1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án Đầu tư Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Thái Nguyên 0903034381

50 356 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Liên kết với các thành phần kinh tế ngoài công lập nhằm đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao, hợp tác trong khai thác sử dụng để nâng cao công tác chẩn đoán bệnh, công tác khám chữ

Trang 1

-    -

THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN

THÁI XUYÊN

ĐỊA ĐIỂM : VEN QUỐC LỘ 39, THÁI XUYÊN, THÁI THỤY, THÁI BÌNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ORL

Thái Bình - Tháng 04 năm 2013

Trang 2

-    -

THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN

Trang 3

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 5

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 6

II.1 Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển y tế 6

II.1.1 Môi trường vĩ mô 6

II.1.2 Chính sách phát triển y tế của đất nước 8

II.1.3 Chính sách phát triển y tế của tỉnh Thái Bình 8

II.2 Tình hình cơ sở y tế huyện Thái Thụy 9

II.3 Vùng thực hiện dự án 10

II.3.1 Vị trí địa lý 10

II.3.2 Điều kiện tự nhiên 11

II.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 11

II.4 Căn cứ pháp lý 12

II.5 Kết luận sự cần thiết đầu tư 14

CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM VÀ MẶT BẰNG XÂY DỰNG 15

III.1 Vị trí địa điểm 15

III.2 Quy hoạch mặt bằng 15

III.2.1 Phương án kiến trúc 16

III.2.2 Phương án xây dựng 16

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA 18

IV.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự 18

IV.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý 18

IV.1.2 Tổ chức các khoa phòng 18

IV.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 18

IV.2 Chế độ lao động 21

IV.3 Chế độ tiền lương và các chế độ khác 21

IV.4 Tuyển dụng 21

IV.5 Trang thiết bị chủ yếu dùng cho khám, chữa bệnh 22

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 23

V.1 Chức năng của bệnh viện đa khoa 23

V.2 Nhiệm vụ của bệnh viện 23

V.2.1 Cấp cứu 23

V.2.2 Khám, chữa bệnh 23

V.3 Thành lập Ban quản lý dự án 24

V.3.1 Cơ cấu Ban quản lý dự án 24

V.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án 24

V.4 Tiến độ thực hiện dự án 24

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25

VI.1 Đánh giá tác động môi trường 25

VI.1.1 Giới thiệu chung 25

VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 25

Trang 4

VI.3 Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường 29

VI.3.1 Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công 29

VI.3.2 Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành 30

VI.4 Kết luận 33

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 34

VIII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 34

VIII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 34

VIII.2.1 Nội dung 34

VIII.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 38

VIII.2.3 Vốn lưu động 39

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ-THỰC HIỆN DỰ ÁN 40

IX.1 Kế hoạch sử dụng vốn 40

IX.2 Tiến độ thực hiện dự án và sử dụng vốn 40

IX.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 41

IX.4 Phương án vay vốn và trả nợ vay 41

IX.5 Tính toán chi phí của dự án 42

IX.5.1 Chi phí nhân công 42

IX.5.2 Chi phí hoạt động 44

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH 45

X.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 46

X.2 Doanh thu từ dự án 46

X.3 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 47

X.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 49

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2013 đến 2015 đầu tư xây dựng phòng khám đa khoa tư nhân Thái Xuyên với quy mô 65,500 lượt bệnh nhân/năm

 Giai đoạn 2: Năm 2016 dự án bắt đầu đi vào hoạt động và đầu tư thêm một số hạng mục để nâng cấp thành bệnh viện đa khoa tư nhân Thái Xuyên vào năm 2017

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 18,818,473,000 đồng (Mười tám tỷ tám trăm mười tám triệu

bốn trăm bảy mươi ba ngàn đồng)

+ Vốn chủ sở hữu : 60% tổng đầu tư ứng với số tiền 11,615,370,000 đồng

Trang 6

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

II.1 Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển y tế

II.1.1 Môi trường vĩ mô

Kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2012 không được như mong đợi Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn Ở trong nước, mặc dù một số cân đối

vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Hàng tồn kho vẫn còn cao Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục

tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội cả năm

Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2013 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2012 (%)

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước:+4.89

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: +2.6

- Chỉ số sản xuất công nghiệp: +4.9

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +11.7

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: +19.7

- Tổng kim ngạch nhập khẩu: +17.0

- Khách quốc tế đến Việt Nam: -6.2

- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm: 18.0

- Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012: +6.91

Một số vấn đề xã hội

Lao động, việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/4/2013 là 53.04 triệu người, tăng 251.8 nghìn người so với thời điểm 01/01/2013, trong đó lao động nam chiếm 51.5%; lao động nữ chiếm 48,5% Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/4/2013 là 47.27 triệu người, tăng 183.6 nghìn người so với thời điểm 01/01/2013, trong

đó lao động nam chiếm 53.5%; nữ chiếm 46.5%

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đến 01/4/2013 ước tính 52.04 triệu người, tăng 337.7 nghìn người so với bình quân năm 2012 và tăng 76.1 nghìn người so với quý IV năm 2012 Về cơ cấu, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 47.0%, giảm 0.4 điểm phần trăm so với năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20.8%, giảm 0,4 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 32.2%, tăng 0.8 điểm phần trăm Số liệu cho thấy trong những tháng đầu năm 2013, hoạt động sản xuất trong ngành

Trang 7

nông nghiệp, thủy sản và ngành công nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thu hút lao động giảm

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I năm 2013 là 2.1%, trong đó khu vực thành thị là 3.4%, khu vực nông thôn là 1.57% Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2013 là 3.58%, trong đó khu vực thành thị là 2.54%, khu vực nông thôn là 4% Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của quý I năm 2013 tăng so với năm 2012 ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn

Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội

Trong những tháng đầu năm, các địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội nên đời sống dân cư có một số cải thiện Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chính quyền

và cấp ủy các tỉnh, thành phố cùng các tổ chức chính trị-xã hội và các doanh nghiệp đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà và chúc Tết các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo và các đối tượng chính sách Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong ba tháng đầu năm 2013 là 2540

tỷ đồng, bao gồm: 1211 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1085 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và hơn 244 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác

Tình trạng thiếu đói trong nông dân tuy vẫn xảy ra nhưng đã giảm so với cùng kỳ năm trước Trong tháng 3/2013, cả nước có 45.9 nghìn hộ thiếu đói, giảm 42.7% so với tháng 3/2012, tương ứng với 194.0 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 43.4% Tính chung ba tháng đầu năm, cả nước có 178.8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 10.8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 737.3 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 10.9% Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 12.2 nghìn tấn lương thực và 8.2 tỷ đồng

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong ba tháng đầu năm, cả nước có gần 9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (9 trường hợp tử vong); 90 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (2 trường hợp tử vong); 31 trường hợp mắc thương hàn; 11.3 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (4 trường hợp

tử vong) và 16 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân

Trong tháng đã phát hiện thêm 516 trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV của cả nước tính đến giữa tháng Ba năm 2013 lên 264.9 nghìn người, trong đó 108.8 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 54.5 nghìn người đã tử vong do AIDS Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù đã được tăng cường nhưng tình trạng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra tại một số địa phương Riêng trong tháng Ba đã xảy ra 6 vụ ngộ độc, làm 245 người bị ngộ độc Tính chung ba tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 15 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 487 người bị ngộ độc, trong đó 4 trường hợp tử vong

Tai nạn giao thông

Trong tháng 03/2013, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 732 vụ tai nạn giao thông, làm chết

653 người và làm bị thương 510 người So với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 9.2%; số người chết giảm 13.5%; số người bị thương giảm 7.3% Tính chung ba tháng

Trang 8

đầu năm nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2822 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2578 người

và làm bị thương 1811 người So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 2.8%;

số người chết tăng 6.3%; số người bị thương giảm 10.7% Bình quân một ngày trong ba tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 29 người và làm bị thương 20 người

II.1.2 Chính sách phát triển y tế của đất nước

Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ ngành Y là nhân tố quan trọng góp phần phát triển Việt Nam bền vững Trong Quyết định này, Chính phủ Việt Nam

+ Từng bước hình thành hệ thống quản lý và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng

II.1.3 Chính sách phát triển y tế của tỉnh Thái Bình

 Mục tiêu:

Số giường bệnh trên /1 vạn dân, năm 2015 là 23 người, năm 2020 là 25 người; Số bác

sỹ trên /1 vạn dân, năm 2015 là 8 người, năm 2020 là 12 người

 Phương hướng, giải pháp chính:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong y tế, thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách cho sự phát triển của ngành y tế Xây dựng cơ chế phối hợp tốt giữa y tế công - tư, nhằm tăng cường khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống y tế xã, phấn đấu đến năm 2017, 2018 có 97% đến 98% số xã có dịch vụ y tế

Đầu tư xây dựng hoàn thiện các Bệnh viện đa khoa huyện, Thành phố để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân

Đầu tư xây dựng Trung tâm y tế của tỉnh tại Thành phố Thái Bình; Đầu tư thành lập một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, khuyến khích phát triển từ 3 - 4 bệnh viện ngoài

Trang 9

công lập chú trọng vào các bệnh viện chuyên khoa chất lượng cao; xây dựng Bệnh viện Đa khoa 1000 giường và một số Bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh như: Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao, phổi; Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115; nghiên cứu huy động đầu tư một số bệnh viện chuyên khoa như Bệnh viện y học lâm sàng, bệnh nhiệt đới; Bệnh viện K; Bệnh viện Tim mạch (vào giai đoạn sau)

Liên kết với các thành phần kinh tế ngoài công lập nhằm đầu tư mua sắm trang thiết

bị kỹ thuật cao, hợp tác trong khai thác sử dụng để nâng cao công tác chẩn đoán bệnh, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân

Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với những bác sỹ có chuyên môn cao, có kế hoạch cụ thể đưa cán bộ đi đào tạo để nhận chuyển giao công nghệ máy móc tiên tiến hiện đại

Đến năm 2020 khuyến khích và tạo điều kiện để thành lập trung tâm chăm sóc người già, người cô đơn không nơi nương tựa

II.2 Tình hình cơ sở y tế huyện Thái Thụy

Các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế ở Thái Thụy đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế Tuy nhiên hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực tại những đơn vị này còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, cần đầu tư cả về số lượng và chất lượng

Năm 2011, xã Thái Học đầu tư xây dựng Trạm y tế 2 tầng với 12 phòng chức năng, mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I Từ khi có Trạm y tế mới, công tác khám, điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao, duy trì tốt việc phòng chống dịch nên xã không có dịch lớn xảy ra Từ đầu năm đến nay, Trạm đã tổ chức khám cho gần 2,000 lượt người, điều trị cho 838 bệnh nhân, thực hiện trực cấp cứu 24/24giờ/ngày, không để tai biến xảy ra trong điều trị bệnh Là địa phương làm điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, tuy nhiên, hiện nay nếu xét theo bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020 thì Thái Học chưa đạt chuẩn vì: Trạm chưa có bác sĩ, thiếu nhiều trang thiết bị và khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu vệ sinh môi trường, tỷ lệ người dân tham gia BHYT…

Năm 2007, xã Thụy Hà đã đầu tư xây dựng Trạm y tế có 11 phòng chức năng và các công trình phụ trợ phục vụ việc khám, chữa bệnh cho nhân dân Nhưng sau 5 năm đi vào hoạt động, cơ sở vật chất của Trạm đã xuống cấp nghiêm trọng do chất lượng công trình kém, trang thiết bị cũ, để han gỉ Do đặc thù là xã gần bệnh viện đa khoa, nhân dân đến đây khám, chữa bệnh rất ít nên công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân còn rất hạn chế Thụy Hà cũng là một trong 7 xã của Thái Thụy chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn I Nhưng để xây dựng Trạm y tế mới nguồn kinh phí của địa phương rất khó khăn

Thái Thụy hiện có 48 trạm y tế xã, thị trấn, 2 bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế huyện Những năm qua, mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho các cơ sở y tế được đầu tư song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế Về

cơ sở vật chất, toàn huyện hiện mới có 41 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn I, trong đó

có 7 trạm được đầu tư xây mới hoàn toàn, 4 trạm xây mới nhưng chưa hoàn chỉnh, số còn lại

là tu bổ, nâng cấp 7 trạm còn lại chưa đạt chuẩn đang xuống cấp nghiêm trọng, thiếu thốn trang thiết bị và đều nằm ở những xã khó khăn

Trang 10

Vừa qua, huyện đã triển khai bộ tiêu chí đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn

II (2011 - 2020) và nếu xét theo bộ tiêu chí mới này thì chỉ có 7 xã đạt chuẩn (chiếm 14.6%) Với 2 bệnh viện đa khoa, dù đã được đầu tư nhiều hạng mục công trình, trang thiết

bị y tế (Bệnh viện Đa khoa Thái Thụy quy mô 200 giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa Thái Ninh 110 giường bệnh) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thường xuyên trong tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh hàng năm từ 140 đến 145% Bệnh viện Đa khoa Thái Ninh không có nhà chờ cho bệnh nhân Chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh của tuyến

y tế cơ sở ở Thái Thụy còn hạn chế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao Tại các khoa, phòng của bệnh viện, bệnh nhân còn phải nằm ghép, người dân chưa hài lòng về thái độ giao tiếp, ứng xử của một số cán bộ, nhân viên y tế với người bệnh

Nguồn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn ở cả tuyến huyện và tuyến xã ở Thái Thụy cũng thiếu nghiêm trọng, nhất là đội ngũ bác sĩ, chưa đáp ứng nhiệm vụ, đòi hỏi ngày càng cao của ngành y tế Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa Thái Thụy hiện có 29 bác sĩ/140 cán bộ nhân viên (thiếu 12 bác sĩ), Bệnh viện Đa khoa Thái Ninh 19 bác sĩ/104 cán bộ nhân viên (thiếu 19 bác sĩ), trạm y tế 48 xã, thị trấn có 33 bác sĩ đa khoa ở 28 xã Số bác sĩ của huyện tính trên đầu người dân đạt tỷ lệ rất thấp: chỉ có 4 bác sĩ/10.000 dân trong khi toàn tỉnh là 7 bác sĩ/10.000 dân, cộng thêm tay nghề chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế nên

đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân

Thủ tục hành chính trong việc khám, chữa bệnh BHYT còn rườm rà, việc chuyển thẻ BHYT của bệnh nhân khi chuyển tuyến điều trị còn nhiều khó khăn, phức tạp Nước thải, rác thải của các trạm y tế hiện nay chưa được xử lý triệt để, một số nơi gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân

Từ thực tế trên cho thấy: việc đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đối với các cơ sở y tế ở Thái Thụy rất bức thiết Vì vậy, huyện và các xã cần phải khẩn trương rà soát, đánh giá và lập kế hoạch, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế xuống cấp, thiếu một số hạng mục công trình, nhất là 7 trạm y tế xã chưa đạt chuẩn giai đoạn

I, đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ bác sĩ về làm việc tại huyện đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ y tế tại chỗ Chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương vận động nhân dân tích cực tham gia BHYT tự nguyện, thực hiện tốt Luật BHYT tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu được đáp ứng dịch vụ khám, chữa bệnh Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện, bản thân các bệnh viện, Trung tâm Y tế cần tiết kiệm nguồn kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn Làm tốt công tác quản lý ngành, yêu cầu các cán bộ, y, bác sĩ tích cực rèn luyện, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân

II.3 Vùng thực hiện dự án

II.3.1 Vị trí địa lý

Dự án “Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Thái Xuyên” được thực hiện tại ven quốc lộ 39,

xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Trang 11

Hình: Vị trí xây dựng dự án

Thái Xuyên là xã khu nam huyện Thái Thụy; Có diện tích đất tự nhiên là 458ha, đất canh tác 291ha, có 1316 hộ với 4538 khẩu (số liệu năm 2010)

Xã Thái Xuyên có hiện nay có 4 Thôn là:

1 Thôn Lục Nam (trung tâm của xã, trước là hai xóm 6 (2 làng Sa Đông và Sa Tây) và xóm 5 (làng Liên Kết))

2 Thôn Lục Bắc (trước là hai xóm 3 và xóm 4)

3 Thôn Lũng Đầu (trước là hai xóm 1 và xóm 2)

4 Thôn Kim Bàng (trước là xóm 7 gồm 2 làng Kim Cương và Ngõ Bàng)

II.3.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình: Khu vực xây dựng dự án trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý

Khí hậu: Khí hậu khu vực xây dựng dự án thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 - 24c;

độ ẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1,788 mm/năm

II.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Thái Xuyên là xã thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước kết hợp với sản xuất vụ đông

và chăn nuôi Đặc biệt xã có nghề mây tre đan xuất khẩu

Xã có Chợ Lục là nơi giao lưu buôn bán hàng hoá lớn của cả vùng khu Nam của huyện Thái Thụy, là đầu mối buôn bán các loại hải sản tươi sống đặc trưng của vùng như cá Vược,

cá Nhệch, cua biển, cá Mụi, Trên địa bàn xã còn có bến xe chợ Lục là nơi trung chuyển hành khách lớn của cả khu Nam của huyện Thái Thuỵ, là nơi tập trung các chuyến xe đi tất

cả các tỉnh, vùng miền trên cả nước

Đường 39 là tuyến đường quan trọng của tỉnh Thái Bình, chạy qua xã Thái Xuyên với chiều dài hơn 4 km, con đường nối liền giữa hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình là Tiền

Trang 12

Hải và Thái Thuỵ Xã có những cánh đồng là bờ xôi ruộng mật như cánh Đồng Cửa, Trà Hải, Đồng Kênh, Bà Đa, Tứ Mẫu, Đồng Đỗi, Đồng Rộc, Nam Biên, các cánh đồng đều năm rải rác ở các xã trong khu vực

Trong quy hoạch Nông thôn mới xã Thái Xuyên sẽ được quy hoạch thành một xã trung tâm của khu vực Thái Ninh; với các cơ sở hạ tầng đồng bộ gồm Bệnh viện, Trường học, sân vận động

II.4 Căn cứ pháp lý

Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12 năm 2009 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành 23/11/2009

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

Trang 13

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh ban hành 27/09/2011

 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành ngày 14/11/2011

 Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điêu của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân;

 Thông tư 07/2007/TT~BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập

và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 25/1212006 của UBND tỉnh Thái Bình về mức giá các loại đất năm 2007;

 Quyết định số 547/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Trang 14

II.5 Kết luận sự cần thiết đầu tư

Thái Xuyên là huyện đông dân, diện tích rộng, công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện đa khoa Thái Xuyên là trên 123%, không ít khoa phòng có số bệnh nhân vượt trội

so với khả năng của mình Cả huyện không có một phòng khám đa khoa nào có đủ điều kiện khám, chữa bệnh toàn diện Chỉ duy nhất bệnh viện huyện mới có máy X-quang, máy siêu

âm (siêu âm đen trắng) và máy sinh hoá máu, nước tiểu Hơn thế nữa các máy trên đều là các thế hệ máy cũ, lạc hậu Do vậy, việc khám, chữa bệnh có chất lượng cao và kịp thời cho nhân dân còn nhiều khó khăn Việc ra đời bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh đặc biệt là tại địa điểm Ven quốc lộ 39, xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy là một nhu cầu khá cấp bách Phòng khám đa khoa hoàn chỉnh sẽ nhằm giải quyết các mục đích sau:

- Giảm một phần quá tải trong công tác khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập

trong huyện và các vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng cao

của nhân dân, giảm bớt những tai biến không đáng có; phát triển nòi giống đảm bảo con người có cơ thể khoẻ mạnh và trí não phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tạo sự hoà nhập giữa y tế tư nhân với y tế công lập trong lĩnh vực: Hợp tác chặt chẽ chuyên môn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá trong công tác KCB

- Xây dựng bệnh viện đa khoa với mục đích hoạt động vì sức khoẻ của nhân dân, nên luôn đổi mới, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật y học tiên tiến trên thế giới trong công tác KCB

-Thu hút được các chuyên gia giỏi có trình độ chuyên môn cao đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khoẻ tiếp tục cống hiến trong công tác KCB và có điều kiện đào tạo, giúp

sở vùng sâu, vùng xa trong và ngoài tỉnh Hợp tác kỹ thuật thiết bị, công nghệ y học với các

cơ sở bệnh viện, cơ sở công nghệ trong và ngoài nước

Hiểu rõ vai trò của y tế đồng thời nhận thấy hiện nay bệnh viện huyện không được đầu tư tương xứng, tình trạng quá tải trở thành nỗi bức xúc của ngành; Công ty TNHH Một thành viên ORL chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Thái Xuyên và khẳng định đây là việc làm cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay của tỉnh

Trang 15

CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM VÀ MẶT BẰNG

XÂY DỰNG

III.1 Vị trí địa điểm

Do đặc điểm của bệnh viện là nơi cấp cứu, khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, nên địa điểm dự kiến triển khai thực hiện dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Gần đường giao thông, có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện cho việc cấp cứu, vận chuyển, khám - chữa bệnh cho người dân

- Có mặt bằng cao ráo, thoáng mát, đi lại thuận tiện, gần các trục đường lớn

III.2 Quy hoạch mặt bằng

Trên tổng thể mặt bằng khuôn viên đất dự kiến xây dựng như sau:

+ Phòng Trưởng Phòng 3 Chuyên Khoa

+ Phòng Trưởng Phòng Ngoại- Chấn Thương

+ Phòng Giám Đốc

+ Phòng Trưởng Phòng Chuyên Khoa Nội

+ Phòng Trưởng Phòng Chuyên Khoa Sản

+ Phòng Trưởng Phòng Chuyên Khoa Nhi

II Nhà Khám Chữa Bệnh và Khu Kỹ Thuật 1,200

Trang 16

Tầng 2 600

+ Phòng Chuyên Khoa Nội

+ Phòng Chuyên Khoa Sản - Phụ Khoa

+ Phòng chuyên khoa nhi

+ Phòng Siêu Âm

+ Phòng Nội soi

+ Phòng Chụp X-Quang

IV Nhà cán bộ nhân viên, nhà ăn, lán xe, công trình phụ

V Đường giao thông nội bộ, cây xanh lưu thông 600

III.3 Phương án kiến trúc và xây dựng

III.2.1 Phương án kiến trúc

Kiến trúc của các công trình xây dựng được thiết kế đẹp và bố trí hợp lý nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của từng công trình Đặc biệt là các công trình mặt ngoài phải được thiết kế gây ấn tượng, tăng vẻ đẹp của đường phố, phù hợp với đặc điểm của công trình

là nơi khám, chữa bệnh

Các vật liệu được lựa chọn chủ yếu:

+ Khung dầm, sàn bằng bê tông cốt thép

+ Tường xây gạch máy bao che vữa mác 75, bả ma tít lăn sơn

+ Thép trong bê tông bằng thép Việt Nhật

+ Xi măng PCB300 Hải Phòng

Công trình được xây dựng kiên cố, an toàn, đảm bảo đúng quy định, liên hoàn giữa các khu và giữa các phòng Công trình phải đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng và thông gió tốt Hệ thống hành lang, sảnh, đường đi hợp lý và thuận tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân

Đủ diện tích sân, vườn, cây cảnh

III.2.2 Phương án xây dựng

Nhà điều hành, Nhà khám, chữa bệnh và khu kỹ thuật, Khoa dược, Nhà ở cán bộ nhân viên có kết cấu chủ yếu: Tường xây bao và Bê tông cốt thép với số tầng và diện tích như

trong phần quy hoạch mặt bằng

Lán xe, garage bằng hệ thống khung kèo thép lợp tôn mái, nhưng chỉ giới hạn độ cao

3m trở xuống

Nhà ăn cũng là hệ khung kèo thép lợp tôn màu cao 4m, có trần bằng nhựa, bảo đảm

trang trí kỹ thuật đẹp thông thoáng, phù hợp yêu cầu của nhà ăn Men theo đường nội bộ,

Trang 17

xung quanh nhà được trồng cây bóng mát tạo nên một phong cảnh thoáng mát, yên tĩnh

Hệ thống điện

- Phụ tải điện tính toán theo các nguồn tiêu thụ chủ yếu khi vào hoại động:

Chiếu sáng toàn cơ sở và cấp điện cho thiết bị kỹ thuật, xét nghiệm, văn phòng

- Hệ thống điện gồm: các cột điện chiếu sáng dọc hai bên đường, hệ thống đường dây

từ trạm biến áp đến các khoa phòng và các thiết bị điện khác

- Hệ thống thoát nước: Hệ thống nước thải được đưa ra bể xử lý bằng vi sinh trước khi

đa vào hệ thống nước thải chung của khu vực

Toàn bộ tuyến ống đặt trực tiếp trong đất với độ sâu 0,8 - 1,0m

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

+ Hệ thống bơm cứu hoả, vòi nước chữa cháy, hệ thống đường ống, họng cứu hoả

được bố trí đều khắp khu vực, có các dụng cụ chữa cháy thô sơ sẵn sàng ứng cứu linh hoạt các khu vực

+ Các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm: máy phát điện dự phòng, bơm chữa

cháy, các đường ống, các bình cứu hỏa các đầu báo cháy, báo khói

Phòng chống cháy nổ

Khi triển khai xây dựng các công trình, chủ đầu tư phải xem xét tính toán kỹ các ơng án phòng chống cháy nổ Các công trình xây dựng phải đảm bảo thoáng mái và đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

Trang 18

phư-CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA

IV.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự

IV.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty TNHH Một thành viên ORL là đơn vị đầu tư xây dựng phòng khám đa khoa gồm:

Ông: Phạm Quang Hoài - Cổ đông sáng lập - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty

Phòng khám đa khoa có 1 giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm chính trong tất cả các hoạt động của phòng khám

IV.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Cơ cấu tổ chức nhân sự được cấu thành từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý

và các khoa phòng

Trang 19

SƠ ĐỒ QUẢN LÝ, CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TƯ NHÂN THÁI XUYÊN

Trang 20

Để đáp ứng nhiệm vụ khám, chữa bệnh chức danh và số lượng cán bộ, nhân viên được

bố trí và liệt kê như sau:

DANH SÁCH CÁN BỘ CHUYÊN MÔN BAN ĐẦU CỦA BỆNH VIỆN

Số

Trang 21

+ Luật lao động nước CHXHCN Việt Nam

+ Chế độ hiện hành theo các văn bản pháp quy của Bộ Lao động TBXH

+ Những quy định của Bộ Y tế về đảm bảo điều kiện lao động đặc thù của ngành y tế + Chế độ bảo hộ an toàn lao động

- Các hình thức lao động

+ Lao động chính thức (100% thời gian làm việc tại phòng khám)

+ Các cộng tác viên: Ngoài giờ hành chính hoặc đột xuất theo hợp đồng do nhu cầu công tác kỹ thuật, chuyên môn

- Hình thức hợp tác lao động: thỏa thuận bình đẳng, trực tiếp giữa người lao động với giám đốc bằng hợp đồng lao động hay thỏa thuận hợp tác theo đúng pháp luật

IV.3 Chế độ tiền lương và các chế độ khác

Chế độ tiền lương được xây dựng trên cơ sở: Tham khảo quy định của Bộ Lao động TBXH về mức thu nhập theo ngành nghề của người lao động Căn cứ vào khả năng hạch loàn cân đối tài chính của phòng khám và năng lực thực tế của người lao động

Các chế độ khác như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, an toàn, chế độ lao động độc

hại, ngoài giờ, nghỉ phép, chế độ đối với lao động nữ sẽ được thực hiện theo đúng quy

định của pháp luật

IV.4 Tuyển dụng

Ngoài số cán bộ nhân viên có tên trong danh sách cán bộ chuyên môn ban đầu của phòng khám, trước khi phòng khám đi vào hoạt động, công ty sẽ tổ chức tuyển dụng Nguyên tắc tuyển dụng là: đảm bảo chất lượng chuyên môn, đủ số lượng bác sĩ, dược sĩ cho các vị trí trong khám, chữa bệnh; ưu tiên tuyển dụng nhân lực có hộ khẩu tại địa phương nơi phòng khám đặt địa điểm

Trang 22

Thời gian tuyển dụng: 5 tháng trước thời điểm phòng khám đi vào hoạt động

IV.5 Trang thiết bị chủ yếu dùng cho khám, chữa bệnh

Trang thiết bị được đầu tư trên cơ sở:

- Ưu tiên các loại trang thiết bị công nghệ y học mà các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh chưa đầu tư hoặc còn hạn chế

- Các thiết bị thông dụng phục vụ được nhiều loại bệnh có hiệu quả khám, chữa bệnh cao

- Đầu tư theo nhu cầu các phòng chuyên khoa

- Loại công suất và số lượng phù hợp

- Khả năng vốn đầu tư của doanh nghiệp

Trang 23

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

V.1 Chức năng của bệnh viện đa khoa

Cấp cứu khám, chữa bệnh cho các đối tượng có nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ đang sinh sống tại Thái Bình và các tỉnh lân cận, tiếp cận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào Khám chữa bệnh ngoại trú theo các loại bệnh phù hợp với khả năng chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất của bệnh viện Khám, chữa bệnh kết hợp

y học cổ truyền với y học hiện đại, công nghệ tiên tiến

Phòng bệnh: Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng

ở địa phương tham gia phát hiện và phòng chuẩn các bệnh dịch nguy hiểm Tham gia công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, thực hiện công tác phòng chuẩn dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp

Đào tạo cán bộ: Kết hợp với các cơ sở y tế khác tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán

bộ chuyên môn, đồng thời cũng là nơi thực hành đào tạo cán bộ cho tuyến y tế cơ sở góp phần đẩy mạnh phát triển chương trình y tế cộng đồng

Quản lý tài chính: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp của các thành viên, đồng thời tạo thêm các nguồn kinh phí khác Thực hiện bảo hiểm y tế khi có điều kiện cho phép Thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về thu chi tài chính

V.2 Nhiệm vụ của bệnh viện

V.2.1 Cấp cứu

Cấp cứu là một nhiệm vụ rất quan trọng, tổ chức cấp cứu kịp thời trong mọi trường hợp Phòng cấp cứu khu khám bệnh phải thường trực 24/24 giờ trong ngày, có nhiệm vụ cấp cứu kịp thời, khẩn trương, không gây phiền hà và không được đùn đẩy người bệnh Cán bộ chuyên môn phải có đủ trình độ, kinh nghiệm Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện, phương tiện tốt nhất để cấp cứu người bệnh

V.2.2 Khám, chữa bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh đến; khám và điều trị cho các bệnh nhân

và các loại bệnh phù hợp với trình độ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng khám theo phương thức tự hạch toán Giải quyết khám, chữa bệnh cho bệnh nhân các chuyên khoa:

- Ngoại - chấn thương: Khám và chữa các bệnh về ngoại khoa; các bệnh thông thường thuộc chuyên khoa chấn thương, thực hiện các kỹ thuật về kéo nắn, bó bột

- Nội tổng hợp: Khám và điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội, không điều trị bệnh nhân tâm thần

- 3 chuyên khoa: Khám và điều trị các bệnh tai, mũi, họng - răng, hàm, mặt - mắt theo

Trang 24

chuyên khoa

- Xét nghiệm: Làm tất cả các xét nghiệm cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ bằng các kỹ thuật và máy móc như: Máy sinh hoá máu, máy huyết học tự động, máy sinh hoá nước tiểu

- Chống nhiễm khuẩn: Thực hiện công tác vô khuẩn, tiệt khuẩn, khử khuẩn bao gồm: các dụng cụ y tế, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh khoa phòng Xử lý các chất thải của phòng khám theo đúng quy định

- Dược vật tư y tế: Cung cấp đầy đủ các loại thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác điều trị và thuốc cấp cứu đúng với quy định Tổ chức quầy phục vụ bán thuốc cho người bệnh

V.3 Thành lập Ban quản lý dự án

V.3.1 Cơ cấu Ban quản lý dự án

- Ban giám đốc dự án: Gồm 1 Giám Đốc và 1 phó Giám đốc

- Kế toán dự án: 1 nhân viên kế toán, 1 thủ quỹ, 1 cán bộ vật tư và 1 thủ kho

V.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án

* Tiếp nhận nguồn vốn, tổ chức thực hiện sử dụng nguồn vốn theo đúng mục tiêu và kế hoạch đã thống nhất Kiên quyết không để thất thoát nguồn vốn

* Điều hành sự hoạt động của các bộ phận theo đúng tiến độ, chất lượng và có hiệu quả cao trong công việc

* Theo dõi đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện dự án

* Tiếp nhận và bảo quản các thiết bị, tuyệt đối tránh làm hư hỏng, mất mát hoặc để lẫn lộn các thiết bị gây khó khăn trong công việc lắp đặt

* Ban quản lý dự án có quyền kiến nghị các biện pháp về xây dựng, tiếp nhận vật tư nhằm rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được chi phí

* Ban quản lý dự án phải gửi báo cáo kết quả việc thực hiện dự án và tình hình sử dụng vốn cho Công ty hàng tháng

* Bàn giao sớm nhất để công trình có thể khai thác được ngay

Trang 25

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VI.1 Đánh giá tác động môi trường

VI.1.1 Giới thiệu chung

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường “Dự án Bệnh viện đa khoa tư nhân Thái Xuyên” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong bệnh viện tư nhân Thái Xuyên và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính bệnh viện khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ về việc Quy định

về đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày

25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

Ngày đăng: 28/06/2018, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w