Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể chào bán chứng khoán cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạ
Trang 1BẢNG TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Thông tin là vấn đề sống còn của thị trường chứng khoán Ngay từ khi mới hình thành, hoạt động công bố thông tin đã trở thành mối quan tâm chung của đông đảo các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán Một trong số đó không thể không kể đến các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể chào bán chứng khoán cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành quy định về vấn đề trên là một nhu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện
pháp luật về chế độ công bố thông tin Đó cũng là lí do nhóm chọn đề tài: “Tìm hiểu
chế độ công bố thông tin của các chủ thể chào bán chứng khoán và thực trạng pháp luật về chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể này”.
NỘI DUNG
1 Khái quát về chế độ công bố thông tin đối với các chủ thể chào bán chứng khoán
1.1 Khái niệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Công bố thông tin (CBTT) là việc đưa thông tin về tình hình hoạt động của thị
trường chứng khoán tới các đối tượng sử dụng thông tin theo các quy định về CBTT hiện hành CBTT là hoạt động không thể thiếu đối với bất kì hàng hóa nào Nó có những đặc trưng riêng như:
- CBTT phải tuân theo một trình tự pháp lý nhất định
- CBTT phải do các chủ thể nhất định thực hiện;
- CBTT được tiến hành liên tục, kịp thời
1.2 Các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán
Có hai phương thức chào bán chứng khoán: chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ
Chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:
- Công ty đại chúng : Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán (năm 2006 sửa
đổi, bổ sung 2010) thì: “ Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba
loại hình sau đây:
+ Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
+ Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
Trang 3+ Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên”
- Công ty nhà nước cổ phần hóa
- Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần hóa
- Công ty cổ phần đại chúng
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Công ty đầu tư chứng khoán
- Một số chủ thể khác tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng như: chủ thể tư vấn chào bán, chủ thể bảo lãnh chào bán, đại lý chào bán, chủ thể cấp phép chào bán (Ủy ban chứng khoán nhà nước)…
Chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ: Theo Điều 2 Nghị định 01/2010/
NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ thì các chủ thể đó bao gồm:
“- Công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần.”
1.3 Sự cần thiết phải công bố thông tin đối với các chủ thể chào
bán chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán nói chung và trong hoạt động chào bán chứng khoán nói riêng, thông tin được coi là nền tảng của mọi hoạt động đầu tư Để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia chào bán chứng khoán và các nhà đầu
tư, pháp luật đã ban hành chế độ CBTT và đặt nó trong một vai trò vô cùng quan trọng bởi chế độ CBTT:
- Quy định một trình tự công bố và xử lí thông tin nhất định, cung cấp những thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời đến nhà đầu tư Chất lượng thông tin luôn được bảo đảm ở mức độ cao nhất do đã được các cơ quan quản lý kiểm soát và chấp thuận
- Luôn đảm bảo sự cân bằng trong việc tiếp nhận thông tin từ các chủ thể chào bán chứng khoán đến mọi nhà đầu tư
- Hạn chế tối đa những hành vi phá hoại, lũng đoạn, tạo tin giả hoặc các giao dịch nội bộ trên thị trường cũng như hạn chế một cách tối đa rủi ro có thể xảy ra với
cả các chủ thể tham gia chào bán cũng như của các nhà đầu tư
Trang 4- Xét về góc độ kinh tế, việc CBTT mang lại cho các chủ thể chào bán lợi ích lớn trong việc thu hút vốn đầu tư vì càng minh bạch thông tin càng thu hút được nhiều nguồn vốn từ chính các nhà đầu tư; là một phương thức quảng bá hình ảnh của chủ thể chào bán chứng khoán một cách hiệu quả,, tin cậy, tiết kiệm nhất và cũng là một công cụ bảo vệ tổ chức chào bán trước những tin đồn xấu, nguy hại đến lợi ích công ty
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, để quảng bá dược hình ảnh, thương hiệu của mình thì chế độ CBTT luôn là sự lựa chọn của các chủ thể khi tham gia chào bán chứng khoán Một chế độ CBTT minh bạch, hoàn chỉnh, thống nhất sẽ
là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra chất lượng và giám sát hoạt động của thị trường Như vậy có thể thấy, chế độ CBTT là rất cần thiết trên thị trường chứng khoán và đặc biệt là đối với các chủ thể tham gia chào bán chứng khoán
2 Thực trạng pháp luật về chế độ công bố thông tin đối với chủ thể chào bán chứng khoán
Chế độ CBTT trên thị trường chứng khoán nói chung và của các chủ thể chào bán chứng khoán nói riêng hiện nay đã được các nhà làm luật quan tâm đúng mức thể hiện qua việc Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung 2010) giành cả một chương về CBTT, hay mới đây Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán
Theo đó, chúng ta thấy chế độ CBTT đối với các chủ thể chào bán chứng khoán có các vấn đề chính sau:
2.1. Nghĩa vụ công bố thông tin của các chủ thể chào bán chứng khoán
Tại Khoản 1 Điều 100 Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010) và Điểm 1 Mục I của Thông tư 09/2010/TT-BTC có quy định các chủ thể có nghĩa vụ
CBTT trong đó có các chủ thể chào bán chứng khoán “ … Công ty đại chúng, tổ
chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng
ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán,
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và người có liên quan….”
Căn cứ vào thời điểm thực hiện nghĩa vụ có thể chia nghĩa vụ công bố thông tin thành các loại sau:
- Nghĩa vụ phải thực hiện tại một thời điểm nhất định
Trang 5Chủ thể thực hiện loại nghĩa vụ này là tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký khi tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng Theo Điều 14 LCK 2006(sửa đổi,
bổ sung 2010) thì trong hồ sơ đăng ký chào bán bắt buộc có Bản cáo bạch – đây là một văn bản có thể nói cung cấp tương đối đủ các thông tin cần thiết về chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng Nghĩa vụ này được thực hiện trước cơ quan nhà nước Thông tin công bố sẽ được kiểm tra chặt chẽ Hệ quả sau khi thực hiện nghĩa
vụ này là chủ thể được phép tiến hành các hoạt động nhất định trên thị trường chứng khoán
- Nghĩa vụ phải thực hiện định kỳ
Nghĩa vụ này được thực hiện để công bố các thông tin định kỳ Việc thực hiện định kỳ có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm như đối với báo cáo tài sản, báo cáo thực hiện thay đổi giá trị tài sản ròng …
- Nghĩa vụ thực hiện tại thời điểm không xác định trước
Nghĩa vụ này thực hiện nhằm CBTT về các sự kiện bất thường Các sự kiện bắt buộc phải công bố thường là các sự kiện có ảnh hưởng tác động tới giá chứng khoán, cung cầu thị trường, uy tin của các tổ chức Do đó yêu cầu khi thực hiện nghĩa vụ này
là phải kịp thời CBTT đến công chúng đầu tư Theo quy định của pháp luật thời gian
để thực hiện nghĩa vụ này chủ yếu là trong vòng 24h kể từ thời điểm sự kiện xảy ra,
có trường hợp dài hơn là 72h đối với một số sự kiện xảy ra do công ty đại chúng
Việc pháp luật quy định cụ thể các đối tượng phải CBTT trong đó có các chủ thể chào bán chứng khoán cũng như quy định cụ thể thời điểm thực hiện nghĩa vụ với từng chủ thể là một trong những quy định rất hợp lý, đúng đắn Bên cạnh đó tại Điểm
2 Mục I Thông tư 09/2010/TT-BTC còn quy định cụ thể về các yêu cầu khi CBTT
mà trong đó có yêu cầu “ Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời
theo quy định của pháp luật…” như vậy thì các chủ thể CBTT phải chịu trách nhiệm
về những thông tin là mình công bố Những quy định này không chỉ giúp các nhà đầu
tư có thông tin, phân tích các thông tin đó để rồi đưa ra quyết địh có đầu tư hay không, như vậy là quyền lợi của nhà đầu tư được quan tâm Mà các cơ quan quản lý còn có cơ sở để quản lý hoạt động của các tổ chức chào bán góp phần kiểm soát hoạt động của thị trường chứng khoán, cũng như xử lý các vi phạm trong khi CBTT
Trang 62.2 Các loại thông tin được công bố
Nội dung CBTT của các chủ thể chào bán chứng khoán là những thông tin mà các chủ thể này có nghĩa vụ công bố theo quy định của pháp luật về CBTT Các loại thông tin cần công bố như sau:
2.2.1 Công bố thông tin định kỳ
Theo quy định tại các Điều 101, 102, 105, 106 LCK 2006 ( sửa đổi, bổ sung 2010); Các mục II, III, V, VI, VII của Thông tư 09/2010/TT-BTC thì các chủ thể chào bán chứng khoán phải CBTT định kỳ:
Theo đó chậm nhất trong thời gian10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính (BCTC) năm được kiểm toán các chủ thể phải CBTT về BCTC năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài
chính Con số “10 ngày” này là hợp lý so với điều kiện hiện nay vì nếu quá lâu thì
thông tin không được cập nhật kịp thời sẽ gây rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, mà sớm qua thì các chủ thể CBTT không chuẩn bị kịp để đưa các thông tin ở dạng văn bản cũng như dữ liệu điện tử ra công bố
Nội dung CBTT định kỳ về BCTC năm được quy định cụ thể như sau:
- Nội dung CBTT về BCTC năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán và Báo cáo kiểm toán Thuyết minh BCTC phải trình bày đầy đủ tất cả nội dung theo quy định của pháp luật về kế toán Trường hợp trong thuyết minh BCTC có chỉ dẫn đến phụ lục, phụ lục phải được công bố cùng thuyết minh BCTC; phải trình bày cụ thể các nội dung về giao dịch với các bên liên quan, phải có báo cáo bộ phận theo quy định Trong trường hợp đồng tiền ghi sổ kế toán khác với đồng tiền Việt Nam thì công ty đại chúng phải công bố đồng thời Báo cáo tài chính bằng đồng tiền ghi sổ và bằng đồng Việt Nam;
- Trường hợp các chủ thể CBTT là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dung công bố thông tin về BCTC năm bao gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC hợp nhất theo quy định của pháp luật kế toán;
- Ngày hoàn thành BCTC năm chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán;
Trang 7- Các chủ thể CBTT phải lập và công bố Báo cáo thường niên theo mẫu của pháp luật và công bố chậm nhất hai mươi (20) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn hoàn thành BCTC năm;
- BCTC năm, Báo cáo thường niên của các chủ thể CBTT được lập bằng tiếng Việt (và bản dịch tiếng Anh - nếu có), phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của mình và lưu trữ ít nhất mười (10) năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo;
Riêng công ty đầu tư chứng khoán thì sẽ CBTT định kỳ trong các trường hợp
sau: Thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng hằng tuần, tháng, quý và hằng năm; Tài sản của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm;Tình hình và kết quả hoạt động đầu tư của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm
2.2.2 Công bố thông tin bất thường
Các chủ thể chào bán chứng khoán khác nhau trong quá trình hoạt động có thể
có thông tin bất thường khác nhau nhưng dựa vào các quy định tại các mục II, III và
V Thông tư 09/2010/TT BTC có thể phân thành 2 loại: thông tin liên quan đến hoạt động quản trị và các sự kiện bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
Thông tin liên quan đến hoạt động quản trị:
- Đối với công ty đại chúng: thông tin liên quan đến quản trị là thông tin liên
quan đến quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị như Quyền quyết định của Hội đồng quản trị về mua hoặc bán lại cổ phiếu, thực hiện quyền mua
cổ phiếu… Các quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung chứng khoán trên thị trường, chiến lược phát triển lâu dài của công ty đại chúng và các tiêu chuẩn định giá chứng khoán, từ đó ảnh hưởng đến chứng khoán hiện tại, khả năng tăng giá trong tương lai
- Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thông tin về quyết định
thông qua hợp đồng sát nhập với công ty khác hoặc các thay đổi quan trọng như thay đổi phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch…rất quan trọng Hợp đồng sát nhập là cơ sở để giải quyết việc quản lý các tài khoản chứng khoán, nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán mới, thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán Bên cạnh đó, việc mua bán chứng khoán phải tuân theo phương thức nhất định đảm bảo thị trường hoạt động trật tự, an toàn, ổn định
Trang 8Các sự kiến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty:
Các sự kiện này có liên quan đến công ty hoặc Ban quản trị của công ty Các thông tin này đều phản ánh nguy cơ xâm hại đến uy tín, khả năng tồn tại và khả năng thanh toán của công ty như trường hợp bị thu hổi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị…Những thông tin trên đem lại nguy cơ mất khả năng thanh toán, giá chứng khoán giảm mạnh hoặc nhà đầu tư có thể mất hết tài sản nếu công ty ngừng hoạt động Tác động của thông tin nàu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà đầu tư và toàn thị trường
Riêng tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng không phải CBTT về quyết
định khởi tố, bản án, quyết định của Tòa án hoặc kết luận vi phạm thuế Vì trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của công ty, nghĩa vụ này sẽ được thực hiện khi đến hạn Các sự kiên trên không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu
Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đều phải công bố tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên Nếu công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ tổn thất hơn 10% sẽ tác động đến hoạt động tự doanh chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa gây ra tình trạng hỗn loạn, việc công bố tỷ lệ tổn thất sớm sẽ là giải pháp tốt nhất để cứu vãn tình hình
Để đảm bảo việc CBTT bất thường đầy đủ, pháp luật quy định thời gian công
bố là trong vòng 24 giờ hoặc 72 giờ trong các trường hợp cụ thể nào Đây là khoảng thời gian đủ để các tổ chức chuẩn bị các phương án khác và các phương tiện CBTT
2.2.3 Công bố thông tin theo yêu cầu
Thông tin theo yêu cầu có tính chất xác định mức độ trung thực của thông tin nhiều hơn là CBTT mới Các thông tin được yêu cầu hầu như đã xuất hiện trên thị trường từ những nguồn thông tin không chính thức, mức độ chính xác và tin cậy thấp
Do vậy pháp luật quy định rõ như sau:
- Đối với công ty đại chúng: Theo quy định tại Khoản 3 Mục II Thông tư
09/2010/TT – BTC thì Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo qui định tại khoản 4 Điều 101 Luật Chứng khoán trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, bao gồm các sự kiện: Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc
Trang 9Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó
- Đối với công ty quản lý quỹ: Theo quy định tại Khoản 3 Mục V Thông tư
09/2010/TT – BTC thì công ty quản lý quỹ phải CBTT trong thời hạn (24) giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK khi có thông tin liên quan đến công
ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
2.2.4 Các loại thông tin khác phải công bố
- Đối với công ty đại chúng:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu quỹ:
+ CBTT về giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp:
+ CBTT về giao dịch chào mua công khai
- Đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng còn
CBTT về việc chào bán trái phiếu ra công chúng và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
* Nhận xét chung:
Qua những quy định của pháp luật về nội dung các thông tin cần công bố đối với các chủ thể chào bán chứng khoán đã nêu trên, có thể thấy Thông tư 09/2010/TT-BTC về CBTT thay thế cho Thông tư 38/2007/TT-09/2010/TT-BTC được ban hành trước đó đã được siết chặt quản lý nghiêm ngặt hơn, phát huy được một phần hiệu quả thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh Tuy nhiên, việc pháp luật quy định chế
độ BCTT đối với các chủ thể chào bán chứng khoán vẫn còn thể hiện thấy chế độ công bố phức tạp (như các yêu cầu đối với việc lập hồ sơ đăng kí chào bán, bản cáo bạch với yêu cầu caoBCTC định kì với nhiều thủ tục khá rườm rà…), chế độ thông tin nghiêm ngặt một phần hạn chế những rủi ro, sai phạm của các chủ thể trong quá trình tham gia chào bán nhưng cũng một phần làm cho không ít doanh nghiệp lỡ mất
cơ hội huy động vốn để đầu tư
2.3 Phương thức công bố thông tin
Theo khoản 4 Mục I, Chương I, Thông tư 09/2010/TT-BTC thì các phương tiện CBTT đối với các chủ thể chào bán gồm: Báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm của chủ thể chào bán
Trang 10- Các chủ thể phải công bố đầy đủ nội dung thông tin quy định, phải báo cáo UBCKNN và CBTT trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của chủ thể khi tham gia chào bán và trên các phương tiện CBTT của UBCKNN
- Các chủ thể trên phải CBTT về các sự kiện đã quy định thì khi CBTT bất thường các chủ thể trên phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có) Riêng đối với tổ chức phát hành Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải CBTT về lý do và người ra quyết định thay đổi
Trang thông tin điện tử (website) là phương tiện CBTT mới được quy định bắt buộc đối với các chủ thể chào bán kể từ khi có Luật chứng khoán 2006 ra đời Đây là một sự thay đổi rất hợp lý khi mà xã hội thông tin ngày càng phát triển thì việc sử dụng mạng internet lại càng nhiều hơn Sự nhanh chóng cũng như những tiện ích mà
nó mang lại giúp nó trở nên ưu việt hơn Việc yêu cầu tất cả các chủ thể phải có website của riêng mình trừ cá nhân đảm bảo cho các chủ thể tiếp cận thông tin được
rõ ràng hơn
Luật quy định các cá nhân CBTT sẽ không phải lập trang thông tin điện tử Quy định này là khá hợp lý xuất phát từ thực tế, do việc lập trang thông tin điện tử không hề đơn giản, chi phí cao, tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên quy định này chỉ phù hợp với các đối tượng phải CBTT là tổ chức
2.4. Chế tài đối với các vi phạm pháp luật về công bố thông tin
của các chủ thể chào bán chứng khoán
Theo quy định tại Điều 118 Luật Chứng khoán, các chế tài được áp dụng đối với những hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán nói chung và các hành vi vi phạm liên quan đến CBTT của các chủ thể chào bán chứng khoán nói riêng bao gồm: chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự, chế tài hình sự
2.4.1 Chế tài hành chính
Chế tài hành chính được áp dụng cho các vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Các hình thức phạt gồm hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung, có đi kèm các biện pháp khắc phục hậu quả Hình thức phạt chính gồm: phạt cảnh cáo và phạt tiền, mức phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng, cao nhất là 90.000.000 đồng (được quy định tại Điều 33 NĐ 85/2010/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán )