Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tửCPĐT, tuỳ vào từng góc nhìn của người định nghĩa: - CPĐT là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng công
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
… o0o…
BÀI THẢO LUẬN Môn: Thương Mại Điện Tử
Đề tài: Tổng quan về Chính Phủ Điện Tử Việt Nam
và so sánh với dịch vụ công của một số nước trên thế giới
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp học phần: Thương mại điện tử(111)_1
Hà Nội, tháng 09/2011
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 3 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ(111)_1
1 Nguyễn Anh Tuấn CQ502882 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thu Hoài CQ503662
3 Nguyễn Thị Thu Hà CQ500650
4 Nguyễn Văn Khiêm
5 Vũ Anh Phương CQ502094
6 Vũ Tiến Đạt
7 Bùi Thị Hà Anh CQ500099
8 Đinh Thị Ngọc Thúy
10 Phan Hữu Đức
11 Trần Thu Phương
Mục lục
Trang 3I Khái niệm,vai trò, chức năng, phân loại Chính Phủ Điện Tử
1) Khái niệm về CPĐT
2) Vai trò của CPĐT trong nền kinh tế quốc dân
3) Chức năng của CPĐT
4) Phân loại CPĐT
II Các tiêu chí khi đề cập đến CPĐT
III Những thành tự và hạn chế của CPĐT Việt Nam
IV Mục tiêu của CPĐT Việt Nam
1) Năm mục tiêu của CPĐT
2) Mục tiêu của CPĐT Việt Nam đến năm 2020
V Dịch vụ công của một số nước trên thế giới
I Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại chính phủ
điện tử Việt Nam
1) Khái niệm Chính phủ điện tử
Trang 4Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử
(CPĐT), tuỳ vào từng góc nhìn của người định nghĩa:
- CPĐT là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) như : Mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với công dân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan của chính phủ
- Chính phủ Điện tử (CPĐT) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa" Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó
- Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước
2) Vai trò của chính phủ điện tử trong nền kinh tế quốc dân
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản: CPĐT là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước Nói cách ngắn gọn, CPĐT là chính
Trang 5phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông
CPĐT với các vai trò:
- Thứ nhất, CPĐT đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính
phủ
- Thứ hai, CPĐT làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ, chống
tham nhũng, quan liêu, độc quyền
- Thứ ba, CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và
phục vụ dân
3) Chức năng của Chính phủ điện tử
Ba chức năng của chính phủ điện tử
Phân loại Chức năng Hiệu quả kỳ vọng
Công việc nội
bộ chính phủ
- Trao đổi điện tử các văn bản hành chính
- Ký duyệt điện tử
- Đưa vào hệ thống hội nghị viễn thông
- Sử dụng chung thông tin chính phủ
- Giảm các tổ chức và thủ tục
- Xử lý công việc nhanh hơn
- Do đó tính sản xuất được nâng cao
Giấy tờ của
dân
- Tiếp nhận và giải quyết các giấy tờ của dân qua mạng công nghệ thông tin
- Có khả năng xử lý một lần nhiều giấy tờ của dân
có liên quan đến nhiều phòng ban
- Xử lý các giấy tờ của dân mà không cần đến trực tiếp cơ quan hành chính
- Các thắc mắc của dân được xử
lý nhanh hơn
- Dịch vụ giải quyết giấy tờ của dân của chính phủ được cải tiến rõ rệt
Sự thông suốt - Thông tin hai chiều giữa - Một ‘chính phủ mở’ với việc
Trang 6giữa nhân dân
và chính phủ
chính phủ và nhân dân
- Cung cấp một cách nhanh chóng và tiện lợi các thông tin về chính phủ
- Phản ánh nhanh chóng quyết định và chính sách của chính phủ
giao lưu tự do và nhanh chóng giữa chính phủ và nhân dân được thực hiện
- Tính minh bạch của chính phủ được cải thiện đáng kể
4) Phân loại
Loại hình chính phủ điện tử có rất nhiều kiểu phân loại: dựa vào mối tương quan chức năng; nội dung, quy trình; mức độ tương tác vốn có trong các dịch
vụ được cung cấp… Dựa vào mối tương quan chức năng thì chính phủ điện tử thì có 4 dạng dịch vụ chính phủ bao gồm:
- Chính phủ với Công dân (G2C): bao gồm phổ biến thông tin
với công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/ khai tử/ đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc
y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác
- Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): bao gồm nhiều dịch vụ
khác nhau được trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm các việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các quy định và thể chế
Truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin phép và nộp thuế
Ở mức cao hơn bao gồm cả việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến giữa chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ
- Chính phủ với người lao động (G2E): bao gồm cả các dịch
Trang 7vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các công chức Chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hằng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân
- Chính phủ với Chính phủ (G2G): được triển khai ở 2 cấp độ
Địa phương/ trong nước: các giao dịch giữa chính phủ trung ương/ quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công ty cơ quan
có liên quan
Quốc tế: là các giao dịch giữa các Chính phủ, có thể đc sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao
II Các tiêu chí khi đề cập chính phủ điện tử
1 Định hướng công dân và dễ dùng: các dịch vụ trực tuyến 24/7/365, dễ hiểu, dễ dùng, truy cập thông tin nhanh
2 Có tinh thần trách nhiệm và định hướng kết quả: kết quả cần nhanh chóng, chính xác, trọn vẹn, một cửa
3 Nhiều khả năng truy cập: Có thể truy cập vào các mạng dịch vụ của chính phủ bằng nhiều cách, tại nhiều địa điểm
4 Tính cộng tác: Chính phủ diện tử phải được thiết kế, xây dựng và trieebr khai dựa trên cơ sở hợp tác phối hợp giữa chính phủ và cá nhân các công dân
5 Tính đổi mới: Chính phủ điện tử không phải chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, là website và các chuyển giao các dịch vụ trên đó mà còn phải tính đến việc cải tiến quy trình công tác và tổ chức bộ máy
6 Chi phí hợp lý: Giảm bớt chi phí cho bộ máy chính phủ
7 An toàn và riêng tư cá nhân
Trang 8III. Những thành tự và hạn chế của Chính phủ điện tử Việt Nam
1 Chủ trương và chính sách Nhà nước
- Rất chú trọng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông
- Ban hành nhiều văn bản pháp quy (49/CP, 58, 112 ) và tổ chức các hoạt động, hội thảo liên quan
- Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký hiệp định khung ASEAN điện tử cam kết triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam theo lộ trình của ASEAN
2 Thành tựu
Những thành tựu đạt được của chính phủ điện tử trong những năm gần đây
- Năm 2010 được coi là một mốc quan trọng trong việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam Cùng với việc việc triển khai Quyết định số 48/2009/QD-TTg về "Ứng dụng CNTT- TT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010" và tổng kết thực hiện Chỉ thị số
58/CT-TW của Bộ Chính trị, Đây là một phần trong cam kết của Chính phủ Việt Nam trong kế hoạch đưa Việt Nam thành một quốc gia mạnh về CNTT
- Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2010, Việt Nam đứng thứ 90 trong tổng số 192 nước điều tra về ứng dụng CNTT trong khu vực công, tăng 1 bậc so với năm 2008, và đứng thứ 6/10 trong khu vực ASEAN
- Sau gần 4 năm phát triển, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã trở thành kênh cung cấp thông tin chính thống của Chính phủ trên Internet; đem lại nhiều tiện ích cho các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp (DN); hình thành nhịp cầu trực tuyến gắn bó mật thiết Chính phủ với nhân dân… Việc Chính phủ công bố cơ sở dữ liệu (CDSL) quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC) lên Internet ngày 26/10/2009 đã là sự kiện trong lịch
sử hành chính nước ta
Trang 9- Qua công bố của các bộ, ngành, địa phương theo đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực QLNN giai đoạn 2007 - 2010 (đề án 30) của Chính phủ, tổng số TTHC đang được thực hiện lên đến hàng nghìn “Vô địch” là Bộ Tài chính tới 840 thủ tục (Thuế 330, Hải quan 239) Để khắc phục, Bộ Tài chính tăng sử dụng CNTT, cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế; áp dụng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng với các DN ở
những địa bàn có điều kiện (đảm bảo khoảng 80% số thu ngân sách nhà nước (NSNN)); mở rộng triển khai dự án thu NSNN qua ứng dụng và kết nối thông tin giữa cơ quan thuế, hải quan, kho bạc và tài chính; triển khai dự án “Nộp thuế qua ngân hàng” trên các địa bàn lớn (qua ATM, tài khoản…) Vd: Tin học hoá “là phương tiện” vì thông qua các hệ thống CNTT, bộ máy hành chính nhà nước có thể liên kết với nhau Tin học hoá “là áp lực” vì mọi trì trệ, ách tắc của bộ máy sẽ lộ diện qua môi trường điện tử hóa như “gương phản chiếu”
- Ngành hải quan mở rộng khai hải quan từ xa qua mạng, nâng tỷ lệ khai hải quan từ xa trên cả nước lên 80% năm 2009 và trên 90% năm 2010; xây dựng quy trình quản lý, giám sát hải quan cảng biển quốc tế, hàng hóa chuyển phát nhanh quốc tế, quy định về địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, đầu tư phương tiện hiện đại hóa giám sát kiểm tra hải quan; thực hiện đề án nâng cấp, đổi mới hệ thống quản lý rủi ro, đến cuối năm
2009 giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế xuống dưới 20%, trong đó 70% các lô hàng kiểm tra thực tế hàng hóa được dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro… Tổng cục Hải quan đã đề nghị đưa ra khỏi Bộ TTHC 11 thủ tục, đề nghị huỷ bỏ 5 TTHC, sửa đổi bổ sung 111 TTHC Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật triển khai thủ tục hải quan điện tử, ngành đang nâng cấp, bổ sung thiết
bị, đường truyền, cài đặt phần mềm thông quan điện tử, đào tạo vận hành cho nhân viên, DN
Trang 10- Ngành GDĐT đã triển khai kết nối Internet băng rộng tới các đơn vị, cơ
sở giáo dục trên địa bàn, thử nghiệm hệ thống Google email cho học sinh, đảm bảo mỗi học sinh có 1 email theo tên miền Sở Năm học 2008
- 2009, nhiều địa phương đẩy mạnh tin học hóa quản lý đến từng trường phổ thông, cấp mã số thẻ học sinh thống nhất toàn quốc và cung cấp học
bạ điện tử cho học sinh theo chủ trương của Bộ Phần mềm Quản lý học
bạ ESR (xây dựng trên mô hình Internet với công nghệ tiên tiến nhất ASP.NET 1.1 của Microsoft) đã cho phép quản lý quá trình học tập của học sinh một cách toàn diện, là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường…
- Tại Việt Nam, mật độ người dùng điện thoại là 88,7%, Internet 24,2%, băng rộng 2,33%
- Từ năm 2008, trên 80% công chức ở hầu hết bộ, ngành Việt Nam đã dùng email (Chỉ số sẵn sàng CNTT -TT Việt Nam tháng 12/2008) Các địa phương cũng vượt mục tiêu này TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang, Nghệ An có tới 100% công chức dùng email của CQNN trong công việc Hầu hết địa phương, bộ ngành hiện có website cung cấp thông tin
và dịch vụ hành chính công, nhiều nơi đạt mức cao (3, 4) Nhiều CQNN
đã họp qua mạng, tiết kiệm nhiều kinh phí Trên 60% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có mạng LAN, trên 90% có Internet, 80% là băng rộng
3 Hạn chế
Việc phát triển chính phủ điện tử ở việt nam đang ở giai đoạn đầu, nên việc
phổ biến sâu và rộng là chưa có nên người dân sẽ không nhận được những ưu đãi từ dịch vụ chính phủ còn thấp, rất khó trong việc thay đổi nhận thức cong người
ứng dụng của chính phủ điện tử đang ở Quy mô nhỏ, cục bộ và chưa phát huy
hết hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 11Hiện nay việc phát triển nội dung số mới chỉ tập trung vào lĩnh vực giải trí
Những nội dung phục vụ cho hoạt động quản lý, giáo dục, khoa học vẫn chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề xây dựng CSDL dùng chung, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc, đòi hỏi phải có ràng buộc trách nhiệm cụ thể bằng văn bản pháp luật
Các hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát
triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ người
dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ
cung cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng
Ngân hàng Thế giới cảnh báo tác động của mô hình Chính phủ điện tử sẽ bị hạn chế do việc sử dụng Internet cho mục đích công việc ở Việt Nam còn thấp
IV Mục tiêu
1) Năm mục tiêu cơ bản của một Chính phủ điện tử
1 Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn
- là chất xúc tác trong việc nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế
- Cải thiện mối quan hệ tác động qua lại và tương tác giữa Chính phủ và Doanh nghiệp
- Giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả
2 Khách hàng trực tuyến, ko phải xếp hàng
- Cung cấp hiệu quả các hàng hóa dịch vụ công cộng cho người dân thông qua phản hồi nhanh chóng của Chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên Chính phủ
Trang 123 Tăng cương sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân
- Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của Chính phủ, mở ra cơ hội cho người dân được chủ động tham gia hoạch định chính sách của Chính phủ
- Tiên phong trong cuộc đấu tranh chống nạn tham nhũng
- CPĐT hố trợ cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng
4 Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan Chính phủ
- Nâng cao năng suất của nhân viên chính phủ, giảm chi phí hành chính, nâng cao năng lực quản lý của chính phủ
- Tiết kiệm chi phí trong trung và dài hạn
- Đơn giản hóa các hoạt động của Chính phủ
5 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu, vùng xa
- Chính phủ có thể vương tới các nhóm cộng đồng thiểu số, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Mục tiêu cuối cùng của CPĐT là cải tiến mối tác động qua lại giữa 3 chủ thế chính của xã hội: chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước
2) Mục tiêu của Chính phủ điện tử việt Nam đến năm 2020
Theo Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg, hoạt động ứng dụng CNTT-TT là một trong các mục tiêu, nội dung quan trọng trong việc sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT
Theo nội dung Đề án, mục tiêu đến năm 2015 sẽ cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng) 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh Phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế Đẩy