1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

78 753 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bất động sản có thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng ngắn thì tỷ suất sinh lợi càng cao và ngược lại; 2 Tồn tại mối tương quan ngược chiều c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM

ĐỖ NHƯ TIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN

LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS HỒ VIẾT TIẾN

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM

ĐỖ NHƯ TIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 3

MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3

1.1 Lý do chọn đề tài: 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 4

1.4 Ý nghĩa của đề tài: 5

1.5 Bố cục bài nghiên cứu: 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7

2.1 Cơ sở lý thuyết: 7

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 14

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu 27

3.3 Mô hình nghiên cứu: 28

3.4 Dữ liệu nghiên cứu: 32

3.5 Các bước phân tích mô hình nghiên cứu: 32

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

Trang 4

4.1 Mô tả thống kê: 36

4.2 Phân tích tương quan: 37

4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy: 42

4.3.1 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến) 42

4.3.2 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi) 44

4.3.3 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan) 46

4.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định: 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 60

5.1 Kết quả nghiên cứu và một số hàm ý: 60

5.1.1 Kết quả nghiên cứu: 60

5.1.2 Hàm ý: 61

5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: 63

5.2.1 Hạn chế: 63

5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải

ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới

Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng về dấu

Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến

Bảng 4.2 Bảng phân tích tương quan mô hình 1

Bảng 4.3 Bảng phân tích tương quan mô hình 2

Bảng 4.4 Bảng phân tích tương quan mô hình 3

Bảng 4.5 Bảng phân tích tương quan mô hình 4

Bảng 4.6 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 1

Bảng 4.7 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2

Bảng 4.8 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 3

Bảng 4.9 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 4

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định mô hình 1

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định mô hình 2

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định mô hình 3

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định mô hình 4

Bảng 4.14 So sánhkết quả bài nghiên cứu với các nghiên cứu trên thế giới

Trang 7

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét sự tác động của việc quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường mới nổi là Việt Nam Mẫu nghiên cứu bao gồm 37 công ty ngành bất động sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, kỳ quan sát tính theo năm Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy theo dữ liệu bảng bằng phương pháp hồi quy đa biến OLS Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định ý nghĩa của hệ số thống kê, kiểm định phương sai sai số không thay đổi, kiểm định vấn đề đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số

và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002)) Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ của chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và ba thành phần của nó là kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán tiền bình quân (AP) và kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), với biến đại diện cho tỷ suất sinh lợi (ROA) Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình hồi quy bốn biến kiểm soát là tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR), quy mô công ty (SIZE), tỷ số nợ (LEV), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) Bài nghiên cứu rút ra các kết luận quan trọng như sau:

(1) Tồn tại mối tương quan ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền bình quân (AR) và tỷ suất sinh lời (ROA) Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bất động sản có thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng ngắn thì tỷ suất sinh lợi càng cao và ngược lại;

(2) Tồn tại mối tương quan ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ suất sinh lời (ROA) Điều này có nghĩa là việc cố gắng rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng cải thiện tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp

Trang 8

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của các nghiên cứu quốc

tế khác nhau được thực hiện tại các thị trường khác nhau Do đó, các công ty ngành bất

động sản tại Việt Nam cần chú trọng đến hoạt động quản trị vốn luân chuyển để tạo ra

tác động tích cực lên tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp

Từ khóa: Quản trị vốn luân chuyển, chu kỳ luân chuyển tiền mặt, tỷ suất sinh

lời, hồi quy OLS, thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài:

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa tháng 12/2014, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 73.889 tỷ đồng Nếu dạo một vòng quanh các dự án bất động sản ở địa bàn TP.HCM, Hà Nội thì sẽ thấy còn rất nhiều dự án bỏ hoang, không người

ở hoặc không thấy có dấu hiệu khởi động lại Lượng hàng tồn BĐS trên thị trường có thể còn khá lớn

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn và thiếu hụt dòng tiền hoạt động, nhất là đối với ngành bất động sản thường có dòng tiền lớn và kỳ phải thu kéo dài hơn so với các ngành nghề khác Khi vốn và các khoản tín dụng dần cạn kiệt, khách hàng thanh toán chậm, nhà cung cấp thì không chấp nhận các khoản thanh toán trễ hẹn, thì cũng là lúc các doanh nghiệp nhìn lại chính sách quản trị vốn luân chuyển của mình

Việc quản trị vốn luân chuyển nhằm quản lý những tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn để chúng được duy trì ở một mức độ hợp lý Mục tiêu chính của quản trị vốn luân chuyển là duy trì mức tối ưu của các thành phần trong vốn luân chuyển như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ phải trả Thước đo phổ biến nhất của quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, là khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp bỏ tiền

ra mua nguyên vật liệu đến lúc doanh nghiệp bán thành phẩm thu tiền

Ngày nay, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp

đó phải biết sử dụng vốn một cách hiệu quả, đặc biệt là vốn luân chuyển Vốn luân chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lợi nhuận doanh nghiệp nhằm tối

đa hóa giá trị cho cổ đông Doanh nghiệp nào cũng đều muốn tối đa hóa tỷ suất sinh lợi Quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh vì quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng lớn đến tỷ suất sinh lợi

Trang 10

của các doanh nghiệp Việc nâng cao quản trị hiệu quả vốn luân chuyển có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự sống còn của các doanh nghiệp trong việc tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường Đây là vấn đề vô cùng bức thiết đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh

lợi là cần thiết Đó là lý do tôi thực hiện nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành bất động sản tại Việt Nam thông qua các biến số: chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân Bài nghiên cứu trên mẫu gồm 37 công ty ngành bất động sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Có tồn tại mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành bất động sản tại Việt Nam hay không?

+ Kết quả nghiên cứu thực hiện được có gì khác biệt so với các nghiên cứu khác?

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của Stata 13 Nghiên cứu dựa trên hồi quy theo dữ liệu bảng bằng phương pháp hồi quy đa biến OLS Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định ý nghĩa của hệ số thống kê, kiểm định phương sai sai số không thay đổi, kiểm

Trang 11

định vấn đề đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002))

Phạm vi nghiên cứu là 37 công ty ngành bất động sản được niêm yết trên TTCK Việt Nam, thời gian nghiên cứu từ năm 2010-2014, kỳ quan sát tính theo năm

Dữ liệu của các công ty được thu thập từ báo cáo tài chính lấy từ nguồn cafef.vn, cophieu68.vn mà các doanh nghiệp công bố đại chúng và tổng hợp tính toán bằng phần mềm Excell để cho ra kết quả các biến

Mô hình được xây dựng với các biến như sau:

Biến phụ thuộc: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Biến độc lập: kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ

thanh toán tiền bình quân (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)

Biến kiểm soát: tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR), quy mô công ty (SIZE), tỷ số nợ

(LEV), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

1.4 Ý nghĩa của đề tài:

Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành bất động sản Đây là cơ sở cho các nhà quản trị đưa ra quyết định quản trị nhằm hướng đến mục tiêu tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi như Việt Nam

Trang 12

1.5 Bố cục bài nghiên cứu:

Chương 1: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, bố cục bài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết:

Quản trị vốn luân chuyển:

Vốn luân chuyển là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp Vốn luân chuyển là một thước đo tài chính đại diện cho tính thanh khoản của một doanh nghiệp, tổ chức Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn luân chuyển được coi là một phần quan trọng trong nguồn vốn hoạt động Nếu tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn, điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang khó khăn và thiếu vốn luân chuyển, hay còn gọi là thâm hụt vốn luân chuyển

Một doanh nghiệp có khả năng thanh khoản thấp nếu tài sản của doanh nghiệp

đó không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt Việc quản trị vốn luân chuyển sao cho lớn hơn 0 là điều rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp vì để đảm bảo rằng doanh nghiệp đó có đủ dòng tiền có thể tiếp tục các hoạt động của mình và có đủ nguồn quỹ

để đáp ứng cả nợ ngắn hạn cũng như các chi phí vận hành trong chu kỳ kinh doanh sắp tới Quản lý vốn luân chuyển liên quan đến quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu

và các khoản phải trả

Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn bao gồm ba thành phần đặc biệt quan trọng:

 Các khoản phải thu (tài sản ngắn hạn);

 Hàng tồn kho (tài sản ngắn hạn);

 Các khoản phải trả (nợ ngắn hạn);

Bên cạnh việc xác định cấu trúc vốn tối ưu, quản lý vốn luân chuyển là một vấn đề rất được quan tâm trong tài chính doanh nghiệp vì nó có mối liên hệ mật thiết với khả năng sinh lợi, rủi ro và giá trị công ty Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh

Trang 14

nghiệp chủ yếu tập trung vào các quyết định tài chính dài hạn như cấu trúc vốn, chính sách cổ tức hoặc định giá công ty Tuy nhiên, các khoản đầu tư vào tài sản ngắn hạn lại chiếm phần lớn các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Do đó, quản lý vốn luân chuyển là một vấn đề rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì phần lớn tài sản của các doanh nghiệp này là tài sản ngắn hạn Tương tự, nợ ngắn hạn là một trong những nguồn tài trợ bên ngoài chủ yếu của các doanh nghiệp do những hạn chế về quy mô và khó khăn

về khả năng huy động trên thị trường vốn dài hạn Trong quản trị vốn luân chuyển, phần nợ ngắn hạn (phải trả trong vòng 12 tháng) là rất quan trọng Các loại nợ ngắn hạn phổ biến là các khoản vay ngân hàng và các dòng tín dụng

Một sự gia tăng trong vốn luân chuyển cho thấy doanh nghiệp đã tăng tài sản ngắn hạn (tăng các khoản phải thu hoặc các tài sản ngắn hạn khác) hoặc đã giảm nợ ngắn hạn hoặc một sự kết hợp của cả hai

Quản trị vốn luân chuyển có liên quan đến việc thiết lập chính sách quản lý vốn luân chuyển và thực hiện chính sách đó trong hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp Mục tiêu của quản lý vốn luân chuyển là để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể tiếp tục các hoạt động của mình và có dòng tiền đủ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn và các chi phí hoạt động trong thời gian sắp tới

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt:

Vấn đề chính trong quản lý vốn luân chuyển là các hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp, những hoạt động ngắn hạn này liên quan đến việc trả tiền mua nguyên vật liệu thô, sản xuất, bán sản phẩm và thu tiền từ việc bán sản phẩm

đó Một nguyên tắc của quản lý vốn luân chuyển là thu tiền càng nhanh càng tốt và trì hoãn các khoản phải trả cho nhà cung cấp càng lâu càng tốt, nguyên tắc này dựa trên khái niệm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của một doanh

Trang 15

nghiệp được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ đến khi thu được tiền

Cách quản lý vốn luân chuyển có thể tác động đáng kể lên cả dòng tiền và hiệu quả hoạt động của công ty Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của công ty bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ

từ bên ngoài với chi phí cao càng lớn Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí trong điều kiện doanh số của doanh nghiệp không đổi Như vậy, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng là một cách hữu dụng để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào vốn lưu động, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn so với phương pháp truyền thống là sử dụng tỉ số thanh toán hiện hành và tỉ số thanh toán nhanh vốn chỉ tập trung vào các giá trị cố định trên bảng cân đối kế toán

Chu kỳ chuyển đổi mặt có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp

Quản trị khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi

Quản trị khoản phải thu là một phương tiện để thu hút khách hàng mới Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi các điều khoản tín dụng chuẩn của họ để lôi kéo các khách

Trang 16

hàng mới và để giành được các đơn hàng lớn Việc mở rộng tín dụng có thể kích thích doanh thu tăng lên bởi vì nó cho khách hàng một khoảng thời gian để kiểm tra lại số lượng cũng như chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán Tín dụng thương mại cũng

là một cách giảm giá hữu hiệu, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng Tuy nhiên, điều đó có thể làm cho bộ phận tài chính của công ty phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và dòng tiền, làm tăng rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng nới lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách tín dụng chặt chẽ với kỳ hạn thanh toán hợp lý để cải thiện dòng tiền hoạt động và khả năng sinh lợi đồng thời không bị mất các khách hàng tốt Khi quyết định thời hạn bán chịu, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố như: rủi ro kinh doanh của khách hàng, khối lượng hàng mua và loại hàng hóa công ty bán cho khách hàng Doanh nghiệp có thể đề nghị một khoản chiết khấu bằng tiền mặt khi khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lượng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu

Trang 17

cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này Liên quan đến chính sách bán chịu, chúng

ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách và quy trình thu nợ

Tiêu chuẩn bán chịu: là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu

Điều khoản bán chịu: là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và

tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép Ví

dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu Thay đổi

Trang 18

điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu

Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu: chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu

Quản trị hàng tồn kho:

Hàng tồn kho bao gồm: hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm hoàn thành là những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh Cũng như khoản phải thu, mức tồn kho phụ thuộc rất lớn vào lượng bán Tuy nhiên, trong khi khoản phải thu được hình thành sau khi doanh thu hình thành, tồn kho phải được hình thành trước doanh thu Đây là điểm khác biệt cơ bản và sự cần thiết của việc sự đoán doanh số trước khi xây dựng mức tồn kho mục tiêu làm cho hoạt động quản trị tồn kho trở thành 1 nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản trị Hơn nữa những sai sót trong việc xây dựng mức tồn kho có thể dễ dàng dẫn đến thất thu hoặc chi phí tồn kho vượt mức, do vậy, hoạt động quản trị tồn kho càng trở nên khó khăn đối với công ty

Quản trị hàng tồn kho là một vấn đề rất quan trọng vì đây là một trong những nguồn

cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Lượng hàng tồn kho liên quan đến trách nhiệm của hai bộ phận là sản xuất và kinh doanh Bộ phận sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất Trong khi đó, bộ phận kinh doanh phải đảm bảo lượng thành phẩm trong kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp nào cũng muốn duy trì được lượng tồn kho vừa đủ, tuy nhiên, trong thực tế có những mặt hàng đem lại doanh thu rất ít cho doanh nghiệp nhưng lại được tồn kho nhiều hoặc có một vài khâu sản xuất nào đó đang duy trì lượng bán thành phẩm và nguyên vật liệu quá cao so với

Trang 19

các khâu còn lại Vì thế, việc tinh gọn những hạng mục có lượng tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể cho doanh nghiệp

Việc duy trì mức tồn kho cao sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh do khan hiếm hàng hóa, giảm được chi phí cung ứng và hạn chế sự biến động về giá cả Mặc dù vậy, một doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn và chính sách tín dụng thiếu chặt chẽ có thể phải gánh chịu sự sụt giảm về khả năng sinh lợi Do đó, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp cần cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dữ trữ lượng hàng tồn kho, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tồn kho và kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp

Tồn kho là cần thiết và với một khối lượng phù hợp với điều kiện hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó không gây nguy hiểm Khi giữ lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm được một số chi phí, hoặc chi phí bỏ ra thấp hơn ban đầu như chi phí chất lượng khởi động

Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm, ngoài ra do doanh nghiệp không kịp cung cấp sản phẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh

Hàng tồn kho quá thấp khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu số lượng hàng tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì một số các chi phí sau đây sẽ đội lên cao hơn như:

Chi phí tồn trữ : Là chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như tiền thuê kho bãi, bảo hiểm nhà kho, chi phí về thiết bị phương tiện, chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát quản lý, chi phí quản lý điều hành kho hàng, chi phí hao hụt mất mát

Trang 20

Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng : nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn thì

nó làm cản trở hệ thống sản xuất Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách yếu đi

Chi phí cho sự phối hợp sản xuất : Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở qui trình sản xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp

Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn : Khi sản xuất những lô hàng có kích thước lớn

sẽ tạo nên tồn kho lớn Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất

Quản trị khoản phải thanh toán:

Khoản phải thanh toán là một nguồn vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán Hay là khoảng thời gian trung bình của một doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân qua các năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản trị tài sản lưu động yếu kém, đó

là kết quả của việc gia tăng các khoản phải thanh toán cho nhà cung cấp

Ngoài ra, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền hoạt động Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian trả tiền hàng hóa cho người bán, các nhà quản lý phải tính toán cẩn thận vì khi đó họ không chỉ bỏ lỡ các khoản chiết khấu thanh toán mà uy tín của chính công ty cũng có thể bị ảnh hưởng

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty đã được nhiều nghiên cứu phân tích trong nhiều thị trường khác nhau Các kết quả này khác nhau, nhưng phần lớn kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều

Trang 21

giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi công ty Để phân tích mối quan hệ này, các nghiên cứu đã sử dụng các biến khác nhau với những phương pháp khác nhau như hồi quy tuyến tính và hồi quy dữ liệu bảng Trong phần này, tôi sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả

Soenen (1993) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và

tỷ suất sinh lợi của các công ty Mỹ Kết quả cho thấy có mối quan hệ phủ định giữa thời gian chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Hơn nữa, giữa các ngành công nghiệp khác nhau thì mối quan hệ này cũng khác nhau Để hỗ trợ các kết quả của Soenen (1993) trong một mẫu lớn và một khoảng thời gian dài, Jose et

al (1996) đã kiểm định mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và quản trị nhu cầu thanh khoản liên tục trên một mẫu gồm các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 20 năm Họ

đã kiểm định mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của tỷ suất sinh lợi thông qua phương pháp hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách quản trị vốn có tác động tích cực nâng cao lợi nhuận Và tác giả cũng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận trong bất kỳ ngành công nghiệp nào

Shin và Soenen (1998) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển

và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp thông qua phân tích tương quan và hồi quy, theo ngành công nghiệp và quy mô vốn Tác giả sử dụng 58.985 công ty trong giai đoạn từ 1975-1994, và kết quả cho thấy có mối tương quan ngược chiều mạnh giữa chu

kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi của công ty Hơn nữa, tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm giảm thời gian luân chuyển tiền mặt để tạo ra giá trị

cổ đông

Lyroudi và Lazaridis (2000) đã sử dụng ngành thực phẩm Hy Lạp để kiểm

định mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt với các chỉ số thanh toán hiện hành

và chỉ số thanh toán nhanh Tác giả kiểm định tác động của CCC đến lợi nhuận, nợ và

Trang 22

quy mô doanh nghiệp Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh

Wang (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị tính thanh khoản và hiệu

quả hoạt động của công ty, giữa quản trị tính thanh khoản và giá trị doanh nghiệp ở các công ty Nhật Bản và Đài Loan Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa CCC-ROA và CCC-ROE, những mối tương quan này nhạy cảm với yếu tố ngành

Deloof (2003) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ

suất sinh lợi trong mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính giai đoạn 1992-1996 ở Belgian Kết quả cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa tỷ suất sinh lợi gộp và các thành phần của vòng quay chuyển đổi tiền mặt: kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, hàng tồn kho Vì vậy, tác giả kiến nghị các nhà quản lý có thể tăng giá trị cổ đông bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân và hàng tồn kho ở mức tối thiểu hợp lý

Eljelly (2004) đã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và

tính thanh khoản, được đo bởi tỷ số thanh toán hiện hành và chu kỳ luân chuyển tiền mặt trên một mẫu gồm các công ty ở Saudi Arabia Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy, kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất sinh lợi và tính thanh khoản (đo lường bởi tỷ số thanh toán hiện hành) Mối quan

hệ ngược chiều này thể hiện rõ hơn ở các công ty có tỷ số thanh toán hiện hành cao và chu kỳ luân chuyển tiền mặt dài Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy biến quy mô có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của công ty

Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn

luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của 131 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens giai đoạn 2001-2004 Mục đích của bài nghiên cứu là thiết lập một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất sinh lợi, chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của

Trang 23

nó của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens Kết quả cho thấy bài nghiên cứu có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất sinh lợi, được đo lường bởi lợi nhuận gộp và chu

kỳ luân chuyển tiền mặt Tác giả cho thấy lợi nhuận gộp thấp có liên quan đến sự gia tăng kỳ phải trả Hơn nữa, các nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách quản lý chu kỳ luân chuyển tiền mặt chính xác và duy trì các thành phần vôn luân chuyển (khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho) ở mức tối ưu

Padachi (2006) đã phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển cho một

mẫu 58 công ty sản xuất nhỏ ở Mauritius Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định xu hướng tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công

ty Kết quả hồi quy cho thấy khoản đầu tư lớn ở hàng tồn kho và khoản phải thu làm cho lợi nhuận thấp đi

Raheman và Nasr (2007) đã cung cấp nhiều bằng chứng về mối quan hệ giữa

quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi Bằng việc sử dụng biến và phương pháp từng được sử dụng bởi Deloof (2003) dựa trên mẫu gồm 94 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi giai đoạn 1999-2004 Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa các biến của quản trị vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi của các công ty Điều này có nghĩa là khi vòng quay luân chuyển tiền mặt tăng thì lợi nhuận công ty giảm Vì vậy, các nhà quản lý có thể làm tăng giá trị cổ đông bằng cách giảm vòng quay luân chuyển tiền mặt đến mức tối thiểu có thể Tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và lợi nhuận công ty, và mối quan hệ ngược chiều giữa nợ

và lợi nhuận công ty

Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) đã có nghiên cứu đầu tiên về ảnh

hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả cho rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cổ đông bằng cách làm giảm vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tiền mặt Kết quả bài nghiên cứu tương tự như những

Trang 24

phát hiện ở những nghiên cứu trước đây đối với các doanh nghiệp quy mô lớn (Deloof, 2003; Jose et al., 1996; Shin and Soenen, 1998; Wang, 2002) Tác giả tiếp tục kết luận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chú trọng việc quản trị vốn luân chuyển bởi vì chúng có thể tạo ra giá trj cổ đông bằng cách làm giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức tối thiểu

Samiloglu và Demirgunes (2008) đã nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân

chuyển lên lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến, bài nghiên cứu kiểm định tác động trong giai đoạn 1998-2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và đòn bẩy tác động ngược chiều đến lợi nhuận; trong khi đó tốc độ tăng trưởng (doanh thu) tác động cũng chiều đến lợi nhuận

Zariyawati et al (2009) đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 1.628 công ty trong giai

đoạn 1996-2006 thuộc 6 nền kinh tế khác nhau, để kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Malaysia Tác giả nhấn mạnh rằng các nhà quản lý nên tập trung vào việc giảm thời gian chuyển đổi tiền mặt để tạo

ra tài sản cho cổ đông Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu khác được tiến hành ở các thị trường khác nhau Luo et al (2009) thấy rằng hiệu quả của việc quản trị vốn luân chuyển của doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của công ty Việc kiểm soát hiệu quả vốn luân chuyển dẫn đến gia tăng thu nhập trong tương lai, vì khi đó thị trường có những phản ứng tích cực tới việc nâng cao hiệu quả vốn lưu động Giá trị công ty tăng khi vòng quay vốn luân chuyển giảm

Hasan (2011) nghiên cứu mối quan hệ của quản trị vốn luân chuyển và lợi

nhuận công ty trên TTCK Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ Mẫu gồm 105 công ty thuộc 5 ngành nghề khác nhau giai đoạn 2005-2009 Kết quả cho thấy giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận công ty Nghiên cứu còn cho thấy những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì làm tăng lợi nhuận do tận dụng được lợi thế

Trang 25

thương hiệu Những doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại

Garcia, Martins & Brandao (2011) nghiên cứu 2.974 công ty phi tài chính

niêm yết trên 11 TTCK châu Âu giai đoạn 1998-2009 Kết quả hồi quy GLS, OLS cho thấy các công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm thời gian vốn luân chuyển mà công ty nắm giữ

Nobanee, Abdullatif & Al Hajjar (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị

vốn luân chuyển và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản trên TTCK Tokyo giai đoạn 1990-2004 Kết quả cho thấy các nhà quản lý có thể cải thiện năng suất doanh nghiệp bằng cách quản lý vốn luân chuyển hiệu quả Tác giả đề nghị nhà quản lý nên cẩn thận đối với việc kéo dài kỳ thanh toán vì có thể gây tổn hại cho uy tín công ty và

có thể giảm lợi nhuận công ty trong dài hạn

Sharma & Kumar (2011) nghiên cứu tác động vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh

lợi ở những công ty Ấn Độ với dữ liệu gồm 263 công ty phi tài chính giai đoạn

2002-2008 Kết quả phân tích OLS cho thấy mối tương quan dương giữa vốn luân chuyển và

tỷ suất sinh lợi Điều này có nghĩa khi các công ty Ấn Độ gia tăng vòng quay tiền mặt,

tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn

Manssori & Muhammad (2012) nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân

chuyển lên lợi nhuận của doanh nghiệp Tác giả phân tích hồi quy đa biến OLS và FEM cho mẫu các công ty Singapore giai đoạn 2004-2011 Kết quả cho thấy nhà quản

lý có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Iluta A và cộng sự (2012) nghiên cứu 182 công ty ở Latvian giai đoạn

2004-2010 Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson, hồi quy đa nhân tố

Trang 26

và kết luận rằng có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền bình quân

và tỷ suất sinh lợi

Enqvist, Graham & Nikkinen (2012) nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm

1.136 doanh nghiệp Phần Lan niêm yết trên TTCK Nasdaq OMX Helsinki từ

1990-2008 Tác giả khẳng định quản trị vốn luân chuyển hiệu quả là cần thiết và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và nên được đưa vào kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Alavinasab & Davoudi (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân

chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên TTCL Tehran, với mẫu gồm

147 công ty trong giai đoạn 2005-2009 Tác động của các biến khác nhau của quản trị vốn luân chuyển bao gồm: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATAR), tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR) và tỷ lệ nợ trên tài sản (DTAR) đối với chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là mục tiêu nghiên cứu Kết quả cho thấy có mối tương quan nghịch giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và

tỷ suất sinh lợi trên tài sản cũng như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là không đáng kể

Tauringana & Afrifa (2013), nghiên cứu này nhằm báo cáo kết quả của một

cuộc điều tra về tầm quan trọng mối quan hệ của quản lý vốn lưu động, được đo bởi các chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, và các thành phần của nó (hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải nộp) đến lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kết quả cho thấy: quản trị khoản phải trả và khoản phải thu thì quan trọng đối với lợi nhuận SMEs AP có mối quan hệ quan trọng hơn AR Quản trị hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thì không quan trọng đối với lợi nhuận SMEs Kết quả câu hỏi gợi

Trang 27

ý rằng: quản trị chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó được coi là quan trọng đối với lợi nhuận SMEs Trong đó, AR là quan trọng nhất, sau đó là AP, INV, CCC

Golas, Bieniasz & Kayzer (2013) nghiên cứu hiệu quả của quản trị vốn luân

chuyển đến khả năng sinh lợi của 30 thương hiệu của ngành công nghiệp thực phẩm ở

Ba Lan giai đoạn 2005-2009 Hiệu quả quản trị vốn luân chuyển được đánh giá bằng cách sử dụng một chu kỳ chuyển đổi của hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả

và tiền mặt trong mối quan hệ với tỷ suất sinh lợi trên tài sản Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các ngàng công nghiệp có các chu kỳ ngắn nhất thì đạt được tỷ suất sinh lời cao nhất

Nguyen & Tu (2014) nghiên cứu 208 công ty Việt Nam giai đoạn 2006-2012

thuộc 8 ngành khác nhau Kết quả hồi quy OLS, FEM, GLS cho thấy quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi của công ty Tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ phải trả với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, mức tác động không lớn

Aguenaou, Farooq, Abrache & Brahimi (2015): NC này điều tra mối quan hệ

giữa quản trị vốn luân chuyển và TSSL của các DN trong mẫu 43 công ty phi tài chính được niêm yết trên TTCK Casablanca giai đoạn 7 năm từ 2006-2012 Biến phụ thuộc

là ROA và GOI (hoạt động thu nhập gộp) Biến độc lập là: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ trả chậm (APP) Kết quả cho thấy, có mối tương quan dương có ý nghĩa giữa ROA và ACP; mối tương quan âm giữa GOI và ACP, APP Quản lý hiệu quả của các thành phần vốn lưu động có thể có một tác động tích cực đến lợi nhuận của các công ty Ma-rốc

Trang 28

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới

Nghiên cứu Mối quan hệ với Tỷ suất sinh lợi

Kỳ thu tiền Kỳ thanh

Trang 29

Sharma & Kumar

Trang 30

lý hiệu quả vốn luân chuyển là một phần cơ bản trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tạo ra giá trị cho cổ đông Nhìn chung, các doanh nghiệp cố gắng giữ một mức độ tối ưu của vốn luân chuyển nhằm tối đa hóa giá trị của họ (Deloof, 2003; Afza

& Nazir, 2007) Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng các nhà quản lý dành thời gian đáng kể cho các vấn đề có liên quan đến quyết định đầu tư vào vốn luân chuyển (Raheman và Nasr, 2007) Phương thức quản lý vốn luân chuyển tác động như thế nào đến thanh khoản và lợi nhuận của doanh nghiệp là nội dung nghiên cứu của Shin & Soenen năm 1998; Dong và Su năm 2010 Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào là tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, duy trì tính thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng (Shin và Soenen, 1998; Raheman và Nasr, 2007) Các vấn đề trong quản trị vốn luân chuyển là để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa thanh khoản và lợi nhuận Đây

là mục tiêu khó có thể đạt được Do đó, quản trị vốn luân chuyển nên được xem xét

Trang 31

đầu tư sao cho phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Raheman và Nasr, 2007; Dong và Su, 2010)

Điểm nổi bật từ các tài liệu nghiên cứu trước đây là các mối quan hệ đã được kiểm nghiệm tại các thị trường khác nhau, nhưng không có bằng chứng thực nghiệm có sẵn cho thị trường đang phát triển như Việt Nam Trong nghiên cứu này, kế thừa nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), bài nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các nghiên cứu trước đây đã phân tích những tác động này trong bối cảnh nhiều quốc gia khác nhau với nhiều lĩnh vực khác nhau Điều này thúc đẩy tôi khám phá nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản ở Việt Nam, đó là cơ sở của nghiên cứu

Trang 32

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu hồi quy theo dữ liệu bảng bằng phương pháp hồi quy đa biến OLS Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định ý nghĩa của hệ

số thống kê, kiểm định phương sai sai số không thay đổi, kiểm định vấn đề đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002))

Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của Stata 13

Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với lĩnh vực bất động sản, thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến 2014, kỳ quan sát tính theo năm Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển, thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh và phát triển chững lại do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu Kiểm định tác động của quản trị vốn luân chuyển lên

tỷ suất sinh lợi trong giai đoạn này chứng minh được tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

Mẫu nghiên cứu chọn các doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên hai thị trường chứng khoán tập trung là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Mã chứng khoán và tên của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu được liệt kê trong phụ lục

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hàng năm được lấy từ các trang web của các doanh nghiệp chứng khoán Cụ thể, dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu

Trang 33

chuyển tiền tệ bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, tổng tài sản, phải thu khách hàng, hàng tồn kho, doanh thu thuần, dòng tiền hoạt động, doanh thu, lợi nhuận sau thuế Dự liệu này được sử dụng để tính toán các biến phụ thuộc của vốn luân chuyển và các biến giải thích

3.2 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu của A.K Sharma & Satish Kumar (2011):

A.K Sharma & Satish Kumar (2011) nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn luân chuyển (ARit, INVit, APit, CCCit) đến khả năng sinh lợi (ROAit) tại 263 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) trong giai đoạn 2000-2008 Kết quả nghiên cứu cho thầy rằng: Biến độc lập ARit và biến kiểm soát SIZEit tác động có ý nghĩa thống kê

Khảo sát ý kiến chuyên gia:

Nhằm xác định những biến nào có tác động đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản tại Việt Nam (phù hợp với thực tế ở Việt Nam), tác giả đã

sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về thị trường bất động sản ở Việt Nam như: ông Nguyễn Đình Long (Trưởng phòng kinh doanh – Công ty CP bất động sản Danh Khôi); ông Nguyễn Trường Thuật (Trưởng phòng kinh doanh – Công ty CP bất động sản Vạn An), ông Nguyễn Hoàng Thịnh (Giám đốc chi nhánh – Công ty CP Bất động sản Trần Anh),

Tổng hợp kết quả tham vấn, các chuyên gia cho rằng:

+ Về biến độc lập:

Quản trị vốn luân chuyển (ARit, INVit, APit, CCCit) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (ROAit) tại các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 34

+ Về biến kiểm soát:

Các chuyên gia cho rằng, ngoài biến quy mô doanh nghiệp (SIZEit), nên đưa thêm vào nghiên cứu các biến kiểm soát thuộc đặc điểm của doanh nghiệp (có trong nghiên cứu của A.K Sharma & Satish Kumar (2011)) như tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ số nợ Ngoài ra, cần đưa thêm biến kiểm soát thuộc yếu tố kinh tế vĩ mô (tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) vào nghiên cứu

Việc đưa thêm 03 biến kiểm soát vào nghiên cứu nhằm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tạo tính mới của đề tài so với các nghiên cứu trước

3.3 Mô hình nghiên cứu:

Trang 35

Kỳ thu tiền bình quân: là số ngày trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền

từ khách hàng Đây là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu Một cách tính khác là lấy trung bình cộng các khoản phải thu chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân mỗi ngày

Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp bất động sản, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp Nếu kỳ thu tiền bình quân dài, tức các doanh nghiệp bất động sản đang có nguồn tài chính khámạnh, không bị áp lực gánh nặng từ vốn vay ngân hàng khi tài trợ đầu tư xây dựng các

dự án Chính vì vậy, để đẩy mạnh doanh số bán nhà, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tạo điều kiện thanh toán tốt nhất cho khách hàng khi mua nhà thông qua việc thiết kế tiến độ thanh toán phù hợp với thu nhập của khách hàng Nếu kỳ thu tiền bình quân ngắn, tức các doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, thu hồi tiền càng nhanh càng tốt để đảm bảo dòng tiền cho các chi phí vận hành hoạt động đầu tư xây dựng dự án cũng như các chi phí lãi vay khi vay vốn ngân hàng Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp thường phải tung ra các chương trình ưu đãi khuyến mãi khi mua nhà như chính sách chiết khấu giảm giá khi khách hàng thanh toán tiền một phần hay thanh toán toàn bộ, ưu tiên cho khách hàng những vị trí đẹp của

dự án nếu thanh toán sớm Nếu khách hàng hạn chế về tài chính thì hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn vay qua ngân hàng với những mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng

INVit: Logarit kỳ luân chuyển hàng tồn kho ((Bình quân Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán)*365)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho: là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này

Trang 36

Hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản bao gồm các nguyên vật liệu xây dựng, các dự án bất động sản dở dang và các dự án bất động sản đã được hoàn thành Hàng tồn kho thường được chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp bất động sản Nếu doanh nghiệp có kỳ luân chuyển hàng tồn kho dài, tức doanh nghiệp đang có dự trữ bất động sản nhiều, có thể các dự án doanh nghiệp đang bán không thu hút được nhiều khách hàng hoặc doanh nghiệp đang thiếu hụt dòng tiền

để triển khai các dự án dở dang dẫn đến phải trì trệ lâu dàu Điều này sẽ làm doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo quản hàng tồn kho, có thể phải gánh chịu các thiệt hại hư hỏng, thất thoát hàng hóa trong quá trình dự trữ Đặc biệt là doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn, do đó có một lượng vốn lớn bị đọng lại trong hàng tồn kho Tuy nhiên, dự trữ hàng tồn kho tăng, có thể là do các doanh nghiệp đang đầu tư nhiều vào quỹ đất do đang được mua với giá rẻ để định hướng đầu tư trong tương lai, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không bị lỡ các cơ hội tạo doanh thu Nếu doanh nghiệp có kỳ luân chuyển hàng tồn kho dài ngắn, hay gọi là tốc

độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh sẽ đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, do đó làm tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp

APit: Logarit kỳ thanh toán bình quân ((Bình quân phải trả người bán/Giá vốn hàng bán)*365)

Kỳ thanh toán bình quân: là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán Hay là khoảng thời gian trung bình của một doanh

nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân của các doanh nghiệp là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng

CCCit: Logarit chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCCit = INVit + ARit - APit)

Trang 37

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô

đến khi thu tiền bán thành phẩm Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đo lường bao lâu một doanh nghiệp sẽ bị tước tiền mặt nếu nó tăng đầu tư vào các nguồn lực để mở rộng bán hàng cho khách hàng Do đó nó là một thước đo rủi ro thanh khoản kéo theo bởi sự tăng trưởng Tuy nhiên, việc rút ngắn CCC tạo ra những rủi ro riêng của nó: trong khi một doanh nghiệp thậm chí có thể đạt được một CCC tiêu cực bằng cách thu thập từ khách hàng trước khi chi trả nhà cung cấp, một chính sách thu thập nghiêm ngặt và thanh toán lỏng lẻo không phải là luôn luôn bền vững

Mục đích của nghiên cứu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tính toán của nó là để thay đổi các chính sách liên quan đến tín dụng mua hàng và tín dụng bán hàng Tiêu chuẩn thanh toán tín dụng mua hàng hoặc nhận tiền mặt từ các con nợ có thể được thay đổi trên cơ sở báo cáo của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Nếu nó cho khả năng thanh toán tiền mặt tốt, chính sách tín dụng trong quá khứ có thể được duy trì Mục đích của nó cũng là để nghiên cứu dòng tiền của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền mặt và

nghiên cứu chu trình chuyển đổi tiền mặt sẽ rất hữu ích cho việc phân tích dòng tiền

Biến kiểm soát:

SIZEit: quy mô của doanh nghiệp (logarit của doanh thu)

CRit: tỷ lệ thanh toán hiện hành (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

Trang 38

Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng về dấu

Biến nghiên cứu Định nghĩa biến Dấu kỳ vọng

CCC Khoản phải thu + Hàng tồn kho – Phải trả

GDP (Doanh thu nămt – Doanh thu nămt-1) /

Doanh thu nămt-1

+

3.4 Dữ liệu nghiên cứu:

Số liệu được tải xuống từ các trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và trang dữ liệu chứng khoán cafef, cophieu68 Số liệu được thu thập và tổng hợp tính toán bằng phần mềm Excell để cho ra kết quả về các biến

Kết quả hồi quy được trình bày tại chương 4

3.5 Các bước phân tích mô hình nghiên cứu:

Thống kê mô tả:

Trang 39

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm như: tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả

và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu

Phân tích tương quan:

Phân tích tương quan cho ta thấy mức tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao (lớn hơn hoặc bằng 0,8 theo chuẩn so sánh Farrar & Glauber (1967)), thì đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng

đa cộng tuyến

Phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng:

Phân tích hồi quy sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập

Ngày đăng: 19/02/2016, 16:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới (Trang 28)
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng về dấu - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng về dấu (Trang 38)
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến (Trang 42)
Bảng 4.3: Bảng phân tích tương quan mô hình 2 - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.3 Bảng phân tích tương quan mô hình 2 (Trang 44)
Bảng 4.7: Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2 - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.7 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2 (Trang 48)
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mô hình 1 - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định mô hình 1 (Trang 55)
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định mô hình 3 - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định mô hình 3 (Trang 58)
Bảng 4.14 : So sánh kết quả bài nghiên cứu với các nghiên cứu trên thế giới - Tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.14 So sánh kết quả bài nghiên cứu với các nghiên cứu trên thế giới (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w