1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

21 560 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 117 KB

Nội dung

Nhân quyền được thực thi cụthể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đượcluật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cụ

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu……….1

A Một số vấn đề lý luận về quyền nhân thân………

2 I Cơ sở pháp lý quốc gia về quyền nhân thân ……… …3

II Khái niệm quyền nhân thân……….6

III Đặc điểm quyền nhân thân……… 7

IV Một số căn cứ và việc phân loại các nhóm quyền nhân thân……9

B Một số vấn đề thực tiễn về quyền nhân thân……… 13

1 Thực trạng về một số quyền nhân thân và sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân……… ……… … 13

2 Một số giải pháp hoàn thiện quyền nhân thân……… ………17

C Kết luận ………19

Danh mục tài liệu tham khảo ………20

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người vàkhông bị tước bỏ bởi ai hay bất cứ chính thể nào Nhân quyền là một giá trị vănhoá quan trọng của cuộc sống con người Việt Nam Nhân quyền được thực thi cụthể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đượcluật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cụ

thể là điều 50 của Hiến pháp năm 1992 xác định: "Ở nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" Điều đó thể hiện Nhà nước ta luôn coi trọng nhân quyền hay quyền

con người trong đó có quyền nhân thân là một phần vô cùng quan trọng Cùngvới sự đi lên, tiến bộ của đất nước, nền tự do dân chủ ngày càng được mở rộngbao nhiêu thì con người ngày càng được tôn trọng hơn bấy nhiêu do đó quyềnnhân thân cũng ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn Chính vì vai trò tolớn của quyền nhân thân trong xã hội Việt Nam hiện nay,em đã chọn đề tài :

“Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Trang 3

A Một số vấn đề lý luận về quyền nhân thân

I Cơ sở pháp lý quốc gia về quyền nhân thân

Qua các bản Hiến pháp

Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước ViệtNam dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhận quyền conngười cơ bản, qua đó thể hiện tư tưởng nhân quyền và dân quyền của Nhànước ta Tư tưởng áy xuyên suốt lịch sử lập hiến và lập pháp

Trong bản hiến pháp đầu tiên của nước ta (Hiến pháp năm 1946), việc đảmbảo các quyền tự do dân chủ của công dân đã trở thành một trong ba nguyêntác cơ bản Với bản Hiến pháp này, lần đẩu tiên trong lịch sử Việt Nam,những người dân nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ đất nước, đượcđảm bảo các quyền tự do, dân chủ Trong 26 quyền cơ bản của công dân màHiến pháp 1946 quy định, các quyền dân sự chiếm đa số (12 quyền) Nhữngquyền nhân thân của cá nhân lần đầu tiên được quy định trong Hiến phápbao gồm: Quyền tự do ngôn luận; quyền tự do xuất bản; quyền tự do tínngưỡng, quyền tự do cư trú trong nước; quyền tự do đi lại trong nước; quyền

tự do ra nước ngoài; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khaexâm phạm nhà ở; quyền bất khả xâm phạm về thư tín

Hiến phám năm 1959 là bước phát triển mới trong việc ghi nhân quyền conngười, trong đó có những quyền nhân thân của cá nhân và những bảo đảmpháp lý cho chúng Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước cónhững thay đổi lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, theo xu hướngngày càng mở rộng các quyền con người Hiến pháp năm 1959 đã xác địnhquyền nhân thân mới là quyền tự do biểu tình (Điều 17), đồng thời quy định

rõ ràng hơn quyền tự do cư trú, quyền tự do đi lại không phân biệt trongnước và ngoài nước như Hiến pháp năm 1946

Trang 4

Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện đất nước thống nhất, cả nướccùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các quyền dân sự của cá nhân được bổ sung vàphát triển; đặc việt riêng đối với quyền nhân thân của cá nhân, đã có nhữngquyền xuất hiện: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng (Điều 70),quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự; quyền được pháp luật bảo hộ vềnhân phẩm; quyền được đảm bảo bí mật về điện thoại; quyền được đảm bảo

bí mật về điện tín; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (Điều 72)

Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của quyền nhân thân là sự ra đời củaHiến pháp năm 1992 Bên cạnh việc kế thừa những quyền nhân thân củaHiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung những quyền nhânthân hoàn toàn mới, đó là: Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏa (Điều13); quyền được đi ra nước ngoài theo quy định của pháp luật (Điều 25);Quyền được từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật (Điều 29);quyền được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả (Điều 36); quyền được Nhà nướcbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điểu 38)

Bộ luật dân sự

Có thể nói, Bộ luật dân sự là văn bản pháp lý chuyên biệt có giá trị pháp lýcao nhất quy định một cách có hệ thống về quyền nhân thân Lần đầu tiên,vấn đề qyền nhân thân được đề cập một cách rõ rang, chi tiết và có hệ thốngtrong BLDS năm 1995 BLDS năm 1995 đã danh 22 điều luật quy định về

quyền nhân thân, và đã xác định rằng: “Quy ền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác”(Điều 26) Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo

vệ quyền nhân thân của mình khi bị người khác vi phạm (Điều 27); lần đầu

Trang 5

tiên quyền nhân thân được quy định thành một hệ thống các quyền, được quyđịnh chi tiết trong 20 điều luật.

BLDS năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và bảo vệ cácquyền dân sự của chủ thể, trong đó có quyền nhân thân Tuy nhiên, qua mộtthời gian áp dụng các quy định của BLDS năm 1995, bên cạnh những ưuđiểm thì BLDS năm 1995 còn bộc lộ nhiều hạn chế Xuất phát từ lí do đó,BLDS sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thihành kể từ ngày 01/01/2006 (BLDS năm 2005) So với các quy định vềquyền nhân thân trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 có một số sửa đổi,

bổ sung, cụ thể, đó là bổ sung thêm 6 quyền nhân thân mới: Quyền đượckhai sinh ( Điều 29), Quyền được khai tử (Điều 30); Quyền hiến bộ phận cơthể (Điều 33); Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); Quyềnnhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); Quyền xác định lại giới tính (Điều36) Ngoài việc bổ sung quy định mới về một số quyền nhân thân, hầu hếtcác quyền nhân thân được quy định trong BLDS năm 1995 cũng được sửađổi, bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xácđịnh dân tộc (Điều 28), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyềnđược bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyềnđược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư(Điều 38)…

Các văn bản pháp lý khác

Mặc dù đến khi BLDS 1995 được thông qua, khái niệm về quyền nhân thânmới được hình thành nhưng trước đó, những quyền nhân thân cụ thể đã đượcthừa nhân trong một số văn bản pháp lý khác Cụ thể là trong Luật Bảo đảmquyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư

tín của nhân dân 24/1/1957 Ngay tại điều 1 Luật này đã quy định: “Quyền

tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm Không ai được phép xâm phạm các quyền ấy”.

Trang 6

Quyền nhân thân đình cũng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 Thông qua việc quy định quyền bình đẳng giữa vợ chồng (Điều19); tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; cấm vợ chồng cóhành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín củanhau (Điều 21).

II Khái niệm quyền nhân thân

Quyền nhân thân (personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ nhữngquyền gắn liền với bản thân mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tưcủa mỗi cá nhân Từ xưa đến nay, nói đến quyền nhân thân người ta thườngliên tưởng đến ngay những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhânphẩm, uy tín của cá nhân Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dânchủ càng được mở rộng bao nhiêu thì con người càng được tôn trọng bấynhiêu Do đó, các quyền nhân thân cũng được pháp luật quy định đầy đủ, rõràng hơn

BLDS năm 2005 quy định về quyền nhân thân tại điều 24: “Quyền nhân

thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhânthân, qua quy định này, có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau:

- Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp cácquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõcho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là

cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình

- Theo nghĩa chủ quan, quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắnliền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân khôngthể chuyển giao quyền này cho người khác

Trang 7

III Đặc điểm quyền nhân thân

Theo điều 24 BLDS 2005: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật

này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Quyền nhân thân có

các đặc điểm sau đây:

- Thứ nhất: Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt.

Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của

các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người Dưới góc độpháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng vàphổ biến của quan hệ dân sự Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân

là vì con người và hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân Sở

dĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc

về cá nhân, trong khi đó các quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủthể khác (pháp nhân, hộ gia đình)

- Thứ hai: Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.

Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phânbiệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sựkhác biệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự khôngquy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau.Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có nhữngquyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực

tế Lợi ích của quyền nhân thân là được quy định như một thực tế chứ khôngphải là sự quy định mang tính hình thức

- Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.

Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tàisản hay không gắn với tài sản mà thôi Vì không phải là tài sản nên quyền

Trang 8

nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lí, chúng tacần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân Ví dụ: Một ngườisáng tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu ích Sáng chế hay giải pháp hữuích do con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyền tự

do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinhtế

- Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác.

Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền vớimỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp dopháp luật qui định Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quyđịnh trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thểchuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quyđịnh cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định Do vậy,

về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủthể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong cácgiao dịch dân sự giữa các cá nhân Ví dụ, người này không thể đổi họ têncho người khác và ngược lại hoặc một người không thể uỷ quyền cho ngườikhác thực hiện quyền tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự do kếthôn của người khác Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyềnnhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũngkhông ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này Tuy nhiên, tính chấtkhông thể chuyển giao của quyền nhân thân chỉ mang tính chất tương đối.Bởi trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyềnnhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác Ví dụ: Quyền công bố, phổbiến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyểngiao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả) Mặc dù vậy thì có những

Trang 9

yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyềnđứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vệ của tác phẩm.

- Thứ năm: Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.

Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sựcủa cá nhân Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhânthân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được phápluật thừa nhận Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhânthân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội Do vậy, ở mỗi giaiđoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giaicấp, chế độ chính trị xã hội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quyđịnh một cách khác nhau Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cánhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấmdứt quyền đó

IV Một số căn cứ và việc phân loại các nhóm quyền nhân thân

Các quyền nhân thân có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau,mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù

Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân

thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các quyềnnhân thân gắn với tài sản Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15BLDS 2005 Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từĐiều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 Các quyền nhân thân không gắn với tàisản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời,không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản củangười đó Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đốivới chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và khôngdịch chuyển được sang chủ thể khác Ngược lại, các quyền nhân thân gắn vớitài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình (nhưtác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, , giống cây

Trang 10

trồng, …) Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình màngười đó sáng tạo ra Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005 Trong số các quyền này

có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyềncông bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tạiKhoản 1 Điều 742 BLDS 2005)

Việc phân loại này giúp chúng ta định hình rõ căn cứ và thời điểm xác lậpcác quyền nhân thân Mỗi một chủ thể đều được công nhận một cách vô điềukiện các quyền nhân thân không gắn với tài sản Tuy nhiên, để được thừanhận các quyền nhân thân gắn với tài sản thì chủ thể đó phải chứng minhđươc sự tồn tại của loại tài sản vô hình do chính mình sáng tạo ra Nếukhông có tài sản đó thì không phát sinh các quyền nhân thân của chủ thể cóliên quan

Thứ hai, dựa vào thời hạn bảo hộ mà các quyền nhân thân được phân loại

thành hai nhóm: Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn vànhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn

Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đối với

họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bímật đời tư; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tênthật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sựtoàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạctác phẩm

Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn bao gồm: quyền thayđổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyềnđược đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệnhân phẩm; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người;quyền xác định lại giới tính; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng;quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền lyhôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và

Ngày đăng: 17/02/2016, 19:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w