Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng của mỗi quốc gia, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân, nhưng Luật thuế chỉ có thể đi vào cuộc sống khi khoản thuế phải nộp không trở thành gánh nặng cho người nộp thuế. Quan hệ pháp luật giữa nhà nước (cụ thể là cơ quan hoạt động trong lĩnh vực thuế) và người nộp thuế là một trong những quan hệ pháp luật mang tính đặc trưng luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng điều chỉnh một cách cụ thể, chặt chẽ bởi hệ thống pháp lý của mình nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý thuế được hiệu quả, thông suốt, bên cạnh đó, để khuyến khích và nâng cao thái độ,
Mở đầu Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng của mỗi quốc gia, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân, nhưng Luật thuế chỉ có thể đi vào cuộc sống khi khoản thuế phải nộp không trở thành gánh nặng cho người nộp thuế. Quan hệ pháp luật giữa nhà nước (cụ thể là cơ quan hoạt động trong lĩnh vực thuế) và người nộp thuế là một trong những quan hệ pháp luật mang tính đặc trưng luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng điều chỉnh một cách cụ thể, chặt chẽ bởi hệ thống pháp lý của mình nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý thuế được hiệu quả, thông suốt, bên cạnh đó, để khuyến khích và nâng cao thái độ, trách nhiệm của người nộp thuế đối với nghĩa vụ nộp thuế, Pháp luật về thuế của Việt Nam đã có những quy định trong việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế khi tham gia vào quan hệ pháp luật đặc biệt này, một trong nội dung đó chính là quyền được thông tin của người nộp thuế. Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của người nộp thuế được Pháp luật coi trọng. Bởi lẽ, một khi nắm rõ được những thông tin liên quan đến chính sách, cơ chế, nội dung, quy định của Pháp luật một cách rõ ràng, chính xác và mang tính cập nhật thì người nộp thuế mới có thể thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình, qua đó nâng cao thái độ trách nhiệm của mình đối với nghĩa vụ nộp thuế, hạn chế những hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật như trốn thuế, lách luật, chây ì nộp thuế, khai man, khai khống, …đồng thời hoạt động quản lý thuế của cơ quan nhà nước được diễn ra hiệu quả, nguồn thu cho ngân sách nhà nước được đảm bảo. Tuy nhiên, mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo quyền được thông tin của người nộp thuế, Nhà nước cũng đã ban hành những quy định Pháp lý để đảm bảo quyền cơ bản này cho người nộp thuế yên tâm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, nhưng thực tiễn áp dụng dụng những quy định này của Pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, người nộp thuế còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận những thông tin cần thiết, hoặc mơ hồ giữa hàng loạt thông tin liên quan đến cơ chế, thủ tục, chính sách…đồng thời sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý còn hạn chế, mang tính hình thức, chưa chú trọng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho người nộp thuế. Vậy liên quan Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp thuế, nhà nước đã có những quy định pháp lý như thế nào? Thực tiễn áp dụng của những quy định đó ra sao? Những kiến nghị, những đề xuất, những giải pháp nào để khắc phục những bất cập và hạn chế nhằm hoàn thiện chính sách của Nhà nước cũng như quy định của Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được làm rõ qua bài tìm hiểu “ Thực trạng Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế.” Nội dung 1. Quy định của pháp luật. Người nộp thuế là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, một chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ pháp luật thuế. Đây là chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và trực tiếp sáng tạo quản lí các lợi ích vật chất. Cũng như các chủ thể tham gia vào quan hệ tham gia vào quan hệ pháp luật khác, để trở thành người nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế đòi hỏi các tổ chức cá nhân phải có năng lực chủ thể và năng lực hành vi với tư cách là chủ thể trong quan hệ pháp luật trên. Người nộp thuế có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ để tham gia quan hệ pháp luật thuế, các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một phần nội dung của quan hệ pháp luật thuế. Tuy nhiên do bản chất của quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật tài chính có sự tham gia của nhà nước nên không có sự bình đẳng giữa các chủ thể trong đó. Theo quy định tại điều 6 Luật quản lý thuế 2006, quyền của người nộp thuế bao gồm: 1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. 2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. 4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. 6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. 7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. 8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. 9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác. Quyền của người nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế mang những đặc điểm chung của quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật đó là: khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép; khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hoạt động cản trở việc thực hiện quyền nghĩa vụ của mình và yêu cầu họ tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này; khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình. Quyền của người nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế cũng có những đặc trưng riêng đó là: -Chỉ phát sinh khi tham gia quan hệ pháp luật thuế tức là khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế, người nộp thuế chỉ có những quyền mà pháp luật thuế giao cho. Tổ chức cá nhân là người nộp thuế nhưng khi họ không tham gia vào quan hệ pháp luật thuế thì họ không có những quyền mà pháp luật quy định. -Quyền của người nộp thuế thường gắn liền với việc thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lí thuế. Do trong quan hệ pháp luật thuế có 2 chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lí thuế do vậy quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia. Như đã đề cập ở phần mở đầu, trọng tâm nội dung trong bài tìm hiểu này chính là Quyền được thông tin của người nộp thuế. Về bản chất quyền này được hiểu là: được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế . Đây là quyền xuất hiện đầu tiên trước khi người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Quyền này được ghi nhận tại khoản 1 điều 6 Luật quản lý thuế 2006, nội dung của quyền này là người nộp thuế được biết mình tham gia vào quan hệ pháp luật thuế mình có những quyền và nghĩa vụ gì bằng việc được hướng dẫn, được cung cấp thông tin tài liệu về thuế từ các cơ quan quản lý Thuế. Cơ sở của quyền này là mọi công dân có quyền được thông tin, được biết về pháp luật, biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Đây là một cách mà Nhà nước giúp người dân được tiếp cận với các khái niệm về thuế được đầy đủ và rõ ràng hơn, qua đó nắm bắt một cách đầy đủ, linh hoạt các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình. 2 Thực trạng Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin cho người nộp thuế hiện nay. Với sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thuế, pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin cho người nộp thuế đã có những hiệu quả bước đầu trong việc cung cấp thông tin cho người dân một cách đầy đủ, kịp thời về các quyền và nghĩa vụ của mình, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế, giúp người dân yên tâm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, dần thay đổi nhận thức, tư duy của người dân, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân về nghĩa vụ thuế, từng bước đưa Pháp luật về thuế phổ biến và sâu rộng vào đời sống xã hội. Mặc dù đã gặt hái được những hiệu quả bước đầu, nhưng thực tiễn áp dụng quy định quyền được thông tin cho người nộp thuế vẫn còn phát sinh khá nhiều vấn đề bất cập và hạn chế: -Nội dung quản lý thuế được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thuế nên đã gây khó khăn cho cả người nộp thuế trong việc tiếp cận thông tin trong việc tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Có thể thấy ở nước ta hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật về thuế rất nhiều từ Luật đến các văn bản dưới luật… mỗi văn bản lại có những quy định về quản lý thuế của nhiều lĩnh vực khác nhau từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà ở, thuế sử dụng đất…quy định thì nhiều nhưng lại không thống nhất ở một văn bản cụ thể nào cả do đó khiến cho người dân cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu pháp luật về Thuế. Chính vì nguyên nhân này, mà người nộp thuế bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận thông tin để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất. -Sự hiểu biết thông tin của phần lớn người dân về các nghĩa vụ thuế còn khá mơ hồ, các chính sách của nhà nước còn chưa phổ biến rộng rãi trong toàn dân. Theo kết quả của cuộc điều tra tại các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang do Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ và Nhóm Hợp tác Thúc đẩy quản trị và Cải cách hành chính công thực hiện vào đầu năm 2013, chỉ có 65% người được hỏi trả lời có biết về ngân sách. Trong đó, hiểu biết của người dân về các loại thuế chiếm 62,7%; về các loại phí và lệ phí chiếm 54,7%; về các hoạt động kinh doanh của Nhà nước chiếm 46,6%. Hầu hết người dân chỉ quan tâm đến các khoản đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi ở cộng đồng do họ trực tiếp quản lý. Người dân chủ yếu được thông báo qua các hình thức họp thôn, nghe trên loa phát thanh và một số ít thì tiếp xúc với cử tri.Theo ông Đăng Văn Thanh, người dân và các cơ quan dân cử luôn có nhu cầu được thông tin và tham gia thực chất vào quá trình ngân sách. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là ngân sách được công khai nhưng hình thức, cách thực hiện không hiệu quả và các cơ quan dân cử chưa phát huy và làm tròn trách nhiệm của mình. -Về phía doanh nghiệp cũng gặp phải không ít vướng mắc do không được biết rõ các thông tin về thuế. Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Bình Minh nêu vấn đề trong hội nghị giữa các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với cán bộ nhân viên ngành Thuế (diễn ra từ 11-11 đến 13-11-2013) : trước đây Công ty được hưởng ưu đãi chính sách thuế về cổ phần hóa và niêm yết lần đầu. Do không hiểu đúng nên khi kê khai, Công ty tính gộp chung cả hai ưu đãi một lúc trong khi ngành thuế lại tính theo chế độ hưởng nối tiếp. Từ đó, Công ty bị quy vào hành vi gian lận thuế, bị truy thu thuế và phạt nộp chậm và truy thu lên tới 117 tỷ đồng, ảnh hưởng rất nhiều đến cổ phiếu, tâm lý cổ đông và công nhân công ty. Một trường hợp khác: ông Đỗ Hướng Dương, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận - Maseco cho biết, hiện rất nhiều doanh nghiệp bị truy thu và bị phạt oan do hiểu sai về thuế ưu đãi doanh nghiệp, vì vậy không thể gọi là hành vi gian lận thuế. Ngoài ra, mức phạt nộp chậm hiện quá cao, ngang bằng số tiền truy thu nên đã đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn về tài chính. Như vậy, có thể thấy để xảy ra tình trạng trên, một phần là do chính sách thuế không được nhất quán, rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp thực hiện đúng vì bản thân doanh nghiệp không phải lúc nào cũng tiếp cận được hết tất cả các thông tư hướng dẫn của Nhà nước. -Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa những sắc thuế. Do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý Thuế hiệu quả. Hiện tại, chưa có quy định nào quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan đến công tác thu, nộp thuế. Chính vì vậy dẫn đến việc quy định về thủ tục, cơ chế cũng như thẩm quyền còn chồng chéo, thiếu nhất quán…khiến người dân không thể nắm rõ được các quy định, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng -Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn, tốn kém chi phí cho người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Theo một nghiên cứu cá nhân về Thuế thu nhập doanh nghiệp do Thạc sĩ Ngô Thị Cẩm Lệ (chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội) thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012: nội dung các quy định của Luật thuế TNDN hiện hành còn phức tạp, nhiều nội dung giữa các văn bản có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Thủ tục hành chính trong công tác thu- nộp thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nộp thuế. Năm 2012, xếp hạng về công khai ngân sách (OBI 2012) của Việt Nam ghi được 19/100 điểm, với điểm trung bình của các nước là 43 và còn xếp sau nhiều nước trong khu vực như Indonesia: 62 điểm; Philippines: 50 điểm; Malysia: 39 điểm, Thái Lan và Đông Timo được 26 điểm. Hay nói cách khác, cách thực việc công khai và minh bạch ngân sách ở Việt Nam chưa được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. -Công tác tuyên truyền, hướng dẫn giải thích các chính sách thuế chưa được chú trọng để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện, nâng cao hiểu biết pháp luật về thuế cho người nộp thuế. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các thông tin về cơ chế chính sách cũng như quy định của pháp luật còn chưa đến được với người dân một cách đầy đủ. Người dân chủ yếu được thông báo qua các hình thức họp thôn, nghe trên loa phát thanh và một số ít thì tiếp xúc với cử tri, do đó những thông tin nắm được còn khá mơ hồ, đây rõ ràng là trách nhiệm không nhỏ thuộc về công tác tuyên truyền của cơ quan chức năng hoạt động trong lĩnh vực Thuế. - Trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế của một bộ phận quản lý thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của một số cán bộ thuế chưa thật sự khách quan, tận tụy Trong tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế”(từ ngày11/11 đến 13/11/2013) do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút đông đảo người dân tham gia, phần lớn người dân đều phản ánh tình trạng đi đóng thuế mà như đi xin vẫn khá phổ biến. Chỉ một khoản thuế đơn giản như cho thuê nhà, nhưng cũng phải đi lại rất nhiều lần. Rồi lại phải chính chủ nộp thuế “Đi nộp tiền thuế sao cần phải chính chủ? Có phải cán bộ thuế cố tình làm khó dễ? Hiện nay có rất nhiều phương thức giao tiếp ứng dụng công nghệ thông tin như mail, chat Vậy khi nào người dân được hướng dẫn khai thuế qua email, chat nộp tờ khai, nhận kết quả qua email và nộp thuế qua tài khoản ngân hàng. Tại sao các ngân hàng người ta có thể ứng dụng Công nghệ thông tin để người dân có thể ngồi tại nhà để giao dịch tiền đi khắp nơi, mà ngành Thuế lại không làm được?” theo lời của nhiều người dân bức xúc. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, tại các chi cục thuế ở một số quận, huyện, nhân viên thuế rất khó chịu và giải thích không rõ ràng khi người dân nhờ hướng dẫn về các thủ tục thuế. 3. Giải pháp khắc phục những hạn chế và phương hướng hoàn thiện chính sách của Pháp luật về Thuế trong việc đảm bảo quyền được thông tin cho người nộp thuế: Để đảm bảo quyền được thông tin của người nộp thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực thi chính sách thuế cũng như thủ tục hành chính thuế. Nhóm xin đưa ra một số giải pháp như sau: - Cần ghi nhận những phản ánh khó khăn của người nộp thuế bằng kế hoạch tổ chức tuần lễ” lắng nge ý kiến của người nộp thuế” - Hướng dẫn hỗ trợ kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách thuế mới cho người nộp thuế - Tạo điều kiện để người phản ánh những tâm tư nguyện vọng;giải đáp những tiếp thu những ý kiến của người nộp thuế - Tạo điều kiện để tăng hơn nữa mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế,làm sao để cơ quan thuế đồng hành cùng với người nộp thuế một cách chặt chẽ - Tạo điều kiện cho người nộp thuế có thể tiếp cận những chính sách thuế một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất - Tổ chức đối thoại lắng nghe và trả lời ý kiến phản ánh của người nộp thuế trên các địa phương khắp cả nước Kết luận: Một nền tài chính quốc gia vững mạnh đều dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện Pháp luật về Thuế để tập trung nguồn Tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng nhu cầu thu chi ngày càng tăng. Pháp luật về Thuế chính là công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước quản lý thuế một cách hiệu quả. Để Pháp luật về Thuế được đi vào sâu vào tiềm thức người dân, phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội, những quy định của pháp luật cần được hoàn thiện hơn, trong số đó chính là hoàn thiện về những quy định pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế. Đây được xem như là yêu cầu quan trọng, hàng đầu và xuyên suốt trong việc phổ biến quy định về Pháp luật thuế đến với người dân. Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều tồn đọng, bất cập và hạn chế từ ngay chính bản thân quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định ấy. Những bất cập này đã dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của cơ quan quản lý thuế, tạo nên tâm lý nặng nề đối với người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Từ những nội dung trên, ta có thể thấy quyền được thông tin của người nộp thuế cần được quy định một các cụ thể hơn, rõ ràng hơn, công khai, minh bạch và nhất quán. Có cơ chế hỗ trợ, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác từ phía cơ quan chức năng ngành thuế để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để người nộp thực hiện đúng nghĩa vụ, và đảm bảo được quyền của mình lợi về thuế. Một khi quyền được thông tin của người dân được đảm bảo, thì nhận thức và trách nhiệm của người dân mới được nâng cao qua đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình để hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý thuế, và cùng chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tài liệu tham khảo - CHXHCN Việt Nam, Luật quản lý Thuế 2006 - Lê Thị Thảo-Viên Thế Giang-Nguyễn Thị Triển, Tài liệu học tập Luật Tài chính. NXB Đại Học Huế 2013. - Ngô Thị Cẩm Lệ, Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội. NXB Khoa Luật 2012 - Một số thông tin và tư liệu từ Internet. . vụ nộp thuế của mình. 2 Thực trạng Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin cho người nộp thuế hiện nay. Với sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thuế, pháp luật về bảo. sẽ được làm rõ qua bài tìm hiểu “ Thực trạng Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế. ” Nội dung 1. Quy định của pháp luật. Người nộp thuế là chủ thể tham gia quan hệ pháp. chính là quyền được thông tin của người nộp thuế. Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của người nộp thuế được Pháp luật coi trọng. Bởi lẽ, một khi nắm rõ được những thông tin liên