1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính phủ điện tử Việt Nam và tình hình phát triển Chính Phủ Điện Tử trên Thế Giới

19 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Chính phủ điện tử tiếng Anh: e-Government là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được thay đổi theo một khái niệm hoàn toàn mới, chính phủ đó gần và thuận lợi với cô

Trang 1

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề Tài : Chính phủ điện tử Việt Nam và tình hình

phát triển Chính Phủ Điện Tử trên Thế Giới.

Sinh Viên Thực Hiện:

Huỳnh Kim Ngân – MSSV: 1203077 Phạm Thùy Trang – MSSV: 1202801 Nguyễn Thanh Hải – MSSV: 1203515

Lớp: 12DTH2LT4

Biên Hòa, ngày 11 tháng 4 năm 2013

Trang 2

Mục Lục

Nội dung Trang

Lời Nói Đầu……….………3

Phần 1: Tổng quan về Chính Phủ Điện Tử……….4

1.1 : Chính Phủ Điện Tử là gì ? ……… …4

1.2 : Nhiệm vụ chính……….……… …4

1.3 : Mục tiêu……… ….5

1.4 : Các dạng giao dịch của Chính phủ điện tử……….….5

1.5 : Tầm quan trọng của Chính phủ điện tử trong việc phát triển kinh tế………6

1.6 :Lợi ích và Tác hại………7

Phần 2 : Chính Phủ Điện Tử Việt Nam………

2.1 : Tìm hiểu đề án 112 của chính phủ điện tử Việt Nam………9

2.1.1 : Đề án 112 là gì ? ……… 9

2.1.2 : Mục tiêu……… 9

2.1.3 : Kết quả……… 9

2.2 : Đánh giá các tiền đề xây dựng Chính Phủ Điện Tử Việt Nam…….10

2.2.1 : Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông.………10

2.2.2 : Nguồn nhân lực……… 10

2.2.3 : Nhận thức và khả năng tiếp cận của người dân…………10

2.3 : Đánh giá kết quả……… 11

2.4 : Bước tiến mới………11

Phần 3: Tình hình phát triển Chính Phủ Điện Tử trên Thế Giới……… 12

Giới thiệu một số Website CPĐT của Việt Nam……… 14

Tài liệu tham khảo……….16

Nhận xét……….17

Trang 3

Lời Nói Đầu

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định các chính sách trong kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng văn minh và đưa nền kinh tế phát triển sánh ngang với các cường quốc kinh

tế trên thế giới Nhưng làm thế nào để các chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề mà chính phủ cần phải suy tính

Các nước trên thế giới đã tìm ra lời giải đáp cho bài toán, đó là phát triển chính phủ điện tử Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng Chính phủ điện

tử mang lại nhiều lợi ích cho đất nước Trong tương lai, nước nào có một nền Chính phủ điện tử phát triển thì nước đó sẽ có lợi thế hơn các nước khác Không một nào muốn bị tụt hậu so với các nước Do đó Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới

Thế nhưng ở nước ta khái niệm chính phủ điện tử đối với hầu hết mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm Hầu như không ai biết đến chính phủ điện tử là gì và lợi ích của Chính phủ điện tử mang lại cho đất nước Các nước phát triển trên thế giới đã đề ra và phát triển Chính phủ điện tử nhiều năm trước Vậy mà nhà nước ta mới bắt đầu triển khai các đề án tin học hóa quản lý nhà nước Khởi động chậm như vậy thì nước ta sẽ mất nhiều thời gian để bắt kịp với các nước khác trên thế giới

Vì vậy chúng em xin chọn đề tài “ Chính phủ điện tử” để tìm hiểu và

nhận thức được tầm quan trọng của nó mang lại cho đất nước như thế nào Cũng như xin được phép chia sẻ những thông tin mà chúng em tham khảo được đến Thầy và các bạn

Nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm:

 Huỳnh Kim Ngân : tìm hiểu tổng quan về Chính Phủ Điện Tử

 Phạm Thùy Trang : tìm hiểu Chính Phủ Điện Tử Việt Nam

Trang 4

 Nguyễn Thanh Hải : tìm hiểu tình hình phát triển Chính Phủ Điện Tử trên Thế Giới

Phần 1: Tổng quan về Chính Phủ Điện Tử 1.1 : Chính Phủ Điện Tử là gì ?

Chính phủ điện tử (tiếng Anh: e-Government) là tên gọi của một chính phủ

mà mọi hoạt động của nhà nước được thay đổi theo một khái niệm hoàn toàn mới, chính phủ đó gần và thuận lợi với công dân hơn, bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại Mọi quan hệ giữa chính phủ và công dân bảo đảm tính minh bạch, công khai, thuận tiện, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với chính phủ; một chính phủ của dân, vì dân và vì sự phồn thịnh của đất nước trong một môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà

là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó

Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước

1.2 : Nhiệm vụ chính

Chính phủ điện tử gồm có 2 công việc chính :

 Một là các dịch vụ chính phủ trực tuyến: trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ vào CNTT và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ

sở cơ quan chính phủ hoặc gần với dân Qua các cổng thông tin cho công dân là các trung tâm này người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục vụ ( giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, như công chứng, đăng

Trang 5

ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ v.v mà không phải đến chầu chực tại trụ sở các cơ quan trên như trước đây

 Hai là tác nghiệp chính phủ : là việc số hoá, hay điện tử hoá bản thân các hoạt động trong chính phủ, giữa các cơ quan chính phủ khác cấp và cùng cấp, ở đây người ta nói đến cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý của bộ máy cũng như nhân viên chính phủ, việc quản lý lưu trữ công văn tài liệu trên nền công nghệ Web, các biểu báo thống kê điện tử, việc sử dụng mạng máy tính và Internet để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và các tác nghiệp của bản thân bộ máy chính phủ

Các mục tiêu khi nói đến chính phủ điện tử là :

 Định hướng công dân và dễ dùng

 Có tinh thần trách nhiệm

 Nhiều khả năng truy cập : Người dân có thể truy cập vào các mạng dịch vụ chính phủ bằng nhiều cách ( ở nhà, ở công sở, ở trường học, ở nơi công cộng v.v )

 Tính cộng tác : phải được thiết kế, xây dựng và triển khai trên cơ sở hợp tác phối hợp giữa Chính phủ và cá nhân công dân

 Tính đổi mới : không chỉ thuần tuý là ứng dụng công nghệ mới, là Web site hay việc chuyển giao các dịch vụ trên mạng, mà còn tính đến việc cải tiến quy trình công tác và tổ chức bộ máy

Chi phí hợp lý: Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ.

 An toàn và tôn trọng riêng tư

1.4 : Các dạng giao dịch của Chính phủ điện tử

 Chính phủ với công dân (G2C government to citizen)

Bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép/cấp giấy khai sinh/khai tử/đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế cũng như hỗ trợ người dân với các dịch vụ cơ bản như giáo

dục,chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện ,thư viện và rất nhiều các dịch vụ khác

 Chính phủ với doanh nghiệp (G2B government to bussiness)

Trang 6

Bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa chính phủ và công đồng doanh nghiệp Phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ ,các quy định và thể chế Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn,gia hẹn giấy phép,đăng ký kinh doanh,xin cấp phép và nộp thuế

 Chính phủ với người lao động (G2E government to employee )

Bao gồm các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên nghành khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như các cách thức giải quyết công việc với người dân

 Chính phủ với chính phủ (G2G government to government )

Là các giao dịch giữa chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công ty , cơ quan có liên quan Đồng thời là các giao dịch giữa các chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao

1.5 : Tầm quan trọng của Chính phủ điện tử trong việc phát triển kinh tế

Chính phủ luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc kinh tế kinh

tế - xã hội của một quốc gia Nhưng làm thế nào để bộ máy Chính phủ hoạt động hiệu quả và ít tốn kém nhất? Câu trả lời được nhiều người tán thành là phát triển Chính phủ điện tử.Trong bối cảnh chi phí công đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh thời hậu khủng khoảng, Chính phủ điện tử càng là bước đi cấp thiết của tất cả nền kinh tế

Chính phủ điện tử cho phép xử lý các thủ tục nhanh gọn, đơn giản hơn rất nhiều Thông tin được cung cấp cho người dân qua Chính phủ điện tử chính xác và

dễ dàng, người dân cũng đỡ mất nhiều chi phí để thu thập các thông tin này

Việc triển khai Chính phủ điện tử được chia làm 3 cấp Cấp thứ nhất là Chính phủ điện tử dùng để cung cấp thông tin Đây là bước khởi đầu của Chính phủ điện tử thông qua việc đưa các thông tin của Chính phủ lên mạng như các luật

và văn bản dưới luật, các chính sách, báo cáo

Trang 7

Cấp độ thứ hai là tương tác hai chiều Chính phủ dùng internet để cung cấp các mẫu mà người sử dụng có thể gửi ý kiến phản hồi về các chính sách, dự án của nhà nước, kết nối công dân thông qua các diễn đàn trực tuyến và các phản hồi kết quả công khai

Cấp cuối cùng là thực hiện các dịch vụ công trực tuyến Ở cấp độ này, các dịch vụ của Chính phủ có thể được cung cấp trực tuyến thông qua các điểm giao dịch điện tử

Công cuộc toàn cầu hoá đang kéo các quốc gia trên thế giới lại gần nhau hơn, nhưng cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các Chính phủ phải tìm cách giúp đỡ công dân và Doanh Nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá Nếu vẫn tồn tại dưới hình thức truyền thống, Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình Chính phủ điện tử ra đời có thể sẽ dễ dàng đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá bàng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian và tiết kiệm thời gian, tạo khả năng kiểm soát các “rủi ro toàn cầu” một cách hiệu quả Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các công ty đang tự

tổ chức lại để trở thành các Doanh Nghiệp điện tử, nhằm thu lợi nhuận tối đa Thông qua việc áp dụng CNTT và viễn thông, các công ty có thể giảm chi phí giá thành và tăng chất lượng dịch vụ, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn Nếu Chính phủ - nơi cung cấp dịch vụ - vẫn sử dụng các phương tiện truyền thống thì sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư nhân

Cuộc khủng hoảng toàn cầu hoá vừa qua cũng khiến các Chính phủ nhận thấy nhu cầu bức thiết trong việc phát triển Chính phủ điện tử Đứng trước nguy cơ bị phá giá nội tệ hoặc vỡ nợ công, hầu hết Chính phủ ở các nền kinh tế có thu nhập cao và trung bình đều đã tiến hành một loạt các biện pháp khắc khổ Nhưng các biện pháp đó đang đẩy nhanh bất ổn xã hội và khiến Chính phủ ngày càng ít lựa chọn hơn ngoài việc phát triển Chính phủ điện tử…

Vấn đề đau đầu nhất của hầu hết Chính phủ các nước từ bao năm nay là chi phí vận hành Dù Chính phủ luôn có nhiều các để tăng nguồn thu, nhưng sự gia

Trang 8

tăng đó hầu như không theo kịp vấn đề chi phí, trong khi có thể gây bất ổn xã hội

và làm kinh tế đình trệ Trong bối cảnh đó, Chính phủ điện tử là một giải pháp tối

ưu, vừa giúp giảm chi phí cho nhà nước vừa tiết kiệm thời gian tiền bạc cho các đối tượng, sử dụng dịch vụ Chính phủ

Ngoài ra, Chính phủ điện tử còn mang lại những lợi ích khác như: Chính phủ điện tử giúp người dân ở mọi nơi trên đất nước có thể tương tác với các nhà chính trị hoặc các công chức để bày tỏ ý kiến của mình Hoạt động blog và những cuộc khảo sát trực tuyến giúp nhà chức trách nắm bắt rõ hơn quan điểm của cộng

đồng… Hay nói cách khác, Chính phủ điện tử tăng tính dân chủ bằng cách đưa Chính phủ đến gần dân và đưa dân tới gần Chính phủ

1.6 : Lợi ích và Tác hại

 Lợi ích của chính phủ điện tử là đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ

sở như quản lý nhân sự, quy trình tác nghiệp, v.v

 Chính phủ Điện tử đem lại sự thuận tiện, cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ Đối với người dân và doanh nghiệp, chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình xử lý công việc

Đối với chính phủ, chính phủ điện tử hỗ trợ quan hệ giữa các cơ quan của chính quyền nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời

 Tác hại : việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem lại nhiều bất lợi Một là bất lợi cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ là phải tăng chi phí an ninh

Để bảo vệ sự riêng tư và thông tin mật của dữ liệu sẽ phải có các biện pháp bảo mật (để chống các sự tấn công, xâm nhập, ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài, hay của hacker ), mà sẽ đòi hỏi chi phí bổ sung Đôi khi chính quyền phải thuê mướn một

cơ quan tư nhân độc lập, khách quan để giám sát, bảo đảm sự quản lý thông tin cá nhân không bị nhà nước lạm dụng trái hiến pháp và bảo vệ người dân cũng như cung cấp thông tin cho người dân

Trang 9

Hai là chức năng của hệ thống được sử dụng phải cập nhật và nâng cấp liên tục, để thích ứng với công nghệ mới Các hệ thống cũng có thể không tương thích với nhau hoặc không tương thích với hệ điều hành hoặc không thể hoạt động độc lập ngoại tuyến mà không cần liên kết hay phụ thuộc với những thiết bị khác

Ba là đối với người dân, việc tập hợp và lưu trữ những thông tin cá nhân của

họ có thể đưa đến việc bị kiểm soát đời sống riêng tư, chưa kể đến việc thông tin

cá nhân có thể bị rò rĩ, ăn cắp dữ liệu, lưu truyền trái phép hay dùng cho mục đích thương mại hoặc là họ không có phương tiện hay cơ sở pháp lý để biết những thông tin cá nhân nào của mình đang bị lưu trữ cũng như giám sát mức độ chính xác của thông tin

Trang 10

Phần 2 : Chính Phủ Điện Tử Việt Nam 2.1 : Tìm hiểu đề án 112 của chính phủ điện tử Việt Nam

2.1.1 : Đề án 112 là gì ?

Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính Phủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam Đây là một chương trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ

2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước

2.1.2 : Mục tiêu

- Tiến hành tin học quá quan hệ hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính

giữa chính phủ với các bộ, ngành với chính quyền địa phương

- Tin học hóa mối quan hệ giữa chính phủ với công dân trong việc giải quyết

các dịch vụ công tạo thuận lợi hơn hiện đại hơn trong mối quan hệ này

- Đào tạo đội ngũ công chức chính phủ để thông qua tin học nâng cao chất lượng quản lý công

2.1.3 : Kết quả

Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định vào năm 2001

(Quyết định 112 ngày 25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005 Nhưng đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, đề án 112 thất bại sau khi phát lộ nhiều sai phạm

và chi phí quá lớn nhưng mang lại hiệu quả quá thấp

Kết quả giai đoạn 1 của đề án 112 là các mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra đều

chưa được hoàn thành hoàn chỉnh và cảnh sát Việt Nam đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực

và tham nhũng Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần 1.160 tỷ đồng Việt Nam, số tiền đã tạm ứng chưa chi tiêu cần thu hồi

lại là trên 300 tỉ đồng (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỉ đồng)

2.2 : Đánh giá các tiền đề xây dựng Chính Phủ Điện Tử Việt Nam

2.2.1 : Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông

Việt nam là quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Từ năm 2000 số

Ngày đăng: 11/03/2015, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w