1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận, đánh giá ưuđiểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách lànhững doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản)

17 589 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Cùng với sự xuất hiện thêm các loại hình công ty mới với nhiều ưu thế về vốn, thành viên như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân vẫn tồ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xét về tính lịch sử, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân là những loại hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất Cùng với sự xuất hiện thêm các loại hình công ty mới với nhiều ưu thế về vốn, thành viên như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân vẫn tồn tại độc lập và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong quá trình kinh doanh Vậy, trách nhiệm vô hạn là gì? Tại sao chế độ trách nhiệm vô hạn lại tạo ra được nhiều ưu thế của Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân? Để làm rõ được vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu đề tài “Bình luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản)”

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÔ HẠN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY HỢP DANH.

1 Khái quát chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp

1.1 Khái niệm

Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ Thứ hai, trách nhiệm được hiểu là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật

Như vậy, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp phải được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ với các đối tác của doanh nghiệp về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Doanh nghiệp

Trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp được phân ra làm hai loại là: chế

độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn Trong đó, trách nhiệm vô hạn là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp

Trang 2

Như vậy, khi nói đến vấn đề trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ta có thê ngầm hiểu rằng có sự tồn tại một ranh giới giữa tài sản dân sự và tài sản thương mại của chủ doanh nghiệp Nếu là trách nhiệm vô hạn thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn

bộ khối tài sản của mình, bao gồm cả tài sản dân sự và tài sản thương mại cho đến khi thanh toán hết

Với những yêu cầu mà đề tài nêu ra nên việc nghiên cứu chủ yếu tập chung vào chế độ trách nhiệm vô hạn, những ưu điểm và hạn chế của nó, cũng như việc chi phi phối của nó đối với tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân

và Công ty hợp danh

1.2 Đặc điểm chế độ trách nhiệm vô hạn.

1.2.1 Việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn luôn gắn với chủ doanh

nghiệp.

Khẳng định chế độ trách nhiệm vô hạn gắn với chủ doanh nghiệp mà không phải là doanh nghiệp bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, chỉ có chủ doanh nghiệp mới xác định được rõ hai phần tài sản, tài sản dân sự thuộc sở hữu riêng của chủ doanh nghiệp, không liên quan đến doanh nghiệp và tài sản thương mại, đã được chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh

Còn đối với bản thân doanh nghiệp, nguồn vốn hình thành chủ yếu là do các thành viên trong doanh nghiệp đầu tư vào hay vay nợ từ các tổ chức, cá nhân khác Và dù được hình thành theo hình thức nào, thì nguồn vốn của doanh nghiệp cũng là một khối thống nhất, được quản lý và sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp, không hề tồn tại khái niệm tài sản dân sự hay tài sản thương mại của doanh nghiệp

Chính bởi lẽ đó, việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với chủ doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp

1.2.2 Loại chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với cá nhân chủ doanh nghiệp.

Trang 3

Chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định những đối tượng nào có thể trở thành chủ doanh nghiệp

Một tổ chức có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau, có tổ chức có tài sản riêng, độc lập với các thành viên (các pháp nhân), cũng có những

tổ chức mà tài sản không hoàn toàn độc lập mà phụ thuộc vào các tổ chức, cá nhân khác (các tổ chức sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) Do

đó, không dễ dàng để xác định tài sản riêng của tổ chức và tài sản của tổ chức đã đầu tư vào doanh nghiệp

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp,

đó là Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh Việc phân tích, đánh giá những ưu điểm hạn chế của chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tới hai loại hình doanh nghiệp này sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây

2 Doanh nghiệp tư nhân

2.1 Khái niệm:

Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”

2.2 Đặc điểm:

2.2.1 Chế độ trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ DNTN Vì vậy, gần như không có tính độc lập, tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân với tài sản của chủ DNTN

Do đó chủ DNTN - người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của DNTN không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trong phạm

Trang 4

vi phần vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp

Chính chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN quy định các đặc điểm pháp lý khác của DNTN

2.2.2 Thành viên: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tư nhân nên doanh nghiệp tư nhân nằm trong số các doanh nghiệp do cá nhân làm chủ

Tính chất một cá nhân làm chủ được thể hiện rõ thông qua chế độ sở hữu về vốn, chế độ tổ chức, quản lý và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Theo

đó, về cơ bản, việc tổ chức, quản lý, phân phối lợi nhuận cũng như góp vốn, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp đều do chủ DNTN tự quyết định

2.2.3 Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, DNTN là doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân Lý giải cho quy định này bởi, một trong các tiêu chuẩn để một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 là tổ chức đó phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập hoàn toàn với tài sản riêng của doanh nghiệp tư nhân

3 Công ty hợp danh.

3.1 Khái niệm:

Công ty hợp danh (CTHD) là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hang chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty

Khái niệm Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam có nội hàm giống như pháp luật các nước Song ngoại diên khái niệm công ty hợp danh có rộng hơn Bởi lẽ, theo Điều 130 LDN thì công ty hợp danh bao gồm hai loại:

- Thứ nhất, CTHD chỉ bao gồm các thành viên hợp danh (cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty);

Trang 5

- Thứ hai, công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vồn, trong đó thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

3.2 Đặc điểm:

Theo quy định của LDN 2005 thì CTHD có các đặc điểm sau:

3.2.1 Chế độ trách nhiệm:

Trong CTHD có thể tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau:

- Trách nhiệm vô hạn đối với các thành viên hợp danh Trách nhiệm hữu hạn trong CTHD là “liên đới chịu trách nhiệm vô hạn” Việc liên đới chịu trách nhiệm có nghĩa, các chủ nợ có thể yêu cầu một trong các thành viên hợp danh phải thanh toán tất cả các khoản nợ cho các thành viên hợp danh còn lại và thành viên này sẽ được hoàn trả lại từ thành viên khác

- Trách nhiệm hữu hạn đối với các thành viên góp vốn Chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn giới hạn trách nhiệm của các thành viên này đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Mặc dù có thể có sự tồn tại hai chế độ trách nhiệm như trên, song chế độ trách nhiệm chính, chủ đạo, chi phối hoạt động của công ty vẫn là chế độ trách nhiệm vô hạn Bởi lẽ, Pháp luật quy định, CTHD phải có ít nhất từ hai thành viên hợp danh trở lên, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn Do đó, về

mặt bản chất, CTHD là một loại hình công ty đối nhân.

Cũng chính từ hai chế độ trách nhiệm cho hai loại thành viên như trên đã làm phát sinh những hệ quả pháp lý khác quy định đặc trưng của CTHD so với các loại hình doanh nghiệp khác, mà đặc biệt là sự khác biệt về quyền và nghĩa

vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

3.2.2 Thành viên:

- Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; thành viên hợp danh phải là cá nhân

Việc quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu nhằm phân biệt chế độ trách nhiệm của CTHD và DNTN Chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh

Trang 6

là “liên đới chịu trách nhiệm vô hạn”, tức là phải có sự liên đới chịu trách nhiệm của nhiều thành viên, mà tối thiểu là từ hai thành viên trở lên

- Công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Việc mở rộng loại thành viên của CTHD nhằm tạo ra nhiều ưu thế về thành viên, về vốn hơn cho công ty, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư không muốn chịu trách nhiệm vô hạn

3.2.3 Tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

II ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.

1 Những điểm giống nhau.

Do có đặc điểm chung là có chủ sở hữu doanh nghiệp chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp nên DNTN và CTHD đều có những ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu chịu chế

độ trách nhiệm, cụ thể là:

1.1 Ưu điểm.

1.1.1 Doanh nghiệp tạo được sự tin cậy, uy tín đối với các đối tác và đặc biệt là các chủ nợ.

Nhờ vào chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và các thành viên hợp danh của CTHD nên hai loại hình doanh nghiệp này có tính an toàn pháp lý cao tạo được uy tín lớn đối với chủ nợ và đối tác Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và thành viên hợp danh của CTHD được thể hiện ở chỗ, trong trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì pháp luật quy định, tài sản của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản thuộc sở hữu của DNTN và tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh (khối tài sản dân sự) mà không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh của DNTN và CTHD Còn đối với những loại hình doanh nghiệp khác có chủ sở hữu chịu chế độ trách

Trang 7

nhiệm hữu hạn về những nghĩa vụ của doanh nghiệp thì phần tài sản của công ty khi lâm vào tình trạng phá sản chỉ gồm những tài sản thuộc sở hữu của công ty Chính vì lẽ đó, các khoản nợ của DNTN và CTHD được đảm bào thanh toán bằng cả tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, làm giảm tỷ lệ phải gánh chịu rủi ro của chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp

1.1.2 Doanh nghiệp ít chí sự ràng buộc của các quy định pháp luật.

Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các chủ đầu tư nên tính an toàn pháp lý của hai loại hình doanh nghiệp này là rất lớn Cùng với nó là sự đơn giản về tổ chức và tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp nên pháp luật

đã nới lỏng sự quản lý và trao quyền tự quyết định các vấn đề của doanh nghiệp cho các chủ đầu tư Do vậy, so với Công ty TNHH và Công ty cổ phần thì tổ chức và hoạt động của DNTN và CTHD rất đơn giản, gọn nhẹ và khá tự do

1.2 Hạn chế:

1.2.1 Hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh:

* Chủ DNTN và CTHD có nghĩa vụ gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng cả khối tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp (tài sản thương mại) và tài sản thuộc sở hữu cá nhân mình (tài sản dân sự) Chính vì lẽ

đó, nếu doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản, mà tổng khoản nợ lớn hơn tổng số tài sản hiện có của công ty thì rất có khả năng, chủ doanh nghiệp sẽ trắng tay vì phải dung tất cả số tài sản cá nhân của mình để thanh toán các nghĩa

vụ của doanh nghiệp

* Hạn chế về thành lập và tham gia doanh nghiệp: Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại thỏa thuận khác Trong khi các thành viên của công ty cổ phần hay công

ty trách nhiệm hữu hạn không bị hạn chế về việc tham gia và thành lập các doanh nghiệp

Trang 8

Hạn chế này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp Một cá nhân không thể đồng thời chịu hai chế độ trách nhiệm vô hạn của hai doanh nghiệp, bởi lẽ, giả sử cả hai DN cùng phá sản thì tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp không thể chia đôi cho cả hai doanh nghiệp được, vì như vậy là làm sai lệch bản chất của chế độ trách nhiệm vô hạn

1.2.2 Hạn chế về huy động vốn và khả năng tham gia của các thành viên:

* DNTN và CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn

* Khả năng tham gia của các thành viên khác vào doanh nghiệp là hạn chế Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra khả năng phải chịu rủi ro rất lớn của chủ doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp phải nhập tất cả số tài sản hiện có của cá nhân mình vào khối tài sản của doanh nghiệp phá sản

1.2.3 Quy mô của doanh nghiệp thường ở dạng vừa và nhỏ.

DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ nên vấn đề tham gia của các thành viên khác với quy mô lớn hay nhỏ không thể đề cập đến ở đây

Đối với CTHD mặc dù pháp luật không hạn chế cố lượng thành viên tham gia song có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập một CTHD với số lượng thành viên lớn là khó có thể xảy ra Điều này xuất phát từ chính chế độ trách nhiệm của các thành viên công ty Vì không có nhiều cá nhân muốn gánh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên việc có số lượng lớn thành viên hợp danh tham gia công ty là khó Còn đối với thành viên góp vốn, mặc dù có thể có nhiều cá nhân muốn tham gia CTHD song việc tham gia này phải có sự đồng ý của Hội đồng thành viên trong đó có các thành viên hợp danh, mà chắc chắn một điều rằng các thành viên này không muốn quá nhiều thành viên góp vốn tham gia vì đồng nghĩa với nó là trách nhiệm vô hạn liên đới mà họ phải gánh chịu cũng tăng lên

2 Những điểm khác nhau.

2.1 Trách nhiệm pháp lý và tính an toàn pháp lý.

Trang 9

* Thứ nhất, mặc dù cùng chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp song, cũng có sự khác nhau giữa chế độ trách nhiệm của chủ DNTN và thành viên hợp danh của CTHD

Theo Điều 141 LDN thì chủ DNTN là cá nhân duy nhất làm chủ doanh nghiệp và đồng thời gánh chịu những rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là trách nhiệm vô hạn đối với một cá nhân duy nhất

Căn cứ Khoản 1 Điều 137 LDN thì tất cả các thành viên hợp danh củaCTHD

là người đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty Tức là các thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty có đầy

đủ các quyền điều hành và quản lý công ty Đồng thời với những quyền chung như vậy thì điểm đ khoản 2 Điều 134 LDN cũng quy định nghĩa vụ của thành viên hợp danh phải “liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty” Như vậy, khác với chủ DNTN, thành viên hợp danh của CTHD chịu chế độ trách nhiệm vô hạn với tính chất liên đới

Tính chất liên đới của trách nhiệm vô hạn đem lại nhiều ưu thế hơn cho chế

độ trách nhiệm này Bởi lẽ, chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới đảm bảo quyền của chủ nợ có thể yêu cầu một trong số các thành viên hợp danh phải thanh toán tất cả khoản nợ của các thành viên khác hay một thành viên hợp danh không chỉ

có trách nhiệm đối với phần nợ của mình, mà còn có trách nhiệm đối với khoản

nợ của các thành viên khác Do đó, trong quá trình kinh doanh các thành viên hợp danh phải tự giám sát lẫn nhau và việc liên kết giữa các thành viên này phải dựa vào sự tin tưởng nhau là chủ yếu, bởi nếu một thành viên không trung thực

và tẩu tán tài sản khi công ty có khả năng lâm vào tình trạng phá sản, thì hậu quả

là việc các thành viên hợp danh khác phải gánh chịu thay

Như vậy, có thể nói rằng, nhờ chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên khả năng trả nợ của CTHD là cao hơn DNTN, do đó, tính an toàn pháp lý của CTHD

là cao hơn hẳn DNTN Tuy nhiên, gắn liền với những ưu điểm đó thì trách nhiệm của thành viên hợp danh cũng nặng nề hơn, chịu rủi ro cao hơn so với chủ

Trang 10

DNTN vì ngoài trách nhiệm với khoản nợ của mình họ còn phải có trách nhiệm với khoản nợ của các thành viên khác

* Thứ hai, ở CTHD tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm với hai loại thành viên khác nhau Như đã trình bày và phân tích ở phần đặc điểm của CTHD, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, còn thành viên góp vốn chỉ chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công

ty Còn DNTN chỉ có duy nhất chế độ trách nhiệm vô hạn với duy nhất cá nhân chủ DNTN Điều này cũng dẫn tới nhiều sự khác biệt dưới đây về tổ chức và hoạt động của hai loại hình doanh nghiệp này

2.2 Thành viên.

2.2.1 Số lượng thành viên:

Khoản 1 Điều 141 LDN quy định DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, vì thế chủ sở hữu doanh ngiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất Đây là đặc điểm rõ nét nhất để phân biệt DNTN với CTHD và các loại hình doanh nghiệp khác Bởi lẽ chủ DNTN chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm này chỉ gắn liền với cá nhân

Điểm a Khoản 1 Điều 130 LDN quy định CTHD phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, như vậy, số thành viên tối thiểu của CTHD phải là hai và pháp luật không giới hạn số lượng thành viên tối đa, điều này do các thành viên hợp danh trong công ty thỏa thuận quyết định

2.2.2 Loại thành viên:

DNTN chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, nên vấn đề phân loại thành viên không đặt ra đối với chủ DNTN

Điều 130 LDN quy định CTHD có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Chế độ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của hai loại thành viên này là khác nhau

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Một CTHD được thành lập phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh

Ngày đăng: 17/02/2016, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w