1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUÂN ủy LÃNH đạo CÔNG tác bảo đảm QUÂN y TRONG CHIẾN DỊCH điện BIÊN PHỦ (năm 1954)

25 370 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 390,79 KB

Nội dung

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa cách mạng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -

NÔNG ĐỨC DŨNG

TỔNG QUÂN ỦY LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO

ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN DỊCH

ĐIỆN BIÊN PHỦ (NĂM 1954)

LUẬN VĂN THẠC S Ĩ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội-2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NÔNG ĐỨC DŨNG

TỔNG QUÂN ỦY LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO

ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN DỊCH

ĐIỆN BIÊN PHỦ (NĂM 1954)

Chuyên ng ành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC S Ĩ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC LONG

Hà Nội-2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN!

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các Thầy, Cô tại Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Khoa Lịch sử thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội đã tận tình truyền thụ những tri thức quý báu, dạy bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Ngọc Long đã hết lòng ủng hộ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, đồng thời truyền thụ cho tôi những phương pháp làm việc nghiêm túc, khoa học để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học

Y Hà Nội; Phòng Đào tạo Sau đại học và các Phòng, Ban chức năng thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn này

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học

và cuốn luận văn tốt nghiệp này!

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

Tác giả

Nông Đức Dũng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Ngọc Long

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực

và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Nông Đức Dũng

Trang 5

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 10

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG CỦA TỔNG QUÂN ỦY, BỘ TỔNG TƯ

LỆNH VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN DỊCH

ĐIỆN PHỦ

12

1.1 Khái quát về cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 -

chiến dịch Điện Biên Phủ

12

1.1.1 Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954 12

1.1.2 Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến

lược Đông - Xuân 1953 - 1954

16

1.2 Yêu cầu của công tác bảo đảm Quân y chiến dịch 21

1.2.1 Vai trò của lực lượng quân y trong chiến đấu 21

1.2.2 Nhiệm vụ của Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ 26

1.3 Chủ trương của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh về công tác bảo

1.3.1 Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức lực lượng quân y 28

1.3.2 Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng lực lượng và trang bị quân y

đáp ứng yêu cầu chiến dịch

32

Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG ỦY, BỘ CHỈ HUY CHIẾN DỊCH CHỈ

ĐẠO CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN

BIÊN PHỦ

36

Trang 6

2.1 Chỉ đạo bảo đảm quân y trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch 36

2.1.3 Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe của bộ đội, dân công, nhân dân đi phục vụ chiến đấu và chiến đấu 43

2.2 Chỉ đạo bảo đảm quân y trong giai đoạn thực hành tác chiến 45

2.2.1 Chỉ đạo tổ chức mạng lưới quân y Tăng cường lực lượng, thành

2.2.2 Chỉ đạo công tác tải thương, cứu thương hỏa tuyến 49

2.2.3 Chỉ đạo công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh 52

2.3 Chỉ đạo bảo đảm quân y khi chiến dịch kết thúc 55

2.3.1 Chỉ đạo công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh 55

2.3.2 Chỉ đạo công tác tử sĩ, vệ sinh chiến trường 59

2.3.3 Chỉ đạo công tác vệ sinh phòng dịch chăm sóc sức khỏe bộ đội

64

3.1.2 Lần đầu tiên chỉ đạo bảo đảm công tác quân y cho một chiến dịch tiến công bao vây lấn chiếm công kích quy mô lớn vào tập đoàn cứ điểm mạnh

67

3.1.3 Chỉ đạo công tác bảo đảm Quân y trong điều kiện chiến dịch dài ngày, đường tải thương xa và nhiều đèo dốc, thực hiện nhiệm vụ bổ sung quân số, sức chiến đấu đươc tiến hành ngay tại mặt trận

69

3.1.4 Góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ: Lực lượng Quân y vừa trực tiếp chiến đấu vừa cứu chữa thương binh, chăm sóc sức 70

Trang 7

khỏe bộ đội

3.2.1 Những khó khăn của cơ quan và phân đội Quân y các cấp về

khả năng lãnh đạo triển khai công tác bảo đảm Quân y trong một chiến dịch lớn

3.3.2 Chỉ đạo tổ chức lực lượng quân y hợp lý trong điều kiện chiến

sự diễn ra ác liệt, hình thái chiến trường phức tạp cần phải linh hoạt và sáng tạo

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 trên toàn Đông Dương với đỉnh cao là trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ, đã đập tan nỗ lực chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm của dân tộc ta Chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân, xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX Đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách đột phá vào thành trì của chủ nghĩa thực dân đế quốc tàn bạo

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc, mang tầm vóc thời đại Nó buộc Pháp phải chấp nhận ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình, thừa nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta chấm dứt Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã khẳng định chân lý: Một dân tộc nhỏ có thể dùng chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâmlược của một nước đế quốc to, nếu có đường lối đúng đắn

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương và công tác bảo đảm hậu cần trong chiến đấu Trong cuộc chiến đấu ác liệt và gian khổ đó, nhận thức được vai trò quyết định của người lính trên chiến trường, công tác bảo đảm quân y thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và cứu chữa thương binh, bệnh binh đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng Sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/SL tổ chức Bộ Quốc phòng, trong đó có Cục Quân y Ngành

Trang 9

Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe bộ đội, cứu chữa thương binh, bệnh binh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để bảo đảm tốt sức khỏe cho một lực lượng đông đảo bộ đội và dân công trong một chiến dịch có tính chất quyết định, dài ngày ở chiến trường miền núi, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện chiến đấu ác liệt và số thương binh, bệnh binh tăng nhanh do mức độ khốc liệt của chiến sự là vấn đề vô cùng nan giải Bởi vậy vai trò của công tác bảo đảm chăm sóc và cứu chữa thương binh, bệnh binh của lực lượng Quân y trong chiến dịch là rất quan trọng

Trong chiến dịch này, ngành Q uân y và y tế đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề to lớn và phức ta ̣p do hình thái chiến tranh đă ̣t ra , do yêu cầu tác c hiến chiến dịch đòi hỏi Nếu như trước đây công tác bảo đảm Quân y thường chỉ cho những trâ ̣n đánh tiêu diê ̣t mô ̣t cứ điểm đô ̣c lâ ̣p thì lần này là cho một chiến dịch lớn, tiến công một tâ ̣p đoàn cứ điểm ma ̣nh về hỏa lực, công sự trận địa kiên cố Công tác bảo đảm Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy một tiến bô ̣ vượt bâ ̣c có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo tổ chức bảo đảm hậu cần nói chung, bảo đảm Quân y nói riêng Đó thực sự là những thử thách to lớn phải vượt qua, phải giải đáp đối với ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ

60 năm đã trôi qua, chưa có một công trình tổng kết một cách hệ thống, toàn diện những chủ trương của Đảng đối với công tác Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ; đánh giá những thành công, hạn chế, tìm ra nguyên nhân, rút kinh nghiệm về công tác bảo đảm Quân y Với những lí do trên, tôi quyết định

chọn đề tài “Tổng Quân ủy lãnh đạo công tác bảo đảm Quân y trong chiến

dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)” làm đề tài luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên

ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công tác bảo đảm Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân và tập thể tác giả Có thể liệt kê dưới đây hai nhóm công trình sau:

- Các sách lịch sử và chuyên khảo về ngành Quân y và công tác bảo đảm Quân y:

Lịch sử Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập I (1945 – 1954) Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991; Lịch sử Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập II (1954 – 1968) Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995; Lịch sử Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập III (1969 – 1975) Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,

Hà Nội, 1996; Lịch sử Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập IV (1975 – 2000) Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006; Công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ - bài học kinh nghiệm và thực tiễn Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004; 50 năm Học viện Quân Y Học viện Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991; Sơ lược lịch sử 90 năm Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1996; Chiến thắng Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử chân lý thời đại, Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004; Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014; Giải thưởng Nhà nước cho cụm công trình bảo đảm Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh cứu nước và giữ nước (ngày 01/9/2000, Chủ tịch nước đã ký quyết định

tặng), của Hội đồng khoa học chuyên ngành y học quân sự Bộ Quốc phòng được thành lập theo Quyết định số 1084/QĐ-BQP ngày 21/7/1999, họp ngày

30/12/1999); Giáo sư bác sĩ Đỗ Xuân Hợp Cuô ̣c đời và sự nghiệp Học viê ̣n quân y , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2000; Lịch sử Bệnh viện Quân y 108

Trang 11

(1951 – 2011) Bộ Quốc Phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011; Bảo đảm Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thách thức và kinh nghiệm Tạp chí Y học Quân Sự, 2009 (258); Các đội cứu thương ở Mặt trận Điện Biên Phủ và Quân Y mặt trận Tạp chí Sự kiện và nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân, 2004 (123); Phát huy truyền thống 60 năm, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y trong tình hình mới Tạp chí Y

học Quân Sự, 2008 (2);Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp Bộ Quốc phòng - Tổng cục hậu cần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà

Nội, 1994; Công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ Tạp chí

Cộng sản, 2004, (708)

Một cách khái quát, các công trình đã nêu trên được tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, những công trình lịch sử chủ yếu làm rõ quá trình hình thành và

phát triển của ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch

sử Những thành tựu, kinh nghiệm chỉ huy, tổ chức bảo đảm Quân y trong chiến đấu, bảo đảm kỹ thuật, nghiệp vụ Quân y

Giải pháp xây dựng lực lượng Quân y trong những hình thái chiến tranh khác nhau

Thứ hai, các tác giả nêu trên chưa nghiên cứu sâu về các chủ trương chính

sách của Đảng và Tổng Quân ủy trong công tác bảo đảm Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ Công tác bảo đảm quân y trong chiến đấu đòi hỏi cần có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo vì nó đảm bảo yếu tố con người, khả năng tác chiến trong điều kiện đặc thù chiến đấu gian khổ…chưa được tác giả tập trung làm rõ một cách hệ thống và sâu sắc

- Các sách tham khảo và chuyên khảo về công tác Quân y và y tế Việt Nam:

Trang 12

Sơ lược li ̣ch sử y tế Việt Nam Bộ Y tế, Tâ ̣p I Nhà xuất bản y học , Hà Nội, 1995; Sơ lươ ̣c li ̣ch sử y tế Việt Nam Bộ Y tế, Tâ ̣p II Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Lịch sử kết hợp quân - dân y Việt Nam (1945-2000) Nguyễn Duy Tuân, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2006; Lịch sử quân y kết hợp với dân y phục vụ kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ 1945-1975 Bộ Quốc phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996; Chung một chiến hào

Bộ Y tế Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1998; Sơ thảo lịch sử y học cổ truyền Việt Nam Lê Trần Đức, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1995; Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới Đỗ Nguyên Phương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1999; 100 năm Đại học Y Hà Nội năm tháng và sự kiện Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003; Tư liê ̣u lưu trữ về các Hội nghị kết hợp quân - dân y toàn quốc lần 1, lần 2, lần 3 và về các Hội nghị chuyên đề về kết hợp quân - dân y Các báo cáo về kết hợp quân - dân y của các đi ̣a phương, đơn vi ̣ trực thuộc Bộ y tế Hồ sơ lưu trữ ta ̣i V ụ kế hoạch -tài chính , Bô ̣ Y tế; Các hồ sơ lưu trữ về chương trình 12 " Kết hợp quân - dân y xây dựng quốc phòng toàn dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân '' Các báo cáo về kết hợp quân dân y của các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và đơn vi ̣ trực thuộc khác Cục quân y, Hồ sơ lưu

trữ ta ̣i văn thư Cục quân y Kết hợp quân dân y trong kháng chiến chống Pháp

và chống Mỹ và Lực lượng quân dân y luôn sát cánh bên nhau thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó Tạp chí Y học Quân Sự, 2009 (CĐ5) Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình kết hợp quân dân y Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam (2/90); Ngành Quân y với nhiệm

vụ xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ đổi mới Tạp chí Y học Quân Sự, 2008, (1); Khái quát tình hình kết hợp quân dân y 65 năm qua thách thức yêu cầu trong những năm tới Tạp chí Y học Quân

sự, 2009 (CĐ5)

Trang 13

Đây là những công trình phong phú và đa dạng về công tác y tế và Quân y

ở Việt Nam Trình bày mối quan hệ giữa công tác Quân y và Y tế dưới góc độ toàn diện, cũng có công trình chỉ nêu một số vấn đề trong mối quan hệ giữa Quân y và dân y Song, tựu chung đều trình bày cơ bản quá trình hình thành nền

Y tế Việt Nam và ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Các công trình cũng đã đánh giá thành tựu đạt được trong thực hiện kết hợp quân - dân y, nguyên nhân và những hạn chế tồn tại Đã đưa ra một số giải pháp phát triển ngành y tế Việt Nam và công tác quân dân y trong tình hình mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân

ủy, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch đối với công tác bảo đảm Quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ và quá trình hiện thực hóa chủ trương đó tại Mặt trận Điện Biên Phủ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại Mặt trận Điện Biên Phủ là chủ yếu Tuy nhiên có

mở rộng phạm vi không gian khi tìm hiểu về công tác bảo đảm Quân y trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch

- Về thời gian: Từ khi Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến sau khi chiến dịch kết thúc

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Ngày đăng: 09/09/2016, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w