1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm Microstation, famis thành lập bản đồ địa chính

23 2,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 211 KB

Nội dung

III.5 QUY TRÌNH VỀ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH III.5. 1. Tỷ lệ đo vẽ bản đồ Căn cứ theo quy định về chọn tỷ lệ trong “Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận” và khối lượng đo vẽ bản đồ địa chính khoảng 2.510 ha được phân thành 02 loại tỷ lệ: Đo vẽ BĐĐC tỷ lệ 11.000, với diện tích 228,88 ha đối với khu vực đất dân cư tập trung, đất chuyên dùng và các thửa đất có diện tích nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư.

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được,

là yếu tố quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng .

Đối với tỉnh Bình Thuận công tác quản lý về đất đai trong những năm qua đã được

sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn Tỉnh Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai Đồng thời, để tăng cường và nâng cao chỉ số cạnh tranh CPI, chỉ số tiếp cận đất đai; tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng thị trường bất động sản về đất đai thì việc đầu tư mạnh mẽ cho công tác đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai là rất cần thiết.

Việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai xã Tiến Thành nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của chính quyền là nắm chắc quỹ đất ở địa phương, quản lý chặt chẽ việc biến động đất đai cũng như thỏa mãn nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và hiện đại hóa công tác quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin giúp cơ quan quản lý đất đai quản lý ngày một tốt hơn; giúp người sử dụng đất tiếp cận đất đai được dễ dàng thuận tiện.

Xuất phát từ những vấn đề trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giao Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành khảo sát lập Thiết kế Kỹ thuật -

Dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết Đơn vị đã căn cứ theo các quy định hiện hành về đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của xã Tiến Thành để góp phần hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Trang 2

Nhận biết được những ý nghĩa trên nên em đã chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Microstation, famis thành lập bản đồ địa chính xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” với mong muốn được làm quen với thực tế công tác để có thêm kinh nghiệm thực tiễn làm hành trang cho nghề nghiệp của bản thân sau này.

Trang 3

PHẦN II: GIỚI THIỆU

II.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

- Tổ chức thực hiện mọi công việc liên quan đến quản trị hành chính, văn phòng

- Tham mưu lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật TN&MT và tổ chức thực hiện mọi côngviệc về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và đối ngoại

- Tham mưu lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật TN&MT về tài chính, kế toán - thốngkê

b Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực quản trị hành chính, văn phòng,như: văn thư, lưu trữ, báo cáo tổng hợp, kế hoạch công tác của lãnh đạo Trung tâm Kỹthuật TN&MT, phương tiện đi công tác, vật tư, trang thiết bị văn phòng, thư ký các cuộchọp, dự trù kinh phí cho hoạt động văn phòng, lễ tân, tiếp khách, bảo vệ cơ quan

- Tham mưu về quản lý, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, tổ chức thực hiện cácchính sách, thủ tục liên quan đến công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện cáccông việc có liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của cán bộ viên chức, đáp ứngnội dung yêu cầu của công tác cải cách hành chính

Trang 4

- Tham mưu và tổ chức thực hiện các phong trào văn - thể - mỹ, các hoạt động thiđua khen thưởng, các hoạt động phong trào, tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thầncho cán bộ viên chức trong Trung tâm Kỹ thuật TN&MT.

- Thực hiện các công việc của Kế toán, lưu trữ, bảo quản sổ sách kế toán

- Thực hiện một số công việc khác do Ban Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TN&MTgiao hoặc uỷ quyền

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra chất lượng sản phẩm các công trình đo đạc và chịutrách nhiệm về kỹ thuật trước lãnh đạo cơ quan

- Bảo đảm việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quyđịnh kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác liênquan đến thi công, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu sản phẩm các công trình đo đạc

- Lưu hồ sơ tài liệu và file số bản đồ, số liệu sau khi các Đội đo đạc đã bàn giaocho dự án

Trang 5

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TN&MTgiao hoặc ủy quyền.

II.1.3 Đội đo đạc:

a Chức năng:

- Tổ chức thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính và xây dựng cở dữ liệuquản lý đất đai trên địa bàn toàn tỉnh

- Thực hiện đo đạc trích đo bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình và các bản

đồ chuyên đề khác theo nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức và cá nhân

b Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thực hiện lập kế hoạch và tổ chức thi công, báo cáo tiến độ thực hiện nội, ngoạinghiệp các công trình về đo đạc, lập dữ liệu các loại bản đồ và hồ sơ địa chính, dữ liệu đođạc lập bản đồ địa hình và các loại bản đồ chuyên đề khác cho các dự án đầu tư của nhànước, tổ chức và cá nhân

- Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả về tài chính, lao động và tài sản, máymóc thiết bị được giao Tổng hợp, bàn giao sản phẩm, lưu trữ tài liệu, dữ liệu các sảnphẩm của mình, quyết toán thanh lý công trình, chấm công, lập bảng lương trong Đội

c Quy định chung:

-Ngoài những nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của các phòng, đội, chi nhánh

vừa nêu trên Các phòng, đội chuyên môn phải có trách nhiệm: bảo quản tài sản, phươngtiện, trang thiết bị của cơ quan giao sử dụng, quản lý hồ sơ tài liệu chuyên môn kỹ thuật,giữ gìn vệ sinh phòng làm việc sạch đẹp, phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự,thực hiện tốt nếp sống văn minh, lịch sự

Thực hiện tốt luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí

Trang 6

PHẦN III

NỘI DUNG THỰC TẬP

Điều 1: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên

và Môi trường Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp kinh tế tự bảo đảm 100% chi phí hoạtđộng thường xuyên, thực hiện các công việc chuyên môn kỹ thuật, phục vụ cho công tácquản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Giám đốc Trung tâm Kỹthuật Tài nguyên và Môi trường quản lý, điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chế độthủ trưởng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài Nguyên

và Môi Trường về mọi hoạt động của cơ quan

Phó Giám đốc Trung tâm giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo từng lĩnh vực côngtác của Trung tâm được Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giámđốc và Pháp luật về những công việc trực tiếp giải quyết

Điều 2: Các Phòng, Đội, Chi nhánh là bộ phận trực tiếp sản xuất, quản lý của Trung

tâm do các trưởng, phó bộ phận trực tiếp điều hành, phân công lao động và chịu tráchnhiệm về mọi hoạt động của bộ phận trước Phó giám đốc trực tiếp phụ trách và Giám đốcTrung tâm về những công việc được phân công thuộc thẩm quyền, đồng thời chịu sự điềuđộng phân bổ công tác, riêng các đội đo đạc dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát, kiểmtra kỹ thuật của Phòng Kỹ thuật

Điều 3: Cán bộ, công nhân viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện từng khâu

công việc, dưới sự phân công điều hành trực tiếp của các trưởng, phó bộ phận, chịu tráchnhiệm trước đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình Cán bộ, công nhân viên chức vàngười lao động trong đơn vị phải bảo vệ những thông tin của đơn vị về số liệu, quy trìnhcông nghệ; các thông tin chuyên môn, nghiệp vụ chỉ được cung cấp khi có ý kiến của Banlãnh đạo

Điều 4: Tất cả cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị, khi thi

hành nhiệm vụ phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên phụ trách mình, đượcquyền trình bày đề xuất những ý kiến, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để có thểhoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc của mình Trường hợp người trực tiếp

Trang 7

quản lý không đồng ý thì có quyền đề bạt ý kiến của mình lên cấp trên cao hơn, nhưngtrước hết vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người trực tiếp quản lý.

Điều 5: Bộ phận văn phòng làm việc theo ngày, giờ hành chính quy định Các Đội,

Chi nhánh sản xuất tùy tình hình thực tế mà bố trí ngày làm việc cho hợp lý để có thể bảođảm hoàn thành công việc

Không được mang việc riêng đến công sở làm việc Không dẫn người không cótrách nhiệm vào phòng làm việc

III.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bản đồ địa chính (BĐĐC) là tài liệu của Quốc gia, là loại bản đồ chuyên dụng được

đo đạc chi tiết đến từng thửa đất theo hiện trạng sử dụng của từng xã, Phường với tỷ lệ lớn1/500, 1/1.000, 1/2.000… theo hệ tọa độ, độ cao Nhà nước

Đo đạc, lập BĐĐC nhằm:

- Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đấtđai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổigiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)

và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền

sử dụng đất ở theo quy định của Pháp luật

- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là cấpxã); huyện, thị xã, Thành phố thuộc hỉnh (gọi chung là cấp huyện) và của tỉnh

- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động củatừng thửa đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã

- Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khudân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở

Trang 8

- Phục vụ cho việc phân hạng, định giá đất.

- Xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện nângcao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực quản

lý đất đai, kết nối hệ thống thông tin đất đai của tỉnh vào mạng thông tin quản lý hànhchính của tỉnh, mạng thông tin đất đai quốc gia và kết nối với các mạng thông tin chuyênngành

- Là cơ sở dữ liệu nền để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống

thông tin đất đai (LIS)

III.2 CƠ SỞ KHOA HỌC

III.2.1 Khái niệm Bản Đồ Địa Chính:

- Sản phẩm BĐĐC xã Tiến Thành được lập theo hệ tọa độ Nhà nước VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 108030’, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm do

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Bản đồ và hồ sơ kèm theo bao gồm dạng giấy và dạng số, đối với bản đồ dạng sốphải thống nhất nội dung với bản đồ dạng giấy và hiện trạng; bản đồ số được biên tậpbằng phần mềm Microstation, các lớp, nhóm lớp, các thông tin thuộc tính được phân lớpđúng theo quy định về thành lập BĐĐC dạng số để tích hợp vào phần mềm ViLIS;

- Việc cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính được thực hiện ngay sau khihoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng thống nhất theo Quyết định số221/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc

III.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thihành Luật Đất đai

Trang 9

- Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc “Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địachính”.

- Thông tư số 03/2007/TT-BTNMT ngày 15/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc “Hướng dẫn quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tưliệu đo đạc và bản đồ”

- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính các loại tỷ lệ: 1/200, 1/500, 1/1.000, 1/2.000,1/5.000 và 1/10.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Quyết định số:08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008

III.4 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xã Tiến Thành là một trong số 13 xã, thị trấn của thành phố Phan Thiết, việc quản lý

sử dụng quỹ đất còn thiếu thông tin, tài liệu chưa được theo dõi cập nhật thường xuyên

Tiến Thành là một xã trung du, nằm về phía Đông nam của thành phố Phan Thiết

có tổng diện tích tự nhiên là 5.070 ha, toàn xã có 06 thôn (Tiến Phú, Tiến Hải, Tiến Hòa,Tiến An, Tiến Bình, Tiến Đức) với 1.530 hộ và số dân là 7.589 người, nằm trên trục

đường ven biển của Tỉnh, tiếp giáp với thành phố Phan Thiết (trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh) là điều kiện cho xã giao lưu văn hóa, phát triển sản xuất, dịch vụ - du

lịch, lưu thông hàng hóa, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật

III.4.1 Vị trí địa lý

Xã Tiến Thành nằm ven biển của thành phố Phan Thiết, cách trung tâm thành phốPhan Thiết 3 km về phía Đông Nam, xã có khoảng 04 km đường bờ biển, đây là thế mạnhlớn cho hoạt động du lịch, tuy nhiên chưa thật sự thuận lợi cho việc khai thác thủy hảisản

Xã Tiến Thành có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp: xã Tiến Lợi

+ Phía Nam giáp: xã Thuận Quý

+ Phía Đông giáp: biển Đông

Trang 10

+ Phía Tây giáp: xã Hàm Cường, xã Hàm Mỹ.

hợp đặc điểm khí hậu trong vùng

III.4.3 Thủy văn

Toàn xã chỉ có những con suối nhỏ chảy trong địa phận xã được bắt nguồn từnhững mạch nước nhĩ chảy len lỏi giữa các động cát

III.4.4 Địa hình

Tiến Thành có địa hình tương đối phức tạp, có đồi núi xen kẽ với đồng bằng, khuvực có địa hình không được bằng phẳng

III.4.5 Những nguồn tài nguyên khác

a Tài nguyên đất đai

Trên địa bàn xã có 3 nhóm đất chính: nhóm đất cát, nhóm đất xám và nhóm đất trơsỏi đá

+ Nhóm đất cát: Gồm có đất cồn cát trắng vàng, đất cồn cát đỏ và đất cát biển + Đất cồn cát đỏ: có diện tích lớn nhất, được hình thành trong mối quan hệ chặt

chẽ với khí hậu nóng khô

+Đất cát biển: Được phân bổ ở địa hình bằng, thấp chạy dọc sát ven biển.

b Tài nguyên nước

Là xã ven biển, thổ nhưỡng chủ yếu là đất cát nên nguồn nước tương đối ổn định,

có nước nhĩ và nước mặt quanh năm Nhìn chung đối với xã Thuận Quý nguồn nước đượcđảm bảo quanh năm phục vụ ổn định trong sinh hoạt và tưới tiêu cho nông nghiệp

Trang 11

c Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp có 1.993,4 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là.223,41 ha,bao gồm 603,00 ha đất rừng trồng sản xuất và 620,41 ha đất rừng trồng phòng hộ

III.4.6 Kinh tế - xã hội

_ Thực trạng phát triển kinh tế và dân cư:

Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay là Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản – Công nghiệp,thương mại và dịch vụ

* Về nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: Thời tiết không thuận lợi nắng hạn, cây trồng bị sâu rầy, giá cả

vật tư nông nghiệp tăng cao, sản phẩm nông nghiệp giá cả không ổn định Song nhân dântrong xã đã khắc phục khó khăn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng Đã đưa một số câytrồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như đậu phộng, mè, đậu các loại bước đầu đemlại hiệu quả cao Một số cây trồng có lợi thế như: thanh long, điều, xoài, nhãn Các hoạtđộng khuyến nông, khuyến ngư được mở ra nhằm đưa khoa học kỹ thuật đến với nhân dânngày càng được chú trọng

* Về thủy sản: Do bến bãi ngang không có cửa biển nên ít có khả năng khai thác xa

bờ, bám biển dài ngày Phần lớn nghề truyền thống là lặn sò nhưng vì khó khăn ngưtrường nên không phát huy tiềm lực của ngư dân trong xã, mặc dù, vùng biển có nhiềuloại hải sản nhưng sản lượng đánh bắt không đáng kể, năng lực thuỷ sản đến nay vẫn duytrì Sản lượng đánh bắt năm 2005 là 650 tấn hải sản các loại

III.5 QUY TRÌNH VỀ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

III.5 1 Tỷ lệ đo vẽ bản đồ

Căn cứ theo quy định về chọn tỷ lệ trong “Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận” và khối lượng đo vẽ bản đồ địa chính khoảng 2.510 ha được phân thành 02 loại tỷ lệ:

- Đo vẽ BĐĐC tỷ lệ 1/1.000, với diện tích 228,88 ha đối với khu vực đất dân cư tập

trung, đất chuyên dùng và các thửa đất có diện tích nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư

Ngày đăng: 17/02/2016, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w