hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long.doc

20 556 0
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Trang 1

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại học Thăng Long

Báo cáo thực tập tổng hợp

Tại: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Người thực hiện: Vũ Phương Giang Ngành Marketing – Khoa Quản lý

Mã sinh viên: A09353

Hà Nội - năm 2010

Đại học Thăng Long

Trang 2

Lời mở đầu

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn liền với nền kinh tế toàn cầu hoá Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế tất yếu, khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển, cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO mang lại cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn phải giải quyết, nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và tận dụng tốt nhất các cơ hội và điều kiện thuận lợi đó, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Thực tế những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong sự ổn định và bắt đầu có tích luỹ Đồng thời chúng ta cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài Do đó, vốn đầu tư cho ngành chứng khoán vì thế cũng tăng nhanh Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long được đánh giá là hoạt động có hiệu quả Giai đoạn thực tập là khoảng thời gian tuy không nhiều nhưng khá bổ ích, giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế, môi trường kinh doanh Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học mang tính lý thuyết vào thực tế của từng doanh nghiệp Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vốn chỉ mang tính lý thuyết vào thực tế của từng doanh nghiệp.

Giai đoạn thực tập là một khoảng thời gian tuy không dài nhưng khá bổ ích trong việc giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vốn chỉ mang tính lý thuyết vào thực tế của từng doanh nghiệp.

Với mong muốn được tiếp cận những vấn đề thực tế về chuyên ngành Kế toán, đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô trong Bộ môn kinh tế – Trường ĐH Thăng Long, đặc biệt với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các anh chị trong công ty, qua một thời gian làm việc tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, em đã có dịp

Trang 3

tìm hiểu và có được một cái nhìn khái về đặc điểm, môi trường kinh doanh, mô hình quản lý và cách thức hoạt động của Công ty và hoàn thành bản báo cáo thực tập.

Với những tri thức, kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân em xin trình bày những kiến thức được tiếp thu trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô trong tổ bộ môn để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa Qua đó, em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác thực tế sau này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh Tế, cảm ơn quý Công ty nói chung cùng toàn thể các anh chị Phòng Marketing Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long nói riêng đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.

Nội dung của bản báo cáo gồm 3 phần chính:

- Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ

phần Chứng khoán Thăng Long

- Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần

Chứng khoán Thăng Long

- Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần

Chứng khoán Thăng Long

Trang 4

Phần I: Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

I Quá trình hình thành và phát triển

Vài nét về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

- Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG SECURITIES JOINT STOCK

Trang 5

Fax: (844) 7337890

Phòng Giao dịch Hoàng Quốc Việt

126 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 6

54 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long luôn giữ vững vị thế là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chứng khoán theo quy định của UBCK Nhà nước

Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 2000 tỷ với tông tài sản là trên 31.000 tỷ đồng và 65 điểm giao dịch trên toàn quốc Năm 2007 được coi là năm thành công nhất trong lịch sử hoạt động ngân hàng của MB với các con số ấn tượng: nguồn vốn huy động đạt 23.010 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm, đạt 139% kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt 610 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2006

Công ty Chứng khoán Thăng Long có số vốn điều lệ là 420 tỷ đồng với tổng tài sản gần 2000 tỷ đồng Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán TSC luôn nằm trong nhóm 5 công ty có thị phần môi giới đứng đầu thị trường Vừa qua năm 2008, công ty đã vinh dự nhận được bằng khen là một trong bốn công ty chứng khoán tiêu biểu có thị phần môi giới lớn nhất của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Trang 7

Với trên 200 chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại trong và ngoài nước, TSC cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, tin cậy nhất.

1 Các mốc thời gian

Tháng 5 2000 Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội với vốn điều lệ 9 tỷ đồng

Tháng 3 2003 Khai trương Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

Tháng 8 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng

Tháng 5 2006 Tăng vốn lên 80 tỷ đồng

Tăng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 2 điểm

Tháng 12 2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng

Tháng 10 2007 Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng

Tháng 12 2007 Chuyển thành công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng

Tháng 12 2008 Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng

2 Chức năng ngành nghề kinh doanh:

- Môi giới, lưu ký chứng khoán

- Tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp - Tự doanh chứng khoán

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

II.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Trang 8

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long hạch toán độc lập vì vậy bộ máy sản xuất của Công ty được tổ chức theo mô hình trục tuyến chức năng thành các phòng ban thực hiện các chức năng quản lý nhất định, cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ tổ chức

Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu

quyết (là các cổ đông sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 0,5% vốn điều lệ trở lên), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông,

quyết định phương hướng sản xuất, phương án tổ chức, cơ chế quản lý của công ty để thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Hiện nay, các thành viên trong hội đồng quản trị đồng thời cũng giữ các vị trí giám đốc, phó giám đốc Công ty được điều hành bởi hội đồng quản trị và ban giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và các phòng ban chuyên môn.

Ban giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người quyết định cao nhất về điều hành công ty.

Trang 9

III Thực tế tổ chức công tác Marketing tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

1 Tổ chức bộ máy Marketing:

2 Chức năng, nhiệm vụ Khối Marketing

I Chức năng, nhiệm vụ chung

1 Quản lý và tốt chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty

2 Nghiên cứu, phân đoạn và xây dựng chính sách khách hàng

3 Quản lý và thực hiện toàn bộ các hoạt động quảng cáo và PR nhằm phát triển, quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ

4 Quản trị nội dung website của công ty

II Chức năng, nhiệm vụ của các phòng

A Phòng Nghiên cứu Phát triển

Trang 10

1 Nghiên cứu thị trường:

- Môi trường kinh doanh: xã hội, ngành nghề, xu hướng chung,v.v… - Đối thủ cạnh tranh: trực tiếp và gián tiếp

- Nghiên cứu và phát triển kênh phân phối 2 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

- Đánh giá sản phẩm dịch vụ và đề xuát thay đổi (nếu có) - Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới

- Đóng gói sản phẩm dịch vụ 3 Nghiên cứu khách hàng

- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu của khách hàng - Quản lý hệ thống khách hàng và phân loại khách hàng

- Quan hệ với Báo, Đài

- Đầu mối thông tin đại chúng và nội bộ - PR nội bộ

2 Quảng cáo- Thiết kế

- Chuẩn hóa thiết kế hình ảnh ra bên ngoài của công ty

- Quảng cáo trực tiếp- hợp tác quảng cáo thương hiệu và sản phẩm dịch vụ - Cung ứng vật phẩm, nguyên vật liệu quảng cáo

Trang 11

- Quản trị nội dung - Giao diện website

- Duy trì và phát triển website

3 Các sản phẩm của khối Marketing

Trang 12

1 Phòng PR, Quảng cáo

- Các chiến lược, kế hoạch, chương trình quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của TSC

- Các chương trình khuyến mãi, kích cầu khách hàng

- Cung ứng các ấn phẩm, vật liệu, quà tặng, khuyến mại trong nội bộ, cho khách hàng và đối tác: lịch, sổ công tác, thiệp chúc mừng, …

- Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện theo nhu cầu của công ty - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông

- Thu thập và xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến Công ty - Chuẩn hóa nội dung thông tin của Công ty ra bên ngoài

- PR nội bộ: · Website nội bộ

· Các chương trình, hoạt động, sự kiện cho nhân viên công ty

- Thiết kế giao diện website, duy trì, phát triển và cập nhật thông tin trên website

2 Phòng Nghiên cứu Phát triển:

- Đưa ra các báo cáo điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về môi trường kinh doanh

- Đưa ra các báo cáo tình hình và xây dựng hồ sơ đối thủ cạnh tranh, các báo cáo hàng ngày về thông tin đối thủ cạnh tranh

- Phân đoạn khách hàng, định hướng khách hàng tiềm năng, xác định đặc điểm và nhu cầu của từng phân đoạn khách hàng.

- Các chính sách liên quan đến khách hàng - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Công ty

- Nghiên cứu và phát triển kênh phân phối, mạng lưới cung cấp dịch vụ của TSC

Trang 14

Phần III: Nhận xét chung về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

I.Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Tính đến quý II/2009, nền kinh tế thế giới và trong nước đã có một số dấu hiệu hồi phục đáng kể, quan trọng là niềm tin của nhà đầu tư Ngay từ đầu năm 2009 trong báo cáo phân tích chiến lược đầu tư, TSC nhận định rằng mô hình biến động giao dịch hình W có lẽ phù hợp với các nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, mô hình biến động giao dịch hình U được đánh giá là phù hợp hơn với Việt Nam, bởi một số lý do sau:

- Việt Nam ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu.

- Chỉ số niềm tin về sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tốt hơn các quốc gia khác.

- Yếu tố đòn bẩy tài chính tác động mạnh, giảm điềm đến thị trường chứng khoán Việt Năm trong năm 2008 đã không còn nữa, do vậy thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ít biến động hơn trong năm 2009.

Với tác động tích cực của gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ, tốc độ tăng trường GDP trong năm 2009 của Việt Nam đạt 5,32% Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD Tính chung cả năm 2009, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8% Tuy kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm cao hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

Thị trường chứng khoán trong nước trở nên sôi động, có sự tăng trưởng ổn định bởi những tín hiệu vĩ mô tích cực Do vậy, có thể tin tưởng rằng thị trường chứng khoán nói riêng, nền kinh tế nói chung đã vượt qua được gia đoạn khó khăn, thách thức nhất Ngành chứng khoán bước sang giai đoạn mới với nhiều

Trang 15

cơ hội và thách thức; các công ty chứng khoán tập trung cho công tác tái cấu trúc, xây dựng bộ máy hoạt động linh hoạt, vững chắc; tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp; phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển thị trường; chuẩn bị các điều kiện để hoà nhập sâu rộng thị trường vốn, tài chính khu vực, thế giới.

II.Khó khăn

- Do khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trong năm 2008 ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục mất điểm, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường giảm mạnh, hoạt động niêm yết, huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, phần lớn phải hoãn lại đã ảnh hưởng tới mảng hoạt động tự doanh, môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành của Công ty Chứng khoán Thăng Long.

- Số lượng công ty chứng khoán đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, tính đến cuối Quý II/2009 số lượng công ty chứng khoán đã tăng lên tới hơn 100 công ty, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán về thị phần Theo dự báo, từ năm 2010 các công ty chứng khoán trong nước sẽ bước vào cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt với các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, với nhiều sản phẩm tài chính phức tạp và đa dạng hơn.

- Lĩnh vực tự doanh, do thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng giảm mạnh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2008 hầu như không đạt mục tiêu kế hoạch dẫn tới giá cổ phiếu của các Công ty cổ phần cũng sụt giảm Khoản đầu tư chứng khoán giảm giá trị đáng kể nên Công ty Chứng khoán Thăng Long đã trích lập dự phòng với mức an toàn cao nhất - Công tác phát triển thị trường chưa có hiệu quả, áp lực chi phí và những khó khăn khách quan từ bối cảnh thị trường chung đã tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán Thăng Long Tuy nhiên, kết quả kinh doanh có lãi trong những giai đoạn khó khăn là tiền đề để Công ty nỗ lực hơn nữa để đạt các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Trang 16

III.Thuận lợi

- Sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng quân đội và tầm nhìn định hướng chiến lược đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty.

- Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Công ty đều là những người có tâm huyết, chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

- Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư đúng mức và đáp ứng được khá hoàn chỉnh các nhu cầu đòi hỏi của thị trường về tính chính xác tốc độ truy cập, các dịch vụ gia tăng, chất lượng thông tin…

- Bộ máy chuyên môn hoạt động theo một quy trình định hướng rõ ràng với việc phân công chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban và từng cá nhân cụ thể đảm bảo việc khai thác được triệt để và hiệu quả nhất năng lực của nhân sự Để khắc phục những khó khăn và tận dụng tốt những cơ hội, Công ty Chứng khoán Thăng Long đang nỗ lực hết mình để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng bền vững, thực hiện tiết kiệm chi phí, tiếp tục mở rộng hệ thống chi nhánh, đại lý trên toàn quốc để đón đầu cơ hội khi thị trường tăng trưởng trở lại.

IV Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1 Giải pháp củng cố

a Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ:

- Xây dựng đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, chăm sóc tốt khách hàng, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên môi giới có đủ khả năng, nghiệp vụ đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.

- Nâng cao tính minh bạch trong dịch vụ khách hàng, đây là yêu cầu thiết yếu của một công ty chứng khoán nhằm tăng độ tin cậy của khách hàng đối với công ty và nâng cao uy tín của TSC.

- Tập trung phát triển nhiều sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá dịch vụ của

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan