1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh Viện Đa Khoa

48 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 686,76 KB

Nội dung

Trước thực trạng sức khỏe của người dân ngày càng suy giảm, số lượng bệnh nhân thì ngày càng nhiều do hậu quả của chiến tranh, sự ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt và lối sống, sinh h

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN 3

I.1.1 Tên dự án 3

I.1.2 Địa điểm đầu tư 3

I.1.3 Mục đích đầu tư 4

I.1.4 Các giải pháp thiết kế 5

I.1.5 Các chỉ tiêu quy hoạch 7

I.1.6 Giới thiệu chung về chủ đầu tư 8

I.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ 8

I.2.1 Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư 8

I.2.2 Các tiêu chuẩn xây dựng 11

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ II.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 14

II.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 16

CHƯƠNG III: NHU CẦU CHUYÊN MÔN VÀ TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ III.1 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN 18

III.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC 21

III.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ 21

CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ IV.1 QUY MÔ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 23

IV.2 PHƯƠNG ÁN TRANG THIẾT BỊ 25

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 2

V.1.1 Trong quá trình xây dựng dự án 31

V.1.2 Trong quá trình hoạt động 32

V.2 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 32

CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VI.1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 38

VI.2 DOANH THU DỰ ÁN 42

VI.3 CHI PHÍ VẬN HÀNH DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG 44

VI.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 46

CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ; HIỆU QUẢ KT-XH VII.1 KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ 48

VII.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI 48

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VIII.1 KẾT LUẬN 49

VIII.2 KIẾN NGHỊ 49

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN

 Vốn đầu tư là 556.313,75 triệu VNĐ

I.1.2 ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

1 Địa điểm xây dựng

Dự án được đầu tư tại địa chỉ có tổng diện tích 56.084 m2 được UBND Tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH tiến hành di giời, giải tỏa để tiến hành xây dựng Bệnh viện Khu đất này nằm tiếp giáp với ,

Trang 4

- Thoát nước: thoát nước tự nhiên qua nương dọc

Khu đất dự kiến xây dựng sẽ được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng,

hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và đường giao thông từ trục đường vào đến khu đất

Về mặt thuận lợi:

Là khu vực đất nông nghiệp, không có tài nguyên quý hiếm hay công trình kiến Trúc quan trọng, kiên cố… rất thuận tiện cho việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư

Khu vực xây dựng Bệnh viện đất đai chủ yếu là đất trồng cây xanh và đất trống thuận lợi cho công tác đền bù giải tỏa của dự án

I.1.3 MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ

Sức khỏe là yếu tố quyết định sự phát triển của Quốc gia, không có sức khỏe con người không thể tồn tại, mọi tiềm năng sinh lực quốc gia bị ngưng trệ Công cuộc đổi mới những năm qua đã làm cho nền kinh tế nước ta bước đầu được thay đổi và đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Tuy nhiên tình trạng nghèo nàn và lạc hậu vẫn còn đè nặng lên đời sống dân cư nhất là ở những vùng sâu vùng xa đang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Trước thực trạng sức khỏe của người dân ngày càng suy giảm, số lượng bệnh nhân thì ngày càng nhiều do hậu quả của chiến tranh, sự ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt và lối sống, sinh hoạt không hợp lý và thiếu khoa học; chủ đầu

tư cùng với một số Giáo sư, Bác sỹ, y sỹ, hợp tác cùng nhau, đồng thời kêu gọi một số tổ chức cá nhân đầu tư hình thành bệnh viện có các điều kiện và phương

Trang 5

tiện khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tiên tiến, kết hợp hài hòa nền Y học phương Tây hiện đại, góp phần với ngành Y Tế địa phương và khu vực trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân mọi đối tượng kể cả những người nước ngoài đang công tác hoặc đi du lịch Bên cạnh đó quan tâm đến các đối tượng người lao động tại vùng giáp ranh, vùng xa không có điều kiện đến trung tâm thành phố để họ được hưởng các kỹ thuật khám và điều trị chất lượng cao, giá cả phù hợp

I.1.4 CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

+ Mặt bằng công trình được thiết kế trên khu đất trống có diện tích 56.084 m2

+ Cấp nước: sử dụng từ nguồn nước ngầm, khoan khai thác, xử lý và cấp cho toàn bệnh viện

+ Thoát nước:

 Nước mưa, nước mặt thoát vào hệ thống rãnh hở có nấp đan BTCT được

bố trí xung quanh công trình sau đó dẫn về hệ thống thoát nước chung của thị xã

 Nước thải sinh hoạt thu trạm xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của thị xã

1 Hệ thống thoát nước sinh hoạt

* Cơ sở thiết kế:

- Theo yêu cầu của chủ đầu tư

- Căn cứ theo bản đồ quy hoạhc thoát nước tỷ lệ : 1/500

Trang 6

- Nước sinh hoạt được thu gom từ khu vệ sinh của các công trình thoát vào hố gas của tuyến thoát nước sinh hoạt

- Nước sinh hoạt được thu gom từ khu vệ sinh của các công trình thoát vào hố gas của tuyến thoát nước sinh hoạt

- Nước thải được vận chuyển trong hệ thống ống kín, bố trí trong vĩa hè dẫn về trạm xử lý nước thải

- Dùng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho từng đoạn ống, từng tuyến ống và cho cả hệ thống

- Hệ thống cống kín được kiểm tra, bảo trì thông qua các hố tại các góc đường

2 Hệ thống cấp điện- chiếu sáng

2.1 Cấp điện

- Lưới điện hạ thế phục vụ đến tận công trình

- Hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt, hệ thống điều khiển, kiểm soát bằng hệ thống aptômat tự động

- Mô hình trạm biến áp có một máy biến áp và một máy dự phòng, chỉ với nguồn trung áp 3 pha trung tính trực tiếp nối đất

- Vị trí trạm biến áp như trên bảng vẽ mặt bằng, cách vị trí đặt tủ phân phối chính 15m

- Để đảm bảo an toàn và mỹ quan toàn bộ mạng điện áp từ trạm biến tủ phân phối, tất cả các dây dẫn động lực đến thiết bị đều đặt trong ống nhựa và chôn ngầm dưới đất

- Lắp đặt tủ phân phối chính và phân phối phụ, tủ động lực dung cấp nguồn cho tất cả các thiết bị trong khuôn viên bệnh viện

- Chọn tiết kiệm dây ở mạng điện hạ áp được dựa trên cơ sở sự phát nóng của dây dẫn có phối hợp với các thiết bị bảo vệ và sau đó kiểm tra theo điều kiện

ổn định nhiệt

- Tất cả cáp dẫn của lưới điện hạ áp: chọn loại cáp điện lực hạ áp cách điện và

vỏ PVC lõi đồng, được lắp đặt riêng từng sợi trong ống nhựa chôn ngầm đi đến tủ - thiết bị Mật độ chiếm chỗ của dây trong ống nhỏ hơn 75%

Trang 7

- Các thiết bị điện sử dụng cho công trình phải tiếp địa an toàn ( MĐHKK, Máy bơm, máy phát điện, ổ cắm điện,… ) theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, được bảo

- Thi công bằng phương pháp thủ công và kết hợp cơ giới

2.2 Hệ thống chiếu sáng ngoại vi:

- Căn cứ theo các tiêu chuẩn Nhà nước về tải trọng và tác động, quy định áp lực gió, được tính toán thiết kế với các điều kiện khí hậu

- Căn cứ váo nhu cầu cần thiết sử dụng sử dụng điện chiếu sáng Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh

I.1.5 CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH

 Diện tích đất xây dựng : 56.084m2

 Mật độ xây dựng : 35%

 Mật độ cây xanh : : 40%

I.1.6 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH

 Trụ sở công ty:

 Điện thoại : Fax :

 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: do Sở KHĐT cấp ngày

 Vốn điều lệ:

 Người đại diện hợp pháp:

Trang 8

Chức vụ:

I.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.2.1 CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

1 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

2 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

4 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình

5 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình

6 Thông tư số 08/2005/TT-BXD, ngày 06/05/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

7 Quyết định số 70/2005/QĐ-UBT, ngày 05/07/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh

8 Quyết định 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế về phê duyệt đề án Phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

9 Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân;

10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

11 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Trang 9

12 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

13 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

14 Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

15 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng;

16 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ

về thuế thu nhập doanh nghiệp;

17 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

18 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 03 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

19 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

20 Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá cả máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

21 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

22 Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư;

Trang 10

23 Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

24 Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt;

25 Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 về việc công bố Định mức vật

tư trong xây dựng công trình;

26 Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng;

27 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;

28 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

29 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

I.2.2 CÁC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Theo nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

Các chính sách khuyến khích áp dụng cho lĩnh vực của dự án cụ thể như sau:

Ưu đãi về đất đai:

Dự án được cơ quan có chức năng trên địa bàn giao đất sử dụng lâu dài và được miễn tiền thuê đất

Ưu đãi về lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Trang 11

Dự án được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền

sử dụng đất, tài sản gắn với đất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng theo quy định của pháp luật đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa

Được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Xét theo nghị định này thì dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động còn lại của phòng khám

I.2.3 CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN XÂY DỰNG

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa .được thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

 TCVN 4470-1995 : Bệnh viện đa khoa Yêu cầu thiết kế

 TCXD 16-86 : tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

 TCXD 29-91 : tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng

 TCVN 4601-1998 : Văn phòng làm việc, tiêu chuẩn thiết kế;

 TCVN 6160-1996 : Phòng chống cháy nhà cao tầng, tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXDVN 323-2004 : Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng;

 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

Trang 12

 TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

 TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

 TCXD 205-1998 : Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCN 21-1986 : Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXDVN 269-2002 : Cọc - Phương pháp thí nghiệm nén dọc trục;

 TCXD 326: 2004 : Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu;

 TCXD 88:1982 : Cọc - Phương pháp thi công và nghiệm thu;

 TCXD 269: 2002 : Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh

ép dọc trục;

 TCVN 5718-1993 : Mái sàn cốt thép trong công trình xây dựng Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước;

 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

 TCXD 5574- 1991 : Kết cấu BTCT- Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXDVN 356-2005 : Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXDVN 338-2005 : Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXD 198-1997 : Nhà cao tầng - Thiết kế, cấu tạo BTCT toàn khối

 TCVN 6160-1996 : PCCC cho nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;

 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

 TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

Trang 13

 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

 TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

 TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

 TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

 TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

 TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

 11TCN 21-84 :Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

 TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;

 TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

 TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

 TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

Trang 14

 TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nặng nề, môi trường bên ngoài không thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm nay GDP đã tăng 3,9% trong nửa đầu năm 2009 so với 6,2% trong năm 2008 Dẫu

ở mức thấp hơn nhưng nhờ các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tài chính trong nước Nhập khẩu giảm nhanh hơn xuất khẩu, vì vậy xuất khẩu ròng đã đóng góp cho sự tăng trưởng GDP

Nền kinh tế của Việt Nam dường như đã thoát điểm đáy trong đầu năm 2009, khi tăng trưởng GDP Quý II là 4,5% trong khi Quý I chỉ đạt 3,1%

Nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt chủ yếu do có những phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ

Dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2009 được điều chỉnh cao hơn so với mức

dự đoán đưa ra, mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam năm 2009 là 4,7% (cao hơn mức dự báo 4,5% hồi tháng 3), sở dĩ có được mức tăng trưởng này là nhờ Chính phủ có các phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ

Tình hình tăng trưởng kinh tế trong 09 tháng đầu năm 2009 có thể được tổng kết như sau:

a/ Về sản xuất công nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tháng 9-2009 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 62.559 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 8-2009 và tăng 12,5% so cùng

kỳ Tính chung 9 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 505.972 tỷ đồng tăng 6,5% so với cùng kỳ

Trang 15

b/ Về sản xuất nông nghiệp

Năm 2009, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức Thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng đáng kể đến tình hình

sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu, trong chín tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 41,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm

2008 Trong đó, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chỉ đạt 9,2 tỷ USD, giảm 11,8%

Cụ thể chín tháng qua, xuất khẩu gạo đã tăng 33% về lượng đạt gần 5 triệu tấn, nhưng do giá bình quân giảm tới 14,5% nên kim ngạch thu về chỉ đạt 2,2 tỷ USD (giảm 8,2%)

Cà phê sản lượng xuất khẩu ước đạt 884 ngàn tấn tăng 15,7%, nhưng giá trị lại giảm 18,8% Tương tự với mặt hàng cao su, lượng xuất khẩu tăng 10,3%, nhưng giá trị thu về chỉ bằng 60% mức thu của cùng kỳ năm 2008 Sản phẩm chè, xuất khẩu lượng tăng tới 25% nhưng ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ tăng thêm có 14,5 so với năm trước Đây cũng là mặt hàng phục hồi tăng trưởng sớm nhất do vẫn giữ được các thị trường truyền thống như Pakistan, Nga, ĐàiLoan,TrungQuốc

Theo đánh giá chung, ba tháng cuối năm, xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ thu

về khoảng 3,05 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên 12,4 tỷ USD, vẫn giảm 5,9% so với năm 2008

c/ Về lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ:

Từ đầu năm đến nay, do chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính phủ

đã phát huy tác dụng, nhiều DN tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp như giảm giá hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng

Trang 16

nên nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng tăng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm ước đạt 742,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó, khu vực thương nghiệp đạt 581,6 nghìn tỷ đồng (tăng 18,7%); khu vực khách sạn, nhà hàng đạt 84,2 nghìn tỷ đồng (tăng 16%); khu vực du lịch đạt 7,3 nghìn tỷ đồng (tăng 16,6%); khu vực dịch vụ đạt 69,4 nghìn tỷ đồng (tăng 19%) TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt tốc

độ tăng trưởng lần lượt là 22,9% và 12,8%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi, từ nay đến cuối năm các ngành dịch vụ sẽ có nhiều cơ hội khai thác tiềm năng và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm từ đầu năm đến nay Bộ KH-ĐT dự báo, năm 2009 tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ có thể đạt 6,3-6,7% Trong đó, ngành thương mại bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định với mức tăng khoảng 20% so với năm 2008, do sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của người dân tăng lên Ngành bưu chính viễn thông cũng có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao do Việt Nam có sức cầu lớn, các dịch vụ ngày càng phong phú để thu hút khách hàng

II.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, đời sống nhân dân được cải thiện Mặc dù vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn rất nghèo nàn, đặc biệt là các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người dân Toàn Tỉnh chỉ có 24 cơ sở điều trị với tổng số 1015 giường bệnh, bình quân 8,36 giường/vạn dân so với tỷ lệ giường bệnh trong khu vực là 10 giường/vạn dân thì tỷ lệ bình quân giường bệnh của Tỉnh còn thấp, đồng thời Tỉnh còn thiếu các bệnh viện Đa khoa do đó các cơ sở điều trị hiện nay bị quá tải

Hiện nay, Tỉnh có trung tâm với 15 giường lưu bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đang quá tải Với quy mô và chức năng hoạt động trên thì việc hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc Y tế nhân dân của Tỉnh, công tác khám và điều trị đa khoa là vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện đòi hỏi chất lượng

Trang 17

dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng cao như hiện nay Bệnh nhân không tin tưởng vào cơ sở điều trị hoặc chuyển lên các bệnh viện tuyến trung ương, vừa rất tốn kém tiền bạc, sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình, vừa gây sức ép và quá tải cho bệnh viện tuyến trên

Ngoài ra, công tác đào tạo mới, đào tạo lại các cán bộ chuyên khoa tuyến huyện cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho các chuyên ngành tại địa phương, đặc biệt là cơ sở thực hành cho việc đào tạo cán bộ y tế

cơ sở

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 300 giường bệnh hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách, đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân của Tỉnh nói riêng

và các huyện, xã trong và ngoài tỉnh vùng lân cận

Bệnh viện sẽ tập trung vào đầu tư các trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, tạo cơ

sở cho việc sớm phát hiện bệnh, để đạt hiệu quả điều trị cao Tập trung vào nghiên cứu cho khu vực chẩn đoán Bên cạnh đó, dự án sẽ chú trọng việc xây dựng bộ máy quản lý năng động và hiệu quả, tuyển dụng đội ngũ nhân viên giỏi, năng động, giàu kinh nghiệm, giáo dục tinh thần thái độ phục vụ với phương châm: “ tình thương và trách nhiệm”

CHƯƠNG III: NHU CẦU CHUYÊN MÔN VÀ TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ

III.1 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

III.1.1 CÁC NỘI DUNG CHUYÊN MÔN

+ Khám, chẩn đoán và điều trị theo bệnh lý trên cơ sở Tele Medecine

+ Xử lý sơ cấp cứu mọi trường hợp

+ Kiểm tra phân loại sức khỏe định kỳ cho các cơ quan

+ Tư vấn chuyên môn y tế

+ Tham gia các chương trình y tế cộng đồng

Trang 18

Với những nội dung hoạt động chuyên môn chủ yếu ở trên hàng năm căn cứ vào mô hình bệnh tật đến khám và điều trị tại bệnh viện, sẽ có kế hoạch ưu tiên đầu tư cho những mặt bệnh có tần suất cao

+ Nghiên cứu khoa học về y học:

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về Y học và ứng dụng những tiến

bộ kỹ thuật y học cấp nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học Việt Nam kết hợp với Y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

- Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

III.1.2 YÊU CẦU TỔ CHỨC CÁC KHOA

1 Khoa khám chữa bệnh ngoại trú

Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu

2 Khám chữa nội khoa

Nằm trong khoa khám và chữa bệnh ngoại trú, có nhiệm vụ khám và điều trị ngoại trú, khám chọn lọc, tiếp nhận bệnh nhân vào nội trú các bệnh nội khoa

3 Khám chữa ngoại khoa

Nằm trong khoa khám và chữa bệnh ngoại trú, nhiệm vụ chữa trị các bệnh chấn thương, ung nhọt, viêm tấy sơ cứu, tiểu phẩu, chích đắp thuốc Ngoài khu vực đợi, các phòng khám còn có phòng thuốc, chuẩn bị, phòng thủ thuật

4 Khám chữa răng- hàm- mặt

Khám chữa răng có ghế chuyên dùng, được bố trí trong không gian lớn Mỗi ghế có diện tích đủ để bác sỹ thao tác và các bộ phận phụ trợ làm răng giả, cấy răng

5 Khám chữa mắt

Trang 19

Khám mắt ở vị trí thuận lợi nhất trong khoa khám – chữa ngoại trú

6 Khám chữa tai mũi họng

Đặc biệt lưu ý đến hướng bệnh nhân vào và hướng đặt máy, khám thử tai cần phòng cách âm

7 Khoa cấp cứu

Thực hiện công tác cấp cứu cứu thương Khoa cấp cứu có nhiệm vụ tiếp đón, phân loại bệnh nhân nặng, nhẹ, làm các xét nghiệm theo định hướng chẩn đoán Cấp cứu ổn định các chức năng sống trước khi vận chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa

8 Các khoa xét nghiệm

Là nơi tiến hành các kỹ thuật đặc biệt bằng các phương pháp hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, huyết học, kỹ thuật giải phẫu bệnh để chẩn đoán khám chữa bệnh và các nghiên cứu khoa học

9 Khoa thăm dò chức năng

Là khoa sử dụng các thiết bị y tế để kiểm tra chức năng các cơ quan trong

cơ thể như: điện tim, điện não, điện cơ, lưu huyết não…

10 Khoa nội soi

Là nơi tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật nội soi để chẩn đoán, điều trị bệnh bằng các phương tiện, thiết bị đưa vào bên trong cơ thể

11 Khoa vật lý trị liệu

Khoa vật lý trị liệu là khoa lâm sàn, thực hiện đầy đủ quy chế bệnh viện Khoa được bố trí ở nơi thuận tiện cho nguời tàn tật di chuyển và đi lại của người bệnh

12 Khoa truyền máu, lọc máu

Trang 20

Khoa truyền máu luôn luôn có đủ các nhóm máu dự trữ để phục vụ cho người bệnh cấp cứu

Truyền máu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối

Lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, diêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn và ngộ độc…

13 Khoa giải phẫu bệnh lý

Khoa giải phẫu bệnh lý là cơ sở làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc

14 Khoa dược

Lập kế hoạch, cung cấp và bảo quản số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc…

Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện Có thể thay thế thuốc cùng chủng loại

15 Khoa dinh dưỡng

Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức phục vụ ăn uống cho người bệnh, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn theo bệnh lý

16 Khoa chống nhiễm khuẩn

Khoa nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện

III.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC

Theo quy định của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa được xếp vào bệnh viện loại I

Trang 21

Căn cứ theo quy chế của Bộ Y Tế quy định, Bệnh viện xây dựng mô hình tổ chức đầy đủ các bộ phận để đảm bảo hoạt động tốt Tuy nhiên để giảm bớt nhân sự gián tiếp, tập trung cho khâu chẩn đoán và điều trị nên có sự bố trí lồng ghép các phòng ban có liên quan với nhau để tiện giải quyết, điều hành công việc

Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như:

+ Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: nội trú và ngoại trú

III.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Công Ty TNHH và là hội đồng sáng lập có hiệu lực trong thời gian thành lập cho đến khi hoàn thành dự án Bệnh viện Đa Khoa Hội đồng sáng lập bàn giao cho hội đồng quản trị Hội đồng quản trị bệnh viện sẽ đề cử Giám đốc bệnh viện

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm điều hành bệnh viện về mặt chuyên môn nghiệp vụ Phải có học vị tối thiểu là Phó Giáo Sư, Thạc Sỹ Bác sĩ chuyên khoa hoặc tiến sĩ y khoa có nhiều năm kinh nghiệm và có lương tâm đạo đức nghề nghiệp, có năng lực và trình độ quản lý Sử dụng nhân sự tại chỗ và các vùng lân cận, đồng thời kết hợp với sở Y Tế và Trường Y Tế để đào tạo bổ túc cho các y tá, dược tá…

Dự kiến nhân sự cho Bệnh viện như sau:

Trang 22

5 Y tá, dược tá đại học; trung học 195

8 Nhân viên các khoa hành chính 75

CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ

IV.1 QUY MÔ ĐẦU TƯ CỦA BỆNH VIỆN

Xây dựng đồng bộ Bệnh viện Đa Khoa quy mô 300 giường bệnh, bao gồm các hạng mục công trình chính như sau:

Khu trung tâm bao gồm:

+ Khu vực đón tiếp làm thủ tục

+ Khoa khám bệnh

+ Bộ phận cấp cứu ban đầu

Khu kỹ thuật nghiệp vụ gồm có:

+ Khoa xét nghiệm

+ Khoa chẩn đoán hình ảnh

+ Đơn vị phẫu thuật

+ Khoa cấp cứu, chăm sóc tích cực

+ Khoa giải phẫu bệnh lý

+ Khoa dược

+ Khoa dinh dưỡng

Trang 23

+ Khoa chống nhiễm khuẩn

Khu điều trị nội trú gồm:

Trang 24

Khu dịch vụ tổng hợp:

+ Khu bán thuốc, dụng cụ y tế

+ Căn tin, giải khát, ăn uống

+ Quần vợt, sân bóng chuyền

Đặc điểm của bệnh viện là được chọn lọc phương thức điều trị và kỹ thuật khoa học hiện đại, công nghệ thông tin kỹ thuật số phong phú của các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ… ứng dụng trong điều trị kết hợp với những tiến

bộ đó cùng phối hợp điều trị trên vĩ mô khoa học kỹ thuật tân tiến, hiện đại và ứng dụng

Về mặt đào tạo và chuyên nghiệp: các Y, Bác sỹ sẽ được kết hợp với bác sỹ quốc tế thuộc các chương trình y tế thế giới giúp đỡ, cố vấn trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý khi bệnh viện ra đời và đi vào hoạt động

Các bác sỹ, y tá, dược sỹ sẽ được ưu tiên tuyển chọn ở địa phương nơi Bệnh viện tọa lạc và tuyển từ các tỉnh, thành phố khác, dưới hình thức ký hợp đồng trung dài hạn hoặc tuyển thẳng, kể cả thuê mướn Y, Bác sỹ nước ngoài theo luật lệ hiện hành và các quy định của Bộ y tế Việt Nam

IV.2 PHƯƠNG ÁN TRANG THIẾT BỊ

IV.2.1 TRANG THIẾT BỊ KIẾN TRÚC

“Ngôi nhà bệnh viện” là một công trình kiến trúc có đặc thù riêng để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Do đó mặt bằng xây dựng bệnh viện, không gian kiến trúc kỹ thuật cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phải phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công tác khám, chữa bệnh cũng như yêu cầu của việc lắp đặt và sử dụng trang thiết bị Do đó công trình phải đạt được những yếu tố:

Ngày đăng: 16/02/2016, 02:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w