1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

luận văn tốt nghiệp về tín dung cá nhân chau son nhon

75 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 893,5 KB

Nội dung

Quả thật vậy, trong cơ chế thị trường và chính sách mở cửa kinh tế thìnghành ngân hàng là chiếc cầu nối quan trọng, đáng tin cậy và cần thiết cho quátrình hoạt động cũng như giao dịch củ

Trang 1

LỜI CẢM TẠ

 Trong quá trình học tập và nghiên cứu em hân hạnh được quí thầy cô trườngĐại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đãtận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong thựctiến, giúp em có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện luận văn tốt nghiệp này

-Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ đã tạo điều kiện cho emđược thực tập tại Ngân hàng

Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin chânthành cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Long Mỹ vì những kinh nghiệmquý báo mà các cô, chú, anh, chị đã truyền đạt cũng như sự hướng dẫn tận tìnhtrong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng

Cuối cùng em xin kính chúc quí Thầy Cô thật nhiều sức khoẻ, nhiều niềmvui để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau

Kính chúc các cô, chú, anh, chị và Ban giám đốc Ngân hàng dồi dào sứckhỏe, công tác tốt và chúc Ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa

Trân Trọng

Long Mỹ, ngày … tháng … năm 2015

Sinh viên thực hiện

Chau Sơn Nhon

Trang 2

TRANG CAM KẾT

 Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiêncứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văncùng cấp nào khác

-Long Mỹ, ngày … tháng … năm 2015

Sinh viên thực hiện

Chau Sơn Nhon

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Long Mỹ, ngày … tháng … năm 2015 Người nhận xét NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

Cần Thơ, ngày …… tháng … năm ….…

Người nhận xét

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ I CHƯƠNG 2 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 4 29 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỄN NÔNG THÔN HUYỆN LONG MỸ 29 CHƯƠNG 5 60 GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG MỸ 61 CHƯƠNG 6 65 KẾT LUẬN 65

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn huyện Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014Error: Reference source notfound

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriễn nông thôn huyện Long Mỹ qua 3 năm 201-2014 Error: Reference source notfound

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễn nông thônLong Mỹ qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference source not foundBảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference source not foundBảng 4.4: Doanh số thu nợ cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference source not found

Bảng 4.5: Doanh số du nợ cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễnnông thôn Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference source not foundBảng 4.6: Phân loại nợ cá nhân của Agribank Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014

Error: Reference source not foundBảng 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Ngânhàng Nông nghiệp huyện Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference sourcenot found

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Long Mỹ……….15Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Long Mỹ từ năm 2012 – 2014 Error:Reference source not found

Hình 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 –2014……… 38Hình 4.4 Doanh số cho vay theo mục đích tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012–2014……… 40Hình 4.5 Doanh số cho vay theo phương thức đảm bảo tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014……… 41Hình 4.6 Doanh số thu nợ theo thời hạn tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014……… 44Hình 4.7 Doanh số thu nợ theo mục đích tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014……… 45Hình 4.8 Doanh số thu nợ theo phương thức đảm bảo tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014……… 46Hình 4.9 Dư nợ theo thời hạn tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014….47Hình 4.10 Dư nợ theo mục đích tại Agribank Long Mỹ giai đoạn 2012 – 2014…

……… 48Hình 4.11 Dư nợ theo phương thức đảm bảo tại Agribank Long Mỹ giai đoạn

2012 – 2014……… ………49Hình 4.12 Tình hình nợ xấu của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Mỹ 2012-2014……….52

Trang 9

Agribank Long Mỹ : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh

huyện Long Mỹ

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với hội nhập và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫnkhông ngừng khẳng định vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước thực hiệnhuy động, phân bổ các nguồn lực tài chính quan trọng cho quá trình phát triểnkinh tế - xã hội đất nước Những năm vừa qua ngành Ngân hàng Việt Nam cónhiều đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu và từng bước hội nhập với nền kinh

tế khu vực và kinh tế thế giới

Trong bối cảnh đó, hoạt động tín dụng nổi lên như một mắt xích quan trọngtrong hoạt động kinh tế Với vị trí trung gian tài chính của nền kinh tế thông quangân hàng, các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả Thôngqua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn đối với quátrình hoạt động của các chủ thể kinh tế

Quả thật vậy, trong cơ chế thị trường và chính sách mở cửa kinh tế thìnghành ngân hàng là chiếc cầu nối quan trọng, đáng tin cậy và cần thiết cho quátrình hoạt động cũng như giao dịch của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Bên cạnh đó trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cánhân (TDCN) là một mảng tín dụng quan trọng của ngân hàng Thực tế cho thấyrằng các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh sốcho vay của ngân hàng Song song đó thị trường TDCN đang là một thị trườngđầy sôi động, với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng

Do đó việc đánh giá và phân tích tình hình hoạt động TDCN của ngân hàng

rất là cần thiết Và vì vậy tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín

dụng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” làm đề tài luận văn Qua đây nhằm

đánh giá hoạt động TDCN tại Ngân hàng, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro

và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng chongân hàng trong thời gian tới

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng, đề tài phân tích hoạt độngTDCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ

Trang 11

(Agribank Long Mỹ) để đánh giá tình hình hoạt động và tìm ra nguyên nhân dẫnđến rủi ro tín dụng Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và mởrộng hoạt động TDCN cho Ngân hàng.

1.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích hoạt động TDCN của Agribank Long Mỹ thông qua phân tích

doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu theo thời hạn, mục đích vàphương thức đảm bảo

- Đánh giá hoạt động TDCN tại Agribank Long Mỹ thông qua các chỉ tiêukinh tế như hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu,…

- Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TDCN cho AgribankLong Mỹ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Số liệu phân tích được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm

2014 tại Agribank Long Mỹ

- Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015

- Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại (NHTM) bao gồm chovay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán và cho thuê tài chính Tuy nhiên, hoạtđộng cấp tín dụng tại Agribank Long Mỹ chỉ là hoạt động cho vay Do đó, đốitượng nghiên cứu chính của luận văn chính là hoạt động cho vay đối với cá nhântại Agribank Long Mỹ

Trang 12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm về cho vay

Vay vốn là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và cácđịnh chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác),trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thờihạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiệnvốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

2.1.2 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiệnvật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thờigian nhất định

* Sự khác nhau giữa cho vay và tín dụng

- Hoạt động tín dụng (cấp tín dụng) và hoạt động cho vay Ngân hàng đều làcác hoạt động tín dụng Tuy nhiên cấp tín dụng là hoạt đông bao gồm nhiềunghiệp vu như: tổ chức tín dụng Ngân hàng và phi Ngân hàng (công ty cho thuêtài chính, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng…) Trong đó bao gồm cả hoạtđộng cho vay Cho vay chỉ là một nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng nhưng luôn

là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Tóm lại cho vay và tín dụng thì về thực chất công việc đều là cho kháchhàng sử dụng một khoản vốn của mình trong một thời gian nhất định sau đó thuhồi cả vốn và lãi Tuy nhiên, tín dụng là một quá trình bài bản và qui cũ hơn,nâng lên tầm cao là một ngành với những tổ chức tín dụng ngân hàng cùng độingũ nhân viên chuyên nghiệp

2.1.3 Vai trò của tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quantrọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Vì vậy tín dụng có các vai trò chủyếu sau đây:

- Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển

- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục

Trang 13

- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển

- Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả

- Ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội

2.1.4 Bản chất tín dụng

Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất

cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện qua 3 đặc điểm sau:

- Không làm thay đổi quyền sở hữu số lượng tiền cho vay

- Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay vàngười cho vay

- Giá trị tín dụng được bảo tồn và được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng

2.1.5 Phân loại cho vay

2.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thườngđược dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanhnghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng đểcho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

2.1.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản suất nông nghiệp: loại tín dụng được cấp cho các cá nhân sửdụng vào lĩnh vực nông nghiệp như sản xuất và trồng trọt lúa, chăn nuôi gia cầm,gia súc Tín dụng này thường được cấp bằng tiền mặt

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp cho cá nhân để sử dụng vàomục đích tiêu dùng như: mua sắm phương tiện, tiện nghi, sửa chữa nhà cửa Tíndụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức tiền mặt, mua bán chịu hànghoá

Trang 14

- Tín dụng kinh doanh – dịch vụ: là tín dụng được cấp cho cá nhân sử dụngvào mục đích như thu mua lúa nhỏ lẻ và đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh củamình

2.1.5.3 Căn cứ theo phương thức đảm bảo

- Cho vay có đảm bảo: Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc chokhách hàng vay vốn, Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích

xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng.Quá trình cung ứng vốn của NHTM, không kể dưới hình thức nào đều làm tăngkhối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường.Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồnvốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay

là rất cao vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tàisản bảo đảm cho khoản vay

Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vayvốn lưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dàihạn Cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cá nhânnhư tiền lương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác Khiđánh giá các hoạt động của khách hàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồn thunhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thì Ngân hàng phải yêu cầu thiết lậpthêm chính sách pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản đảmbảo cho khoản vay đó

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là khoản cho vay mà Ngân hàngkhông nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó

là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này cóthể là: người đi vay không được giao dịch với Ngân hàng nào khác, hoạt độngkinh doanh của người đi vay phải được Ngân hàng quản lý Có như vậy Ngânhàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay

Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hànghoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà Ngân hàng có thamgia góp vốn vào thì mới được cho vay không có đảm bảo

2.1.6 Nguyên tắc tín dụng

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn vàcác Ngân hàng đều quán triệt các nguyên tắc Các nguyên tắc tín dụng được hình

Trang 15

thành từ bản chất tín dụng, được khẳng định trong thực tiễn hoạt động của củaNgân hàng và được pháp lý hóa.

Trong kinh doanh tiền tệ các Ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc này đểxem xét xây dựng, thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến tiền vay, kháchhàng vay vốn phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi các yêu cầu đặt ra theo xu hướng

mà các nguyên tắc này đòi hỏi

Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:

- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tíndụng Có nghĩa là tiền vay phải được sử dụng đúng theo mục đích đã được người

đi vay thỏa thuận với Ngân hàng và Ngân hàng đã đồng ý Đối tượng Ngân hàngxem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp vớinhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuậntrên hợp đồng tín dụng Có nghĩa là nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả

nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng(trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng), chuyển nợ quá hạn(trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc Ngân hàng có thể sử dụng biệnpháp cứng gắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ

2.1.8 Đảm bảo tín dụng

Đảm bảo tín dụng là hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản là vật chất củangười vay nhằm xác định cơ sở pháp lý để ngân hàng có được những quyền hạn

Trang 16

nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn trả nợ thứ hai chongân hàng khi người vay không có khả năng trả nợ

2.1.9 Lãi suất tín dụng

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tíndụng của Ngân hàng Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào cácthông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vaycủa từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảođảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất cho vay đượcgiám đốc sở giao dịch Ngân hàng và các trưởng phòng nghiệp vụ tín dụng trựctiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang trải đủ chi phí huyđộng vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi

2.1.10 Rủi ro tín dụng

2.1.10.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngânhàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợkhông đúng hạn cho ngân hàng

2.1.10.2 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

a) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

- Đối với khách hàng là cá nhân, một số nguyên nhân có thể làm cho kháchhàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhậpkhông ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, hỏa , sử dụng vốn vay sai mụcđích,…

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, thường không trả được nợ là do:khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụngvốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thịtrường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước,…

b) Nguyên nhân khách quan

- Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, thiên tai…

- Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinhdoanh thua lỗ và phá sản Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả đượchoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vìtrong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi

Trang 17

ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thờigian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng

- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tàisản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành

- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau:chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn

2.1.10.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

- Khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể là làm tổn thất về tài sản cho ngân hàng,làm giảm huy tín, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể mất thương hiệu củangân hàng

- Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt ngườigửi tền rút ra khỏi ngân hàng, buộc ngân hàng phải đóng cửa, tuyên bố phá sản

- Sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến hoảng loạn của hàng loạt cácngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế

2.1.11 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng

2.1.11.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà

Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được haychưa trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thường được xác định theothời gian là tháng, quý, năm

 Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà

Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó

 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánhgiữa các chỉ tiêu: dư nợ đầu năm, doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ (2.1)

Nợ xấu: là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không

trả được cho ngân hàng mà không có một nguyên nhân cho chính đáng thì ngânhàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu Nợxấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng

Trang 18

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN việc phân loại nợ và nợ xấu được xácđịnh như sau:

a) Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:

- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc vàlãi đúng hạn

- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ

nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Nợ được phân loại vào nhóm 1 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quyđịnh cụ thể của Thông tư)

c) Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Nợ gia hạn nợ lần đầu

- Nợ được giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy

đủ theo hợp đồng tín dụng

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng

mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụngtheo quy định của pháp luật

+ Nợ được đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tồ chức tín dụng, hoặc công tycon của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chứctín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản đảm bảo bằngchính cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận góp vốn

+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với việc ưu đãi với điều kiện hoặckhông vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng của phápluật

Trang 19

+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặcdoanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát các giá trị vượt quá tỷ lệgiới hạn theo quy định của pháp luật.

+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp đượcphép giới hạn, theo quy định của pháp luật

- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra

- Nợ đang phân loại vào nhóm 3 theo khoản 2 và khoản 3 điều này

d) Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2

- Nợ thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn 60 ngày màvẫn chưa thu hồi được

e) Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm:

- Nợ quá hạn trên 360 ngày

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu nợ lại lần thứ 2

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc

bị quá hạn

2.1.11.2 Các chỉ tiêu dùng đánh giá hoạt động tín dụng

a) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) = Vốn huy động (2.2)

Tổng nguồn vốnChỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Chỉ tiêunày càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn

b) Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần)

Trang 20

Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần) = Tổng dư nợ (2.3)

Vốn huy độngChỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúpcho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huyđộng

c) Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (%)

Dư nợ (ngắn, trung, dài hạn) trên tổng dư nợ (%) = Dư nợ (2.4)

Tổng dư nợChỉ tiêu này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn Từ đó giúp nhàphân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giảipháp điều chỉnh kịp thời

d) Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ (%) = Doanh số cho vay x 100 (2.5)

Doanh số thu nợChỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợcủa khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng tiến triểntốt và ngược lại

e) Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ (2.6)

Dư nợ bình quânChỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thuhồi nợ vay nhanh hay chậm Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa làđồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao

f) Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tổng dư nợChỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Nhữngngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngânhàng này cao

g) Thu nhập lãi trên tổng thu nhập (%)

Trang 21

Thu nhập lãi trên tổng thu nhập (%) = Thu nhập lãi x 100 (2.8)

Tổng thu nhậpChỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng trong tổngthu nhập của ngân hàng Từ đó, thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trongviệc tạo ra lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động ngân hàng

h) Thu nhập lãi trên chi phí lãi (%)

Thu nhập lãi trên chi phí lãi (%) = Thu nhập lãi x 100 (2.9)

Chi phí lãiChỉ tiêu này cho ta thấy số tiền thu được so với chi phí đã bỏ ra trong hoạtđộng tín dụng, chỉ tiêu này càng cao càng tốt

2.1.12 Khách hàng cá nhân chủ yếu của Agribank Long Mỹ

2.1.12.1 Đối tượng vay

Đối tượng của Agribank Long Mỹ hầu hết là cho vay nông hộ chiếm trên80% doanh số cho vay, phần còn lại là doanh nghiệp

2.1.12.2 Mục đích sử dụng

Các khách hàng cá nhân trên địa bàn Long Mỹ bao gồm là gia đình, cá nhântrên địa bàn và vay mục đích là sản xuất lúa và chăn nuôi là chủ yếu, phần còn lại

là kinh doanh hộ nhỏ lẻ như mua bán lúa…

Long Mỹ diện tích 14,5 km2 (1.450 ha), diện tích xây dựng đô thị là 240 ha,dân số toàn đô thị là 15.605 người, mật độ dân số là 1076 người/km2 Giáp vớicác xã: Long Bình, Long Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, LongTrị A của huyện Long Mỹ Cách thành phố Vị Thanh khoảng 28 km và cáchthành phố Cần Thơ 60 km

Long Mỹ là một huyện phát triển khá mạnh về sản xuất nông nghiệp nhưtrồng lúa, cây an quả, về chăn nuôi thì lợn và gà là chủ yếu Vì vậy thu nhậpngười dân cũng khá ổn định khoảng 2,8 triệu/người/tháng (năm 2014)

Long Mỹ có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển câytrồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác Thế mạnh của huyện là sản xuấtlúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nước nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên liệucho Công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Hệ thống công trình cơ sở hạtầng - kinh tế xã hội của huyện đang từng bước hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giaothông thuỷ lợi, hình thành các cụm kinh tế xã hội, trung tâm chợ xã

Trang 22

2.1.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tếcũng như sự phát triển của các hộ cá nhân Hệ thống đường xá, giao thông, hệthống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động

và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các khách hàng cá nhân do

đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu thứ cấp và thu thập trựctiếp tại Agribank Long Mỹ qua 3 năm 2012, 2013 và 2014

- Thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạngInternet có liên quan đến đề tài

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối

+ Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của

kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

Trang 23

∆Y = Y1 - Y0 (2.10)Trong đó:

Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y1 : chỉ tiêu năm sau

ΔY : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu nămtrước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến độngcủa các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

+ Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị sốcủa kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

Y0Trong đó:

Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y1 : chỉ tiêu năm sau

∆Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

∆Y (%) : biểu hiện tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Kỹ thuật dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêukinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa cácnăm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân vàbiện pháp khắc phục

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG MỸ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ HUYỆN LONG MỸ

Trang 24

Long Mỹ là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, địa bàn ở đây rất rộng vàphức tạp cho việc quản lý Bởi vì nó được ra 12 xã và 02 thị trấn (thị trấn Long

Mỹ, thị trấn Trà Lồng, xã Long Bình, xã Long Trị, xã Vĩnh Thuận Đông, xãThuận Hòa, xã Thuận Hưng, xã Tân Phú, xã Long Phú, Xã Vĩnh Viễn, xã VĩnhViễn A, xã Lương Tâm, xã Lương Nghĩa, xã Xà Phiên) Dân cư ở đây hầu hếtsống bằng nghề nông nghiệp chỉ có một số ít quanh thị trấn sống bàng nghề muabán Đất đai ở Long Mỹ màu mỡ không đồng đều có xã còn nhiễm mặn, nhiễnphèn, do đo sản xuất nông nghiệp năng suất không cao, đời sống của người dâncòn gặp nhiều khó khăn Hiện nay chủ trương của Nhà nước chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi có giá trị cao nhằm phát triển kinh tế hộ Tùy theo vùng đất mà

bố trí cây trồng, vật nuôi cho thích hợp, đạt năng suất cao, ví dụ : như trồng lúa,mía, cam, quýt và một số hoa màu khác Để đạt được điều đó vốn là yếu tố khôngkém phần quan trọng, nó chi phối cho tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được đồng vốn để sản xuất là vấn đề quantrọng của người cần vốn và làm thế nào thế nào để đồng vốn xuống từng hộ giađình để phục vụ cho sản xuất là điều quan tâm của tổ chức tín dụng Các vấn đềtrên sẽ là tiền đề cho việc ra đời của tổ chức tín dụng ngày nay

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định

số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ

sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nướchuyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng

Nhà nước tỉnh, thành phố

Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàngNhà nước về Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Đến tháng 7/1988,Trung tâm điều hành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được hìnhthành để điều hành hoạt động của toàn hệ thống

Ngay trong những ngày đầu, bên cạnh việc thành lập các chi nhánh Ngânhàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh, thành phố, ngày 6/10/1988, theo đề nghị củaTổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhànước đã cho phép thành lập chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Đồngbằng Sông Cửu Long Sau đó, do nhu cầu của việc thu mua, xuất khẩu và phânphối lương thực, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của Tổng Giám đốc

Trang 25

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành lập Chi nhánh Ngân hàngLương thực tại Tp Hồ Chí Minh Đây là hai Ngân hàng chuyên doanh đầu tiênnằm trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thaythế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp làNgân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thànhphố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại

Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giaodịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,thành phố Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chinhánh

Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số

18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ ChíMinh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuậncho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thànhphố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHNN, Thống đốc Ngân hàngNhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nôngnghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp ViệtNam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu

và Cấp trực tiếp kinh doanh Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy củaNgân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thônViệt Nam (AGRIBANK)

Trang 26

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hìnhTổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luậtcác tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tưphát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung,dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủyhải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóanông nghiệp nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàngthương mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷđồng (tính đến 31/12/2003), chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệthống ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: 118 000 tỷ đồng; có số lượngkhách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; cómạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với28.000 cán bộ (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam),ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoànhảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà Agribank tiếp nhận và triển khai

là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5

tỷ USD Hiện nay Agribank đã có quan hệ đại lý với trên 851 NH và tổ chức tàichính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ Doanh số thanh toán hàng xuấtnhập khẩu tăng 36% Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%.Một sự kiện đối ngoại lớn được đánh giá rất cao là việc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn được CUCA (Hiệp hội tín dụng tài chính nôngnghiệp thế giới) chọn và Chính phủ cho phép tổ chức Hội nghị toàn thể CUCAlần thứ 31 tại Hà Nội tháng 11/2001 với sự có mặt của Thủ tướng Phan Văn Khải,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, nhiều vị Bộ, Thứ trưởng quanchức Việt Nam, hàng trăm Chủ tịch, Tổng giám đốc các ngân hàng lớn trên thếgiới và hàng chục đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế lớn tại Việt Nam Hội nghị

đã thành công tốt đẹp Vị thế và uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn được nâng cao cả trong và ngoài nước Tổng giám đốc Lê Văn Sởđược bầu vào Ban chấp hành CUCA và APRACA

Năm 2001: Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn 10 năm 2001-2010 trên cơ sở những thành tựu qua hơn 10 năm đổi mới vànhững vấn đề tồn tại được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung

Trang 27

chính là: Đánh giá thực trạng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam, tầm nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài chính,

cơ cấu lại tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp (có phần đề xuất môhình Ngân hàng chính sách), xác định lộ trình và kinh phí

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngânhàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngânhàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thươngmại ở Việt Nam

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tíchcực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nướcCHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phongtặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Long Mỹ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn huyện Long Mỹ là mộttrong 07 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễn nông thônchi nhánh Hậu Giang Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1991, ra đời trong lúc nềnkinh tế đang chuyển sang kinh tế thị trường và nhanh chống xác lập các công thứckinh doanh hữu hiệu, Trong đó chữ “tín” làm chuẩn mực cho mỗi công việc, xemkhách hàng là thượng đế Sau 24 năm hoạt động, Ngân hàng đã khẳng định mình

có mặt trong làng Ngân hàng một phong cách phục vụ và sử dụng mức lãi suấtcho vay linh hoạt để thu hút khách hàng Phong cách phục vụ nhanh, gọn và kịpthời

Quá trình trưởng thành và phát triển của ngân hàng trong cơ chế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn chặt với một phong cách hữu cơ với quátrình phát triễn tín dụng cũng có nghĩa khối lượng vốn và tín dụng ở đó được tăngtrưởng một cách vững chắc, an toàn, có hiệu quả Tất nhiên kết quả kinh doanhkhông đơn thuần lá kết quả kinh doanh tín dụng mà còn bao gồm các hệ thốngkinh doanh hỗn hợp tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao như :Đầu tư vốn chosản xuất, nhận đổi kỳ phiếu, trái phiếu, thu từ các dịch vụ chuyển tiền…nhưngthu từ lãi cho vay là chủ yếu

Trang 28

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triễn nông thôn huyện Long Mỹ có trụ sởđặt tại số 33 đường 3/2 thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ Số lượng CBCNVhiện nay là 32 người, trong đó có 12 cán bộ tín dụng, 10 cán bộ kế toán- ngânquỹ, 04 trưởng, phó ( phòng kế toán- ngân quỹ và phòng tín dụng, 02 bảo vệ, 01giám đốc và 02 phó giám đốc Với địa bàn rộng lớn, số lượng cán bộ tín dụngchưa đạt được đáp ứng được yêu cầu thực tế như hiện nay Nhưng với sự nổ lực

và trách nhiệm của từng cán bộ, được hổ trợ của chính quyền địa phương ấp, xã

mà vốn đầu tư được truyền tải đến khách hàng một cách nhanh chóng

Với tư cách là một Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triễnnông thôn tỉnh Hậu Giang, được giao nhiệm vụ truyền tải vốn cho sản xuất nôngnghiệp trong khu vực huyện Long Mỹ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễnnông thôn huyện Long Mỹ có một vai trò to lớn trước thực trạng nông nghiệp củahuyện nhà, từng bước khắc phục những khó khăn trong sản xuất, đưa nôngnghiệp của huyện đi lên, góp phần làm cho nông nghiệp của huyện phát triễn mộtcách bền vững và đó cũng là tiền đề tạo điều kiện phát triễn kinh tế của đất nước.Cán bộ Ngân hàng ngoài nghiệp vụ chuyên môn còn làm tốt công tác quầnchúng và chính nơi đây đã giúp cán bộ của Ngân hàng trưởng thành cả về nghiệp

vụ lẫn quan điểm nghiệp vụ chính trị như cho vay tín chấp qua tổ, nhóm các tổchức đoàn thể… đã đưa hoạt động của Ngân hàng vào tiềm thức của nhân dâncũng là việc mở rộng và cũng cố thị trường tín dụng một cách sâu sắc

Khi nghị định 53/HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đượcban hành thì phần lớn CBCNV có trình độ tay nghề trung cấp và sơ cấp Từ năm

1988 đến nay Ngân hàng cấp trên gấp rút đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng caotrình độ bằng nhiều hình thức: tập trung, tại chức … đến nay có 25/32 người cótrình độ Đại học ( chiếm khoảng 78%/ tổng số cán bộ trong đơn vị) Đây là mộttrong những yếu tố nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trongNgân hàng

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LONG MỸ

3.3.1 Chức năng

* Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem

là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng Khi thực hiện chức năng trung gian

Trang 29

tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhucầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừađóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãisuất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên thamgia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhấtcủa ngân hàng, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng.

* Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây ngân hàng đóng vai trò là thủ

quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hànghóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng

và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ngân hàng cung cấp cho khách hàngnhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rúttiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn chomình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phảigiữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ởgần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoảnthanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thờigian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩylưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đógóp phần phát triển kinh tế

* Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng Với mục tiêu là

tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển củamình, với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chungthực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

* Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngânhàng là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trunggian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền chovay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trongkhi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một

bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịchvụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanhtoán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội

Hoạt động kinh doanh như: Cung ứng vốn ngắn hạn, trung hạn bằng đồngViệt Nam cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể sản xuấtnông nghiệp

Trang 30

( Nguồn : Agribank Long Mỹ)

- Chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế

độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao

3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

3.4.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 cơ cấu tổ chức của Agribank Long Mỹ

3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân

TRƯỞNG PHÒNG ( KẾ TOÁN)

PHÓ PHÒNG ( KẾ TOÁN)

PHÓ PHÒNG

( TÍN DỤNG)

PHÓ PHÒNG ( KẾ TOÁN) GIÁM ĐỐC

Trang 31

3.4.2.2 Nhiệm vụ

♦ Xây dựng các tiêu chí về chất lượng phục vụ KHCN

♦ Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ vàgiải quyết các thắc mắc khiếu nại của KHCN

♦ Tiếp nhận và xử lý thông tin (trong phạm vi được ủy quyền) từ kháchhàng liên quan đến sản phẩm KHCN qua các kênh tổng đài, email, website và cácđơn vị, cá nhân nội bộ Agribank

♦ Giám sát, kiểm tra chất lượng phục vụ liên quan đến KHCN trên toàn hệthống Agribank và báo cáo tình hình lên lãnh đạo

♦ Hỗ trợ các đơn vị khác trong việc thực hiện các dịch vụ mở rộng trên hệthống tổng đài nhằm mục đích tối ưu hóa cơ sở hạ tầng tại Trung tâm dịch vụkhách hàng

♦ Tiếp nhận kế hoạch phát triển và phương pháp tiếp cận và triển khai sảnphẩm KHCN đã được phê duyệt để phổ biến cho các đơn vị Agribank

♦ Quản lý và đôn đốc việc thực hiện công tác bán hàng trên toán hệ thốngAgribank

♦ Tiếp nhận các hợp đồng hợp tác liên quan đến sản phẩm KHCN trên toàn

hệ thống Agribank để quản lý và hỗ trợ thực hiện

♦ Xây dựng, trực tiếp thực hiện và đôn đốc thực hiện việc chăm sóc KHCN

♦ Thực hiện hoạt động tín dụng và cung cấp các sản phẩm cho vay, tài trợthương mại đối với KHCN

♦ Tổ chức thực hiện huy động vốn, tiền gửi của KHCN để duy trì và mởrộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toáncủa Agribank

♦ Tư vấn cho KHCN của ngân hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngânhàng như : tín dụng đầu tư, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm, gửi tiền, thẻ, thanhtoán ,…

♦.Thực hiện thống kê, lưu trữ và phân tích các số liệu liên quan đến KHCNđịnh kì hoặc đột xuất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc theo yêu cầu củacấp có thẩm quyền Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chức năng, nhiệm vụcủa phòng

Trang 32

♦ Ngoài ra còn làm một số công việc khác do Giám đốc hoặc người được

ủy quyền giao

3.5 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN

3.5.1 Các sản phẩm cho khách hàng cá nhân

∗ Sản phẩm tiền gửi

- Tiền gửi thanh toán

- Tiền gửi định kỳ trả lãi trước

- Tiền gửi bậc thang

∗ Sản phẩm tín dụng

- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

- Cho vay mua ô tô

- Cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo

- Cho vay chứng minh năng lực tài chính

- Cho vay tài trợ vốn sản xuất kinh doanh

∗ Sản phẩm thẻ

- Thẻ Agribank

3.5.2 Các dich vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân

∗ Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền kiều hối WU

- Chuyển tiền trong nước

- Chuyển tiền đi nước ngoài

- Chuyển tiền nước ngoài về Việt Nam

∗ Dịch vụ điện tử

- Internet Banking

- SMS Banking

∗ Dịch vụ khác

Trang 33

- Bảo lãnh

- Xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài

3.6 QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ

NHÂN

Quy trình NH cho vay:

Bước 1: Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn

Bước 2: Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay

Bước 3: Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Kiểm tra và giám sát

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Hồ sơ pháp lýHĐTD

HĐ đảm bảo tiền vayChữ ký

Kiểm tra sau khi cho vayv vvay

Không đủ

điều kiện

Thẩm định

Vay vốnNguyên tắc:

Kiểm tra trong khi cho vay

Tín dụng

Hồ sơ kinh tếTheo dõi nợPhân loại nợ

Giải ngânThu nợ

Dấu hiệu bất thường

Cơ cấu

Quản lý danh mục hồ sơ

Xử lý

Trích rủi ro

Rủi ro

Bán tài sản

Táiphân loại nhóm nợ

24

Trang 34

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình cho vay của Agribank Long Mỹ

(Nguồn: Agribank Long Mỹ)

3.7 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2012 – 2014

3.7.1 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bất kỳ NH hay tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển, buộc phảikinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng vàhiệu quả kinh doanh của NH Trong những năm gần đây do những diễn biến tiêucực của nền kinh tế, tình hình lãi suất tiền gửi và cho vay biến động liên tục đãảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Vì thế, đòi hỏi nỗ lựckhông ngừng của toàn hệ thống NH và đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân

Kiểm tra

sau khi cho

vay vay

Trang 35

viên phòng tín dụng Cụ thể, kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn huyện Long Mỹ qua 3 năm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn huyện Long Mỹ qua 3 năm 2012-2014

Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng có xu hướng tăng dần qua cácnăm Cụ thể năm 2012 là 183.976 triệu đồng sang năm 2013 là 194.994 triệuđồng tăng 11.018 triệu đồng tương ứng với tăng 5,99% so với năm 2011 Đếnnăm 2014 thu nhập đạt được là 210.982 triệu đồng tăng 15.988 triệu đồng tứctăng 8,2% so với năm 2013 Thu nhập tăng là do nền kinh tế bắt đầu phục hồi và

ổn định, người dân có nhu cầu vay vốn nhiều để đầu tư lại cho việc sản xuất kinhdoanh vì thế thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên, cụ thể là thu nhập từ hoạtđộng cho vay Mặt khác, NH đã tăng cường hoạt động tín dụng mở rộng thêm cáchình thức cho vay thu hút khách hàng cũng dẫn đến thu nhập từ cho vay tăng lên

Cụ thể thu nhập từ lãi năm 2012 là 182.791 triệu đồng, đến năm 2013 là 194.204triệu đồng tăng 6,24% so với năm 2012, sang năm 2014 là 209.779 triệu đồng

Trang 36

tăng 15.575 triệu đồng tương ứng tăng 8,02% so với năm 2013 Bên cạnh đó,ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng làm cho thu nhậpngoài lãi của NH năm 2014 tăng mức đáng kể (tăng 413 triệu đồng tương ứng vớităng 52,28% so với năm 2013).

3.7.1.2 Chi phí

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH một cách toàn diện hơnthì ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí Chỉ tiêu này tỷ

lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ nghịch với lợi nhuận

Theo bảng số liệu trong bảng 3.1 ta thấy, cùng với xu hướng tăng của thunhập thì chi phí cũng có xu hướng tăng dần qua các năm Chi phí năm 2012 là150.951 triệu đồng, chi phí năm 2013 là 154.981 triệu đồng tăng 4.030 triệu đồngtức tăng 2,67% so với năm 2012, đến năm 2014 là 168.472 triệu đồng tăng13.491 triệu đồng tương ứng tăng 8,70% so với năm 2013 Nhận thấy rằng chi phí

NH tăng chủ yếu là do chi hoạt động tín dụng Trong những năm qua để mở rộngquy mô, các NH đua nhau huy động với lãi suất cao, có thời điểm lãi suất huyđộng lên đến 17%-18%, vì thế để giữ chân khách hàng buộc ngân hàng cũng phảităng lãi suất huy động để cạnh tranh và thu hút khách hàng Bên cạnh đó việc cóthêm nhiều sản phẩm huy động mới, các chương trình ưu đãi khách hàng dẫn đếntốn kém chi phí quảng cáo, khuyến mãi trong một thời gian dài, chi phí trả lãi choviệc huy động TGTK cho những hoạt động này nhiều làm cho chi phí NH tăngcao

3.7.1.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là hiệu số giữa thu nhập và chi phí, là mục tiêu hàng đầu của bất

kỳ một NHTM nào Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triễn nông thônhuyện Việt Nam cũng vậy, lợi nhuận là vấn đề sống còn nó quyết định đến sự tồntại và phát triển của NH Hơn nữa, lợi nhuận còn là yếu tố quan trọng để đánh giákết quả hoạt động kinh doanh của NH

Theo số liệu trong bảng 3.1 ta thấy qua 3 năm lợi nhuận ngân hàng có xuhướng tăng dần Cụ thể năm 2012 là 33.025 triệu đồng, sang năm 2013 là 40.013triệu đồng tăng 6.988 triệu đồng tương ứng tăng 21,16% so với năm 2012, tiếpđến năm 2014 là 42.510 triệu đồng tăng 2,497 triệu đồng tức tăng 6,24% so với

Trang 37

năm 2013 Nhận thấy được rằng lợi nhuận hằng năm của ngân hàng tăng là do:Trong giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng của thu nhập là 5,99 % lớn hớn tốc độtăng của chi phí là 2,67%, sang giai đoạn 2013-2014 mặc dù tốc độ tăng của thunhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nhưng không đáng kể mấy chỉ (0,5%).Nhìn chung, qua 3 năm NH hoạt động đều có lợi nhuận Mặc dù nền kinh tếkhó khăn và nhiều biến động cộng sự cạnh tranh gay gắt từ các chi nhánh đối thủtrên địa bàn Nhưng NH vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đáp ứng kịp thờinguồn vốn Đó chính là kết quả của sự cố gắng Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộcông nhân viên với sự tín nhiệm của khách hàng, AgriBank Long Mỹ đã gặt háiđược nhiều thành công Biểu hiện rõ nhất là lợi nhuận hàng năm qua các nămđiều tăng

3.7.2 Thuận lợi và khó khăn

- Quy mô phát triển của ngân hàng ngày càng lớn mạnh cùng đội ngũ cán

bộ, nhân viên được đào tạo bai bản về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sang tạo

và nhiệt huyết trong công việc

- Khó khăn chung nhất của ngân hàng là đào tạo nhân lực và xử lý nợ xấu

Ngày đăng: 23/02/2016, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w