945)

3 Thiền trong thơ Haiku Nhật Bản, Tạp chí Văn học, (4), tr 60-64

Trang 17

thời Đường trong Trung Hoa chư thiền đức hành trạng của Thích Thanh Từ soạn

dịch (1972) và một số thi kệ đã được dịch dẫn trong các tập ngữ lục

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Thiền trong thơ Đường Trong luận

án này, chúng tôi chỉ giới hạn trong thơ luật

3.3 Nguồn tư liệu:

- Bích Nham Lục, Thích Thanh Từ (1995), Thành hội Phật giáo TP HCM ấn

hành

- Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Đạo Nguyên (2006), Lý Việt Dũng dịch, NXB

Tôn Giáo, HN

- Đường thi tuyển dịch, Lê Nguyễn Lưu (1997), NXB Thuận Hoá, Huế

- Thơ Đường, Trần Trọng San dịch (1990), NXB ĐHTH TP HCM

- Thơ Đường, Tản Đà dịch (2003), NXB Văn Học, HN

- Phật thi tam bách thủ (1993), Hồng Phi Mô, NXB Văn Nghệ Giang Tô,

Trung Quốc

- Thi thiền nhất bách thủ (1996), Lý Miễu, Trung Hoa thư cục, Hương Cảng

xuất bản, Trung Quốc

- Toàn Đường Thi, rút từ http://www.guoxue.com/qts/QTS_sml.htm

- Vương Duy thi tuyển, Giản Chi tuyển dịch (1995), NXB Văn Học, HN

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu hai lĩnh vực đặc thù của văn hóa văn học Trung Quốc là thiền và thơ chúng tôi tuy vẫn sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến nhưng vận dụng kết hợp chúng ở nhiều cấp độ khác nhau

- Phương pháp so sánh - giải thích

- Phương pháp phân tích thi pháp học - ngôn ngữ học

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn- triết- họa)

- Phương pháp phán đoán tổng hợp

Các phương pháp này vừa có ưu điểm nhưng đồng thời cũng có hạn chế, nhất

là trong thời đại bùng nổ thông tin và đổi mới phương pháp nghiên cứu như hiện

Trang 18

nay chúng tôi cố gắng vận dụng một cách uyển chuyển để có thể tiếp cận tốt nhất hai đối tượng thiền và thơ Đường

5 Đóng góp mới của luận án:

a Ý nghĩa khoa học: Luận án không chủ trương chứng minh tư tưởng thiền đã

ảnh hưởng lên thơ Đường như lâu nay người ta vẫn thường làm Tuy nói rằng Thiền tông Phật giáo thuộc kiến trúc thượng tầng, chi phối lên văn học nghệ thuật nói chung là đương nhiên nhưng điều đó không hoàn toàn như vậy Chúng tôi coi thơ-thiền tương thông Từ quá trình phát triển và đạt đến hưng thịnh, thơ và thiền đã thâm nhập lẫn nhau bằng chính sự tương hợp nội tại của chúng Điều đó đồng thời ghi nhận dấu ấn của các tư tưởng bản địa cũng như tâm tính dân tộc trong tư tưởng thiền tông Trung Quốc Và tư tưởng đó đã bàng bạc trong thơ Đường

Khi hiểu được tư tưởng thiền trong thơ Đường là tư tưởng thiền như thế nào,

nó khác gì với tư tưởng thiền thời Tống thì sẽ dễ thấy ra sự khác nhau trong thơ Đường và thơ Tống nói chung, thơ thiền Đường - Tống nói riêng

Con đường đi chính là con đường trở về Chìa khóa giải mã vẻ đẹp thơ Đường không chỉ ở nơi thi luật, điều đó sẽ dễ dàng thấy được trong sự tương thông của thiền và thơ Cái ý vị, sự giản đơn và hàm súc của thơ Đường chính là ở nơi bản thân nội tại của thơ Đường và sự thâm nhập tự nhiên của tư tưởng thiền

b Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài luận án sẽ giúp cho giáo viên dạy Ngữ văn ở bậc

PTTH những gợi mở cần yếu cho phần bài giảng về thơ Đường và thơ thời Lý – Trần trong việc tiếp cận từng tác phẩm cụ thể và quan trọng là ở phần khái quát chung Giáo viên trên cơ sở đó có thể giúp học sinh mường tượng được không khí đặc trưng của cả một giai đoạn văn học

Ở bậc học Đại học, Cao học thi Phật Vương Duy được chú ý nhiều hơn, có nhiều chuyên đề ít nhiều liên quan tới Thiền và thơ được giới thiệu như “Tư tưởng văn học phương Đông”, “Tiến trình, đặc điểm, nội dung và thi pháp thơ Trung Quốc”, “Ảnh hưởng của ba tư tưởng Nho, Lão và Phật trong thơ Đường”… Luận án góp phần khái quát, xác định một cách sáng rõ sự tương thông nội tại của thiền Trung Quốc và thơ Đường trong nội dung cũng như nghệ thuật Từ đó, hướng tiếp

Trang 19

cận thơ Đường cũng gợi mở hơn Và cuối cùng, đề tài luận án có thể làm tài liệu giảng dạy chuyên đề ở các Học viện Phật giáo đầy thú vị cho Tăng ni sinh viên có thể tìm hiểu văn học (nhất là thơ Đường, thơ Lý-Trần) bằng sự đối sánh với tư tưởng hướng đạo của họ

(618-Chương 2 – Sự tương thông của tưởng thiền trong nội dung thơ Đường

Chương 3 – Sự tương thông giữa tư tưởng thiền với nghệ thuật thơ Đường

Trang 20

Ở một đất nước nặng nề với lễ giáo phong kiến truyền thống, lòng tự tôn dân tộc cao độ và là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại như Trung Quốc, một tư tưởng ngoại lai muốn du nhập vào đất nước đó là một thách thức lớn Nhưng Phật giáo không những sớm được người dân Trung Quốc đón nhận

mà còn trở thành một tư tưởng ăn sâu gốc rễ trong tâm thức người dân tộc này Hai

tư tưởng lớn Nho gia và Lão gia tưởng chừng sẽ là trở lực vĩnh viễn của Phật giáo nhưng ngược lại Nho gia tìm được ở Phật giáo một bổ sung cần thiết Lão gia nhìn Phật giáo như sự tương thông đáng được coi là một thành phần đồng đẳng của văn hóa truyền thống Trung Quốc Chúng làm mới cho nhau, chung sống hài hòa với nhau và từ thời Nam Bắc triều, Phật giáo thực sự là một trong ba tư tưởng bản địa của Trung Quốc Sự lớn mạnh, sự thay đổi của Phật giáo Trung Quốc đều có ảnh hưởng đáng kể vào đời sống tinh thần văn hóa, văn học và cả chế độ xã hội của đất nước này trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động và đầy phức tạp

Thiền thời Tống tuy tông phong hưng thịnh song đó là sự hoàn thiện về mặt thuyết lý Nếu xét ở phương diện triết học của tôn giáo thì quả thật thiền tông đời Đường chưa phát triển bằng đời Tống Nhưng nhìn vào thơ ca thơ Tống mặc dù dùng nhiều thiền ngữ, thiền lý hơn thơ Đường nhưng không vì thế mà ý vị thiền của

nó có thể sánh được với thơ Đường

Dù không muốn nói đến Phật giáo, một tư tưởng phương Đông uyên áo thâm trầm mà với nhiều người, đó là một tâm thế sống thoát ly hiện thực và nói chung là huyễn mộng thì cũng không thể phủ nhận vai trò và sức hút của nó đối với dân tộc Trung Quốc Ít ra là trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và tâm lý sống của con người thời đại đó

Trang 21

Cùng với thời gian Phật giáo từ một tôn giáo ngoại lai, phải mượn ngôn ngữ tôn giáo bản địa, phải ẩn đằng sau những lý giải của tôn giáo bản địa để có đất tồn tại rồi dần dần trở lại được chính mình, độc lập khỏi tôn giáo bản địa và rồi trở thành một trong ba tư tưởng trọng yếu của truyền thống bản địa Tuy nói rằng Phật giáo vẫn không chiếm địa vị độc tôn như Nho gia nhưng tầm ảnh hưởng của nó có

lẽ sâu rộng và đều hơn tư tưởng bản địa

Một tâm lý thường thấy đối với nhiều nhà nghiên cứu là có thể nói rất nhiều về các tư tưởng khác khi nhìn nhận sự ảnh hưởng của nó đối với một tác phẩm, một nền văn học, một trường phái nghệ thuật nào đó một cách tự nhiên đúng với tinh thần khách quan như thế nhưng khi nói tới Phật giáo người ta lại e ngại Có lẽ ấn tượng là một tôn giáo của Phật giáo đã làm cho họ thận trọng Điều đó ngăn ngại rất nhiều trong việc giải mã các tác phẩm văn học Chúng tôi cho rằng Phật giáo trước hết là một tư tưởng lớn, tính tôn giáo chỉ là sự nảy sinh trong quá trình đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người Nhưng dẫu là yếu tố tôn giáo chăng nữa, nếu có trong văn học chúng ta cũng phải khách quan nhìn nhận thì sự nghiên cứu của chúng ta mới nói lên được điều mà tác phẩm văn học muốn nói tới

1.1 Tiền đề cơ bản cho sự hưng thịnh của Thơ và Thiền

1.1.1 Điều kiện văn hóa-xã hội:

Ông vua đầu tiên của triều đại nhà Tùy là Tùy Văn Đế lấy tư tưởng Phật giáo làm hệ tư tưởng chính Nhờ đó, ông được nhân dân rất ủng hộ trong đường lối xây dựng và củng cố đất nước suốt thời gian tức vị của ông Trải qua được ba đời vua với 37 năm cai trị (581-618) nhà Tùy nhanh chóng bị lật đổ dưới tay Tùy Dạng Đế, một ông vua ham thích việc xây dựng lầu đài cung điện và viễn chinh khiến cho đời sống người dân khốn đốn không yên phận được Tuy nhiên, sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển phồn thịnh về nhiều mặt của nhà Tùy đã làm nền tảng cơ sở cho triều đại nhà Đường nhiều thuận lợi, một bàn đạp vững chắc để vươn tới đỉnh cao mới mà các triều đại phong kiến trước và sau nó không dễ gì đạt được

Nông nghiệp thời Đường được quan tâm qua những cải tiến kỹ thuật, khai

Trang 22

khẩn đất hoang, thủy lợi đảm bảo, đời sống người dân được cải thiện rất nhiều Công nghiệp cũng đặc biệt phát triển như ngành luyện sắt, khai thác than đá, dệt tơ, gốm sứ, đóng thuyền, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc được các nước châu Á, châu Âu yêu thích và sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu tạo nhiều thuận lợi cho việc mở rộng thương mãi mậu dịch Có thể nói, thời kỳ này nhu cầu thương mãi đã làm cho đất nước Trung Quốc đã phồn thịnh lại sầm uất lên đáng kể

Về tư tưởng học thuật, phải nói rằng mở đầu thời Đường là một ông vua thao lược toàn tài1, có tầm nhìn thông suốt trước những cái được và chưa được của lịch

sử các triều đại trước Ông đi vào cải tổ toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội trên một nền tảng đã được chuẩn bị chu đáo từ các triều đại trước Đường chính là đỉnh cao của những phát triển đó

Nho gia và Lão gia vẫn giữ vai trò là tư tưởng truyền thống bản địa Phật giáo đến thời này, mặc dù trong giới cầm quyền và môn đồ hai tư tưởng trên vẫn đặt nặng nguồn gốc ngoại lai của nó nhưng trên thực tế, sức lan tỏa sâu và rộng của nó

là không thể che phủ được Cả ba tư tưởng này đã trước hết hấp thụ lẫn nhau và rồi trở lại cùng chi phối lên mọi mặt của đời sống xã hội thời Đường

Riêng Văn học nghệ thuật với một không khí xã hội yên bình, đời sống đầy đủ, người ta có điều kiện, có nhu cầu nhiều hơn cho hoạt động đặc biệt dành riêng cho đời sống tinh thần này Chẳng hạn, âm nhạc thời Đường phong phú với đủ loại nhạc

cụ và âm điệu của các miền Tây Vực và Hồ Hội họa càng thành tựu hơn với phái thủy mặc sơn thủy, chuộng đề tài thiên nhiên dưới ảnh hưởng của Lão gia và Phật giáo như Vương Duy, Ngô Đạo Huyền “Họa sĩ ở triều đình cũng nhiều như sao buổi sáng” (Đỗ Phủ), người người đều sáng tác, thưởng thức thơ văn, không kể tầng lớp nào, thế hệ nào của xã hội Các vua Đường đặc biệt tạo điều kiện cho văn nhân thi sĩ và thơ ca khởi sắc khoe hương mà tên tuổi của họ đã quá quen thuộc không

1 Đường Thái Tôn - Lý Thế Dân (599-649)

Trang 23

những đối với các nước phương Đông mà còn được cả thế giới biết đến như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…

1.1.2 Tương hợp nội tại của Nho, Lão, Phật và con đường của Huệ Năng:

1.1.2.1 Tương hợp nội tại:

Phật giáo đến Trung Quốc từ buổi đầu cho đến thời phát triển rực rỡ của nó trên đất nước này, bao giờ Phật giáo cũng vừa cố thủ vừa mềm dẻo, vừa chống đối vừa tiếp thu, vừa tranh luận vừa dung hợp Những trở lực của một nền văn minh ngang tầm bao giờ cũng đầy thách thức và dai dẳng Phải nói rằng Lão gia tuy là người đầu tiên “mở cửa” cho Phật giáo nhưng những chung đụng của Lão gia và Phật giáo cũng không kém phần kịch liệt Bởi so với mối quan hệ giữa Nho gia và Phật giáo, mối quan hệ giữa Phật và Lão tinh tế hơn nhiều

Tuy nhiên, ba nhà Nho, Lão và Phật sở dĩ thừa tiếp tư tưởng của nhau, trông cậy được vào nhau là nhờ bản thân mỗi tư tưởng đó đã sẵn có sự giống nhau, cả những cái khác biệt cần bổ sung lẫn nhau Có thể thấy sự tương hợp nội tại qua giống và khác của ba tư tưởng Nho, Lão và Phật giáo từ góc nhìn của các luận đề triết học cơ bản đã được tìm thấy trong thơ Đường và giúp ích cho việc tìm hiểu thơ Đường

Trên mặt nhân sinh quan, bất kỳ một tư tưởng, một tôn giáo nào đều biểu thị

một nhân sinh quan nhất định Thực ra, nguyên nghĩa của nhân sinh quan là quan niệm xung quanh cuộc sống con người, trong đó có khổ đau, có hạnh phúc, có quan niệm nhân sinh nên khổ hạnh, có quan niệm nhân sinh nên hưởng lạc Nhân sinh quan trong tương hợp nội tại của Nho, Lão và Phật chúng ta nói đến ở đây là một nhân sinh truy cầu hạnh phúc Với nhiều con đường, nhiều cung bậc khác nhau Tìm hiểu tâm tính dân tộc Trung Quốc chính là để hiểu yếu tố nội tại nào đã tạo nên sự

hô ứng giữa hai tư tưởng bản địa là Nho và Lão với một tư tưởng có nguồn gốc ngoại lai như Phật giáo

Tâm tính dân tộc thể hiện rất rõ quan niệm nhân sinh và vũ trụ Mọi nỗ lực của Phật giáo, suy cho cùng là minh chứng cho khả năng thích ứng của nó đối với từng không gian, thời gian mà thôi, tức là với từng tâm tính dân tộc và ngược lại

Trang 24

Qua thơ cổ Trung Quốc trước thời Đường, ngay cả trong Kinh thi chúng ta đã

nhận ra được rằng Lâm Ngữ Đường rất có lý khi nói về người Trung Quốc: “Họ có

xu hướng tự nhiên và thành thực thích cái khía cạnh tầm thường của đời sống; óc tưởng tượng của họ chỉ để phủ lên kiếp trần một bức màn thưa đẹp đẽ, mê hồn, chứ không phải để thoát ly cuộc sống” Họ có say mê thuốc tiên đấy nhưng không có

nghĩa là họ muốn từ bỏ cuộc sống trần gian đầy “bãi biển nương dâu”, đầy đau khổ

và nhọc nhằn, cũng không phải muốn tìm hạnh phúc sau kiếp sống này hay “thế giới bên kia” mà là để kéo dài kiếp sống hiện tại Tinh thần thực tiễn đó của họ không nhất nhất đều trần trụi và nghiêm khắc Vậy nên Khổng giáo tuy là tư tưởng chủ đạo của dân tộc Trung Quốc nhưng vẫn còn thiếu vắng nhiều trong đời sống tinh thần người dân Một lẽ đơn giản là con người ở đất nước tự coi mình là trung tâm của thế giới này vốn không thích gì những thứ quá trọn vẹn, quá thiên lệch Họ thích sự vừa chừng, như tinh thần “trung dung” (của Nho gia), một ít thôi và trung đạo (của Phật giáo)

Những điều đó cho chúng ta nhận thức rằng, thoát ly hiện thực hay hiện thực khô khan, trần trụi đều không phải là cuộc sống lý tưởng mà người Trung Quốc truy cầu Cho nên, thơ ca của họ tự bao đời đều là những bức tranh, những khoảnh khắc của cuộc sống đời thường bình dị Bài thơ “Ngư ông” của nhà thơ Liễu Tông Nguyên là một ví dụ sinh động cho quan niệm ấy:

Ngư ông dạ bạng tây nham túc

Hiểu cấp thanh Tương nhiên Sở trúc

Yên tiêu nhật xuất bất kiến nhân

Ái nãi nhất thanh sơn thuỷ lục

Hồi khan thiên tế há trung lưu

Nham thượng vô tâm vân tương trục

(Ông chài đêm ngủ nhờ núi đá phía Tây

Sáng sớm múc nước Tương trong, đun bằng tre Sở

Sương tan, mặt trời mọc, chẳng thấy ai khác

Một tiếng hò chèo thuyền xanh cả núi sông

Trang 25

Ngoảnh trông bầu trời in xuống nước

Trên núi hững hờ mây xua đuổi nhau)

Ngư ông – Liễu Tông Nguyên

Hương vị cuộc sống đọng lại sau những con chữ thành thực đó là gì? Hiếm có bài thơ nào không phảng phất chút ngậm ngùi Điều đó cũng không có gì là lạ đối với một dân tộc chuộng sử và luôn hoài vọng quá khứ này Không cần phải đưa dẫn chứng cũng không cần phải thống kê thơ Trung Quốc, rõ nhất là ở thơ Đường, mỗi bài thơ đều ngậm ngùi một nỗi niềm và ở mức độ đậm nhạt khác nhau:

Nhưng khắp thế giới không đâu thấy được một thứ thơ nào so sánh được với thứ thơ đó, về cách diễn tả thanh nhã, tế nhị, về những tình cảm dịu dàng, điều độ, về sự bình dị và cô đọng của một câu ngắn thôi mà bao trùm được một tư tưởng cân nhắc kỹ lưỡng [20, tr.139]

Tuy Phật giáo đến Trung Quốc khi đã có một học thuyết thực tiễn như Nho gia, và một học thuyết mềm mại hơn là Lão gia bổ sung cho tâm hồn Trung Quốc Nhưng sự hiện diện của Phật giáo mới cho dân tộc này có thêm chất liệu cần thiết

để trung hòa nên một triết lý sống đúng như mong họ mong muốn

Trong những so sánh của mình Arthur F Wright đã đưa ra một sự khác biệt về tâm lý cá nhân giữa Ấn Độ và Trung Quốc là: Trung Quốc không có thiên hướng phân tích con người qua các thành tố cấu tạo nó Ngược lại, người Ấn Độ thì hiểu biết rất rộng về sự phân tích tâm lý Điểm khác biệt này cơ hồ là một khó khăn trong việc hoà hợp với tôn giáo bản địa và nhất là tâm tính dân tộc Nhưng bình tâm mà xét, chẳng phải nhà Phật đã cung cấp cho người Trung Quốc một phương thức bình phàm1 hóa cuộc sống, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên trong thơ nói riêng trong cái nhìn của họ nói chung một sự soi chiếu tinh tế Và vẻ đẹp tinh tế là thứ mà người Trung Quốc vô cùng yêu thích Quan trọng hơn, sự tinh tế khiến cho những tâm tình thơ, những hình ảnh thơ trở nên giản dị mà không tầm thường, bình đạm mà không

1 Bình: bình thường; phàm: phàm tục

Trang 26

nhạt nhẽo, ngắn gọn súc tích mà không cục mịch, đơn điệu như bài thơ Xuân tình

sau đây của Vương Giá – nhà thơ thời Vãn Đường:

Vũ tiền sơ kiến hoa gian nhị

Vũ hậu toàn vô diệp để hoa

Phong điệp phân phân quá tường khứ

Khước nghi xuân sắc tại lân gia

(Trước khi mưa vừa thấy nhị hoa nở

Sau khi mưa không thấy cuống cái lá nào còn hoa

Ong bướm lũ lượt bay qua tường đi

Lại ngờ xuân sắc còn ở bên (vườn) nhà hàng xóm)

Mỗi bài thơ Đường là một nét duyên mộc mạc, mỏng mảnh như thế

Từ chỗ xác định: “Mục đích chân thực của cuộc sống là tìm cái vui trong cuộc sống sinh hoạt bình dị, hài hòa với gia đình và xã hội” người Trung Quốc hẳn đã tìm thấy trong Nho, Lão và Phật những con đường để tìm cầu hạnh lạc

Chốn đào nguyên của Lão gia, cõi Tịnh thổ của Phật giáo có lúc xa vời như

“cõi ngoài trần tục”, “bên kia thế giới” nhưng có lúc cũng gần gũi thiết thực như cảnh nhàn của trẻ mục đồng, lão ngư, lão nông hay đám mây trôi lạc, dấu guốc trên rêu của người du tăng Và trong Nho gia, con đường truy tìm hạnh lạc tưởng chừng như bao giờ cũng chỉ là niềm vui của tam cương ngũ thường được thực hiện Thành thực mà xét cái gọi là “Khổng Nhan lạc xứ” và những tương tự như thế được tìm thấy trong “Luận ngữ” của Nho gia cũng không khác nhiều hạnh lạc của Lão gia và Phật giáo Khổng Tử nói:

Ăn gạo xấu, uống nước trắng, gác tay làm gối, niềm vui chính là ở đó”

Với Nhan Hồi, “Ăn cơm trong một cái giỏ tre, uống nước bằng một cái gáo

bầu, ở trong một nơi tồi tàn, mọi người đều không chịu nổi nỗi khổ này, nhưng Nhan Hồi lại lấy đó làm vui

Cho nên nếu nói rằng niềm vui “Khổng Nhan lạc xứ” là cái vui của Đạo thì cũng chính là khía cạnh thực tế người Trung Quốc thể hiện ra trong tư tưởng, trong đời sống Dù sao cũng khó có thể phủ nhận được khía cạnh lãng mạn của tâm hồn

Trang 27

họ khi được hun đúc bởi Lão gia và Phật giáo Will Durant, một nhà Đông phương học của phương Tây cũng tỏ ra đồng tình:

Ngày nào thấy nhiệt tâm giảm đi rồi thì sẽ thấy trong triết lý ấy sự minh triết và sẽ tìm kiếm sự tĩnh mịch của núi sâu, đồng rộng để cho tâm hồn được nhẹ nhàng… Lúc đó trước khi vô núi, có lẽ chúng ta đốt hết sách vở đi, chỉ trừ một cuốn và tìm sự minh triết trong Đạo Đức kinh [20, tr.52]

Nhưng cả Lão gia và Phật giáo cũng chưa thỏa mãn nhân sinh Trung Quốc Những triết gia, đạo sĩ của họ có ít nhiều tương cảm với Phật giáo dù không thời nào họ thôi e dè, chống đối Dù vậy, nhu cầu nhân sinh đã khiến Phật giáo và Nho, Lão tương hợp nhau một cách tự nhiên

Về Bản thể luận, nhận thức luân: Triết học phương Đông quan tâm tới nhân

sinh quan, vũ trụ quan thay vì bản thể luận, nhận thức luận như triết học phương Tây Hai cặp phạm trù này xét cho cùng là hai góc nhìn của cùng một vấn đề Ở đây không cần đi sâu vào ý nghĩa triết học của chúng Cần khẳng định rằng, cả ba tư tưởng Nho, Phật, Lão đều chú trọng yếu tố hoàn thiện nhân cách cá nhân Khổng giáo gọi là tu thân Dĩ nhiên tu thân ở đây mang ý nghĩa trọn vẹn của việc trau dồi

cả thân và tâm Con người nghệ thuật trong văn học phương Đông nói chung là con người vũ trụ, con người cộng đồng và con người của chữ tâm Nhưng chiếm lĩnh thơ Đường vẫn là con người chữ tâm Từ một thi tiên Lý Bạch đến thi thánh Đỗ Phủ, thi Phật Vương Duy… đều là những nhà thơ của chữ tâm Cái tâm hướng về thiên nhiên hư tĩnh, thanh đạm; cái tâm truy cầu hạnh phúc nhân sinh với thơ, trăng rượu

ở chốn không lợi danh quyền qúy; cái tâm ưu tư trước cuộc sống thực tại cũng như thân phận người dân thời tao loạn… Tất cả đều được tìm thấy trong bản thể luận của Nho, Lão và Phật mà thơ Đường chịu ảnh hưởng

Dấu ấn đầu tiên là khuynh hướng hướng nội Con đường hoàn thiện bản thân

là con đường soi trở lại chính mình Khổng giáo nhập thế trên cơ sở tu thân – “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Lôgic đó đồng thời là một giáo dục bình đẳng cho tâm tính con người Khổng Tử nói: “Từ thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy sự sửa mình làm gốc” (Đại học) Vì chú trọng tới sự sửa mình nên mẫu người lý tưởng

Trang 28

của đạo đức Nho gia, người quân tử luôn tề chỉnh, trang nghiêm và mực thước Lão gia hướng nội không vì mục đích trọng tâm là sửa mình mà hướng nội chính là để

về với tĩnh, với bản tính tự nhiên Và như chúng ta thấy, mẫu hình lý tưởng của Lão gia là những ẩn sĩ Họ sống khoáng đạt, minh triết và luôn thấy giàu có với kho tàng thiên nhiên vô tận Cái tâm trống không, chuyên nhất, an tĩnh nói trên của Tuân Tử vừa gần với hư tâm của Lão gia, vừa gần với tâm định tĩnh của Phật giáo Có thể thấy rằng, trước khi Phật giáo phát huy phương pháp thiền (quán hơi thở) ở Trung Quốc đã có một cơ sở vững chắc về sự nghiên cứu và tập luyện “khí” của Nho gia cũng như Lão gia Họ tự giác, nghiêm khắc với mỗi hành vi của chính mình Sự thể hiện “tâm bình khí hòa” của người quân tử Nho gia dựa trên cơ sở tu tâm, dưỡng tâm mà Khổng Tử và Mạnh Tử xây dựng nên tâm tính luận cũng chính là cách mà Lão gia dưỡng thần, điều khí hay Phật giáo chọn việc kiểm soát hơi thở làm cách để tập trung tư tưởng… Đến Tuân Tử, một môn đồ xuất sắc khác của Khổng gia, ông vừa phát triển đạo đức học của Mạnh Tử và tư tưởng khí của Lão Tử, vừa chú trọng tới sự tập trung chú ý Đọc lại câu nói của ông sẽ thấy được sự dung hợp hai tư tưởng Lão và Phật trong đó: “Nhờ cái gì mà con người biết đạo? Nhờ cái tâm Cái tâm sao mà biết được đạo? bởi tâm “hư” (trống không), “nhất” (chuyên nhất) và tĩnh (an định)”1

Sự hướng nội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong tu dưỡng của Phật giáo Chủ trương “tam giới duy tâm” - nhấn mạnh vai trò của tâm trong thực hành cũng như trong mục đích của nó Tu là tu tâm, giải thoát là giải thoát tâm Tâm hay ý làm chủ, phát xuất và điều khiển hành động của thân Vậy nên đối với tâm mà nói, nhà Phật quan niệm là “công vi thủ, tội vi phôi” (luận về công thì nó đứng đầu nhưng tội thì cũng bởi nó làm trước) Tuy nói đến sự không câu nệ phép tắc và bó buộc bởi những phương pháp tu hành khổ hạnh nhưng đó chỉ là nói một tinh thần, một bộ phận của Phật giáo mà thôi Để được sự tĩnh tại của nội tâm, duy trì trạng thái tĩnh

1 Tuân Tử - Giải tế

Trang 29

của tâm, người tu theo Phật cũng phải rèn luyện, cũng phải giữ những điều cấm làm, không nên làm hay bắt buộc phải làm (giới luật) Chúng ta nói tới thiền Trung Quốc bằng những hiểu biết của chúng ta về nét nổi trội nhất của thiền Trung Quốc và cũng là khía cạnh ảnh hưởng nhiều nhất lên đời sống, văn chương nghệ thuật Thiền Trung Quốc chủ trương đốn ngộ, không cần tu, không cần phải khổ công ngồi thiền hay sống trong chùa am cô tịch, giữ giới ăn chay, chỉ cần “đói ăn khát uống, mệt ngủ liền” Nhưng vấn đề còn ở chỗ là làm sao để đốn ngộ khi chủ trương đốn ngộ, làm sao kiến tánh khi bảo “kiến tánh thành Phật”? Cái làm sao đó chính là chỗ mà chúng ta cần hiểu để thấy ra một thiền Trung Quốc hay nói xa hơn, một Phật giáo tương đối trọn vẹn Trên góc độ nhìn nhận này, Phật giáo còn tề chỉnh, nghiêm trang hơn cả Khổng giáo Nhờ tinh thần uyển chuyển, “tùy duyên bất biến”, Phật giáo có thể tùy tâm tính của từng dân tộc, từng thời đại khác nhau mà thích ứng Sự uyển chuyển đó lại khiến Phật giáo gần với Lão gia Và quan trọng là, bất kỳ ai cũng có thể tìm cho mình một sự thích ứng trong đó Như các tác giả thơ Đường từng thấy hứng thú với tinh thần “tâm bình thường là đạo”, “chẻ củi gánh nước là thần thông” của nhà thiền

Một ý nghĩa khá quan trọng của nhận thức luận Nho, Lão và Phật có dấu ấn rõ rệt trong thơ Đường là sự đề cao nhận thức trực giác và mối quan hệ hợp nhất của người với thiên nhiên Quan niệm “thiên nhân tương dữ” là một điểm chính trong vũ trụ quan Khổng giáo Càng về sau nó phát triển thành “thiên nhân hợp nhất”, là ranh giới cao nhất mà nhận thức luận Nho gia hướng đến: “tri thiên mệnh”, biết mệnh trời, thuận với lẽ trời thì người cùng trời, thiên nhiên không chống trái nhau, tương

dữ, hợp nhất vậy Ở điểm này Lão gia và Phật giáo gần gũi nhau hơn Họ gần nhau

bởi quan điểm vong ngã (của Lão gia) và vô ngã (của Phật giáo) Cơ hồ như là hai

phương cách để vạn vật hòa hợp trong nhau Trang Tử trong thiên Thu thủy nói:

“Chỉ khi nào người ta hiểu rõ rằng trời đất chỉ nhỏ như hột tóc mà cái mảy lông lại

lớn như hòn núi, thì mới biết rõ sự tương đối của vạn vật” Các thiền sư cũng

thường biểu đạt sự tương thông giữa ý nghĩa Phật pháp, chân như, người với thiên nhiên Khi có đệ tử hỏi Đại sư Văn Yển “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp:

Trang 30

“Xuân lai thảo tự thanh” Xuân đến thì cỏ tự xanh, tự nhiên vốn là vậy Như hết hạ đến đông, bốn mùa vần xoay Con người cũng giống thiên nhiên, đều phải đi qua thời gian, đều có “thời tiết nhân duyên”, như đông lạnh, thu mát mẻ… Hợp với

“đạo”, với lẽ tự nhiên, với “chân như” thì tương thông với nhau, như nhất

Phương pháp nhận thức được coi có thể thấy đúng bản chất của sự vật hiện tượng mà Phật giáo nói đến là “cái biết đầu tiên”, cái biết hiện lượng Nghĩa là chưa qua sự phân tích của ý thức, của tình cảm chủ quan cá nhân, chỉ đơn thuần là cái thấy của thị giác Như vật qua gương, gương chiếu vật mà không lưu giữ hình ảnh

nào Lão gia vì thế qua sách “Đạo đức kinh” Lão Tử nói rằng: “Thánh nhân không

làm cho dân sáng mà làm cho dân ngu” (chương 65) Và chính bản thân mình ông

cũng nhận là: “Riêng ta mờ mịt” Có lẽ từ nguồn gốc này mà Trung Quốc có câu tục

ngữ: “Đại trí nhược ngu” Cái biết này vốn bản chất là tĩnh và hư Cho nên trong thơ

Đường, nhất là ở mảng thơ “sơn thủy điền viên”, cảnh vật xuất hiện tĩnh lặng và thoáng đãng Bức tranh thơ không khác gì một khoảnh khắc được ghi lại chính hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh cuộc sống chân thực và sinh động

Trong nhà thiền, ở một ý nghĩa nhất định, cái thấy trực giác rất gần với sự đạt ngộ Có một câu chuyện thiền như sau: Mã Tổ Bách Trượng một hôm bảo mọi người trong chùa đi cuốc đất, có một ông tăng nghe tiếng trống, vác cuốc lên, reo cười mà về Sư nói: - Khá thay! Đây là chỗ nghe tiếng mà ngộ đạo Sau đó sư gọi ông tăng ấy mà hỏi: Hôm nay ông thấy được lẽ gì? Ông tăng đáp: - Tôi sáng nay không ăn cháo, nghe trống về ăn cơm Sư cười ha hả [138, tr 89]” Người nghe không lấy làm dễ hiểu với những câu chuyện thiền như thế Nó thường trong sự bất thường Ông sư trong câu chuyện trên sáng không ăn cháo, nghe tiếng trống cho là đến giờ về ăn cơm, vác cuốc mà về Như thế cũng được coi là ngộ đạo Đơn giản mà không thật đơn giản của thiền chính là ở đó Cái nghe đó là cái nghe của trực giác, của bản tâm chân thật và cũng là khoảnh khắc đốn ngộ Nói đúng hơn, đó là cách diễn đạt về “ngộ” và “đốn ngộ”

Khổng gia chú trọng việc học và sự hiểu biết Coi hiểu biết (để hợp với tự nhiên, với thiên mệnh) là con đường, là phương pháp đạt giới hạn cao nhất Tức là

Trang 31

quan niệm “thiên nhân hợp nhất” Lão gia chủ trương bỏ trí Phật giáo coi hiểu biết, kiến thức là “sở tri chướng”, nghĩa là dính mắc vào kiến thức cũng là một chướng ngại Quá trình học tập để đạt một vốn liếng tri thức cũng giống như kinh nghiệm được hình thành qua thực tế cuộc sống Có thể mượn câu nói: “Kinh nghiệm như cây gậy chống, nó giúp ích khi đi nhưng ngăn cản khi bay” để diễn tả ý nghĩa “sở tri chướng” của Phật giáo Như vậy, bằng những cách khác nhau ba tư tưởng Nho, Lão

và Phật đều hướng về sự hợp nhất với tự nhiên, không chú trọng nhận thức lý tính

mà kỳ vọng ở hiểu biết của tâm Cho nên vấn đề nhận thức luận của ba tư tưởng này cũng không dễ nắm bắt Mặc dù Nho gia ban đầu đối với vấn đề này rất thực tiễn, nhưng về sau, những tiếp nhận hai tư tưởng Lão và Phật đã làm cho tư tưởng này đi

xa hơn vào con đường nhận thức của tâm

Nếu đồng ý rằng nhận thức cao nhất của Nho gia là nhận thức của cái tâm sáng, của Lão gia là cái tâm trẻ con thiên nhiên, của Phật giáo là cái tâm bặt dứt tất

cả niệm (không phân biệt, trực giác) thì nhìn chung Nho gia khác với Lão gia và Phật giáo, Lão gia cũng khác Phật giáo nhưng trên đại thể chúng lại rất giống nhau

Về vấn đề luân lý đạo đức, chính trị: Khổng gia chủ trương nhập thế Đối với

vấn đề chính trị quả thật có sự nhiệt tâm và những đóng góp của họ chỉ trên mặt tư tưởng đã rất lớn Các chế độ phong kiến sở dĩ được vững bền phần lớn cũng nhờ tư tưởng này hậu thuẫn Nó hun đúc vào tâm hồn người dân ý thức vâng mệnh “thiên tử” tuyệt đối và sự cúc cung tận tụy với chế độ gần như vô điều kiện Khổng gia đã đào tạo cho xã hội vô số nhà Nho luôn mang lý tưởng “quên mình vì lợi ích người khác” Do đó, nhân sinh xã hội rất được nhờ ơn những con người làm chính trị với tâm lượng của những môn đồ Khổng gia chân chính Khổng gia cũng như Lão gia, cho rằng xã hội tốt nhất là một xã hội được thánh nhân lãnh đạo Nhưng cách lãnh đạo lý tưởng của bậc thánh Nho gia là làm rất nhiều điều ích lợi cho dân, dạy dỗ, khai hóa cho dân, làm cho dân trở nên thuần phác, biết lễ… Trong khi đó, một bậc thánh của Lão gia thì không nên làm gì cả, để cho dân làm điều họ có thể làm, một

cách tự nhiên Bởi vì như sách Lão Tử chép: “Thiên hạ nhiều kỵ húy thì dân càng

nghèo Dân nhiều khí giới, nước nhà càng loạn Người nhiều tài khéo, vật xảo càng

Trang 32

tăng, trộm cướp càng nhiều”1 Vậy nên, “Ta không làm mà dân tự hay Ta thích yên

Tử cũng nói: “Ta nghe nói để yên thiên hạ, không nghe nói trị thiên hạ Để yên thiên

hạ, là sợ làm cho thiên hạ tính bị hư, đức bị dời Nếu thiên hạ không hư tính, không

đã khiến cho nó không mấy thích hợp với sự phát triển của chế độ, rõ nhất là đối với những người đang trong nhiệt tình đỗ đạt làm quan Chính ở điểm này nên người ta nói Lão gia lánh đời, quay lưng lại với cuộc đời Trong mắt các Nho sinh, những người ở ẩn là những kẻ hoặc chán ngán cuộc đời, hoặc chỉ biết có mình mà không biết ai khác Như Dương Chu4 chủ vị ngã, “Nhổ một mảy lông mà lợi cả thiên hạ cũng chẳng làm”5

Người nhà Phật không nhiệt tình với chính trị như người nhà Nho Nhưng cũng không lánh đời như người nhà Lão Có thể nói, tinh thần từ bi, lợi tha của Phật giáo

và tinh thần thực tiễn của dân tính Trung Quốc cũng như của Nho gia đã khiến cho Phật giáo Trung Quốc nói riêng và Phật giáo ở các nước châu Á trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng của Thiền Phật giáo Trung Quốc nói riêng đều mang tinh thần nhập thế uyển chuyển đó Từ đường hướng tu hành có phong thái khổ hạnh, khất thực, gắn bó với núi rừng của Phật giáo Ấn Độ đến “một ngày không làm, một ngày không ăn” của Phật giáo Trung Quốc do Bách Trượng Hoài Hải6

khởi xướng là một khả năng thích ứng lớn lao Địa vị quốc sư của rất nhiều cao tăng trong các triều đại phong kiến và những đóng góp theo cách riêng của họ đã nói lên rằng tinh thần nhập thế không hoàn toàn vắng bóng trong Phật giáo Điều đó khẳng định rằng đối với danh và lợi, nhà Phật chủ trương thoát ra ngoài sự trói buộc vướng mắc của

Trang 33

chúng Nhưng khi có khả năng “sống trong bùn mà chẳng nhiễm mùi bùn”, có khả năng đem lại lợi ích cho số đông, người nhà Phật cũng sẵn sàng dấn thân “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” chính là lời khuyến khích lớn lao cho người tu

sĩ Phật giáo mang lý tưởng đó Tuy nhiên, từ bao đời nay, người ta tìm đến Phật giáo bởi những thuyết lý như: vô thường (không thường còn, thường đẹp, sớm nở tối tàn), khổ, vô ngã Họ tìm thấy câu trả lời, câu cảm thán thống thiết cũng như niềm an ủi lớn trong khía cạnh nhìn nhận cuộc đời sắc sắc không không, như mây nổi, như chiêm bao… của Phật giáo hơn là đòi hỏi tu sĩ Phật giáo phải đỗ đạt làm quan hay xông pha trận mạc

Về mặt luân lý đạo đức, như đã nói từ trước cả ba tư tưởng Nho, Lão và Phật

đều chú trọng tâm, tu dưỡng tâm Khổng giáo chủ trương “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cũng không ngoài ý nghĩa tu dưỡng tâm đó Học thuyết của Khổng-Mạnh là triết thuyết xoay quanh cơ sở luân lý đạo đức Những học thuyết cơ bản của Nho gia như Tam cương ngũ thường, chính danh… xét cho cùng đều để thiết lập luân thường đạo lý Cái gọi là thiết thực, thực tiễn hay nhập thế của Nho gia cũng được thể hiện rất nhiều ở đây Khổng Tử nói nhiều về cách hành xử hợp đạo lý của bề tôi đối với vua, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ, với người thân đã mất Hiếu đạo cùng với mỹ tục thờ cúng tổ tiên đặc biệt được coi trọng, trở thành một truyền thống, một nét văn hóa tốt đẹp Ở điểm này, Phật giáo cùng với Nho gia

có một tương đồng lớn Chúng ta tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo những lời dạy của Đức Phật về hiếu đạo và đến Trung Quốc, khi tiếp biến với tư tưởng Nho gia, hiếu đạo được chú trọng thêm Có lẽ bởi nó là một trong những nét lớn tương thông với tư tưởng bản địa và đời sống tinh thần dân tộc

Nho gia và Phật giáo đều nói đến sự cần thiết của lễ1, cụ thể là sự thành tín, sự khiêm kính Bởi vì thành thực với chính mình thì không tổn hại mình và không tổn hại người Một phương pháp được coi là căn bản để giữ mình là sự tiết chế dục

1 Khổng Tử nói: kẻ đệ tử khi vào thì thảo với cha mẹ, khi ra thì kính anh chị và người lớn tuổi… làm bao nhiêu việc đó trước đã; nếu còn dư sức, hãy học qua văn chương và lục nghệ (Luận Ngữ - Học Nhi).

Trang 34

vọng, trong cả ba tư tưởng, nhất là ở Phật giáo và Nho gia Phật giáo chủ trương diệt dục, câu nói đó không hoàn toàn đúng, nhưng cũng nói lên được phần lớn quan niệm của Phật giáo về sự nguy hại của “dục” (tham muốn) Nho gia cũng cho rằng: Phương pháp tốt nhất để tu dưỡng tâm tính là tiết chế dục vọng Bởi vì nếu người ta

“ít ham muốn thì tính thiện dù có mất cũng rất ít Nhưng nếu người ta có nhiều dục

Hình ảnh các nhà ẩn sĩ không màng công danh phú quý, vui với núi rừng, vườn ruộng phần nào cũng là cái “Khổng Nhan lạc xứ”, “an bần lạc đạo” đã nói ở trước của Nho gia và là cái nhân gian Tịnh thổ của Phật giáo

Dường như xã hội Trung Quốc luôn tồn tại hai tư tưởng đối lập mà dung hòa nhau, bổ sung cho nhau Vừa thực tiễn với những tính toan hưởng lạc trần thế nhưng cũng vừa mơ mộng hão huyền Đào nguyên tiên cảnh; vừa rất chặt chẽ quy tắc nhưng cũng vừa khoáng đạt tự do; vừa nhiệt tình nhập thế vừa tha thiết với cảnh nhàn… Khổng, Lão, Phật vui vẻ sống chung với nhau, chẳng những trong nước mà

cả trong tâm hồn tín đồ nữa “Người dân Trung Hoa cơ hồ như một triết nhân: ngỡ

rằng không có gì là chắc chắn cả” [27, tr 246] Nhưng con đường tư tưởng đó đến

đâu thì dung hợp nhau? Thiền của Huệ Năng chính là nơi hội ngộ kỳ thú đó

1.1.2.2 Con đường của Huệ Năng:

Sự đạt ngộ của vị tổ thứ 6 Huệ Năng (638-713) là một hiện tượng lạ trong Lịch

sử thiền tông Trung Quốc Đây là sự đạt ngộ của một trí óc hoàn toàn trống rỗng kiến thức, phân biệt Chỉ ròng giã gạo, chẻ củi, tám tháng vào chùa mà chưa một lần bước chân đến nhà thiền Nhưng nhớ lại ngày đầu đến Hoàng Mai, câu đầu tiên Huệ

Năng nói với người sẽ là thầy của mình rằng: “Con đến đây chỉ cầu làm Phật mà

không muốn một điều gì khác… Con người có nam bắc, nhưng Phật tánh vốn không bắc không nam; cái thân quê mùa, không giống với thân của tổ sư, nhưng Phật tánh thì không có gì khác biệt” Câu nói đó của Huệ Năng ắt có cơ sở nào từ câu kinh

1 Xem Mạnh Tử - Tận tâm hạ.

Trang 35

tình cờ nghe được: “không trú vào đâu mà sinh tâm” (ưng vô sở trú nhi sanh kỳ

tâm) Không phân biệt, không câu chấp vướng mắc… tự nhiên vốn viên mãn tròn đầy Cho nên bài thi kệ ngộ đạo của Huệ Năng tiếp tục trình hiện ý tưởng đó:

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Bụi biết dính vào đâu)

Và Huệ Năng trở thành kế vị thứ 6 thiền tông Trung Quốc Những tưởng con người dân dã, chưa hề cưu mang tư tưởng sách vở nào thì tư tưởng thiền của ông sẽ vượt thoát khỏi sự hoà trộn của Lão-Trang mà thật không phải như thế Chính xác là

Huệ Năng “Có thể khiến cho tư tưởng Lão-Trang ở trong thiền học mọc gốc rễ, mới

có thể khiến cho tư tưởng Lão Trang thành ra một bộ phận chẳng thể phân chia của thiền học” [68; tr.86] Đó là một thiền học bình dân của núi rừng thôn dã, không

hạn cuộc trong Phật học truyền thống, không đam mê hý luận tư tưởng huyền đàm của giới Tân đạo sĩ, cũng không tỳ vết bởi phong khí uỷ mỵ của văn chương thời Lục triều Thiền học Huệ Năng mở ra một chân trời mới, rộng mở và nhuận thắm nhân tình

Cần lưu ý rằng, bản kinh truyền pháp của thiền tông thời kỳ Huệ Năng không phải là kinh Lăng già mà là kinh Kim Cang1 Thiền pháp của Huệ Năng lại lập cứ trên cơ sở Bát nhã hơn là kinh Kim Cang đã được truyền thừa Biến chuyển này đánh dấu sự thay đổi khá rõ của thiền học Trung Quốc Chúng ta thấy rằng thành tựu của thơ Đường, nhất là thời kỳ hưng thịnh (713-766) được tiếp sức rất nhiều từ

1 Nội dung kinh này “tuyên thuyết tất cả thế giới sự vật trong thế giới đều hư huyễn chẳng thật Cái gọi là thực tướng tức là chẳng phải tướng, cho rằng nên lìa tất cả tướng và “vô sở trụ” (không dính mắc), tức đối với thế giới hiện thực chẳng nên chấp trước hoặc lưu luyến [6, tr 373].

Trang 36

sự gợi mở của hai sự kiện trọng đại đó của Phật giáo nói chung và thiền học Trung Quốc nói riêng Đây cũng chính là những hình ảnh thiền Phật giáo mà sau này, chúng ta sẽ thấy chúng trong thơ thiền Lý-Trần Việt Nam, Haiku Nhật Bản mặc dù

về mặt không gian và thời gian cách xa ít nhiều

Trước hết, cái riêng của Nam thiền Huệ Năng thể hiện ở con đường một lần vượt lên là lên thẳng, nên còn được gọi là thiền đốn ngộ Câu nói của Huệ Năng là

“thấy tánh thành Phật” Nghĩa là không đợi tu từ từ, không đợi chăm chăm lau chùi tâm, tu sửa tâm, chỉ thấy được bản tính thanh tịnh của tâm thì lập tức giác ngộ, thành Phật Ví dụ của nhà thiền là, như căn nhà tối, ánh sáng chiếu vào thì bóng tối

lui tan “Người ngu cũng như kẻ trí, Phật tánh vốn không sai biệt, chỉ vì mê ngộ

không đồng mà có ngu có trí mà thôi” “Niệm trước mê là chúng sanh, niệm sau ngộ là Phật”

Sự bình đẳng tuyệt đối, sự mau chóng tuyệt đối đó trong lĩnh vực khai ngộ của thiền Huệ Năng mang một ý nghĩa thực tiễn lớn, rằng ai cũng bình đẳng trong khổ đau nên bình đẳng trong giác ngộ; rằng hạnh phúc phải đến cho hiện tại mà không phải đợi thân xác mỏi mòn vì khổ công tu luyện hay rất nhiều kiếp sau nữa mới được hạnh phúc Cho nên, cõi “Tịnh thổ”1

trong lời dạy của Huệ Năng là mỗi người phải tự thanh tĩnh tâm mình, tâm tịnh thì nước tịnh, phải kiến lập cho được Tịnh thổ ngay ở nhân gian thì mới có thể hình dung Tịnh thổ của Tây phương Cực lạc Từ những quan niệm đó Huệ Năng còn nói thêm rằng: “Nếu tu hành như vậy (thanh tịnh tâm mình) thì tại gia cũng được, không cần ở chùa: chỉ tâm thanh tịnh là tự tánh Tây phương”

Như vậy, thiền đốn ngộ của Lục tổ Huệ Năng đã mở ra một chân trời mới Chân trời khoáng đãng tự do, hoạt bát sinh động và đầy thách thức Không phải trải qua vô số kiếp tu hành, không phải mòn gối ngồi thiền mới thành Phật, nghe tiếng lá

1 Thế giới được coi là thanh tĩnh, chỉ có hạnh phúc, không có khổ đau theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa

Trang 37

rơi, một lời dạy đạo bỗng nhiên khai ngộ1 Sự việc nghe ra có vẻ dễ dàng nhanh chóng nhưng ngẫm kỹ, biết đâu khổ công tu hành mà có thể thành Phật, có thể giác ngộ thì còn dễ hơn là kiến tánh, dễ hơn đốn ngộ, dễ hơn khiến cho tâm hoàn toàn thanh tĩnh Với đời sống kinh tế sung túc, nhu cầu hưởng thụ đời sống của một trí óc thực tiễn nhưng không quá khô khan của dân tộc Trung Quốc thời Đường được đáp ứng hầu như toàn diện Từ vật chất đến tinh thần Đây là thời kỳ mà Will Durant

cho là thời “Sống xa hoa hơn tất cả các thời trước (…) Chưa bao giờ Trung Hoa

phú cường như vậy, chưa bao giờ có các cửa hàng đầy nhóc thực phẩm như vậy, những ngôi nhà lộng lẫy như vậy” [20, tr 122]

Có thể nói, cái tố chất tìm cầu hạnh phúc, trong hưởng thụ cuộc sống thực tại cũng như trong cõi tâm thức của người Trung Quốc đã cho thấy nhu cầu kết hợp cả nguồn tư tưởng Nho, Lão và Phật trong tâm hồn dân tộc này là một tất yếu Không ở đâu luân thường đạo lý dành cho người nữ nhiều quy định như ở Trung Quốc nhưng thời Đường, cao lâu tửu điếm mọc lên nhiều, tầng lớp ca kỹ không nhất thiết bị dè bĩu mà được cảm thông hơn Cái hay, cái đẹp của những vần thơ và lời ca tiếng đàn của họ không hề bị phân biệt, nghệ thuật là nghệ thuật

Đây đó trong thơ Đường man mác tâm trạng tiếc thương dĩ vãng, ước muốn thoát ly thực tại, ẩn dật, khát vọng về chốn đào nguyên, về với cửa Không; cũng không ít những than thở thời gian qua mau, tóc trên đầu đã bạc, ngán nỗi xuân tàn hoa rụng, cảnh vật đổi thay, khổ áo cơm túng thiếu, buồn chinh chiến biệt ly, hăng hái lập công trận mạc… Tâm trạng nào cũng có Điều đó phần lớn do hiện thực xã hội chi phối Và về mặt tư tưởng, trong bất kỳ cung bậc buồn vui nào của cuộc sống, nói là thanh bình thịnh trị nhưng cũng nhiều bất an động loạn, người ta đều tìm thấy

sự trú ẩn bình an, thanh thản cho tâm hồn mình trong đó, cả Nho, Lão và Phật Những nhà Nho nhiệt tình chính trị nhưng sinh không gặp thời, không có điều kiện thi thố tài năng cuối cùng cũng rút về vui với “Khổng Nhan lạc xứ”, “độc thiện kỳ

1 Thiền sư vô nghiệp đến tham học với Mã Tổ Vô Nghiệp hỏi: Thế nào là tâm ấn tổ sư sang đông mật truyền? Sư nói: Đại đức lộn xộn quá, lúc khác hãy đến Vô Nghiệp vừa mới đi ra, sư liền gọi: -Đại đức, Nghiệp quay đầu, sư hỏi: - Đó là cái gì? Vô Nghiệp lĩnh ngộ, sụp lạy [138, tr 41] vv…

Trang 38

thân” Chẳng hạn một câu của Khổng Tử nói với Nhan Uyên: “Nếu người ta dùng

mình làm quan thì mình đem đạo lý ra mà thi hành, bằng chẳng dùng mình thì mình

Những con đường thành tựu lý tưởng hành xử, lý tưởng giác ngộ

vốn dài xa và gian khổ Đến thời Đường, với thiền Huệ Năng, người ta được giới

thiệu phương cách đốn ngộ như là đường đi của ánh sáng, của tên bắn: đi và đến gần

như đồng thời, trong khoảnh khắc Người ta sống với “tam cương ngũ thường” nhẹ nhàng hơn với vô vi ẩn dật, với “sắc không”, tĩnh tọa tham thiền, giác ngộ gần gũi đời thường hơn Tất cả hòa trộn làm nên không khí tư tưởng thời đại mà trong đó, cốt lõi của mỗi tư tưởng không bị thay đổi dù sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa chúng là rất lớn

Nét riêng thứ hai của thiền Huệ Năng thể hiện trong chủ trương vô trú, vô niệm Chúng ta còn nhớ rằng Lục tổ Huệ Năng nhờ nghe câu kinh “ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm” (không trụ vào đâu để sanh tâm) của kinh Kim Cang mà ngộ đạo Cũng từ đó thiền của Huệ Năng lấy tôn chỉ là vô niệm trên căn bản là vô trú Như vậy, vô trú, vô niệm đã mở ra con đường riêng biệt của Nam thiền nói riêng và thiền tông Trung Quốc nói chung

Theo Pháp Bảo Đàn kinh, “đối với tất cả pháp, niệm niệm chẳng trụ, tức là chẳng trói buộc vào đâu”, đó là ý nghĩa của vô trụ; cũng theo bản kinh này, “đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sinh tâm gọi là vô niệm” Nhấn mạnh hai khái niệm này, thiền Huệ Năng đã chứng

tỏ sự “lên ngôi” của Tâm kinh Bát nhã thay vì là kinh Kim cang

Chính vì là vô trú cho nên bài kệ ngộ đạo của Huệ Năng nói rằng: “Bồ đề vốn

không cây/ Gương sáng vốn không đài/ xưa nay không một vật/ Bụi biết bám vào đâu” 2 Truyền thống thiền là gắn kết với sự điều tiết thân, tâm, coi trọng sự định tĩnh của tâm và cho rằng phải có sự chuyên tâm, sự nỗ lực liên tục (Phật giáo gọi là tinh tấn) thì mới mong chứng ngộ thiền, được giải thoát Và như thế, một phần

1 Luận Ngữ - Thuật Nhi

2 Nguyên văn chữ Hán: Bồ đề bổn vô thọ/ Minh cảnh diệc phi đài/ Bản lai vô nhất vật/ Hà xứ nhạ trần ai?

Trang 39

không nhỏ của thiền Huệ Năng vẫn mang dấu ấn thiền truyền thống Thời kỳ này chưa có kiểu đánh, hét mà ngộ đạo; cũng không có kiểu mắng Phật chửi tổ, hành tung kỳ quái như thiền tông không lâu sau thời kỳ Huệ Năng

Con đường riêng biệt của Huệ Năng là con đường vừa có lối mòn vừa ẩn trong lau lách Vừa không bài bác tụng kinh ngồi thiền, vừa nói vô trú vô niệm Cho nên Lục Tổ Huệ Năng tuy nói thấy tánh là thành Phật mà cũng mất tám tháng ròng đạp chày giã gạo “Gạo trắng rồi còn chờ sàng sảy”, tức cũng trải qua một thời gian dụng công tu tập mới thành tựu Nhưng vô trú vô niệm mới là chỗ căn bản nhất của thiền Huệ Năng, cũng là chỗ khiến cho thiền Trung Quốc bớt đi sự nghiêm khắc, lạnh lẽo của thiền Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ

1.1.3 Những thể nghiệm nhân sinh của Nho, Lão và Phật trong đời sống

xã hội Trung Quốc:

Một triết thuyết hay một tôn giáo có thể tồn tại trong đời, thật sự có ích cho con người, cho cuộc đời là một triết thuyết, một tôn giáo có thể áp dụng vào cuộc sống thực tại, làm cho đời sống tinh thần của con người có định hướng, thêm có ý

vị Chúng ta gọi đó là những thể nghiệm nhân sinh

Phật giáo sở dĩ được tiếp nhận một cách sâu rộng ở Trung Quốc là bởi khả năng cận nhân tình của nó Cùng với hai tư tưởng bản địa Nho và Lão, Phật giáo chủ động phụng hiến cho nhân sinh Trung Quốc những phương cách sống phù hợp với tâm tính dân tộc này Phật giáo trong lòng dân tộc Trung Quốc có nhiều dấu ấn sâu đậm không thể phủ nhận được

1.1.3.1 Tiến thoái bình thản:

Lịch sử phong kiến Trung Quốc thời Đường tuy được coi là cực thịnh về mọi mặt song xét kỹ thì cũng là thời kỳ nhiều biến động Một điều dễ thấy là ở bốn giai đoạn mà các nhà nghiên cứu phân chia: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường thì Thịnh Đường là giai đoạn ngắn nhất (713- 765) Con người đứng trước sự đổi thay của triều đại khó mà không cảm thán về thân phận và thời cuộc Thời Sơ Đường thơ ca còn nhiều phong thái hoa mỹ, diễm lệ của thời Lục Triều Phong khí đó rất thích hợp cho việc ca công tụng đức của vua chúa hay miêu

Trang 40

tả sự lộng lẫy xinh đẹp của lầu đài cung điện, núi sông, thậm chí cả sự xa hoa, sang trọng của các buổi yến tiệc của vua quan phong kiến Tất cả hầu như chếnh choáng trong sự chào đón một triều đại mới thanh bình, đầy hứa hẹn một giang sơn gấm vóc Thi nhân thời này, vì thế đã dùng hết bút lực của mình cho việc ca ngợi cuộc sống mới, triều đại mới

Tuy vậy, niềm tự hào, nhuệ khí của thời Đường trong một số văn nhân thi sĩ được biểu thị theo một cách khác Với họ, cụ thể là với “tứ kiệt” đầu thời Đường như Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Vương Bột, Dương Quýnh thì “Hà tất phải đi theo cùng một con đường với loại sách ca ngợi viết trên gấm vóc”1 [45, tr 45] mà phải “một mình vượt lên trước, một mình trên cả chính chi phái học thuật đời xưa, không câu nệ quá khứ, tự mình sáng tạo ra cái mới để vươn lên”2 Và chính từ ý thức đó, họ tìm cách thoát ra khỏi phong khí ủy mị, hoa mỹ của thơ ca cung đình thời Sơ Đường

Thời Thịnh Đường, khoảng thời gian tươi đẹp mà thi nhân được chứng kiến, được tận hưởng cuộc sống thanh bình, thịnh trị đã mang lại cho họ nhiều kỳ vọng và phấn khởi mới nhưng cũng đầy cạm bẫy Vì thế, họ không chếnh choáng như thi nhân thời sơ Đường mà hình thành bản ngã tỉnh táo, khẳng định ý thức cá nhân, niềm tin vào thời đại và tràn ngập tình cảm sôi nổi, hào phóng… Tất cả làm nên khí chất lãng mạn của thơ ca thịnh Đường mà đại biểu là thi tiên Lý Bạch Phương châm sống “đạt thì kiêm tế thiên hạ, cùng thì độc thiện kỳ thân” của Nho gia, hay con đường “vô vi” của Lão gia không phải là lối tư tưởng có thể thênh thang bước

về phía trước dù “đạt”, dù “cùng” Kẻ sĩ thời này có thể theo đuổi con đường xuất –

xử (hành – tàng) mà cũng có thể là xử – xuất (như Tạ Diễu, Liễu Tông Nguyên), hay xuất – xử - xuất (như Lý Bạch), thậm chí vừa xuất vừa xử (như thi Phật Vương

Duy)… Trong họ dường như cũng lắm nỗi niềm nhưng cũng dường như “vô sự” Người thì ẩn cư vì bất đắc chí, thân ở rừng sâu vì chẳng qua chốn quan trường gập

1 Dẫn theo Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh, tr 45

2 Dẫn theo Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh, tr 45

Ngày đăng: 28/02/2016, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w