BO TAI CHINH CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIỆT NAM *# # _— Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày⁄š tháng 3 năm 1997 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Thành lập Hội đông khoa học c
Trang 1TAI SAN CONG VA CO CHE QUAN LY TAI SAN CÔNG
TRONG KHU VUC HANH CHINH SU NGHIEP
CHU NHIEM DE TAI
P1S Phạm Đức Phong Cục trưởng Cục Quản lý công sản
THƯKÝ ĐỀ TÀI PTS Nguyễn Văn Xa
Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản
Trang 2BO TAI CHINH CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIỆT NAM
*# # _— Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày⁄š tháng 3 năm 1997
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Thành lập Hội đông khoa học chuyên ngành
để đánh giá để tài cấp Bộ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ quyết định số 382/QÐ ngày 20/2/1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 1996 của Bộ,
Theo dé nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính và Viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính;
QUYẾT ĐỊNH
Điều L: Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá đề tài cấp Bộ: “Tài
sdn cong và cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp”
do PTS Phạm Đức Phong - Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính làm chủ nhiệm
Điều 2: Chỉ định các thành viên sau đây vào Hội đồng đánh giá đề tài:
1/ Đ/c Tào Hữu Phùng - GS.TS - Thứ trưởng Bộ Tài chính - Chủ tịch Hội đồng
2/ Đ/c Trân Công Bảy - PTS - Tổng cục trưởng - Tổng cục Quản lý vốn và tài
Trang 33/ Đc Phạm Văn Khoan- PTS - Trưởng bộ môn Tài chính công Khoa Tài chính Nhà nước - Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà nội - Phản biện
4/ Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Thạc sỹ - Thứ trưởng Bộ Tài chính - Thành
5/ Đ/c Nguyễn Văn Đậu - PTS - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Bộ Tài
chính - Thành viên
6/ Đ/c Trần Văn Tá - PGS PTS - Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính - Bộ Tài chính - Thành viên
7/ Địc Lê Văn Ái - PGS.PTS - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Kế toán
Hà nội - Bộ Tài chính - Thành viên
8/ Địc Phan Thị Cúc - PTS - Phó Vụ trưởng - Vụ Hành chính văn xã - Bộ Tài chính - Thành viên
9/ Đ/c Đình Văn Nhã - PTS - Phó Viện trưởng - Viện Nghiên cứu tài chính -
Bộ Tài chính - Thư ký Hội đồng
Điều 3: Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính và các đồng chí có tên ở điều 2
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./
Trang 4Ý KIẾN NHẬN XÉT
Đề tài : "Tải sản công và cơ chế quản lý tài sẵn công
trong khu vực hành chính sự nghiệp"
Quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là vấn để được tập thể tác giả lựa chọn là lĩnh vực còn bỏ ngỏ, như một mảnh đất hoang chưa có người khai phá Đây vừa là đễ vì chưa ai nói, ai viết nên không phải kiêng “ky, bị giới hạn, đồng thời lại khó vì nói gì, viết gì cho đúng ngay từ buổi ban đầu
Bản thân vấn đề đã tự nói lên sự cần thiết và có ý nghĩa mà tập thể tác giả là những người đầu tiên nhận trách nhiệm về mình để nghiên cứu
Đề tài gồm 3 phần, với lời mở đầu, kết luận và kiến nghị đài 113 trang là kết cấu được coi là hợp lý, đủ để trình bày những nội dung mà tác giả đã từng ấp ủ Phần 1 Được mở đầu bằng việc nghiên cứu khái niệm tài sản công và đưa ra một định nghĩa về tài sản công gồm 3 bộ phận hợp thành từ nguồn ngân sách; thuộc
quyền sở hữu theo luật pháp và tài nguyên thiên nhiên Theo ý nghĩa thì tài nguyên
thiên nhiên phải đứng hàng thứ hai sau tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách, cuối cùng mới là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước theo luật pháp quy định
Các tác giả đưa ra cách phân loại tài sản công theo thời gian sử dụng, theo giá
trị bằng tiền, theo khả năng khai thác, theo nguồn hình thành, theo công dụng và đối
tượng quản lý, sử dụng là điều có ý nghĩa đối với quản lý tài sản công về nội dung và
phương thức quản lý
Tạp thể tác giả đã khẳng định văn bản của tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là nguồn tiểm năng cho đầu tư phát triển là sự tìm tồi, phân tích làm cơ sở đề ra nội dung quản lý tài sản công
Trong cơ chế thị trường quản lý tài sản công, tác giả đã nhấn mạnh những công cụ quan trọng đó là ngân sách Nhà nước, thuế, kế toán là hoàn toàn có lý
Tác giả đã khái quát những đặc điểm của tài sân công trong khu vực hành
chính sự nghiệp; vai trò tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp l
Kết thúc phần I, tác giả trình bày kinh nghiệm quản lý tài sản công ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp vớikết luận rút ra là khả năng
Trang 5hà -
vận dụng những kinh nghiệm đó vào Việt Nam là những thông tin rất đáng quan tâm: trong việc tim tòi và xây dựng cơ chế quản lý tài sản công trong giai đoạn hiện nay: - Phần 2 Tác giả trnh.bày thực trạng công tác quản lý tài sản công ở nước ta
Mở đầu tác giả đưa ra khái niệm tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp với hai bộ phận : động sản và bất động sản khá đầy đủ, có hệ thống kèm theo trình bày quá trình hình thành cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính
sự nghiệp Đó là tiêu chuẩn định mức sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp; đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng sửa chữa tài sản
là nhà đất trong khu vực hành chính sự nghiệp; phương tiện đi lại, trang thiết bị và phương tiện làm việc
Trong gần 20 trang viết, tác giả mô tả khá cụ thể, có hệ thống cơ chế quản lý tài sản công như tiêu chuẩn, định mức đối với từng loại tài sản công trong từng thời
kỳ từ trước tới nay Đây là sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc nhằm làm sáng tỏ sự lỏng lẻo, sơ hở trong quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
Chính lòng mong muốn của tác giả muốn trình bày vấn để một cách có hệ thống da din dén ss 2a khéng cân thiết khi đành gần 20 trang nói về sơ chế quản
lý đầu tư và xây dựng các công trình thuộc khu vực hành: chính sự nghiệp quá xa với
đề tài là quản lý tài sản công
Kết thúc phần 2, bằng việc phác hoạ thực trạng quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
Bằng các số liệu và tài liệu, tác giả vẽ ra bức tranh khái quát về sự bất cập, _ buông lỏng và lãng phí kéo dài trong quản lý và sử dụng tài sản công mỗi lần là trụ
sở làm việc và xe ôtô con, gần như mạnh ai nấy làm, thiếu vắng bàn tay điều khiển của Nhà nước và đây là nguyên nhân nảy sinh sự không công bằng như diện tích nhà làm việc bình quân đầu người có cơ quan này nhiều gấp 3 lần cơ quan kia Số cán bộ bình quân trên 1 đầu xe các cơ quan hơn kém nhau cũng tương tự, không ít trường hợp gấp 5-7 lần Trong điều kiện nước ta mọi cái còn thiếu thốn thì sự không công bằng là điều khó giải thích và cần sớm khắc phục
Tác giả đã nhấn mạnh những tồn tại chủ yếu trong lnh vực quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp Đó là cơ chế quản lý không phù hợp với tình hình hiện nay; xây dựng, mua sắm tài sản tuỳ theo khả năng ngân sách mà không gắn với tiêu chuẩn định mức, gây ra sự tuỳ tiện và lãng phí; quỹ nhà đất đo cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý sử dụng đang chuyển thành nhà ở và cơ sở sản xuất là điều rất đáng nói và đáng chê trách, trong thực tế các biện pháp thực thi tỖ ra
Trang 6không có hiệu lực; xác định kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản công gắn với chỉ thường xuyên đã gây ra nhiều tiếng kêu không đủ nên tài sản hư hỏng và xuống cấp nhanh Việc nộp lệ phí trước bạ, việc hạch toán theo dõi tài sản công chưa hình thành
là rất chậm tất cả tồn tại này đang là sự thôi thúc phải sớm tìm lời giải cho từng vấn
đề cụ thể góp phần đưa công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp vào nề nếp
Phần 3 Kiến nghị và biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể gần như trùng lắp, do đó có nên tách ra yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, ở đây chưa rõ sự cần thiết
Tác giả đưa ra 3 quan điểm cơ bản về quản lý tài sản công có thể coi như hợp
lý nhưng phải thể hiện sự khẳng định dứt khoát tài sản công là tiểm năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư hình thành tài sản công là đầu
tu phat triển không phải đơn thuần cho tiêu dùng; tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đối với hình thành, quản lý và sử dụng tài sản công
Những kiến nghị và giải pháp cụ thể tác giả :¡êu r: có ý nghĩa cả về lớ hà n và thực tiễn thể hiện sự nghiên cứu sâu sắc, suy nghĩ kỹ lưỡng của tập thể tác giả những chuyên gia đầu ngành có trình độ và kinh nghiệm thực tế phong phú
Đầu tiên tác giả coi việc ban hành một văn bản pháp quy ở cấp cao là hoàn toàn có lý, đây là cơ sở để xây dựng hành lang pháp lý quản lý tài sản công
Việc chuyển giao chức năng nhiệm vụ thẩm định đầu tư tài sản công từ Bộ Kế hoạch và đầu tư sang Bộ Tài chính là phù hợp với tình hình và yêu cầu quản lý, gắn việc đầu tư với quản lý để thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng thực tế, nhằm tiết kiệm chỉ tiêu ngân sách
Cần có một đầu mối thẩm tra dự toán đầu tư tài sản công và giám sát thực hiện
dự toán được duyệt để quản lý tài sản công, ngay từ khâu đầu Cơ quan quản lý công sản ở Trung ương và địa phương làm nhiệm vụ này là phù hợp, nhưng tránh gây phiền hà, khó khăn cho người được đầu tư tài sản công
Lập lại trật tự về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước hết là nhà làm việc và ôtô con Cần lưu ý là tiêu chuẩn, định mức phải thực tế, có tính khả thi, tránh lặp lại những thiếu sót đã gặp những lần trước đây Cần phải tính đến thực
Trang 74
Việc chuyển giao nhà đất từ cơ quan kinh doanh sang cơ quan tài chính là, nhằm tập trung đầu mối, nhưng cần xem xét kỹ lưỡng Việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý tài sản công trong khu vực kinh doanh về Bộ Tài chính đang có nhiều ý kiến
để nghị xem xét lại, mà đây mới chỉ là chuyển giao nhiệm vụ không phải chuyển giao tài sản như kiến nghị về tài sản công Chúng tôi thấy phân vần về kiến nghị này
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đề tài còn một số tồn tại chính sau đây cần
được hoàn thiện :
- Còn mô tả tình hình nhiều, ít có bình luận, nhận xét về tình hình nêu ra nên sức thuyết phục không cao
- Còn một số ý kiến chưa chuẩn xác như tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi (trang 7), nếu như đất bị bạc màu, nước và không khí bị ô nhiễm thì sao
- Giá trị tài sản công là 170 ngàn tý, trong đó đất là 120 tỷ lớn gấp 2 lần giá trị tài sản trong doanh nghiệp (trang 97) Thực tế hiện này là nguyên giá tài sản trong doanh nghiệp là 118 ngà: tỷ, cộng 30 ngàn tỷ giá trị đất là gân 150 ngàn tỷ Đó chưa
kể giá trị tài sản một số ngành chưa tính đủ như điện
Tóm lại : Đề tài đã đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, tư liệu phong phú, nghiên cứu công phu, nhiều kiến nghị có tính khả thi, góp phần đưa công tác quản lý tài sản công từng bước đi vào nề nếp :
Đề tài xứng đáng được đề nghị Hội đồng nghiệm thu, đạt loại khá./
Hà nội, ngày 7 tháng 10 năm 1997
a
_ ee
PTS Tran Cong Bay
TONG CUC TRUGNG
TONG CUC QUAN LY VON VA TAI SAN ,
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP |
—_—
Trang 8NHAN XET CONG TRINH NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO
Dé tài: * 7đ CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẦN 1Ý ĐỤ SÂN CONC TRONC _ ẤHU VỊC MANE CHÍNH 6ƒ NGHIỆP” do đồng chí Phạm Đức Phong, PTS, Cục trưởng Cục quản lý công sản làm chủ nhiệm
Tài sản công nói chung và tài sẵn công khu vực HCSN nói Tiêng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nước ta Tài sản công khu
vực HCSN là phương tiện vật chất thiết yếu tạo điều kiện cho cdc co quan Nha nước thực chức năng quản lý kinh tế - xã hội, các đơn vị sự nghiệp, lực lượng
vú trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức
xã hội - nghề nghiệp hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát: triển nguồn lực con người Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước XHCN, công tác quản lý tài sản công nói chưng, quản lý chung tài sản công khu vực HCSN nói riêng đã cố những bước tiến đáng kể Tuy nhiên tài sản công còn bị sử dụng lãng phí nghiêm trọng, chế độ quản lý tài sản công khu vực HCSN còn những tồn tại
và hạn chế lớn cần sớm được khắc phục và hoàn thiện Vì vậy, ban chủ nhiệm công trình chọn đề tài nói trên để nghiên cứu là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn và lý luận hiện nay
Mục đích và đối tượng nghiên cứu đã được tập thể tác giả xác định đúng đắn, phù hợp với tên của công trình
Phương pháp nghiên cứu dam bảo xem xét được một cách tổng hợp và
Trang 9lý tài sản công khu vực HCSN; thực trạng công tác quản lý tài sản công khu vực HCSN và kinh nghiệm của một số nước Từ đó, tập thể tác giả đã đề xuất được đúng đắn phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công khu vực HCSN ở nước ta
Công trình nghiên cứu có kết cấu khoa học, hợp lý Cụ thể, ngoài phần
mở đầu và kết luận, công trình gồm có 3 chương
Chương]: Một số vấn đề cơ bản về tài sẵn công và tài sản công trong
khu vực HCSN được trình bầy trong 45 trang, từ trang 4 đến trang 48
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý tai san công và tài sản công
trong khu vực HCSN của nứoc ta trong những năm qua được trình bày trong 42 trang,từ trang 49 đến trang 90
Chương 3: Vhững kiến nghị và biện pháp để hoàn thiện cơ chế quản
lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, được trình bày trong 20 trang , từ trang 91 đến trang 110
Trong chương T tập thể tác giả đã giải quyết được một cách chính xác, khoa học một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Tài sản công nói chung đã đượo xem xét một cách đúng mức, nhằm giúp cho việc nghiên cứu cơ chế quản lý tài sản công khu vực HCSN được đầy đủ ,toàn điện trong hệ thống quản lý tài sản công
Trong phạm vi 3 trang ,tập thể tác giả đã phân tích và đưa ra được khái
niệm về tài sản công, phản ánh đầy đủ các tài sản công mà Hiến pháp năm
1992 và các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta đã thể chế hoá, đồng thời cũng nêu được những đặc trưng chung mà tài sản công ở mọi chế độ xã hội đều có
Qua hơn 4 trang, tài sản công đã được phân loại theo các tiêu thức : "thời
gian sử dụng", "giá trị bằng tiền", "khả năng khai thác", "nguồn hình thành",
"đối tượng quản lý và sử dụng, tài sản" Với những cách phân loại đó, người ta
Trang 10có thể nhận biết được từng loại tài sản và có biện pháp quảnlý, sử dụng chúng
một cách tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là cách phân loại sau cùng
Từ trang 10 đến trang l6, tập thể tác giả phân tích đã làm nổi bật được vai trò của tài sản công trong đời sống kinh tế, Đó là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội; là nguồn vốn tiểm năng cho đầu tư phát triển
Với gần 4 trang phân tích, tác giả đã làm rõ được "Nhà nước có chủ
quyền đối với tài sản quốc gia, đồng thời là người đại diện của chủ sở hữu của tài sản công" Nhà nước giao cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh tế Nhà nước, sử dụng tài sản công Quyền sở hữu và quyển sử dụng tài sản công không hoàn toàn gắn với nhau Vì vậy, để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công, Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài sản công Nhà nước phải xây dựng các văn bản pháp luật vé tai sản công; sử dụng các cơ chế kinh tế để quản lý tài sản công; phải phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quản lý giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản
Cơ chế tài chính trong quản lý tài sản công được xem xét từ trang 20 -
25 Các công cụ tài chính NSNN, thuế và kế toán được phân tích rõ ràng, NSNN, một mặt đảm bảo nguồn vốn để đầu tư phát triển những tài sản công quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà, mặt khác còn giữ vai trò quản lý nguồn vốn đầu tư cho sự phát triểnvà khai thác sử dụng tài sản công
có hiệu quả Với công cụ thuế, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công; kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng tài sản công Kế toán là công
cu phan ánh, theo đõi đầy đủ và chính xác tài sản công, giúp cho Nhà nước có căn cứ để quản lý tài sản công
Thứ hai: Phạm vị, đặc điểm, vai trò của tài sản công khu vực hành
chính sự nghiệp.
Trang 11Từ trang 25 - 27, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp đã được
xác dịnh rõ gồm hai loại chính là bất động sản và động sản Nhưng không phải tất cả mọi tài sản khu vực hành chính sự nghiệp đều được tính vào phạm
ví áp dụng cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp Một số nước lấy giới hạn giá trị bằng tiền để xác định tài sản công nói chung và tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng Một số nước khác phạm vi tài sản công được quy định trong Bộ luật tài sản công Ở nước ta, phạm vi tài sẵn công chưa được thể chế bằng văn bản pháp luật Vì vậy, tập thể tác giả đã đưa ra ý kiến rất hợp lý là hiện tại tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp chỉ nên giới hạn ở các tài sản dưới dạng hiện vật và là TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp được quy định trong "Chế độ quản lý, sử đụng và tính hao mòn TSCĐ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp" theo quyết định số 351TC/QD/CDKT ngay 22 tháng 05 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính Qua gần 8 trang tiếp theo, đặc điểm của tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp đã được phân tích đầy đủ Tất cả tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp đều được đầu tư xây dung, mua sắm bằng nguồn vốn NSNN;
sự hình thành và sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp phải phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ quan HCSN; vén đầu tư xây dựng và mua
sắm tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp không thu hồi được trong quá trình sử dụng
Vai trò của tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp đã được làm nổi bật (phân tích trong 6 trang) Đó là phương tiện vật chất không thể thiếu cho hoạt động của các đơn vị HCSN; chúng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; là điều kiện vật chất để phát triển nguồn lực con người
Thứ ba: Kinh nghiệm quản lý tài sản công của một số nước trên thế giới.
Trang 12Mot số vấn để cơ bản về quản lý tài sản công ở Trung Quốc, Han quốc
và Pháp đã được trình bày từ trang 30 đến trang 46
Kinh nghiệm của các nước về quản lý tài sản công và khả năng được vận dụng vào nước ta được nêu trong gần hai trang tiếp theo Ở các nước, tài sản công đều thuộc sở hữu Nhà nước; bao gồm bất động sản và tài nguyên,
đất; chỉ giao cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước sử dụng hoặc
dùng cho mục đích công cộng.[ Đất nông nghiệp, đất rừng, có thể giao cho
hộ gia đình sử dụng thì sao ?] Ở các nước, Nhà nước đều quản lý tài sản công bằng pháp luật, mức cao là Luật tài sản công Thực hiện định giá tài sản công, định kỳ và hàng năm thống kê tài sản công Cơ quan quản lý tài sản công phải giúp Nhà nước quyết định việc mua sắm, sửa chữa tài sản công và điều động tài sản công
Chương 2 đã giải quyết các nội dụng sau:
Thứ nhất: Quá trình hình thành, phát triển và cơ chế quản lý tài sản
công khu vực hành chính sự nghiệp
Trong phạm vi 4 trang, trên cơ sở điều tra các đơn vị HCSN năm 1995 của Tổng cục thống kê, các nguồn hình thành bất động sản khu vực hành chính sự nghiệp đã được nêu ra một cách đầy đủ, Đến nay, có một 106.527 cơ quan HCSN (không kể an ninh, quốc phòng với bất động sản trị giá khoảng 170.000 tỷ đồng (đất: 100.000 ha đến 120.000 ha, trị giá 120.000 tỷ đồng; nhà: 113.000.000 m”, trị giá 50.000 tỷ đồng) Chúng được hình thành từ nhiều thế hệ Nhà nước để lại và trực tiếp thu từ chính quyền cũ; đo cải tạo
XHCN các thành phần kinh tế; quản lý các cơ sở vắng chủ; tổ chức, cá nhân
tặng; NSNN đầu tư xây dựng mới; từ nguồn khác
Bình quân mỗi cơ quan HCSN chỉ có 500 triệu đồng động sản (phần tài sản động sản được trình bày trong 2 trang), nhưng phần lớn đều được mua từ
sau năm 1990.
Trang 13Tai san công khu vực hành chính sự nghiệp được mở rộng dần về quy
mô và.ngày càng hiện đại hơn
Quá trình hình thành cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp được nêu trong 19 trang Từ năm 1945 đến 1975, tài sản công được quản lý thông qua việc thực hiện các chỉ thị, văn bản mang tính chỉ đạo, hướng dẫn do thực tế đặt ra; chưa có điều kiện xây đựng và hoàn thiện chế độ quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, quy định nhằm quản lý có hiệu quả tài sắn
công khu vực hành chính sự nghiệp, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các đơn vị sử dụng tài sản Tuy vậy, tập thể tác giả đã cho chúng ta thấy rõ chế độ quản lý tài sắn công khu vực hành chính sự nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại lớn
Thứ hai: Thực trạng quân lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp được trình bày trong phạm vi 10 trang
Về bất động sản, công trình nghiên cưú đã vạch rõ: Chúng ta mới nắm được qua kê khai trên 30% số lượng nhà, đất khu vực hành chính sự nghiệp
ứng với khoảng 25% giá trị tài sản hiện có Phổ biến là hể sơ xây dụng nhà đất không có đủ hoặc thất lạc Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà trụ sở làm việc của các
cơ quan HCSN nhìn chung là thấp, chất lượng kém Nhà trụ sở làm việc của
các cơ quan HCSN chưa thống nhất về tiêu chuẩn diện tích làm việc cho mỗi cần bộ nhân viên Nói chung, các cơ quan tự định đoạt sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc, tự quyết định việc sử dụng đất thuộc cơ quan mình
Tài sản là động sản khu vực hành chính sự nghiệp ước khoảng 50.000 tỷ
đồng Ô tô con chúng ta mới nắm được 13.313 chiếc với giá trị còn lại 1.825
tỷ đồng Số xe ô tô cơ quan tài chính nắm được ước khoảng 40% số xe hiện
có Công trình đã chỉ rõ: ô tô con và trang thiết bị các cơ quan HCSN phần lớn
được mua trong những năm gần đây, có trình độ kỹ thuật tiến bộ nhiều so với
Trang 14thời kỳ trước Việc mua sắm ô tô các ngành, các cấp không theo tiêu chuẩn, định mức mà tuỳ vào khả năng kinh phí từng đơn vị Tài sản chưa được theo
dõi đầy đủ cả về giá trị và hiện vật
Thứ ba: Tù trang 80 đến trang 90, công trình đã phân tích và chỉ rõ được những tổn tại chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài sản công khu vực hành
chính sự nghiệp:
- Thiếu hệ thống cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự
nghiệp phù hợp với tình hình hiện nay
- Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công tuỳ thuộc vào khả năng kinh phí của đơn vị dẫn đến nhiều điều không hợp lý
- Quỹ nhà, đất do các cơ quan HCSN quản lý sử dụng đã và đang chuyển dần thành nhà ở và cơ sở sản xuất kinh doanh
- Từ nhiều năm nay, kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản công khu VỤC hành chính sự nghiệp được tính theo đầu biên chế và quỹ lương của từng cơ quanvà tính gộp vào định mức chỉ thường xuyên là rất bất hợp lý
- Khi đăng ký quyền sử dụng nhà, đất, ô tô, tàu, thuyển, cơ quan HCSN
phải nộp lệ phí trước bạ là không hợp lý
- Chế độ hạch toán theo dõi quản lý tài sản công khu vực hành chính sự
nghiệp chưa được hoàn thiện
Trong chương 3, công trìnhđã phân tích và làm rõ các nội đung sau:
Thứ nhất: Yêu cầu quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản
công khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng đã được phân tích trong phạm vi
3 trang Quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu: Khẩn trương nắm chắc và đầy đủ mọi tài sản công hiện có ở khu vực này; khẩn trương từng bước xây dựng chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng từng loại tài sản công phù hợp với từng lĩnh vực HCSN; nâng cao trách
Trang 15nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công -
Thứ hai: Từ trang 94 đến trang 97, tập thể tác giả đã nêu và phân tích
rõ những quan điểm cơ bản về quản lý tài sản công trong khu vực hành chính
sự nghiệp Phải coi tài sản công là nguồn tài sản - tài chính tiềm năng sử dựng
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Phải coi việc đầu
tư xây dựng tài sản công nói chung và tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng là sự đầu tư cho phát triển Phải quán triệt quan điểm tiết Kiệm và hiệu quả
Thứ ba: Trong 14 trang tiếp theo, tập thể tác giả phân tích đưa ra được
những kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm từng bước tăng cường và hoàn
thiện cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
Theo tập thể tác giả , những vấn để chung về cơ chế quản lý tài san công khu vực hành chính sự nghiệp gồm:
- Phải thực hiện phân loại tài sản Có nhiều tiêu thức phân loại, nhưng phân loại theo công dụng và đối tượng quản lý, sử dụng của từng loại tài sản
là cách phân loại tốt nhất giúp xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý tài sản
công khu vực hành chính sự nghiệp Công trình đã phân loại chi tiết tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp theo tiêu thức này
- Phải quy định rõ phạm vi quản lý tài sản, tức là quy định rõ nội dung quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp quản lý tài sản Tập thể tác giả
đã kiến nghị về nhiệm vụ quản lý tài sản của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ,
ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị HCSN một cách đúng đắn, phù hợp
tình hình hiện nay Tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp cần chia làm hai loại để quản lý Một loại phải đăng ký với cơ quan tài chính Nhà nước (cơ quan tài chính Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ từ khi đầu tư, mua sắm đến sử
Trang 16dụng, điều chuyển, thanh lý) Một loại do đơn vị sử dụng theo đối nhưng hàng năm phải báo cáo cơ quan tài chính Nhà nước
- Từng bước xây dựngvà hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công khu vực
hành chính sự nghiệp (những quy định về đầu tư, mua sắm, trang bị mới tài
sản; những quy định về khai thác, sử dụng tài sản, những quy dinhvé tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản; những quy định về thanh lý tài sản,
xử lý tài sản không cần dùng; những quy định về nhiệm vụ và quyền hạn quản
lý tài sản của các ngành, các cấp, các đơn vị HCSN )
Chúng tôi cho rằng những kiến nghị và giải phấp cụ thể mà công trình
đã đưa ra là hoàn toàn logic, phù hợp với cả quá trình nghiên cứu từ chương
một cho đến chương hai và chương ba Những kiến nghị và giải pháp này
mang nội dung khoa học và thực tiễn sâu sắc, có tính khả thi cao:
- Thực hiện tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản công khu vực hành chính ,
sự nghiệp
- Thực hiện đổi mới hệ thống chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp Cụ thể, tập thể tác giả đã kiến nghị:
+ Nhà nước sớm ban hành một văn bản cấp Chính phủ để thực hiện thống nhất quân lý tài sản công, tạo điều kiện xây dựng các văn bản quản lý các loại tài sản cụ thể
+ Chuyển nhiệm vụ và quyền bạn thẩm định đầu tư XDCB các công trình khu vực hành chính sự nghiệp từ cơ quan Kế hoạch sang cơ quan Tài
chính và xác định thẩm quyền quyết định đầu tư gắn với chức năng quản lý tài sản,
+ Phải thực hiện thẩm định dự toán chỉ mua sắm, sửa chữa ô tô, phương
tiện vận tải và trang thiết bị của cơ quan HCSN Việc thẩm định đó là nhiệm
vụ và quyền hạn của cơ quan Quản lý công sẵn.
Trang 17+ Chính phủ sớm ban hành chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
+ Nhà nước cần ra quyết định chuyển ngay toàn bộ nhà, đất (trừ nhà ở)
thuộc sở hữu Nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp hiện do các công
ty kinh doanh nhà quản lý sang cơ quan Tài chính quản lý,
+ Không thu lệ phí trước bạ đối với việc đăng ký tài sản là nhà, đất của đơn vị HCSN và đối với việc chuyển tài sản trong nội bộ khu vực hành chính
sự nghiỆp
Tóm lại, công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về mặt lý
luận và thực tiễn Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Bước đầu làm rõ một số vấn đề cơ bản về tài sản công và tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
- Đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lý tài sản công khu vực hành
chính sự nghiệp
- Kiến nghị, để xuất được một số vấn đề cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
Chúng tôi chỉ xin trao đổi hai vấn đề nhỏ:
1 Trong chương đầu, tập thể tác giả đã chỉ rõ: công tác tài sản công phải được theo đõi từ các đơn vị sử dụng; đồng thời phải có cơ quan kế toán tái sản công chung cả nước Công tác đó ở tất cả các nước đều do Bộ Tài chính thực hiện Ở nước ta, chưa có cơ quan làm kế toán tài sản công chung cả nước Tuy vậy chương hai và ba lại không đề cập đến điều này nữa
Trong cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp có lẽ cần phải đề cập đến cả vấn đề bộ máy của cơ quan công sản và vấn đề công tác cán bộ của cơ quan này
2 Về cách trình bày, có lẽ công trình còn vài sơ xuất nhỏ
- Chưa phân biệt ý nghĩa của các từ ' đề tài” và "công trình”.
Trang 18- Lời mở đầu có nói đến chương một, chương hai, chương ba nhưng phần nội dụng lại là phần một, phần hai, phần ba
- Cuối cùng là "kết luận", nhưng trong công trình lại là ” kết luận và
kiến nghị "
- Trang 76 có dẫn tỷ lệ (%) nhà làm việc hai tầng trở lên, cao nhất là Bộ Ngoại giao (71,4%), trong khi đó ở trang 75, tỷ lệ này của Văn phòng Trung Ương Đảng còn cao hơn (77,7%)
Hà nội, ngày 04 tháng 10 năm 1997
NGƯỜI PHẢN BIỆN
Ham /vv2—
Phạm Văn Ki hoạn
PTS, Trưởng bộ môn Tài chính công
Trường Đại học Tài chính - Kế toán xác nhận chữ ký trên của đồng chi Pham Văn Khoan là đứng
Hà nội, ngày 04 tháng 10 năm 1997, Z5 7 TT HƯỚNG nu ỖNg, of
aN HAH CHINK
Trang 19
BO TAI CHINH
TOM TAT DE TAI
TAI SAN CONG VA CG CHE QUAN LY TAI SAN CONG
TRONG KHU VUC HANH CHINH SU’ NGHIEP
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PTS Phạm Đức Phong Cục trưởng Cục Quản lý công san
THƯ KÝ ĐỀ TÀI
PTS Nguyễn Văn Xa Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản
HÀ NỘI THÁNG 7 - 1997
Trang 20
BO TAI CHINH
TAI SAN CONG VA CG CHE QUAN LY TAI SAN CONG
TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰNGHIỆP
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm:
PTS Phạm Đức Phong Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính
Thư ký:
PTS Nguyễn Văn Xa Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính Các thành viên:
Trần Quốc Tế Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính
Lê Ngọc Khoa - Trưởng phòng - Cục Quản lý công sản,
Bộ Tài chính Trần Đình Hạnh - Phó Trưởng phòng - Cục Quản lý công sản,
Bộ Tài chính
Trang 21
LOI M6 DAU
Tài sản công nói chung và Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn tài chính tiểm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; như Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: "Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân" Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng tài sản công Song Nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng toàn bộ tài sản công, tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, các tổ chức kinh tế trực tiếp quản lý sử dụng; Như vậy, quyền sở hữu tài sản chưa hoàn toàn gắn với quyền sử dụng tài sản Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài sản công để buộc người được giao quyền sử dụng tài sản công có trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công, sử dụng tài sản công tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, môi sinh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tỉnh thần của nhân dân
Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công của đất nước do các cơ quan hành chính, cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng Cùng với sự phát triển của đất nước, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp được hình thành và phát triển từ buổi đầu thành lập Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà kế thừa tài sản của các Nhà nước trước và tiếp thu trực tiếp của chính quyền cũ để lại Nhà nước ta thực hiện quản lý tài sản công nói chung và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng trên cơ sở chế độ sắn có như một lẽ đương nhiên,
Trang 22công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh, các văn bản mang tính chỉ đạo hướng dẫn là chủ yếu nhằm đáp ứng những vấn dé có tính chất thời sự do thực tế đặt ra; cơ chế quản lý tài sản công chưa được xây dựng đã dẫn đến sự buông lỏng quản lý, làm suy giảm tiềm lực tài chính, làm nghèo đất nước
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước, trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những
bước phát triển tiến bộ với tốc độ ổn định và quy mô ngày một lớn, đòi hỏi một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển Tài sản công nói chung và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng phải được quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhằm biến nguồn lực tiềm năng hiện có từ tài sản công trở thành nguồn lực tài sản - tài chính hiện thực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó, việc chọn đề tài "Tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp" để nghiên cứu
có ý nghĩa rất thiết thực mang tính thời sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn
Về mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tài này, nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ
sơ lý luận và thực tiễn về tài sản công nói chung và cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp; đồng thời có nghiên cứu cơ chế quản lý tài sản hiện có của Việt nam và một số nước đề kiến nghị, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở nước ta
Về đối tượng nghiên cứu:
Tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công nói chung là một đề
Trang 23nghiệp Tuy nhiên, tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nằm trong hệ thống quản lý tài sản công nói chung của nước ta; do đó, ngoài việc nghiên cứu một số vấn
để cơ bản về tài sản công, dé tài còn nghiên cứu một số vấn để Có tính chất chung nhất về cơ chế quản lý tài sản công, nhằm giúp cho việc nghiên cứu cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp được đầy đủ, toàn diện trong hệ thống cơ chế quản lý tài sản công nói chung ở nước ta
Về phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích; phương pháp xem xét lịch sử và phát triển, trên cơ sở các tư liệu, nguồn tài liệu hiện có về tài sản công, cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp và thực trạng công tác quản lý; đồng thời cũng nghiên cứu có tính chất tổng quát, đúc rút kinh nghiệm của một số nước Bằng phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa tư duy lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp phù hợp với thực tiễn nước ta
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung dé tài được trình bay
ở 3 chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
Chương I[: Thực trạng công tác quản lý tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp của nước ta trong những
năm qua
Chương I]I: Những kiến nghị và biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp |
Trang 24PHAN I
MOT SO VAN DE CO BAN VE TAI SAN CONG VA TAI SAN
CONG TRONG KHU VUC HANH CHINH SUNGHIEP
I- Tài sẵn công nói chung
1- Khái niêm tài sản công
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn lực nội sinh của mình đó là tài sản quốc gia Tài sản công là một bộ phận của tài sản quốc gia, Nhà nước là người chủ sở hữu tài sản công Tài sản công ở nước ta đã được Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự ban hành ngày 25/10/1995 và các văn bản pháp luật khác quy định
Căn cứ vào quy định của Pháp luật hiện hành, tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của Pháp luật, đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thêm lục địa và vùng trời
Khái niệm tài sản công trên đây tuy mang tính chất diễn giải, song về cơ bản đã phản ánh đầy đủ các loại tài sản công được thể chế hóa trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật khác hiện hành ở nước ta
2- Phân loại tài sản công
Tài sản công có thể được phân loại theo các tiêu thức: theo thời hạn sử dụng, theo giá trị, theo khả năng khai thác, theo nguồn hình
Trang 253- Vai trd của tài sản công trong đời sống kinh tế
Tài sản công có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Về mặt kinh tế, tài sản công có các vai trò chủ yếu Sau:
Một là: Tài sản công là yếu tế cơ bản của quá trình sản xuất xã hội
Tài sản công có loại đóng vai trò là tư liệu lao động nhưng có loại đóng vai trò là đối tượng lao động là hai yếu tố vật chất của quá trình sản xuất xã hội; đặc biệt, ở những nước giàu tài nguyên khoáng sản là điều kiện vật chất quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển
Hai là: Tài sản công là nguồn vốn tiểm năng cho đầu tự phát triển
Vốn là yếu tố quan trọng cho đầu tư phát triển Tiềm năng vốn
từ tài sản công được khai thác trên hai phương diện: Ở phương diện
thứ nhất; tài sản, nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ được khai thác từ
tài sản công đưa vào sản xuất, đây là nguồn tài chính tiềm năng được thể hiện dưới dạng hiện vật Ở phương tiện thứ hai: tài sản công là tư liệu lao động là phương tiện nâng cao năng suất lao động tạo ra giá trị sản phẩm mới ngày càng lớn, là tiền để vật chất trực tiếp để tăng quy
mô vốn đầu tư
4- Vai trò của Nhà nước đối với quản lý tài sản công
Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, nhưng quyền sở hữu lại chưa gắn với quyển sử dụng; do đó, Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công để buộc tổ chức được giao sử dụng tài sản công có trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công, sử dụng tài sản công tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh
Trang 26tế, xã hội, bảo vệ môi trường, môi sinh Dé thực hiện quản lý tài sản công Nhà nước phải:
Một là: Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật về tài sản
Hai là: Sử dụng cơ chế kinh tế để quản lý tài sản công
Ba là: Phải phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quản
lý tài sản giữa cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện sự quản lý Nhà nước với cơ quan trực tiếp quản lý sử dụng tài sản
_ Cơ quan đại diện Nhà nước quản lý tài sản công ở nước ta theo
Luật Ngân sách nhà nước đã quy định: Bộ Tài chính có trách nhiệm
và quyền hạn tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản Nhà nước (tài sản công)
5- Cơ chế tài chính trong quản lý tài sản công
Cơ chế tài chính nằm trong hệ thống đòn bẩy kinh tế được Nhà nước sử dụng để quản lý tài sản công gồm các công cụ chủ yếu sau:
/ Ngân sách nhà nước: vừa được sử dụng để hình thành phát triển và khai thác, sử dụng tài sản, vừa được sử dụng để phân phối nguồn giá trị tài sản công phục vụ cho đầu tư phát triển
3⁄ Thuế: Thuế vừa là công cụ để động viên các nguồn thu từ tài sản công, vừa là biện pháp thúc đẩy sử dụng tài sản công tiết kiệm và
có hiệu quả
đ( Kế toán tài sản công: Kế toán là công cụ phản ánh, theo đối đầy đủ và chính xác số lượng, giá trị tài sản công; giúp Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả của việc quản
Trang 27II- Phạm vỉ, đặc điểm, vai trò của tài sản công khu vực hành
chính sự nghiệp
1- Pham vi tai san c6ng khu vuc hanh chinh su nghiép
Tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) bao gồm những tài sản là phương tiện vật chất phục vụ cho viẹc thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước, các hoạt đông sự nghiệp và các hoạt động khác của các cơ quan HCSN Tài sản công khu vực HCSN thuộc hai loại: động sản và bất động sản được giới hạn ở một số loại tài sản nhất định theo quy định của pháp luật Tài sản công khu vực HCSN dưới dạng vật chất gồm: đất, đất và nhà cùng các vật kiến trúc khác gắn lién với đất, vật nuôi, vườn cây, các trang thiết bị và phương
tiện phục vụ hoạt động công tác
2- Đặc điểm của tài sản công khu vực hành chính sư nghiên Tài sản công khu vực HCSN bao gồm nhiều loại khác nhau, do nhiều cơ quan sử dụng vào các mục đích khác nhau, nhưng đều có chung những đặc điểm sau:
Một là: Tài sản công khu vực hành chính sư nghiêp đều được đầu tư xây dưng, mua sắm bằng nguồn vốn của Ngân sách nhà nước Ngay cả đất đai, tài nguyên các cơ quan hành chính sự nghiệp muốn
sử dụng cũng phải đầu tư cho công tác khảo sát, thăm đò, đo đạc, san lấp hoặc đền bù khi thu hồi đất v.v các tài sản công có được từ nguồn viện trợ không hoàn lại, cho, biếu, hiến, tặng, đánh rơi, bỏ quên, vô chủ v.v cơ quan HCSN muốn sử dụng đều phải do Ngân sách nhà nước thu vào (ghi thu) sau đó xuất ra (ghi chỉ)
Hai là: Sự hình thành và sử dung tài sản công khu vưc HCSN
phải phù hợp với chức năng, nhiêm vu của cơ quan hành chính sư nghiệp.
Trang 28Hoạt động của mỗi cơ quan HCSN đều nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; do đó, tài sản công với vai trò là phương tiện vật chất phục vụ thực hiện chức năng của cơ quan được hình thành (đầu tư, xây dựng, mua sắm) và sử dụng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan:
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, tài sản công là công sở, phương tiện vận tải, các trang thiết bị và phương tiện văn phòng được hình thành và sử dụng tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và số lượng biên chế;
- Đối với cơ quan sự nghiệp, tài sản công không chỉ gồm có phương tiện phục vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước mà còn bao gồm các tài sản chuyên dùng phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp Tài sản phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp không chỉ tùy thuộc vào lượng biên chế mà chủ yếu tùy thuộc vào đối tượng phục
vụ, mục tiêu hoạt động, nghiên cứu của cơ quan v.v
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tài sản công chỉ đơn thuần là phương tiện để tổ chức này thực hiẹn chức năng quản lý hành chính của tổ chức
Ba là: Vốn đầu tư xây dưng và mua sắm tài sản công khu vực
hành chính sư nghiệp không thu hồi được trong quá trình sử dung tài
sản
Tài sản công khu vực HCSN là những tài sản sử dụng trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, trong quá trình sử dụng không tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, không chuyển giá trị hao mòn vào giá thành của sản phẩm mới để hình thành bộ phận giá trị mới; do
đó, sự hao mòn này không thu hồi được Xuất phát từ đặc điểm này, Nhà nước phải thực hiện quản lý tài sản công bằng các biện pháp hành chính; quy định chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng
Trang 293- Vai trò của tài sản công khu vực hành chính sư nghiệp
Tài sản công khu vực HCSN có những vai trò chủ yếu sau:
3.1⁄Là phương tiên vật chất không thể thiếu được đối với hoat
động của các cơ quan, tổ chức khu vực hành chính su nghiép
Mọi cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan Nhà nước hay hệ thống tổ chức chính trị, xã hội muốn hoạt động đều phải có phương tiện vật chất như trụ sở làm việc, trang, thiết bị và phương tiện làm việc, phương tiện vận tải v.v do Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần (đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp) đều thuộc tài sản công
3.2/ Tai sén công khu vực hành chính sư nghiệp góp phần thức đẩy tăng trưởng kĩnh tế
Vai trò này được thể hiện như sau:
Một là: Tài sản công là phương tiện vật chất phục vụ cho các cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, hoạch định chiến lược kinh tế, xã hội; tạo môi trường dẫn dắt, hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển
Hai là: Tài sản công là phương tiện vật chất phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ v.v nhằm nâng cao năng lực lao động của con người và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất là hai yếu tố có tác dụng trực tiếp đến năng suất lao động
3.3/ Tài sản công khu vực hành chính sư nghiệp là điều kiên vật chất để phát triển nguồn lực con người
Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất xã hội, như Lê nin đã chỉ ra: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân
Trang 30loại là công nhân, người lao động" Tài sản công khu vực HCSN là phương tiện vật chất chủ yếu phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo, bảo vệ gìn giữ và nâng cao thể lực con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồ duỡng nhân tài cho đất nước tất cả những lĩnh vực
đó đều nhằm phát triển nguồn lực con người
IH- Kinh nghiệm quản lý tài sản công của một số nước trên
thế giới
1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý tài sản công ở môi số nước
Đề tài đã nghiên cứu tài liệu, báo cáo kết quả khảo sát về quản
lý tài sản công tại các nước Trung quốc, Hàn quốc và Pháp để rút ra một số vấn đề cơ bản như sau:
Ở Trung Quốc: Nhà nước thông qua Cục tài sản Quốc hữu để thực hiện thống nhất quản lý tài sản quốc hữu gồm các nội dung: Xây dựng pháp luật về quản lý tài sản công, tổ chức quản lý, kiểm tra tình hình tăng giảm tài sản, đại diện chủ sở hữu tài sản công dùng trong doanh nghiệp, định giá tài sản, tổng hợp thống kê tài sản công của cả nước
Ở Hàn Quốc: Chính phủ thông qua cơ quan quản lý tài sản quốc hữu trực thuộc cơ quan tài chính để thực hiện vai trò chủ sở hữu và quản lý tài sản công với các nội dung chủ yếu gồm: xây dựng pháp luật về quản lý tài sản, quyết định chỉ đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản; thực hiện điều động tài sản, định giá tài sản v.v tổng hợp thống kê tài sản công trong cả nước
Ở Pháp: Nhà nước thông qua cơ quan quản lý tài sản công các cấp thực hiện quản lý tài sản công với các nội dung:chủ yếu gồm: xây dựng văn bản pháp luật về tài sản, thoả thuận giá mua, giá thuê và ký khế ước mua hoặc thuê tài sản, điều chuyển tài sản, trực tiếp quản lý
Trang 31bù, trưng dụng tài sản, định giá tài sản, tổng hợp thống kê tài sản
công
2 Kinh nghiệm của các nước về quản lý tài sản công và khả
năng vân dụng vào Viét Nam:
Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, đề tài rút ra một số nhận xét:
- Tuy các nước có chế độ xã hội khác nhau nhưng có chung quan niệm về phạm vi tài sản công: Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước; tài sản công bao gồm cả động sản, bất động sản và tài nguyên, đất; tài sản công chỉ giao cho cơ quan Nhà nước, doanh ngiệp Nhà nước và một bộ phận dùng cho mục đích công cộng, tài sản công giao cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác gọi là cổ phần của Nhà nước trong doanh nghiệp
- Nhà nước thực hiện quản lý tài sản công bằng pháp luật với mức cao là luật tài sản quốc hữu( tài sản công ) bên cạnh đó còn có các luật khác liên quan đến tài sản công như luật sơn lâm, luật địa chính, luật tái phát triển đô thị hợp thành hệ thống thống nhất quản
lý tài sản công của Nhà nước
- Định giá tài sản là một biện pháp quan trọng để thực hiện quản lý tài sản công
- Cơ quan quản lý tài sản công là cơ quan giúp Nhà nược quyết định việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa, điều động tài sản công
Trang 32PHAN II
THUC TRANG CONG TAC QUAN LY TAI SAN CONG TRONG KHU VUC HANH CHINH SUNGHIEP CUA NUGC TA
TRONG NHUNG NAM QUA
I- Quá trình hình thành, phát triển và cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
1- Quá trình hình thành tài sản công trong khu vực hành chính
sư nghiệp
Tổng giá trị tài sản công hiện có trong khu vực HCSN ước khoảng 220.000 tỷ đồng; trong đó, bất động sản khoảng 170.000 tỷ đồng, động sản khoảng 50.000 tỷ đồng Tài sản công trong khu vực HCSN được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Đo thừa kế từ các Nhà nước trước và tiếp thu trực tiếp của chính quyền cũ chuyển giao;
- Do thực hiện cải tạo các thành phần kinh tế;
Trang 332- Quá trình hình thành cơ chế quản lý tài sản công trong khu
vực hành chính sự nghiệp
4.1⁄ Về nhà, đậ† thuộc tu sở làm việc
Trải qua thời kỳ dài từ 1957 đến nay, cơ chế quản lý tài sản công là nhà, đất thuộc trụ sở làm việc đã hình thành như sau:
- Tuy chưa đầy đủ song đã quy định tiêu chuẩn diện tích nhà
làm việc bình quân cho cán bộ nhân viên;
- Đã quy định những nội dung cơ bản về chế độ quản lý nhà, đất thuộc trụ sở làm việc của cơ quan HCSN: phạm vi nhà làm việc, nhà công vụ, quy định về đăng ký tài sản, quy định về cấp mới, cải tạo, mở rộng, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhận, ban glao ở tầm văn bản của Bộ Tài chính;
- Những quy định về đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa nhà, đất trong khu vực HCSN được ban hành đầu tiên theo Quyết định số 354-TTg ngày 05/08/1957 của Thủ tướng Chính phủ, trải qua thời kỳ dài sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay đã hình thành với những nội dung cơ bản sau:
Một là: Quy định công tác chuẩn bị đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư tương tự như việc xem xét quyết định chủ trương mua sắm tài sản Thực hiện quản lý vốn đầu tư bằng dự án, tùy tính chất và quy
mô, dự án được chia thành 3 nhém A, B, C
Hai là: Việc thẩm định và cho phép xây dựng các công trình do
Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Bộ, ngành, các địa phương quyết định
Ba là: Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế quản lý vốn, bố trí vốn, quản lý và cấp phát vốn Ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước
Trang 34Bốn là: Việc xây dựng các công trình khu vực HCSN được đầu
tư chủ yếu bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước (trừ đơn vị không thuộc diện được thụ hưởng Ngân sách nhà nước); đồng thời huy động nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng
Năm là: Thực hiện đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị, tư vấn trong xây dựng cơ bản, giám định chất lượng xây dựng trong quá trình thi công
24V Về tài sản công là phương tiên đi lại, các trang thiết bị và phương tiên công tác
Trải qua thời kỳ dài từ năm 1960 đến nay, cơ chế quản lý tài sản công là phương tiện đi lại, các trang thiết bị và phương tiện làm việc đã được hình thành như sau:
- Tuy chưa đầy đủ và phù hợp thực tế, nhưng đã quy định được tiêu chuẩn sử dụng xe ôtô con, trang bị điện thoại tại nhà riêng đối với một số đối tượng cán bộ, một số loại hình đơn vị hành chính sự
Trang 35- Hồ sơ tài sản phần nhiều chưa đầy đủ đảm bảo cho việc quản
lý tài sản; việc theo dõi quản lý hiện vật bị buông lỏng, theo dõi và hạch toán trên sổ sách chưa đây đủ;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà thuộc trụ sở làm việc thấp, chất lượng kém, đặc biệt ở cấp xã, phường dẫn đến nhiều hiện tượng sử dụng lãng phí đất;
- Nhà thuộc trụ sở làm việc của các cơ quan HCSN chưa thống nhất về tiêu chuẩn diện tích làm việc cho mỗi cán bộ, nhân viên;
- Việc quản lý, sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp nhà thuộc trụ sở làm việc nhìn chung do cơ quan trực tiếp sử dụng định đoạt
1.2/ Về tài sản là dong sản: Thực trạng quản lý nổi lên một số
- Phân lớn số tài sản này được mua sắm trong những năm gần
đây đáp ứng được nhu cầu công tác, có trình độ kỹ thuật tiến bộ nhiều
so với trước, nhất là ở các cơ quan trung ương;
- Việc mua sắm tài sản chưa theo tiêu chuẩn, định mức mà tùy thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, của Bộ, ngành, địa phương;
- Tài sản chưa được theo dõi đầy đủ về hiện vật và giá trị, chưa giao trách nhiệm cho người trực tiếp sử dụng; việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa chưa được duy trì thành chế độ; Việc thanh, xử lý tài sản còn chạy theo từng vụ việc, chưa thành chế độ
IH- Những tôn tại chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
Công tác quản lý tài sản công tuy ngày một tiến bộ song đến nay trước yêu cầu đổi mới đã và đang bộc lộ những tồn tại cơ bản sau:
Trang 361- Thiéu_hé thống cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sư nghiệp phù hợp với tình hình thực tế hiên nay
Tồn tại này biểu hiện trên các mặt:
Một là: Mới có một số văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà làm việc, xe ô tô con phục vu công tác, trang bị điện thoại tại nhà riêng, nhưng còn một loạt vấn đề khác chưa được quy định như: Chế độ đầu tự mua sắm, chế độ quản lý trong quá trình sử dụng; tiêu chuẩn, định mức sử dụng của một số tài sản chưa bao quát hết đối tượng, chưa phù hợp thực tế, chưa phù hợp với đặc điểm của từng hoạt động sự nghiệp Chưa quy định thẩm quyền và chế độ điều động tài sản khu vực HCSN
Hai là: Chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng do thực tiễn đặt ra, cụ thể là: diện tích nhà làm việc chỉ mới quy định bình quân cho một cán bộ công nhân viên, chưa quy định phòng họp, hội trường, phòng khách ;tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô con cho các đơn vị sự nghiệp chưa cụ thể, chưa phù hợp thực tế, cá biệt quá khắt khe cũng sẽ dẫn đến tuỳ tiện Nhiều trang thiết bị và phương tiện làm việc mới xuất hiện chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ mua sắm, sử dụng Thẩm quyền quyết định đầu tư mua sắm tài sản không gắn với quyền tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản: Cơ quan tài chính được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý kiểm tra việc sử dụng tài sản, nhưng cơ quan kế hoạch lại là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xây dựng nhà thuộc trụ sở làm việc và các công trình khác của khu vực HCSN
2: Việc đầu tư xây dưng, mua sắm tài sản công tuỳ thuộc vào khả năng ngân sách của từng đơn vị dẫn đến nhiều bất hợp lý
Tổn tại này biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Trang 37Hai 1a: Nhiéu don vi sit dung quy nha, dat thudc trụ sở làm việc
để cho thuê lấy tiền tự chỉ tiêu không nộp ngân sách, ngược lại nhiều đơn vị thiếu phải đi thuê cũng phải dùng tiền ngân sách để trả tiền thuênhà -
Ba là: Cơ quan được ngân sách cấp đầy đủ hoặc được cơ chế lấy thu bù chi, có quỹ mua sắm thì khá đây đủ tài sản; ngược lại những
cơ quan mà khó khăn nguồn kinh phí thì thiếu thốn tài sản hoặc phải
sử dụng tài sản cũ, chất lượng và trình độ kỹ thuật thấp, thiếu tiền sửa chữa cải tạo
3- Quỹ nhà đất do các cơ quan HCSN_ quản lý, sử dung trong
những năm gần đây đã và đang chuyển dần thành nhà ở và cơ SỞ sản xuất kinh doanh
Tồn tại này biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Một là: Đến nay quỹ đất dùng cho khu vực HCSN vẫn chưa có con số chính xác và chưa có cơ quan nào nắm được Nhưng thực tế nhiều cơ sở đã và đang biến thành nhà ở của các hệ gia đình, cá nhân nhất là khuôn viên của các đơn vị sự nghiệp tiếp quản sau giải phóng hoặc được cấp đất trước 1993 nay không có nhu cầu sử dụng
Hai là: Nhiều cơ quan do giải thể, sáp nhập đã chuyển cho doanh nghiệp sử dụng hoặc phân phối cho cán bộ công nhân viên nhưng trên danh nghĩa vẫn do cơ quan quản lý, sử dụng; thực tế là Nhà nước không quản lý được
4- Kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản công khu vưc HCSN
được tính theo đầu biên chế và quỹ lương của từng cơ quan và tính gôp vào định mức chi thường xuyên là quá bất hợp lý kéo dài từ nhiều
năm nay
Tổn tại này biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
Trang 38Một là: Kinh phí mua sắm sửa chữa tài sản công được tính và cấp theo đầu biên chế và quỹ lương của số cán bộ công nhân viên của từng cơ quan sẽ dẫn đến trang bị tài sản giữa các đơn vị có đặc điểm
hoạt động khác nhau, có lượng tài sản khác nhau ngày càng tách biệt; Người có nhu cầu mua sắm, sửa chữa lại không có tiền, người không
cố nhu cầu cũng được cấp
Hại là: Kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản được tính theo biên chế và quỹ lương mà gộp vào mức chỉ thường xuyên của từng cơ quan
đã làm cho cơ quan tài chính Nhà nước buông long quan ly tai san trong khu vực HCSN Một thực tế của nghịch lý là quỹ nhà thuộc trụ
sở làm việc của cơ quan HCSN là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng hàng năm Ngân sách Nhà nướẻ vừa phải trả tiền thuê cho các Công ty kinh doanh nhà, vừa phải cấp kinh phí sửa chữa chung vào định mức chi thường xuyên của cơ quan HCSN; Nhà nước vừa phải trả tiền thuê nhà của chính mình, vừa phải bỏ tiên ra để sửa chữa Ở thành phố Hồ Chí Minh do thực hiện chuyển quỹ nhà này về Sở Tài chính quản lý nên chỉ tính riêng quý IV/1995 số tiền ngân sách cần chỉ ra sửa chữa nhà thuộc trụ sở làm việc ước khoảng hơn 7 tỷ đồng 5- Khi đăng ký quyền sử dung tài sản là nhà, đất, tàu thuyền, xe
ô tô cơ quan HCSN phải nộp lê phí trước ba là quá bat hop lý; Cơ chế này dẫn đến:
- Tạo thêm việc làm và chi phí không cần thiết làm tăng chi ngân sách Nhà nước kém hiệu quả;
- Không phù hợp với mục đích thu lệ phí trước bạ
6- Chưa hình thành chế đô hach toán, theo dõi quản lý tài sản
công trong khu vực HCSN, dẫn đến tình trang buông lỏng quản lý Chế độ hạch toán, theo dõi, quản lý tài sản cố định từ lâu nay
Trang 39Một là: Không xác định hao mòn tài sản trong quá trình sử dụng;
Hại là: Chưa quy định rõ ràng chế độ điều động tài sản khu vực HCSN, dẫn đến hai cách làm: Nhất nhất mọi việc đều báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước hoặc tự tiện tìm
cách điều chuyển, nhượng bán, thanh lý
Trang 40PHAN III
NHUNG KIEN NGHI VA BIEN PHAP NHAM HOAN THIEN CƠ
CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỤC HCSN
I- Yêu cầu quản lý tài sản công nói chưng và quản lý tài sản trong khu vực HCSN
Tài sản công với vai trò là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; công tác quản lý tài sản công trong thời gian tới phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Một là: Phải nắm chắc và đầy đủ những tài sản công hiện có và
các nguồn tài nguyên quốc gia, kiểm soát chặt chẽ tài sản, tài nguyên quốc gia của đất nước nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước
Hai là: Cân đối, bảo đảm nguồn vốn để khai thác, phát triển, bảo vệ tài sản, tài nguyên quốc gia
Ba là: Phải xây dựng chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản; chế độ và quy chế khai thác sử dụng tài nguyên quốc gia
Căn cứ yêu cầu chung trên đây, yêu cầu quản lý tài sản công khu vực HCSN là:
- Nam chắc tài sản hiện có; trước mất là nhà, đất, xe ô tô con các loại; thực hiện kiểm soát chặt chẽ quá trính xây dựng, mua sắm tài sản;