1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx

45 880 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 196,24 KB

Nội dung

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biế

Trang 1

1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NÔNGLÂM SẢN CHẾ BIẾN

1.1 Quá trình hình thành

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

Thực hiện Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2005.

Công ty được thành lập theo Quyết định số 3597/QĐ/BNN-TCCCB ngày 19/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.

Tên giao dịch quốc tế: EXPORT AND IMPORT JOINT STOK COMPANY FOR AGRICULTURAL FOREST PRODUCTS

Tên viết tắt: EIA jsc

Trụ sở chính: Số 25 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

1.2 Quá trình phát triển của Công ty

Tiền thân của công ty là chuyên sản xuất giống nấm Tương Mai và được chính thức thành lập theo quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhiệm vụ chính của Trung tâm là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1999 của UBND Thành phố Hà Nội chuyển Trung tâm chuyên sản xuất nấm thành Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ

1

Trang 2

chức liên doanh liên kết sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh XNK phát triển mạnh, theo quyết định 3395/NN-TCCB/QĐ ngày 25/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành Công ty đầu tư, XNK nông lâm sản chế biến- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác.

Năm 2004, theo chủ trương chính sách của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần nên công ty được chuyển đổi từ Công ty Đầu tư XNK nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến.

Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nấm, măng và nông lâm sản chế biến khác Các mặt hàng này trước đây được xuất khẩu sang các nước phương Tây và các nước châu Á Nếu như trước đây các mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì từ khi biến động chính trị lớn xảy ra Công ty gặp không ít khó khăn và đã phải tìm các thị trường mới Tuy nhiên cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành kinh doanh XNK nói chung và Công ty nói riêng đã gặp phải không ít những khó khăn Nhưng cho đến nay Công ty cũng đã dần tháo gỡ và đã có những bước tiến bộ nhất định và tự khẳng định mình trong lĩnh vực kinh tế Trên những nền tảng ban đầu, Công ty không những giữ được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới liên doanh, liên kết với các tổ chức công ty trong và ngoài nước Cùng với sự tăng trưởng phát triển và chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã

2

Trang 3

bắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá, XNK liên quan nhiều đến các bạn hàng trong và ngoài nước.

Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với Công ty Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì thị trường sẵn có để tăng kim ngạch XNK Phương thức kinh doanh thời kỳ này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường Cụ thể như sau:

+ Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu Mở rộng các hình thức mua bán hàng XNK như: mua đứt, bán đoạn, uỷ thác nhập khẩu, hàng đổi hàng v.v…

+ Đối với nước ngoài: Công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán những gì khách hàng cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng và giữ mối hàng Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ uy tín của Công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu hàng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng… Công ty áp dụng các hình thức bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, có độc quyền hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ Công ty áp dụng phương thức thanh toán mở thị trường, thanh toán chuyển khoản v.v

Việc kinh doanh XNK ngày càng mở rộng và phát triển làm cho doanh thu của Công ty mỗi năm một tăng lên và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đăng ký tại ngân hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật định với chức năng kinh doanh của Công ty.

- Mục đích hoạt động của Công ty

3

Trang 4

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để tận dụng các sản phẩm và phế liệu trong nông nghiệp, sản xuất thành nấm, măng để ăn Trên cơ sở đó, Công ty sẽ khai thác các tiềm năng về phế liệu, tận dụng lao động, cơ sở vật chất mà các ngành sản xuất hàng hoá khác không sử dụng Trong điều kiện mặt hàng nấm, mang và các sản phẩm nông sản là những mặt hàng có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế mà hiện nay sức sản xuất của ta chưa đáp ứng đủ Do vậy việc sản xuất của Công ty có rất nhiều thuận lợi.

- Nhiệm vụ của Công ty

Từ mục đích trên, Công ty đã tiến hành:

+ Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu: trồng tre chuyên măng, trồng nấm, trồng cây ăn quả, cung cấp các loại giống cây, thu mua sản phẩm để chế biến các dạng hộp, túi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, kinh doanh các mặt hàng nông sản và sản xuất đồ uống như: rượu, bia, nước giải khát có ga.

+ Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu các sản phẩm của nông sản trong nước.

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, công nghệ chế biến nông sản nhằm sản xuất có hiệu quả.

+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh sản phẩm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông sản.

+ Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị,

4

Trang 5

tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa XNK, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.

+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có hiệu quả cao.

+ Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhà nước.

1.3 Ngành, nghề kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103006374:

- Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu, trồng tre, luồng, sặt lấy măng, trồng nấm, trồng cây ăn quả, thu mua sản phẩm chế biến ở các dạng hộp, túi phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác;

- Nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho việc đầu tư và sản xuất kinh doanh của Công ty như: Máy móc, thiết bị cho các nhà máy chế biến;

- Nhập giống tre, cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao; - Nhập phân bón, nông dược cho nông dân;

- Kinh doanh nông sản, thực phẩm;

- Sản xuất đồ uống gồm rượu, bia nước giải khát có ga;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản tươi sống, khô và đóng hộp;

- Chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản khác; - Sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ;

5

Trang 6

- Sản xuất và kinh doanh các loại giống cây trồng;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ nông, lâm nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu làm thuốc), chế biến và các công trình xây dựng;

- Đại lý, phân phối các mặt hàng: bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm các loại, hoá mỹ phẩm, hàng tiêu dùng;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hoa, giống hoa và các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành hoa;

- Buôn bán mỹ phẩm, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm);

- Kinh doanh siêu thị, nhà hàng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

- Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực giống cây trồng;

- Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu thị trường; - Dịch vụ cho thuê văn phòng;

(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNXNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN

2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 4 năm(từ 2002-2005)

Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh Để đánh giá năng lực hoạt động của Công ty người ta thường quan tâm đến lợi nhuận Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng), thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường càng vững Ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì phá sản là một tất yếu.

6

Trang 7

Vì vậy, trong những năm qua Công ty đã không ngừng vận động, thay đổi và hợp lý hoá các yếu tố sản xuất Kết quả Công ty đã đạt được trong 4 năm qua được biểu hiện ở biểu sau (biểu 1)

7

Trang 8

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 10

Qua biểu tổng hợp sản xuất kinh doanh của Công ty qua 4 năm ta thấy: + Năm 2002 là 4.804.075.421 đồng

+ Năm 2003 là 5.005.088.865 đồng + Năm 2004 là 5.237.512.675 đồng + Năm 2005 là 6.421.907.619 đồng

- Lợi nhuận của Công ty tăng dần qua 4 năm Cụ thể là năm 2002 là 58.512.003đ, năm 2003 tăng lên 84.988.390đ, năm 2004 tăng lên 278.455.477đ và năm 2005 tăng lên là 491.462.707đ.

3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNKNÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN

3.1 Cơ cấu tổ chức

3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị

(Kiểu trực tuyến chức năng)

Trang 11

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Ban quản trị (Ban giám đốc công ty)

Bao gồm: Tổng giám đốc, Phó TGĐ kĩ thuật, Phó TGĐ Kinh doanh, Phó TGĐ Tổ chức nội chính.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm TGĐ)

Đứng đầu Công ty vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho CBCNV: quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ 1 thủ trưởng Có quyền quyết định và điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức (đại hội cổ đông), chịu trách nhiệm trước tập thể, trước kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó TGĐ: là những người trợ giúp cho Tổng giám đốc theo quyền hạn và trách nhiệm được phân công, ngoài ra các Phó TGĐ còn có nhiệm vụ giao việc, kiểm tra, đôn đốc công việc và tạo mối quan hệ qua lại giữa Ban giám đốc và các phòng ban phân xưởng…

+ Phó TGĐ Kỹ thuật: Điều hành công việc của kỹ thuật chuyển giao công nghệ, báo cáo kịp thời cho TGĐ để ra các quyết định chỉ đạo.

+ Phó TGĐ Kinh doanh: Điều hành 2 phòng là phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Kinh doanh XNK.

+ Phó TGĐ Nội chính: Làm công tác tổ chức quản lý lao động, tuyển dụng lao động, định mức tiền lương, các chế độ BHXH, tổ chức bồi dưỡng đào tạo tay nghề cho công nhân, nghiên cứu và xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối tiền lương, thưởng, xây dựng kế hoạch đào tạo cho công nhân kỹ thuật.

- Phòng Kinh doanh XNK: Có nhiệm vụ lên phương án và xây dựng kế hoạch XNK, tìm kiếm thị trường mới và phát triển thị trường hiện có cũng

Trang 12

như mở rộng thị trường Tìm cách giữ vững thị trường và khách hàng Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc XNK hàng hoá.

- Phòng Kinh doanh tổng hợp: Nghiên cứu và lên các kế hoạch sản xuất, thực hiện các hoạt động Marketing của Công ty, đồng thời đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm và thực hiện, cập nhật thông tin về chất lượng sản phẩm phản hồi nhanh chóng kịp thời tới nơi sản xuất để có phương án kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời.

- Phòng Kỹ thuật chuyển giao công nghệ: Có nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, tập huấn và hướng dẫn cho khách hàng những sản phẩm mới chuyển giao.

- Phòng Kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán toàn công ty Báo cáo và thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên về tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch phân phối thu nhập và tham mưu cho TGĐ để xét duyệt các phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh.

- Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc

Tổ chức và quản lý sản xuất giống từ cấp 1 đến cấp 3 theo kế hoạch sản xuất, quản lý các mặt về nhà xưởng và máy móc thiết bị để sản xuất, phải chịu mọi trách nhiệm mọi hoạt động của đơn vị mình trước công ty, cuối kỳ cần báo cáo về công ty quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

Xí nghiệp chế biến rượu bia Trung tâm chuyển

giao nông lâm nghiệp Ba Vì

Xí nghiệp tre giống chuyên

măng Tân Yên CÔNG TY

Trang 13

3.2 Chiến lược và kế hoạch của Công ty

Công ty xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài nên luôn mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, luôn luôn nghiên cứu và phát triển tốt sản phẩm của mình về số lượng và chất lượng.

3.2.1 Kế hoạch dài hạn của Công ty:

Phát triển rộng lớn vùng nguyên liệu về hàng nông lâm sản sau đó tổ chức thu mua để chế biến tạo nên sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Củng cố các bạn hàng và thị trường sẵn có, xây dựng bạn hàng mới và thị trường mới.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn phát triển mặt hàng mà Công ty kinh doanh.

- Kế hoạch trung hạn của Công ty là: Luôn luôn đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật để phù hợp với việc nghiên cứu tiếp nhận sản phẩm mới, công nghệ mới Tổ chức sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm sau đó cung cấp cho các đơn hàng hàng năm tiếp theo.

- Kế hoạch ngắn hạn: Cung cấp các sản phẩm của Công ty sản xuất ra cho các bạn hàng theo đơn hàng hàng năm.

* Mục tiêu phát triển: Công ty phấn đấu trong những năm tới là xây dựng công ty thành một công ty kinh doanh XNK ngành hàng nông lâm sản mạnh của quốc gia Có các cơ sở chế biến nông lâm sản với công nghệ cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Gồm các đơn vị thành viên đủ mạnh, có sản phẩm xuất khẩu ổn định.

 Công tác đầu tư:

Tập trung đầu tư chế biến hàng nông lâm sản phục vụ xuất khẩu xây dựng đầu tư vùng cung cấp nguyên liệu nông lâm sản có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho các đơn vị chế biến xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

 Về sản xuất và kinh doanh nội địa

Trang 14

Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ phục vụ các sản phẩm hàng hoá nội địa, không ngừng tăng doanh thu, bảo đảm việc làm ổn định thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

* Đề đạt được mục tiêu đề ra, công ty đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau:

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, khi triển khai xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển công ty và các đơn vị thành viên cần có những giải pháp đồng bộ về đầu tư, thị trường, đào tạo cán bộ tương xứng mục tiêu và nhiệm vụ.

Công ty đã tập trung một số giải pháp trọng tâm sau: * Công tác thị trường

- Tập trung củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, coi thị trường là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh Đảm bảo duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân đoạn thị trường, xác định tiềm năng, xây dựng định hướng phát triển thị trường, sản phẩm cho các đơn vị.

- Thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường một cách qui mô và hệ thống Nghiên cứu thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển mang tính chuyên môn cao.

- Tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty trong điều kiện khu vực và quốc tế Phối hợp công tác phát triển thị trường giữa công ty và các đơn vị thành viên, đầu tư tài chính, nhân sự có năng lực để xây dựng phát triển thị trường.

- Xây dựng Website, thương hiệu của công ty, các thành viên, các mặt hàng chiến lược của Công ty.

* Tiếp tục triển khai các dự án đã được phê duyệt và nghiên cứu triển khai các dự án mới chế biến ngành hàng nông lâm sản có đủ điều kiện.

Đẩy nhanh các dự án đó, đặc biệt quan tâm phát triển vùng nguyên liệu cho các dự án.

Trang 15

* Tăng cường công tác quản lý tài chính.

- Rà soát phân tích và xử lý dứt điểm công nợ, làm lành mạnh tình hình tài chính của các đơn vị.

- Tăng cường quản lý tài chính các dự án thuộc quản lý của Công ty: + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Công ty

Đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý của Công ty đối với các đơn vị thành viên, tăng cường tính kỷ cương, pháp luật và chế độ trách nhiệm đối với từng đơn vị, thành viên và cá nhân lãnh đạo các đơn vị thành viên, tiếp tục nghiên cứu và ban hành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty.

+ Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ giỏi để làm nguồn chuẩn bị các lớp cán bộ kế cận, đảm bảo tính liên tục có hệ thống phù hợp đáp ứng quá trình phát triển của Công ty trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

3.3 Quản trị quá trình sản xuất của Công ty

* Kế hoạch hoá sản xuất

Đặc thù của Công ty là tổ chức kinh doanh XNK và chế biến nông lâm sản bởi vậy việc xây dựng kế hoạch cũng có nhiều loại.

- Kế hoạch sản xuất theo thời gian:

+ Kế hoạch dài hạn: Công ty sản xuất ra các loại cây giống để phục vụ cho việc phủ xanh trồng 5 triệu ha rừng nên kế hoạch dài hạn của Công ty là lên kế hoạch nhập và nhân lên loại cây giống gì? trong thời gian nào? sau đó công ty sẽ tổ chức thu mua sản phẩm để chế biến.

+ Kế hoạch trung hạn: Công ty nhập và chuyển giao công nghệ về sau đó tổ chức nhân lên cho số lượng lớn hơn để cung cấp các cây giống cho các tỉnh.

+ Kế hoạch ngắn hạn: Lập kế hoạch sản xuất tạo ra giống cây để cung cấp cho các tỉnh, bởi vì là sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp nên kế hoạch là sản xuất theo mùa vụ.

Trang 16

3.4 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực

Trong sự phát triển lực lượng sản xuất những năm cuối thế kỷ 20 đã đem lại những viễn cảnh lớn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo khả năng khai thác toàn diện tiềm năng, thể lực và trí lực của con người Ngày nay ở các nước phát triển người ta phải thừa nhận vai trò ngày càng cao của yếu tố con người trong sản xuất cũng như trong mục tiêu hoạt động xã hội Có thể khẳng định rằng "không một hoạt động nào có tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nhân lực" Thông thường quản trị nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục đích của tổ chức mình Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng nhận thức rõ được vấn đề này, có nơi còn chưa đặt vấn đề thành một chính sách, một biện pháp để có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh vì vậy mà thường hay bị động gặp đâu làm đó, chạy theo tình hình sự việc Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng và trình độ văn hoá tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mình.

- Về lực lượng lao động

Trang 17

Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty qua 4 năm (2002-2005)

Trang 18

Qua biểu trên ta có thể thấy

Tổng số lao động của toàn công ty giảm qua 4 năm (2002-2005) cụ thể: Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên 106 lao động

Năm 2003, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động Năm 2004, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động Năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên 95 lao động

Tốc độ giảm bình quân qua 4 năm là -29,9% ứng với 12 lao động.

Việc giảm 12 lao động đó chính là giảm số lượng lao động hợp đồng của Công ty.

Năm 2002 số lao động hợp đồng là 18 lao động

Năm 2005 số lượng lao động hợp đồng giảm xuống còn 7 lao động Tốc độ giảm bình quân 4 năm là 18% Sở dĩ có sự giảm đó là do Công ty đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ dụng cụ tiên tiến đã góp phần giúp một số công việc mà trước kia công nhân phải làm Tuy có sự giảm về số lượng nhưng chất lượng làm việc ngày càng cao, sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều Có được sự thay đổi lớn đó là do đội ngũ cán bộ ngày càng được đào tạo tốt hơn.

Cụ thể năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%); 21 lao động đại học (19,8%) Đến năm 2005 tăng thêm 4 lao động trên đạihọc, 13 lao động đại học Tốc độ tăng bình quân 4 năm lao động trên đại học là 26,4%, lao động đại học là 17,6%.

Điều này chứng tỏ trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng lên cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và phát triển công ty.

- Về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm qua Công ty đã phát triển được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực tốt phù hợp với yêu cầu và khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Công ty sẽ đào tạo và bồi dưỡng

Trang 19

về nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngày một tốt hơn nữa để phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh tới của Công ty.

- Kết quả về đào tạo và bồi dưỡng lao động của Công ty

Công ty đã đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về khoa học cũng như trình độ về chuyên môn cao để phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Cụ thể là:

+ Năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%) có 21 lao động đại học (19,8%)

+ Năm 2003 tăng thêm 1 lao động trên đại học (4,6%) có 26 lao động đại học (24,1%)

+ Năm 2004 có thêm 2 lao động trên đại học (6,5%) tăng thêm 5 lao động đại học (28,7%) + Năm 2005 có 8 lao động trên đại học (8,4%)

có 34 lao động đại học (35,8%)

Tốc độ tăng bình quân qua 4 năm trên đại học chiếm 26,4% ứng với 4 lao động.

Đại học chiếm 17,6% ứng với 13 lao động.

Điều này chứng tỏ Công ty luôn đào tạo nâng cao trình độ khoa học cho lực lượng lao động của mình để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.

- Tạo dựng môi trường văn hoá + Về vật chất

- Trả công lao động một cách xứng đáng: trả đúng đủ lượng; tăng lương, thưởng đối với lao động làm thêm giờ, làm ngoài giờ, vượt năng xuất kế hoạch hoá được giao.

- Có quà, tiền cho cán bộ công nhân viên trong ngày lễ, tết.

- Ngày 8/3 chị em phụ nữ được tặng hoa và có quà lưu niệm, đó là để động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

- Có quỹ thăm hỏi khi công nhân viên bị ốm, bị tai nạn lao động.

Trang 20

- Bố trí phương tiện và tiện nghi cho nơi làm việc sạch sẽ, đẹp đẽ + Về tinh thần

Cũng như tác động về hình thức của vật chất, là sự động lực tạo ra được từ món ăn tinh thần đối với người lao động không hề nhỏ.

Công ty đã sử dụng một số hình thức khuyến khích sau:

- Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua và các hình thức khen thưởng như giấy khen, bằng khen thông qua việc kiểm tra xem xét lại lợi ích cho công ty.

Đối với lao động có thâm niên công tác tới 15 năm trở lên mà là lao động tốt thì được hưởng 1 số chính sách ưu đãi.

Đối với lao động đạt thành tích cao vượt năng suất, có phát minh sáng kiến trong quá trình sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích cho công ty được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến.

- Hàng năm công ty tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để cán bộ công nhân viên rèn luyện thêm sức khoẻ, tăng thêm sự đoàn kết bình đẳng của cán bộ công nhân viên như: tổ chức thể thao thi cầu lông, bóng bàn…

- Đảm bỏ sự tham gia của công nhân viên vào hoạt động quản lý: khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp giúp cho lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn.

Mọi thắc mắc của cán bộ công nhân viên đều được lãnh đạo giải quyết trả lời một cách rõ ràng, chi tiết, công khai.

- Thù lao lao động:

Lương + thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng theo quy định của công ty và hàng năm được nâng lương, phụ cấp bởi vậy thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng nâng lên cao đảm bảo mức thu nhập cho người lao động Bởi vậy cán bộ công nhân viên rất gắn bó và phát huy trong công việc của mình được giao.

Trang 21

Và bên cạnh những cái mà lao động trong công ty được hưởng thì công ty cũng có biện pháp quan trọng trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên nào mà làm thiệt hại lợi ích của công ty thì phải chịu bồi thườngnhững các thiết hại mà mình gây ra tuỳ theo mức độ thiệt hại Bởi vậy lao động trong công ty luôn luôn ý thức và làm tốt các công việc được giao.

- Về vấn đề định mức lao động trong công ty Công ty áp dụng các hình thức trả lương như sau:

+ Đối với cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính ở văn phòng chủ yếu là lương được trả theo thời gian dựa vào bằng cấp, cấp bậc và số ngày làm việc của cán bộ cùng với mức độ hoàn thành công việc đựơc giao để phân chia.

+ Đối với công nhân sản xuất thì lương được trả theo sản phẩm mà họ làm ra.

3.5 Quản trị các yếu tố vật chất:

- Sử dụng tài nguyên đất đai.

Đặc thù của công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu về mặt hàng nông lâm sản Bởi vậy việc sử dụng tài nguyên về đất đai phải rộng rãi Do đó việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai Để sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa hàng phải đáp ứng một cách có hiệu quả về mặt kinh tế, về thuận lợi trong công tác vận chuyển vật tư hàng hoá.

+ Diện tích phục vụ cho công việc sản xuất, chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng, công ty đã bố trí một cách hợp lý có hệ thống phù hợp với từng loại cây, ở từng chất đất ở từng độ cao và vùng khí hậu.

+ Về hệ thống kho tàng chứa vật tư đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển thuận tiện.

- Công ty luôn luôn đầu tư nhập các loại giống cây trồng nông lâm sản có chất lượng cao phù hợp từng nhu cầu của thị trường cũng như từng vùng khí hậu, đất đai.

- Thực trạng về nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty.

Trang 22

Hiện nay với diện tích đất đai đồi núi của chúng ta là rất lớn vẫn còn bỏ không Do vậy, để sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cao công ty đã không ngừng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng nông lâm nghiệp để phục vụ cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc hiện chưa sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế nhanh có sản phẩm Sản phẩm của công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó và trong tương lai là một vùng nguyên liệu rộng lớn để phục vụ cho việc chế biến thành sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu.

- Thực trạng về TSCĐ của công ty.

Tài sản cố định của công ty hầu như đều xây dựng và mua sắm sử dụng đã lẫn và cũ, nhưng với các đặc thù và khả năng của công ty đã sử dụng một cách hợp lý luôn luôn tu sửa bảo dưỡng những tài sản còn sử dụng được mà chưa cần phải thay mới tính toán và xắp xếp khi nào nên xây dựng mua sắm TSCĐ mới kỹ thuật gồm thiết kế để tránh lãng phí.

Công ty luôn luôn nghiên cứu cân nhắc khi nào cần thiết phải mua thêm dây chuyền máy móc công nghệ mới phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Công ty đã áp dụng biện pháp tính khấu hao một cách phù hợp với khả năng của công ty và công nghệ của máy móc thiết bị để sớm phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ trong từng thời gian và sản phẩm cụ thể

3.6 Công tác quản trị chất lượng sản phẩm

Công ty đã thực hiện phương châm "chỉ có chất lượng sản phẩm cao thì sản phẩm hàng hoá mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước".

Với phương châm trên công ty luôn luôn quản lý khắt khe và chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm mà công ty sản xuất Bởi vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công trong cơ chế thị trường cạnh tranh và xu thế hội nhập ngày nay

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 8)
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 8)
- Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
gu ồn hình thành vốn kinh doanh của công ty (Trang 31)
Bảng 6: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 6 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty (Trang 31)
Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 7 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh (Trang 34)
Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 7 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh (Trang 34)
Bảng 8: Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005 - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 8 Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005 (Trang 36)
Bảng 8: Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005 - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 8 Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005 (Trang 36)
Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn cố định - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 10 Tình hình sử dụng vốn cố định (Trang 38)
Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn cố định - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 10 Tình hình sử dụng vốn cố định (Trang 38)
Bảng 11: Cơ cấu vốn lưu động của công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 11 Cơ cấu vốn lưu động của công ty (Trang 41)
Bảng 11: Cơ cấu vốn lưu động của công ty - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
Bảng 11 Cơ cấu vốn lưu động của công ty (Trang 41)
Qua tài liệu trong bảng ta thấy: - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx
ua tài liệu trong bảng ta thấy: (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w