1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu thuyết nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

235 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Vì vậy nghiên cứu toàn cảnh tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như là giai đoạn khởi đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói ch

Trang 1

VÕ VĂN NHƠN

TIỂU THUYẾT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC

Mã số : 5.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS HOÀNG NHƯ MAI

TP HỒ CHÍ MINH 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình riêng của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều có nói rõ

Tác giả luận án

Võ Văn Nhơn

Trang 3

1 Mục đích, ý nghĩa của luận án 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23

4 Phương pháp nghiên cứu 25

5 Đóng góp mới của luận án .26

6 Cấu trúc luận án 27

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU THUYẾT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 28

1.1 Tiền đề kinh tế – chính trị 28

1 2 Tiền đề xã hội – văn hóa 31

1.2.1 Giáo dục 31

1.2.2 Chữ quốc ngữ 34

1.2.3 In ấn và xuất bản 37

1.2.4 Báo chí quốc ngữ 38

1 3 Tiền đề văn học 46

1.3.1 Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa 46

1.3.2 Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây 55

1.3.3 Ảnh hưởng của văn học truyền thống 60

CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 62

2.1 Giai đoạn phôi thai 62

2.2 Giai đoạn trưởng thành và phát triển 74

Trang 4

XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 88

3.1 Đặc điểm về lực lượng sáng tác 88

3.1.1 Một kiểu hình nhà văn mới 88

3.1.2 Các nhà văn nữ 90

3.1.3 Các nhà văn Công giáo 92

3.1.4 Quan niệm về tiểu thuyết 94

3.1.4.1 Quan niệm về chức năng giáo dục 94

3.1.4.2 Quan niệm về phản ánh hiện thực 97

3.1.4.3 Quan niệm về thể loại .98

3.1.4.4 Quan niệm về thủ pháp nghệ thuật 102

3.1.4.5 Quan niệm về ngôn ngữ tiểu thuyết 103

3.2 Đặc điểm về nội dung 107

3.2.1 Tiên phong trên con đường hiện đại hóa 107

3.2.2 Ý thức hướng ngoại 109

3.2.3 Chú trọng chức năng giải trí 111

3.2.4 Quan tâm đến công chúng, đặc biệt công chúng bình dân 112

3.2.5 Đậm đà tình yêu nước, giàu tính đạo lý, có tính dân chủ cao 113

3.3 Đặc điểm về hình thức loại thể 116

3.3.1 Các thể tài tiểu thuyết 116

3.3.1.1 Tiểu thuyết tâm lý .118

3.3.1.2 Tiểu thuyết hành động 122

3.3.1.3 Tiểu thuyết lịch sử 128

3.3.1.4 Tiểu thuyết thế sự 133

3.3.2 Một số đặc điểm về nghệ thuật 141

Trang 5

KẾT LUẬN .173 TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC 199

Trang 6

DẪN NHẬP

1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Những cứ liệu được công bố gần đây cho thấy tiểu thuyết Việt Nam hiện đại xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ và đã có những thành tựu rất đáng chú ý Trên nền tư liệu mặc dù chưa sưu tầm đầy đủ này, người ta nhận ra tiểu thuyết của vùng đất này đã một thời phát triển rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và gần nghìn tác phẩm, đã cuốn hút đông đảo độc giả và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng họ Nhưng từ sau 1945, văn học quốc ngữ Nam Bộ nói chung và tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng có một thời gian khá dài đã bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng Riêng về tiểu thuyết, chỉ mỗi một Hồ Biểu Chánh được giới thiệu và đánh giá cao Vì vậy nghiên cứu toàn cảnh tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như là giai đoạn khởi đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói chung, là một việc làm cần thiết, nhằm bổ khuyết cho những khoảng trống đáng tiếc và góp phần nhận thức đầy đủ về tiến trình hiện đại hoá của tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Sau một thời gian dài bị bỏ quên, đến nay tiểu thuyết chữ quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nhất là từ sau 1975 Đây là điều tất yếu bởi bộ phận văn học này đã đóng vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

Trang 7

Có thể chia lịch sử nghiên cứu vấn đề tiểu thuyết chữ quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thành ba giai đoạn: từ 1945 trở về trước, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 cho đến nay

2.1 Ở trong nước:

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1945:

Tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ hình thành vào cuối thế kỷ XIX và phát triển khá mạnh vào những năm đầu thế kỷ XX Nhiều bài quảng cáo, giới thiệu, điểm sách, phê bình, tranh luận, bút chiến sôi nổi về các tác phẩm trên báo chí đương thời đã giúp chúng ta hình dung được phần nào diện mạo của tiểu thuyết Nam Bộ thời kỳ đó

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tiểu thuyết được đề cập sớm nhất có lẽ

là tác phẩm Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu Trên Lục Tỉnh

tân văn số 402 ngày 11.11.1915, Nguyễn Văn Nghĩa, trong bài Tự do diễn đàn đã có lời khen tiểu thuyết này là “đặt lớp nghe đã hay, mà văn nói

nghe cũng giỏi, thiệt là dủ sức dủ kỳ, coi không muốn thôi” Và sau đó hơn mười năm, tác phẩm này đã tạo ra một cuộc bút chiến sôi nổi cùng với một kết cục buồn Phe công kích Lê Hoằng Mưu có những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Chánh Sắc, Nguyễn Háo Vĩnh, Cao Hải Để, Trì Nam Tử đã có những ý kiến hết sức gay gắt như “Vì mười năm trở lại đây (nếu chúng tôi không nhớ lắm) ông Lê Hoằng Mưu đặt ra nhiều bộ tiểu thuyết ngôn

tình rất đê tiện như thế: Hà Hương phong nguyệt, Hồ Thể Ngọc, Oán hồng

quần, Đỗ Triệu kỳ duyên Trong các bộ truyện ấy, khoản nào lại chẳng

“làm cho bại hoại phong tục, suy đồi luân lý” mà hiện nay vẫn in bán khắp

Trang 8

nơi rất hại cho đàng giáo dục hàng nữ lưu và đoàn hậu tấn lắm!” (Công

luận báo số 40 – 1928) Thậm chí có tựa bài báo còn như một lời tuyên án

“Lê Hoằng Mưu là một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam” (Công

luận báo, số 48, 1928) Cuối cùng chính quyền thuộc địa đã ra lệnh tịch thu

và tiêu hủy tác phẩm

Lỗi bước phong tình (1922) của Nguyễn Thành Long cũng gây ra

nhiều ý kiến trái ngược nhau Nguyễn Mạnh Bổng rất khen ngợi khi giới

thiệu tiểu thuyết này trên báo Hữu Thanh số 21 ngày 1.6.1922, nhưng bài

viết này đã được đáp lại bằng một ý kiến phủ định khá gay gắt của Dá Cô

trên Nam Bộ kinh tế báo số 82 ngày 5.7.1922

Các tiểu thuyết của các tác giả khác như Mười lăm năm lưu lạc, Hiếu

nghĩa vẹn hai, Lê Triều Lý Thị của Phạm Minh Kiên cũng được giới thiệu

bởi TS, Hồ Văn Hiến, LQ trên các báo Nông cổ mín đàm, Đông Pháp thời

báo, Lục Tỉnh tân văn vào những năm 1922, 1923, 1931 Riêng Tỉnh mộng

của Hồ Biểu Chánh đăng trên Đông Pháp thời báo đã được Nguyễn Tường đánh giá rất cao trong bài Một mối cảm tình đối với nhà tiểu thuyết (Đông

Pháp thời báo, số 203 – 204 tháng 10 1924) Tác phẩm này cũng được

Minh Quang phê bình trên Lục Tỉnh tân văn (số 3916, 3918 tháng 10.1931) Lối văn “tả chơn” trong các tiểu thuyết Tỉnh mộng, Cay đắng

mùi đời, Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh cũng được Phạm Minh Kiên

bàn đến trong bài Giải chỗ tưởng lầm đăng trên Đông Pháp thời báo số

468 ngy 6.8.1926 Tài mạng tương đố của Nguyễn Chánh Sắc được Phạm Minh Kiên và Tân Dân Tử bình luận trong Đông Pháp thời báo (số 481

Trang 9

ngy 8.9.1926 và số 496 ngày 13.10.1926) Giọt máu chung tình, Gia Long

tẩu quốc, Gia Long phục quốc của Tân Dân Tử cũng được bình phẩm trong Đông Pháp thời báo (473 ngy 20.8.1926) và Lục Tỉnh tân văn (số 3454

ngày 14.3.1930, số 4256 ngày 5.12.1932)

Tiểu thuyết và tác giả Nam Bộ cũng được các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình đến từ miền Trung và miền Bắc chú ý Phan Khôi (Trung Kỳ),

trong khi hoạt động ở Sài Gòn, đã viết bài Từ Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh

Trai cho đến Nguyễn Chánh Sắc, Đặng Thúc Liêng đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 28 năm 1929 Thiếu Sơn, nhà phê bình được xem là người mở

đường cho phê bình văn học hiện đại, trong một bài viết trên báo Phụ Nữ

Tân Văn (số 106 ngày 29.10.1931), đã rất đề cao Hồ Biểu Chánh:

Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát mà sáng tạo ra được những nhân vật đúng với cái khuôn mẫu người đời, biết cho những nhân vật đó sống theo với cái tánh cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hoàn cảnh riêng của họ, mà ông còn khéo cho những nhân vật đó hiệp thành một cái xã hội gần giống như cái xã hội của ta, cho kẻ giầu gặp kẻ nghèo, người hèn đụng người sang, kẻ gian hùng quỷ quyệt với bực nữ sĩ anh hào, vị giai nhân tài nữ với kẻ vô học phàm phu, vì những sự xung đột về danh về lợi, về tư tưởng, tánh tình, về tinh thần khí tiết, mà quay cuồng, vật lộn, mà chiến đấu cạnh tranh, gây nên cái vẻ hoạt động trong đời, cho độc giả được thỏa lòng quan sát [150, 9]

Trang 10

Trong cuốn Phê bình và cảo luận (1933) in sau đó hai năm, Thiếu

Sơn cũng nêu lên một số nhận xét bước đầu về một vài cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thời Xuyên và nêu tên một số nhà văn ở Nam Bộ như: Phú Đức, Phan Huấn Chương, Tân Dân Tử…

Ở miền Bắc, do thiếu thông tin nên các nhà nghiên cứu không mấy chú trọng đến mảng tiểu thuyết Nam Bộ Phạm Quỳnh, người bàn bạc sớm nhất về thể loại tiểu thuyết, đã không đề cập gì đến tiểu thuyết Nam Bộ

trong bài viết Bàn về tiểu thuyết (1921) đăng trên báo Nam Phong Việt

Nam văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm, một công trình có tính

chất tổng kết cũng thế Riêng Nhà văn hiện đại (1942 – 1945) của Vũ

Ngọc Phan bên cạnh nhà thơ Đông Hồ có điểm qua chân dung của Hồ

Biểu Chánh Hầu hết các tác giả đều xem Quả dưa đỏ (1923) của Nguyễn Trọng Thuật và Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách được sáng tác ở

miền Bắc là những tác phẩm tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở nước ta

2.1.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1975:

Từ năm 1945 năm 1954, ngoại trừ Nghiêm Toản trong công trình

Việt Nam văn học sử trích yếu in ở Sài Gòn (1949) cho rằng thuở ấy ở miền

Nam chưa có văn học, mà chỉ có truyện Tàu dịch như Thủy hử, Tây du ký,

Phong thần diễn nghĩa…, còn không có công trình nào đáng chú ý nghiên

cứu về văn học Nam Bộ

Từ 1954, đất nước tạm thời bị chia làm hai miền Nam Bắc, việc nghiên cứu về văn học Nam Bộ, tiểu thuyết Nam Bộ do đó cũng có những khác biệt

Trang 11

2.1.2.1 Ở miền Bắc:

Do thiếu thông tin và tư liệu hạn hẹp nên các nhà nghiên cứu ở miền

Bắc ít quan tâm đến văn học Nam Bộ và tiểu thuyết Nam Bộ Giáo trình

lịch sử văn học Việt Nam (tập IV) (1962) có lẽ là công trình đầu tiên sau

1945 có hẳn một chương để giới thiệu thân thế và tác phẩm Hồ Biểu Chánh Tác giả Nguyễn Đình Chú trong chương này đã nghiên cứu khá kỹ về nhà văn viết nhiều tiểu thuyết nhất Nam Bộ này Năm 1972, nhóm Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng, Tạ Phong Châu, Nguyễn Văn Phú

trong Lược truyện các tác gia Việt Nam có đặt lại vấn đề như sau:

Những tiểu thuyết Pháp đều xuất hiện trên các báo miền Nam trước tiên đã có những người như Hồ Văn Đoàn phỏng dịch tiểu thuyết phương Tây từ năm 1905, thế thì tiểu thuyết lãng mạn có thể không phải chỉ xuất hiện trước tiên ở miền Bắc từ

1921, 1922 với Cành lê điểm tuyết, Cuộc tang thương và từ năm 1925 với Tố Tâm mà có lẽ phải xuất hiện ở miền Nam từ nhiều năm trước thời gian đó (1922) Ở Nam Bộ U tình lục xuất bản năm 1909 hay Chúa tàu Kim Quy xuất bản năm 1913 hay 1926, Lỗi bước phong tình và Oan kia theo mãi tiếc rằng

không biết rõ nội dung, nhưng cái tên của nó cũng nói lên phần nào tính lãng mạn của tiểu thuyết và còn có thể có nhiều quyển khác nữa xuất bản ở miền Nam từ 1921 trở về trước bị thất lạc, cần nghiên cứu các thư mục trong Thư Viện Quốc Gia của Pháp mới rõ được [39, 60]

Trang 12

Đây là một giả thuyết khoa học rất đáng trân trọng, nhưng rất tiếc là

không ai chú ý Công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) của Phan Cự Đệ chỉ đề cập đến Hồ Biểu Chánh và vẫn khẳng định Tố Tâm là tác

phẩm mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

2.1.2.2 Ở miền Nam:

Có điều kiện thuận lợi hơn để nghiên cứu về văn học Nam Bộ và tiểu thuyết Nam Bộ, nhưng không phải nhà nghiên cứu ở miền Nam nào cũng quan tâm đúng mức đến mảng văn học này Trần Thanh Hiệp, trong một bài diễn thuyết tại câu lạc bộ Văn hóa ở Sài Gòn ngày 12- 8-1960, vẫn cho rằng trong quá khứ, nền văn chương miền Nam không có gì đáng

gọi là văn chương cả Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III

Văn học hiện đại 1862 – 1945 (1965), Phạm Thế Ngũ đã dành hẳn một

phần viết về tiểu thuyết miền Nam Ở đó, tác giả thừa nhận thể tiểu thuyết đã đi trước một bước ở miền Nam, nhưng rồi ông cũng chỉ nghiên cứu duy

nhất trường hợp Hồ Biểu Chánh Việt Long Giang trên báo Phổ thông số

142 năm 1965 có bài Danh nhân Tân Châu: Ông Nguyễn Chánh Sắc một

nhà văn tiền phong của miền Nam Tạp chí Văn học số 136 ngày 15.9.1971

đặc biệt dành riêng cho Phú Đức với những bài viết của Phan Kim Thịnh, Ngọa Long, Thượng Sỹ, Vũ Bằng, Tế Xuyên

Việc tập trung nghiên cứu Hồ Biểu Chánh như là một nhà văn, một nhà tiểu thuyết tiêu biểu của Nam Bộ cũng là hướng nghiên cứu của những

công trình như Văn học Việt Nam thế kỷ XIX – tiền bán thế kỷ XX (1800 – 1945) của Vũ Hân (1967), Văn học sử Việt Nam của Bùi Đức Tịnh (1967),

Trang 13

Văn chương và kinh nghiệm hư vô của Huỳnh Phan Anh (1968), Văn học và

tiểu thuyết của Doãn Quốc Sỹ (1973), Văn học sử thời kháng Pháp (1958 –

1945) của Lê Văn Siêu (1974)… Tạp chí Văn (Sài Gòn) số 80, ngày

15-4-1967 đã dành hẳn một số đặc biệt để tưởng niệm nhà văn Hồ Biểu Chánh

Cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974) của Nguyễn Khuê đã giới thiệu

chi tiết tiểu sử và quá trình hoạt động văn học, cũng như khảo sát rất tỉ mỉ tác phẩm của Hồ Biểu Chánh

Đến năm 1967, trong công trình Bảng lược đồ văn học Việt Nam,

Thanh Lãng có phác qua đôi nét về phong trào dịch thuật và sáng tác tiểu

thuyết ở Nam Bộ Còn cuốn Khi những lưu dân trở lại (1969), tuy không là

khảo luận văn học, nhưng Nguyễn Văn Xuân đã nêu một vấn đề rất xác đáng:

Hồ Biểu Chánh một cây bút tiêu biểu nhất cho miền Nam, qua các thời kỳ thăng trầm nhất của lịch sử văn học, vẫn đứng vững như thạch trụ Tại sao nhắc đến tiểu thuyết phôi thai lại không để tâm nghiên cứu những tác giả miền Nam vào khoảng đầu thế kỷ?” [200,11]

Vào thập niên 70, tình hình nghiên cứu văn học Nam Bộ có phần

khởi sắc hơn Bằng Giang với Mảnh vụn văn học sử (1974) đã bước đầu góp nhặt tư liệu để sau này tiến tới xây dựng công trình Văn học quốc ngữ

ở Nam Kỳ 1865 – 1930, một trong những công trình bước đầu đáng chú ý

nhất về văn học Nam Bộ xuất bản sau năm 1975

Trang 14

Đáng chú ý nhất ở giai đoạn này là công trình Phần đóng góp của

Văn học miền Nam, những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới

(1975) của Bùi Đức Tịnh Lần đầu tiên con đường hình thành của tiểu thuyết ở Nam Bộ đã được phác họa khá chi tiết, tác giả cho rằng:

Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương hiện kim và giai đoạn hình thành nền quốc văn mới, nghĩa là từ 1865 đến 1932, hầu hết các tác phẩm xuất hiện ở miền Nam đều bị coi như không có trong lịch sử văn học miền Nam [176, 7]

Theo ông:

Sự bỏ rơi bỏ rớt những đứa con tinh thần dẫu là vô tình mà không hay biết, cho dẫu là những đứa con ấy bị nhìn vội và bị cho rằng không khôi ngô tuấn tú – vẫn là điều hoang phí Một sự hoang phí như thế không nên để xảy ra nhất là khi xem xét lại, mọi người sẽ nhìn nhận rằng những đứa con rơi đó còn giữ nguyên đặc tính của nòi giống và đã can đảm góp công vào cuộc đấu tranh dai dẳng chống xâm lăng [176, 28]

Nói về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết ở Nam Bộ, Bùi Đức Tịnh nhận định:

Hình thức phôi thai xuất hiện sớm nhất ở miền Nam là thơ, tức loại truyện của văn chương cổ điển đội lốt bằng cách lấy cuộc đời của một nhân vật đương thời làm đề tài, kế đến là những truyện không được gọi thẳng như thế mà thường đặt nhan đề

Trang 15

với những danh từ ngoại sử hay dị sử lấy đề tài trong lịch sử Việt Nam hay xã hội Việt Nam đương thời và cuối cùng mới đến các tác phẩm được mệnh danh là tiểu thuyết theo thể thức của tiểu thuyết phương Tây Cũng một cách tổng quát, có thể nói rằng loại thơ xuất hiện cuối thế kỷ XIX, loại ngoại sử, dị sử xuất hiện vào khoảng từ 1910 đến 1920 Loại tiểu thuyết đã hình thành như một văn loại phối hợp bản sắc Việt Nam với những thức sáng tạo của văn học Tây phương, từ 1920 trở đi” [176, 158]

Công trình của Bùi Đức Tịnh chỉ giới thiệu những tiểu thuyết từ 1920 trở về trước, và trong việc giới thiệu cũng có những sai sót, ví dụ như phần

giới thiệu về tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu; một vài nhận định cũng chưa chính xác, chẳng hạn về báo Nam Bộ địa phận,

nhưng cần phải ghi nhận sự đóng góp quan trọng của Bùi Đức Tịnh trong việc phác họa quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ,

đặc biệt là việc phát hiện tác phẩm Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn

Trọng Quản…

2.1.3 Từ sau năm 1975

Từ năm 1975, đất nước hoà bình, thống nhất, điều kiện nghiên cứu có nhiều thuận lợi hơn Tuy nhiên cũng phải đến giữa thập kỷ 80 trở đi, công việc nghiên cứu văn học Nam Bộ và tiểu thuyết Nam Bộ mới thật sự

sôi nổi Bộ Từ điển văn học gồm 2 tập xuất bản năm 1983, 1984 chỉ giới

Trang 16

thiệu duy nhất một tác giả tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX, đó cũng lại là Hồ Biểu Chánh

Năm 1985, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1958 – 1920 (quyển II) do

Huỳnh Lý chủ biên có phần viết ngắn về tiểu sử của Trần Thiên Trung và

trích giới thiệu tiểu thuyết Hoàng Tố Anh hàm oan với lời đánh giá khá cao về tính hiện thực của tác phẩm Tiếp theo là những công trình như Những

áng văn chương quốc ngữ đầu tiên, Truyện thầy Lazaro Phiền (1987) của

Nguyễn Văn Trung, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1988) của nhiều tác giả, Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (1988) của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng, Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế

kỷ XX (1900-1954) (sơ thảo) của Hoài Anh - Thành Nguyên - Hồ Sĩ Hiệp

(1988), Tiến trình văn nghệ miền Nam (1990) của Nguyễn Q Thắng, Văn

học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 –1930 (1992) của Bằng Giang…

Công trình của Nguyễn Văn Trung đã điểm lại các loại truyện viết bằng chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và phân tích

Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, với mục đích chứng

minh đây là tác phẩm tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở nước ta chứ không

phải là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách chỉ ra đời sau đó gần 40 năm Tập

sách còn đề cập đến hàng loạt các nhà văn Nam Bộ khác, như Nguyễn Khánh Nhương, Trương Duy Toản, Michel Tình, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắc…

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 của Trần Đình Hượu và Lê

Chí Dũng đã có những nhận định rất sâu sắc về sự hình thành và phát triển

Trang 17

của nền văn học mới, về sự ra đời của truyện ngắn và tiểu thuyết Nhưng có lẽ do tư liệu về văn học Nam Bộ còn hạn chế nên hai tác giả chỉ phân

tích sâu được Hồ Biểu Chánh với tư cách “là người viết nhiều tiểu thuyết

nhất ở Việt Nam” Điều đáng chú ý là hai tác giả đã xem Nguyễn Trọng

Quản với tác phẩm Truyện thầy Lazaro Phiền là “người đầu tiên viết truyện

ngắn của nền văn học mới”

Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954) của Hoài

Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988) đã có phần viết về tiểu thuyết ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX và tiểu thuyết ở Nam Bộ từ 1922 -1945 Một số tác phẩm của Trần Thiên Trung (Trần Chánh Chiếu), Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Nguyễn Chánh Sắc, Hồ Biểu Chánh cũng đã được tóm tắt và giới thiệu sơ lược

Sau đó Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp xuất bản cuốn Những danh sĩ miền Nam

(1999), trong đó có giới thiệu vắn tắt về Trần Chánh Chiếu Liên tục trên

nhiều số tạp chí Văn (TP.Hồ Chí Minh), Hoài Anh có bài nghiên cứu về các nhà văn Nam Bộ, sau được ông đưa vào công trình Chân dung văn học

(NXB.Hội nhà văn, 2001), trong đó ông giới thiệu được 28 nhà văn quốc

ngữ Nam Bộ Trong Phần 1, Hoài Anh đã xây dựng khá sinh động chân

dung của những người viết tiểu thuyết Nam Bộ như Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu, Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắc, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Văn Vinh, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Phú Đức, Bửu Đình… Do tính chất báo chí nên những bài viết này dù cung cấp khá nhiều tư liệu nhưng chưa đi sâu vào phân tích tỉ mỉ giá trị của từng tác phẩm Đáng chú ý là Hoài Anh đã khái quát được những đóng góp chủ

Trang 18

yếu của các tiểu thuyết gia tiên phong Nam Bộ Ông gọi Nguyễn Trọng

Quản là “Người đầu tiên viết truyện bằng chữ quốc ngữ”, Trần Chánh Chiếu là “Người khai phá lĩnh vực truyện hiện đại ở Nam Bộ”, Lê Hoằng Mưu là “Người đi tiên phong trong tiểu thuyết hiện đại ở Nam Bộ”, Biến Ngũ Nhy là “Cây bút viết truyện trinh thám đầu tiên ở Nam Bộ”, Hồ Biểu Chánh là “Cây cầu nối những giá trị cổ truyền với con người hiện tại”, Tân Dân Tử là “Người mở đầu thể loại truyện lịch sử trong văn học Nam Bộ”

v.v…

Một công trình đã cung cấp khá nhiều tư liệu về văn học Nam Bộ và

tiểu thuyết Nam Bộ là cuốn Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tập II (1988), trong đó có phần Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn – Gia Định cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Tầm Vu (Trần Văn Giàu), Nguyễn Văn Trung,

Nguyễn Văn Y viết Các tác giả công trình đã có một số nhận định khái quát về phong trào sáng tác tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ và giới thiệu

sơ lược một số tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trọng Quản, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắc, Hồ Biểu Chánh… Điạ chí cũng đã cung cấp một thư tịch về truyện và tiểu thuyết ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1930 gồm

99 cuốn truyện và tiểu thuyết của 35 tác giả Đến lần tái bản năm 1998,

thư tịch này đã được bổ sung bằng Thư mục văn học (Sài Gòn và Nam Bộ từ

1866 đến 1930) do Nguyễn Văn Y soạn, tập hợp 1122 tác phẩm, trong đó

phần tiểu thuyết và truyện ngắn là 276 cuốn Tất nhiên đây chỉ là một phần nhỏ trong gia tài tiểu thuyết và truyện ngắn Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Trang 19

Trong Tiến trình văn nghệ miền Nam (1990), Nguyễn Q Thắng đã

dành nhiều trang để giới thiệu thể loại tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ Ông cũng khẳng định các nhà văn Nam Bộ đã đi đầu trong phong trào sáng

tác tiểu thuyết quốc ngữ và Truyện thầy Lazaro Phiền là một tiểu thuyết

quốc ngữ đầu tiên của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam Ông cũng tóm lược nội dung một số tác phẩm “mở đường” như Nguyễn Trọng Quản với

Truyện thầy Lazaro Phiền (1887), Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân

của Trương Duy Toản (1910), Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung (1910), Tam Yên di hận của Nguyễn Văn Vinh (1927), Nhơn tình ấm

lạnh của Hồ Biểu Chánh (1927) v.v… nhằm chứng minh sự phát triển mạnh

mẽ của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ Phần khảo sát tác giả và tác phẩm này bước đầu cung cấp một số thông tin về tiểu sử các tác giả và tác phẩm

Năm 1999 trong Từ điển tác gia Việt Nam (Nxb.Văn hóa thông tin, 1999),

Nguyễn Q Thắng tiếp tục viết hàng mấy chục mục từ về các tác gia văn

học quốc ngữ Nam Bộ Gần đây nhất, công trình Văn học Việt Nam nơi

miền đất mới (Nxb Văn học, 2007) của ông đã bổ sung thêm nhiều tác giả

Nam Bộ và các tác phẩm tiêu biểu của họ Đây là một công trình rất đáng chú ý về mặt tư liệu

Một công trình cũng rất đáng chú ý là Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ

1865 - 1930 của Bằng Giang xuất bản năm 1992 Trong phần tác giả và

tác phẩm, Bằng Giang giới thiệu thư tịch về các tác phẩm đã xuất bản Các tác giả viết văn xuôi quốc ngữ được giới thiệu gồm: Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử… Bằng Giang cũng bàn đến những vấn đề liên quan mật thiết

Trang 20

đến tiểu thuyết Nam Bộ như phong trào dịch thuật truyện Tàu, câu văn xuôi quốc ngữ v.v… Những tư liệu đáng quý và gợi ý của tác giả đã giúp chúng ta hình dung được quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Nam Bộ

Bên cạnh công trình này, Bằng Giang còn có một số bài báo tâm

huyết về văn học Nam Bộ, như bài Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia

đầu tiên ở Việt Nam đăng trên Kiến thức ngày nay số 100 năm 1993 để trả

lời câu hỏi của giáo sư J Shafer về ảnh hưởng của truyện Tàu đến tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ

Năm 1993 Nguyễn Phương Thảo có bài Nguyễn Văn Vinh và các tiểu

thuyết của ông trên tạp chí Văn Học số 1 đề cập đến các tiểu thuyết Chuyện chị em cô Lê trò Lý, Tam Yên di hận… của Nguyễn Văn Vinh

Nguyễn Phương Thảo đã đánh giá rất cao nhà văn người Bến Tre đã từng

bị thực dân Pháp phạt tù vì tác phẩm của mình

Đến năm 2001, có Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam do Vũ Tuấn

Anh và Bích Thu chủ biên Từ điển có 376 mục từ giới thiệu tóm tắt và đánh giá sơ lược 376 tác phẩm văn xuôi, nhưng đáng tiếc là phần văn xuôi Nam Bộ chỉ giới thiệu được 56 tác phẩm Trong lần xuất bản thứ hai năm

2006, các tác giả đã giới thiệu bổ sung thêm 25 tác phẩm văn xuôi Nam Bộ Đó là một sự cố gắng rất lớn của tập thể tác giả của hai Viện Văn học và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

Vào những năm đầu thế kỷ XXI, Phong Lê cũng có nhiều bài viết

về văn học Nam Bộ đăng trên tạp chí Văn học Đó là các bài viết Tiến

Trang 21

trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX (số 1 năm

2001), Phác thảo buổi đầu văn xuôi quốc ngữ (số 11 năm 2001) Ông cũng cho rằng văn xuôi quốc ngữ “khởi động ở Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XIX”

và “văn xuôi quốc ngữ bắt đầu từ Trương Vĩnh Ký và được tiếp tục bởi một loạt các tác giả Nam Bộ cuối thế kỷ XIX” [76, 15]

Đáng chú ý nhất là công trình Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004) do nhóm tác giả

Nguyễn Kim Anh (chủ biên), Nguyễn Thị Trúc Bạch, Hà Thanh Vân, Vũ Văn Ngọc, Hoàng Tùng, Huỳnh Vĩnh Phúc biên soạn Công trình đã giới thiệu khái quát về tiểu thuyết Nam Bộ cũng như tiểu sử, sự nghiệp của 30 nhà văn, trong đó có nhiều tác giả được giới thiệu lần đầu Đây là công trình công phu, nghiêm túc và dày dặn nhất về tiểu thuyết Nam Bộ từ trước đến nay

Đến năm 2005, nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh lại tiếp tục giới thiệu

văn học Nam Bộ và các tác giả Nam Bộ trong công trình Lược khảo lịch sử

văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối TK.XX, Nxb Văn nghệ TP.HCM

Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, từ sau đổi mới, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu cũng đã có nhiều hoạt động, nhiều công trình nghiên cứu về văn học Nam Bộ và tiểu thuyết Nam Bộ Năm 1989 trong Hội nghị về Hồ Biểu Chánh tổ chức ở Tiền Giang, giới nghiên cứu văn học đã chính thức “chiêu tuyết” cho nhà văn này Tháng 10.1998, Trung tâm nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố

Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc hội thảo về Tiến trình hiện đại hóa văn

Trang 22

học Việt Nam, trong đó tập trung bàn về sự đóng góp của văn học Nam Bộ

Đáng chú ý có tham luận Tiểu thuyết Nam Bộ trong chặng đầu của tiến

trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Trần Hữu Tá và Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản – những đóng góp vào kỹ thuật văn

hư cấu trong văn học Việt Nam của Hoàng Dũng Trần Hữu Tá trong tham

luận của mình đã khái quát vai trò tiên phong của tiểu thuyết Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc Hoàng Dũng có nhiều phát hiện thú vị về tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên viết bằng văn xuôi quốc ngữ

này Sau đó trên tạp chí Văn học số 10 năm 2000, Trần Hữu Tá lại có bài viết Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ

Ngày 22- 4- 2002, Viện Văn học phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ

chức hội thảo khoa học Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế

kỷ XX với các tham luận của Nguyễn Huệ Chi, Phong Lê, Nguyễn Văn

Hoàn, Hoài Anh, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Khuê, Đoàn Lê Giang… bàn về nhiều vấn đề của mảng văn học này Một số tham luận sau đó đã được

công bố trên tạp chí Văn Học số 5 năm 2002 Bài tham luận Thử tìm một

vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu của

Nguyễn Huệ Chi thử nêu lên một số đặc điểm của văn xuôi Nam Bộ, những chặng đường hình thành và phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ Tác giả cũng nêu lên ý kiến về mối quan hệ giữa văn xuôi Nôm Công

giáo với sự ra đời của văn xuôi tự sự quốc ngữ; về “bước đi dích dắc” của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ, về “quá trình chín sớm” của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ v.v… và khẳng định giá trị “đóng góp không nhỏ” của

Trang 23

mảng văn xuôi này đối với tiến trình hiện đại hóa văn xuôi nước nhà Bài

tham luận Phác thảo quá trình hình thành tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở

Nam Bộ cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX của Nguyễn Khuê đã khái quát lại

các giai đoạn phát triển của văn xuôi Nam Bộ từ phiên âm quốc ngữ truyện thơ Nôm, phiên dịch truyện văn xuôi chữ Hán cho đến những truyện và tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của văn học Nam Bộ

Từ năm 2004, Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có công

trình nghiên cứu khoa học Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ

Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đến năm 2005, Khoa đã tổ chức

hội thảo khoa học với nhiều tham luận của các nhà nghiên cứu đến từ các

trường đại học, cơ quan nghiên cứu trên cả nước

Một số luận án tiến sĩ cũng đã chọn đề tài là tiểu thuyết Nam Bộ

Luận án phó tiến sĩ Sự hình thành và vận động của thể văn xuôi tiếng Việt

ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932 của Tôn Thất Dụng

(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993) là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết văn xuôi Nam Bộ và đã có những nhận định khá thỏa đáng về ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa và tiểu thuyết phương Tây; về một số đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nam Bộ Cao Xuân Mỹ, trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,

đã giới thiệu một số tiểu thuyết Nam Bộ trong bộ sách hai tập Văn xuôi

Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí

Trang 24

Minh và Trung tâm nghiên cứu Quốc học năm 2000) Đó là toàn văn hoặc trích đoạn một số tác phẩm có giá trị của một số tác giả tên tuổi như

Nguyễn Trọng Quản với truyện Truyện thầy Lazaro Phiền; Hồ Biểu Chánh

với Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền; Phú Đức với Châu về hiệp phố; Nguyễn Bửu Mộc với Mạng nhà nghèo, Lê Hoằng Mưu với Người bán ngọc; Nguyễn Chánh Sắc với Nghĩa hiệp kỳ duyên, Lòng người nham hiểm, Bửu Đình với Mảnh trăng thu v.v… Một số tác giả trong bộ sách cũng được giới

thiệu tiểu sử khá chi tiết Luận án tiến sĩ của Cao Xuân Mỹ có đề tài là

Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế

kỷ XX (bảo vệ vào năm 2001), nhằm mục đích khảo sát quá trình hiện đại

hóa tiểu thuyết nói chung của cả nước Luận án đã cung cấp nhiều tư liệu mới mẻ về tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ Phần phụ lục cung cấp một danh mục tiểu thuyết tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm

1932 với số tác giả lên đến 322 người Năm 2002, luận án tiến sĩ Đóng góp

của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối TK.XIX – đầu TK.XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Lê Ngọc Thúy tại trường Đại học Sư

phạm TP HCM cũng là một cố gắng trong việc chứng minh vai trò tiên phong của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tiểu thuyết Nhiều luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cũng có đề tài là tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Cùng với sự chú ý của các nhà nghiên cứu, việc sưu tầm, giới thiệu tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ cũng được tiến hành khá rầm rộ Sau

Trang 25

đổi mới, hai nhà xuất bản Tiền Giang và Long An tái bản hàng loạt sách của Hồ Biểu Chánh và một số nhà văn Nam Bộ khác như Nguyễn Chánh Sắc, Phú Đức, Tân Dân Tử, Bửu Đình, Nguyễn Ý Bửu… Năm 2003 Trung

tâm Quốc học xuất bản bộ Văn học Việt Nam TK.XX (NXB.Văn học)

Trong các Quyển I (tập 3, 4, 5), Quyển II (tập 1), Quyển V (tập I) có giới thiệu một số truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình của văn học Nam Bộ Gần đây các nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM, Văn nghệ cũng xuất bản nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắc, Phú Đức, Tân Dân Tử, Huỳnh Thị Bảo Hòa… Trong một số tác phẩm in lại, có lời giới thiệu đã đánh giá tác giả, tác phẩm khá sâu sắc

2.2 Ở nước ngoài

Những công trình xuất bản ở nước ngoài nghiên cứu về tiểu thuyết ở

Nam Bộ trước 1975 không nhiều Le roman Vietnamien contemporain

(1961) của Bùi Xuân Bào có điểm qua một số tác phẩm của Hồ Biểu

Chánh như Vì nghĩa vì tình, Cha con nghĩa nặng, Khóc thầm, Tỉnh mộng,

Chút phận linh đinh và Người vợ hiền của Nguyễn Thời Xuyên Ông cũng

cho mốc khởi đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là từ năm 1923 với

Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật và Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách

Trong cuốn Introduction à la littérature Vietnamienne (1969),

Maurice M Durand và Nguyễn Trần Huân cũng trình bày rất sơ lược về Hồ Biểu Chánh và Bửu Đình

N.I Niculin, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam của Nga cũng rất

chú ý đến tiểu thuyết Nam Bộ Trong công trình Nguồn gốc tiểu thuyết

Trang 26

trong các nền văn học Á-Phi: Những ngọn nguồn dân tộc của thể loại, Nxb

Nauka, Moskva, 1980, ông đã nói đến “một cuộc thi chưa từng có ở VN từ

truớc đến giờ”, cuộc thi tiểu thuyết năm 1906 trên báo Nông cổ mín đàm

Ông cũng nói đến vai trò của Trần Chánh Chiếu trong việc xây dựng một nền tiểu thuyết mới và nhấn mạnh đến những tác phẩm mang tính chất mô

phỏng, thể nghiệm ban đầu của Hồ Biểu Chánh như Ngọn cỏ gió đùa với

“cốt truyện mượn từ Những người khốn khổ của Hugo, trong một số chương có thể cảm giác thấy ảnh hưởng của Tam quốc và Thủy hử hay phong cách

của những truyện kể dân gian Việt Nam và những motif văn học cổ điển

Việt Nam”

nghiên cứu From verse narrative to novel: The development of prose fiction

in Vietnam trên The Journal of Asian Studies, No.4, November, 1988 Năm

1989 hai người công bố tiếp bài Ho Bieu Chanh and the early development

of the Vietnamese novel trên tạp chí The Vietnam Forum số 12 summer –

fall, 1989 Theo Bằng Giang, J Shafer đã tiếp tục nghiên cứu về Trương

Duy Toản và tác phẩm Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân John C Shafer và Thế Uyên cũng hợp tác viết bài Tiểu thuyết xuất hiện ở Nam Kỳ

(bài này được Cao Thị Như Quỳnh và Thế Uyên tóm dịch và đăng lại ở tạp

chí Văn Học số 11 năm 1993) Những bài viết này đã cung cấp nhiều tư

liệu và có những nhận định đáng chú ý trong việc nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ

Trang 27

Gần đây trên Internet cũng có đăng tải một số bài báo về văn học quốc ngữ Nam Bộ và tiểu thuyết Nam Bộ của các nhà nghiên cứu Việt

Kiều, như Huỳnh Ái Tông với Các nhà văn quốc ngữ tiền phong, Nguyễn Văn Sâm với Một thế kỷ văn học quốc ngữ, Nguyễn Vy Khanh với Thế kỷ

tiểu thuyết, Tiếng Việt và những tác phẩm mới phát hiện, Phạm Đán Bình

với Tôn giáo trong Truyện thầy Lazaro Phiền… Nhưng các bài báo này nói

chung không có tư liệu gì mới, đáng chú ý là những nhận định, những khái quát của các tác giả này

Ngoài ra còn có một số trang web có thông tin về văn học Nam Bộ, như nguyenvantrung.free.fr, dunglac.net, hobieuchanh.com, namkyluctinh.org…

Nhìn chung, điểm qua tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng ta nhận thấy trước 1975, do thiếu thông tin, do hạn chế về tư liệu nên những đánh giá, nhận định về mảng tiểu thuyết này còn chưa được thỏa đáng Ngay sau năm 1975, với điều kiện thuận lợi hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều tư liệu, nhiều tác giả, tác phẩm hơn, từ đó ý kiến đã thống nhất trong việc khẳng định vai trò mở đầu, tiên phong của tiểu thuyết Nam Bộ trong sự hình thành và phát triển của nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Nhưng các công trình này, do là những bước đi ban đầu, còn chưa bao quát được nhiều tư liệu, vẫn còn có những sai sót, nhầm lẫn trong khái quát, trong nhận định, trong việc đánh giá các tác giả, tác phẩm Gần đây, các luận án tiến sĩ của Tôn Thất Dụng (1993), Cao Xuân Mỹ (2001), Lê Ngọc Thúy (2002), công trình do Nguyễn Kim Anh chủ biên (2004) cũng đã cung cấp khá nhiều tư liệu và

Trang 28

nghiên cứu khá sâu tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ Nhưng văn học Nam Bộ, như nhà nghiên cứu Bằng Giang nói, không phải là một vỉa than lộ thiên Riêng phần tiểu thuyết, vẫn còn nhiều tư liệu chưa được khai thác, vẫn còn nhiều tác giả, nhiều tác phẩm quan trọng chưa được nghiên cứu Vì thế, việc tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu để khắc họa hoàn chỉnh chân dung của mảng văn học này vẫn là điều hết sức cấp thiết

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng khảo sát của luận án là những tác giả, những tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1932 Nhưng chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào việc giới thiệu các tác giả và tác phẩm có tính chất mở đường, đặt mốc cho các thể tài, như

Nguyễn Trọng Quản với Truyện thầy Lazaro Phiền, Hồ Biểu Chánh với Ai

làm được, Lê Hoằng Mưu với Hà Hương phong nguyệt, Biến Ngũ Nhy với Kim thời dị sử, Tân Dân Tử với Giọt máu chung tình… vì đây là những đóng

góp đáng kể nhất của tiểu thuyết Nam Bộ cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

3.2.1 Thời gian được chọn để khảo sát là từ cuối thế kỷ XIX, cụ thể từ

1887 đến 1932 Các cứ liệu cho thấy ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đã có nhiều sáng tác văn học mang tính chất hiện đại, nhưng phải đến 1887,

Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản mới thật sự đánh dấu

một cái mốc cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt

Trang 29

ở Nam Bộ Còn năm 1932 là năm đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của tiểu thuyết hiện đại với sự xuất hiện của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết hiện thực phê phán, tiểu thuyết Nam Bộ từ những năm này cũng đã hòa vào dòng chảy chung của văn học cả nước

3.2.2 Chúng tôi chủ trương chỉ khảo sát những tác phẩm tiểu thuyết được

xuất bản ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, nhưng các tác phẩm này cũng phải gắn bó với cuộc sống, con người Nam Bộ Các tiểu thuyết này có thể do những nhà văn sinh trưởng ở Nam Bộ sáng tác hoặc những nhà văn sinh trưởng nơi khác nhưng đã gắn bó máu thịt với Nam Bộ, ví dụ như trường hợp của Bửu Đình

3.3 Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết:

Ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khái niệm tiểu thuyết chưa được hiểu như ngày nay Do là thời kỳ quá độ nên quan niệm về thể loại của các nhà văn cũng có khác nhau, tùy theo việc họ là người chịu ảnh hưởng bởi truyền thống lâu đời của văn hóa Trung Hoa hay là người đã hấp thu sâu sắc Tây học Thực tế sáng tác cho thấy tiểu thuyết thời bấy giờ có sự giao thoa giữa thi pháp tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa và thi pháp tiểu thuyết hiện đại phương Tây, tạo nên một nét nhòe thi pháp rất khó phân định Ban đầu, chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, các nhà văn thời bấy giờ quan niệm tiểu thuyết đơn giản chỉ là văn xuôi hư cấu, truyện ngắn và tiểu thuyết đối với họ có sự gần gũi về mặt thể loại, cho nên đã có thuật ngữ

“đoản thiên tiểu thuyết” bên cạnh thuật ngữ “tiểu thuyết” Nhưng càng về sau, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phương Tây, quan niệm tiểu thuyết đã gần với cách hiểu ngày nay hơn

Trang 30

Với thực tế đó, chúng tôi cho rằng khi khảo sát tiểu thuyết của thời kỳ này, nên hiểu khái niệm “tiểu thuyết” một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn để nắm bắt được đặc điểm và những bước phát triển của thể loại văn

học quan trọng này Trên tinh thần đó, định nghĩa tiểu thuyết của Tự điển

văn học (bộ mới) theo chúng tôi là phù hợp và bao quát được thực tế phong

phú của tiểu thuyết Nam Bộ thời kỳ đó:

Thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt

“cơ cấu” của nhân cách [127, 1716]

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Người viết quan niệm rằng đối với đề tài này, cần phải có một quan điểm toàn diện và phải vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau

4.1 Trước hết, người viết sẽ đặt tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vào quá trình phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam để xác định được vị trí, vai trò của nó trong dòng chảy chung của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam và để thấy nó cũng là một bộ phận không thể chia cắt của văn học dân tộc Phương pháp xã hội – lịch sử vì vậy sẽ được quan tâm hàng đầu trong luận án này

4.2 Việc nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ từ mối liên hệ biện chứng giữa tiếp thu và sáng tạo đối với văn học nước ngoài là một điều luận án đặc biệt quan tâm, bởi vì tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Trang 31

XX được xem là hiện đại thực chất do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, cụ thể là văn học và tiểu thuyết Pháp, nhưng đồng thời cũng chịu những ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc, đồng thời lại

mang những đặc điểm riêng của Việt Nam, của Nam Bộ

4.3 Phương pháp so sánh cũng là một phương pháp chủ yếu của luận án, bởi vì qua so sánh, chẳng hạn như so sánh với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết miền Bắc cùng thời kỳ, chúng ta mới thấy hết được vai trò và đóng góp của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX đối với tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và đối với văn học Việt Nam nói chung

4.4 Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp thống kê, hệ thống, thi pháp học… khi cần thiết để minh họa cho các luận điểm trong luận án

5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Qua việc khảo sát tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những đặc điểm của tiểu thuyết Nam Bộ và đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết trong giai đoạn này thông qua những thể tài chủ yếu Chúng tôi cũng cung cấp tư liệu để đính chính một số nhận định còn sai sót của các nhà nghiên cứu đi trước Trong phần phụ lục chúng tôi bước đầu sưu tầm những ý kiến về tiểu thuyết của các nhà văn, các nhà phê bình của Nam Bộ và bổ sung 33 tên tác phẩm vào thư mục tiểu thuyết Nam Bộ, nay đã lên đến 590 tác phẩm

Trang 32

6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN:

Luận án gồm 183 trang Ngoài phần Dẫn nhập (25 trang), Kết luận

(5

trang) và Thư mục (207 đề mục), luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1 Những tiền đề hình thành và phát triển tiểu thuyết Nam Bộ

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (30 trang)

Chương này sẽ trình bày về những tiền đề chính trị – kinh tế, xã hội – văn hóa và văn học đưa đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Chương 2: Sự hình thành và phát triển tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX (24 trang)

Chương này sẽ trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Chương 3: Đặc điểm của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX (78 trang)

Chương này sẽ trình bày những đặc điểm về lực lượng sáng tác, về nội dung của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Những đặc điểm về mặt hình thức loại thể cũng được trình bày trong chương này

Trang 33

CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU THUYẾT

NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Tiền đề kinh tế – chính trị

Nói về ảnh hưởng do văn minh phương Tây đem đến cho đất nước

chúng ta, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam cho rằng: “Một cái đinh

cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đông” [159, 12]

Sau khi đánh chiếm ba tỉnh miền Tây tháng 6 1867, chính quyền thực dân ở Nam Kỳ đã ráo riết xúc tiến các hoạt động xây dựng bộ máy hành chính, đào tạo đội ngũ cán bộ, kiện toàn hệ thống tư pháp, ổn định trật tự xã hội để tạo cơ sở cho việc bóc lột thuộc địa về lâu dài Ngày 8.1.1877 Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh chính thức thành lập Thành phố Sài Gòn, đến ngày 12.11.1887 lại ra Sắc lệnh lấy Sài Gòn làm thủ phủ của toàn Đông Dương và thiết lập Phủ Toàn quyền tại Sài Gòn Sài Gòn - Chợ Lớn từ đó trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của Nam Kỳ và của cả Đông Dương

Từ sau Hòa ước 1884, Nam Kỳ đã sớm trở thành xứ thuộc địa, do thực dân Pháp trực tiếp cai trị, vì thế nên chịu ảnh hưởng của văn minh vật chất và văn minh tinh thần phương Tây sớm nhất Chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho vùng đất này có những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Trang 34

Trong giai đoạn này, về mặt kinh tế, Pháp đã xây dựng cảng Sài Gòn, mở các đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho (khởi công năm 1881), Sài Gòn – Khánh Hòa (khởi công năm 1901), làm đường bộ Sài Gòn – Tây Ninh (khởi công năm 1901), xây cầu trên sông Vàm Cỏ… Nhiều công xưởng ở Sài Gòn, Chợ Lớn như đóng thuyền, vận tải đường sông, nhà máy xay lúa đã được xây dựng Những cơ sở kinh tế ban đầu này khiến kinh tế Nam Kỳ lúc bấy giờ phát triển mạnh mẽ và là tiền đề tạo nên độ chênh về mặt kinh tế – xã hội so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ Bộ mặt xã hội vì thế đã thay đổi sâu sắc Đến những năm đầu thế kỷ XX, với nhiều nhà máy được xây dựng, giao thông thuận lợi nên kinh tế Nam Kỳ càng phát triển mạnh mẽ

Trong sự tái cấu trúc của xã hội Nam Kỳ thời kỳ này, đáng chú ý là sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản thị dân, bộ phận công chúng mới ở các đô thị Những người nông dân đói khổ bỏ ruộng nương để đến thành thị kiếm sống Một ít người được làm việc trong các công xưởng, nhà máy hay đồn điền của thực dân Đa số còn lại trở thành bồi bàn, phu xe, con ở hoặc buôn gánh bán bưng ngoài đường Những con người đó đã hình thành một tầng lớp tiểu tư sản dân nghèo thành thị ngày càng đông đảo

Những người tham gia hoạt động kinh tế ở các lĩnh vực thương mại, sản xuất với các tiệm buôn, vựa lúa, cơ xưởng sản xuất lớn nhỏ tùy theo qui mô đã trở thành tầng lớp tiểu tư sản và tư sản Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở Sài Gòn, Chợ Lớn Dân số đô thị ngày càng đông, cuộc sống đô thị ngày càng phức tạp, thành phần dân cư ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau: công nhân, tư sản bản xứ và tiểu tư sản thị dân

Trang 35

Nhìn chung đến khoảng 1879 thì với các chính sách kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội tương đối toàn diện, kẻ xâm lược đã bắt đầu phá vỡ được cơ sở kinh tế - xã hội truyền thống của quốc gia phong kiến Việt Nam trên vùng Lục tỉnh một cách toàn diện, bằng chứng là đã chính thức xóa bỏ được chế độ quân quản với các Đô đốc Toàn quyền (Amiraux Gouverneurs) để thay bằng các viên Toàn quyền dân sự (Gouverneur civil), tiến thêm một bước trong việc xây dựng chế độ hành chính thuộc địa

ở Nam Kỳ

Đến khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam Nhằm biến Nam Kỳ thành một thuộc địa nông nghiệp, thành một vùng sản xuất nông sản – lương thực hàng hóa thật nhiều với chi phí đầu tư thật ít, vào cuối thế kỷ XIX kẻ thống trị thực dân đã tiến hành việc khẩn hoang một cách ồ ạt, tăng sản lượng lúa gạo bằng cách quảng canh - tăng diện tích canh tác Với các biện pháp thủy lợi để mở rộng diện tích được tưới tiêu và tổ chức di dân để tăng thêm nhân lực khai phá ở những vùng còn nhiều đất hoang, chính quyền thuộc địa đã nhanh chóng mở rộng thêm được diện tích trồng lúa ở Nam Kỳ Chúng cũng có các chính sách khuyến nông như ra nghị định miễn thuế cho các loại đất trồng bông, chàm, cà phê, cao su ở Nam Kỳ để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp, đặt giải thưởng bằng tiền hàng năm cho các chủ đồn điền nông nghiệp người Pháp ở Nam Kỳ, đặc biệt đối với các đồn điền trồng cau, cà phê, ca cao, cao su, dừa, bông có sợi dài, chàm, đay, hồ tiêu, gai, thuốc lá, chè

Trang 36

Trong quá trình phát triển của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và của Nam Kỳ, vai trò của người Hoa cũng rất quan trọng Tầng lớp tư sản mại bản trong dòng di dân người Hoa từ Trung Quốc qua đã thực sự trở thành đối thủ kinh tế đáng gờm đối với cả giới tư sản người Pháp, đặc biệt là trong lãnh vực xuất khẩu lúa gạo Ngoài kinh tế, họ cũng có những đóng góp về mặt văn hóa Họ cũng xây dựng nhà in, thành lập nhà xuất bản và nhiều người trong họ cũng trở thành công chúng của văn học quốc ngữ Hoạt động của họ góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa vùng Sài Gòn – Chợ Lớn Họ đã mang vào Việt Nam nhiều tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, sau này gây nên phong trào dịch thuật truyện Tàu có ảnh hưởng không ít đến tiểu thuyết quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ

Trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hóa vốn có, xã hội thuộc địa Nam Kỳ dần dần đi vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, với hàng loạt thay đổi từ sinh hoạt kinh tế tới cơ cấu xã hội Quá trình tái cấu trúc kinh tế và xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa ở đây tuy chỉ được thực hiện một cách phiến diện và nửa vời, nhưng cũng đã hình thành một cuộc sống tinh thần khác hẳn mấy trăm năm trước đó, trong đó có sự kết hợp cả các yếu tố truyền thống và hiện đại

1.2 Tiền đề xã hội – văn hóa

1.2.1 Giáo dục

Trước khi ký kết hiệp ước Nhâm Tuất 5.6.1862, Pháp chưa có chính quyền, nhưng soái phủ Nam Bộ cũng đã có những bước đi ban đầu về mặt giáo dục Năm 1860, Nhà chung công giáo lập trường Adran, tự đặt lấy

Trang 37

chương trình giáo dục, thêm cả học đạo, gọi là Pháp – Việt (franco – annamite) Từ năm 1861, các nữ tu dòng Áo trắng (Soeurs Saint Paul de Chartres) lập trường học cho trẻ em, đặc biệt cho nữ sinh, lấy tên là trường Hài Đồng (Sainte – Enfance) Nghị định ngày 8.5.1862 lập trường AnNam (Collège anammite) Cả ba trường đều do giáo sĩ công giáo quản lý nhưng được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa

Khi chiếm trọn được 6 tỉnh của Nam Bộ vào năm 1867, thực dân Pháp đã mưu toan thay đổi toàn diện nền giáo dục truyền thống của Việt Nam Ngay tại Sài Gòn, một số trường công lập thuộc thẩm quyền thị chính được khai sinh, nhằm mục đích giáo dục thanh niên theo tinh thần thế tục như bên Pháp [119, 695] Đến nghị định 17.11.1874, thực dân Pháp đã chi phối mọi hoạt động và chương trình giáo dục của tất cả các trường một cách chặt chẽ Đặc biệt về mặt chương trình học, hầu như hoàn toàn theo chương trình và giáo khoa Pháp

Thực dân Pháp cũng đẩy mạnh việc đưa chữ quốc ngữ vào lĩnh vực giáo dục Thi Hương đã bị xóa bỏ trước nhất ở Nam Bộ Nghị định ngày 14-6-1880 cho phép “mỗi làng, thị trấn của tổng không có trường Pháp sẽ thiết lập một trường dạy chữ quốc ngữ” và “những làng nhỏ có một trường dạy chữ quốc ngữ sẽ được miễn mọi thuế đóng góp cho trường hàng tổng” [188, 41] Nhiều làng phải “thuê” người đi học cho đủ túc số Thực dân Pháp còn dùng đến biện pháp cưỡng chế để bắt thiếu niên đi học Sau khi thành lập Sở học chánh Nam Bộ, ngày 17-3-1879 thực dân ban hành chương trình giáo dục Pháp –Việt ở Nam Bộ Chương trình có hai cấp, trong đó cấp tiểu học ngoài tiếng Pháp, chữ quốc ngữ cũng được giảng dạy

Trang 38

chính thức trong môn tập đọc và viết tường thuật Tuy nhiên việc giảng dạy ở hai lớp cuối bậc tiểu học phải hoàn toàn dùng tiếng Pháp Và ở các lớp trên nữa thì việc dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức là qui định có tính chất bắt buộc Đó là vì chữ quốc ngữ lúc đó không được coi là thứ chữ sang trọng của văn hóa, khoa học và thực tế lúc đó cũng còn nghèo nàn để có thể thay thế ngay được tiếng Pháp

Việc thay đổi hình thức và nội dung giáo dục đã quyết định chiều hướng phát triển của tầng lớp trí thức Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cách thức đào tạo và thi cử mới đã đã hình thành nên một đội ngũ trí thức khác hẳn với tầng lớp nho sĩ trước kia Một nhân vật của Hồ Biểu Chánh

trong Ai làm được đã phải nói: “Phải học chữ Tây lập thân mới đặng” (Ai

làm được, Xưa Nay xb, Sài Gòn, 7) Trường hậu bổ được thành lập để đào

tạo những người ra làm quan cho Pháp Nhiều học sinh, đặc biệt là tín đồ Thiên Chúa giáo được cử đi du học ở Pháp và các nước thuộc địa của Pháp Số trí thức này ngày càng đông khi hệ thống trường Pháp Việt được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ XX ở Sài Gòn và các thành phố, các tỉnh lớn khác Từ đó xuất hiện một tầng lớp trí thức Tây học thông thạo tiếng Pháp, hiểu văn học Pháp Chính tầng lớp này đã hình thành nên một đội ngũ sáng tác, một công chúng văn học mới ở thành thị Cũng chính từ tầng lớp này, văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, đã tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học chữ quốc ngữ ở Nam Bộ, với những đề tài, nhân vật mới mẻ và cả những thể loại văn học trước kia chưa hề có

Trang 39

1.2.2 Chữ quốc ngữ

Chữ quốc ngữ là một tiền đề văn hóa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn Được sáng tạo vào nửa đầu thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng trong các địa phận công giáo, các nhà thờ Việc truyền đạo trước hết là nhắm vào giai cấp nông dân nghèo khổ, cùng đinh ở nông thôn Những con người suốt một đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” này không biết chữ Nho, chữ Nôm nên các giáo sĩ phải sáng tạo ra chữ quốc ngữ để ghi chép và truyền bá những điều họ đã rao giảng Khi truyền đạo ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo cũng đã dùng mẫu tự Latinh để phiên âm như thế, nhưng chỉ ở Việt Nam thứ chữ phiên âm này mới thông dụng và trở thành chữ quốc ngữ [188, 12]

Do phổ biến hạn chế trong phạm vi tôn giáo nên trong một thời gian dài, chữ quốc ngữ tuy có phát triển nhưng chưa tạo được ảnh hưởng rộng ngoài xã hội Ở thời kỳ đầu, đại đa số nhân dân còn rất dị ứng với chữ quốc ngữ, vì cho rằng chúng gắng với phương Tây, với quân xâm lược Pháp Đa số sĩ phu Nho học đều không hưởng ứng việc học tập chữ quốc ngữ do quan niệm đó là sản phẩm của ngoại bang Nhân dân ta, do tinh thần yêu nước, ban đầu cũng đã không cho con em mình học chữ quốc ngữ

vì quan niệm cái gì liên quan đến Pháp đều là xấu

Thực tế là khi xâm lược Nam Bộ, thực dân Pháp đã sử dụng chữ quốc ngữ để làm công cụ nô dịch và đồng hoá nhân dân ta Thư của giám mục Puginier gửi cho Tổng trưởng thuộc địa Pháp có đoạn viết: “Điều thứ

Trang 40

hai phải làm là bỏ chữ nho và trước hết thay thế bằng tiếng An Nam với chữ viết Âu châu gọi là “quốc ngữ” rồi sau đó bằng tiếng Pháp” [188, 21] Lanessan nói rõ ý đồ của Puginier hơn: “Tôi còn giữ trong tay một thư của giám mục Puginier trong đó ngài trình bày mục đích việc phiên âm bằng chữ latinh một cách thật rõ rệt Ngài nói khi thay thế chữ nho bằng chữ quốc ngữ, Hội Thừa sai nhằm mục đích cô lập các giáo hữu Những người này sẽ không còn có thể đọc được những tác phẩm dễ đọc nhất của Trung Hoa và sẽ không thể thư từ gì được với bất cứ một sĩ phu Tàu hay ta nào Được giáo dục như thế, các thầy người bản xứ sẽ chỉ có thể đọc một số hiếm những sách do các Thừa sai viết bằng chữ quốc ngữ cho họ dùng và trong đó chỉ bàn đến những vấn đề thuần tuý tôn giáo” [188, 18]

Ý đồ của thực dân là muốn tách Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa để người Việt dễ rơi vào vòng ảnh hưởng của văn hóa Pháp Khi chiếm xong Nam Bộ, chính quyền thực dân đã nhanh chóng thực hiện ý đồ này với vũ khí lợi hại là chữ quốc ngữ Chính sách phổ biến chữ quốc ngữ do đó rất được coi trọng

Chính sách này được thực hiện trước tiên trong lĩnh vực hành chính, chữ quốc ngữ từng bước trở thành văn tự chính thức trong lĩnh vực hành chính Nhiều thông tư nghị định đã được ban hành để thể chế hóa chủ trương này Nghị định ngày 22-2-1869 ghi rõ: “Kể từ ngày 1-4-1869 tất cả các giấy tờ chính thức, nghị định, quyết định, ấn lệnh, phán quyết, thông tư… đều sẽ được viết bằng mẫu tự Âu Châu với những chữ ký của người có thẩm quyền” Kế đến nghị định ngày 6-4-1878 yêu cầu: “Kể từ ngày 1-1-

Ngày đăng: 26/02/2016, 19:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp, Thành Nguyên (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954), Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954)
Tác giả: Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp, Thành Nguyên
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1988
2. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung văn học
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2001
3. Nguyễn Thị Kiều Anh (2007), Một chặng đường lý luận về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chặng đường lý luận về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2007
4. Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Kim Anh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM
Năm: 2004
5. Nguyễn Kim Anh (2004), “Tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của các cây bút nữ, Kiến thức ngày nay”, (502), TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của các cây bút nữ, Kiến thức ngày nay
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2004
6. Huỳnh Phan Anh (1999), Không gian và khoảng khắc văn chương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian và khoảng khắc văn chương
Tác giả: Huỳnh Phan Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1999
7. Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Lửa thiêng
Năm: 1970
8. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin M
Năm: 1992
9. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên) (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc lại người trước, đọc lại người xưa
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998
11. Nguyeón Huyứnh Kieàu Nguyeọt Dieóm Caàm (2005), Tỡm hieồu tieồu thuyeỏt trên báo Lục tỉnh tân văn đầu thế kỷ XX, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỡm hieồu tieồu thuyeỏt trên báo Lục tỉnh tân văn đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyeón Huyứnh Kieàu Nguyeọt Dieóm Caàm
Năm: 2005
12. Nguyễn Huệ Chi (2002), “Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu”, Văn học, (5), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2002
13. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 120 năm báo chí Việt Nam
Tác giả: Hồng Chương
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1985
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
15. Phạm Văn Diêu (1960), Văn học Việt Nam, quyển 1, Nxb Tân Việt, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Diêu
Nhà XB: Nxb Tân Việt
Năm: 1960
16. Hà Thị Dịu (2006), Lý luận và phê bình trên báo chí Nam Bộ 1930 – 1975, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình trên báo chí Nam Bộ 1930 – 1975
Tác giả: Hà Thị Dịu
Năm: 2006
17. Nguyễn Thị Dịu (2006), Tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên
Tác giả: Nguyễn Thị Dịu
Năm: 2006
18. Thủy Thị Dung (2007), Khuynh hướng hiện thực phê phán trong truyện ngắn Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuynh hướng hiện thực phê phán trong truyện ngắn Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Tác giả: Thủy Thị Dung
Năm: 2007
19. Nguyễn Trang Dung (2005), Những đóng góp của báo Phụ nữ tân văn trong việc hình thành nền văn học mới, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đóng góp của báo Phụ nữ tân văn trong việc hình thành nền văn học mới
Tác giả: Nguyễn Trang Dung
Năm: 2005
20. Đinh Trí Dũng (2005), “Từ những ảnh hưởng của thể loại truyện Nôm đến những cách tân theo hướng hiện đại của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở thời kỳ đầu”, Văn học, (7), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ những ảnh hưởng của thể loại truyện Nôm đến những cách tân theo hướng hiện đại của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở thời kỳ đầu
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w