1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải phẫu mặt cắt vùng đầu mặt cổ

20 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Các thùy não thấy trên hình là thùy trán nằm ở phía trước ngoài, thùy đỉnh ở phía sau.. Các thùy não thấy được trên lát cắt này: thùy trán ở trước, ngoài; thùy đỉnh ở trên, ngoài và thùy

Trang 1

Giải phẫu học người là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể của con người, là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phân hóa và phát triển có liên quan Giải phẫu học là môn cơ sở của các môn cơ sở cũng như các môn lâm sàng của y học Nói như vậy vì chúng ta sẽ không thể hiểu cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu được

sự phát triển của từng cá thể cũng như chức năng của từng cơ quan (sinh lý học)… nếu không biết gì về hình thái và cấu trúc của các cơ quan đó Các môn lâm sàng cũng vậy, kiến thức về giải phẫu rất quan trọng đối với mỗi người thầy thuốc trong thăm khám để đưa ra chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chính xác và có hiệu quả Như Mukhin – một thầy thuốc người Nga đã nói:

“Người thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu học thì chẳng những

vô ích mà còn có hại”

Ngày nay, khoa học kỹ thuật nói chung và hình ảnh học nói riêng đang ngày càng phát triển, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của giải phẫu học Trong đó, giải phẫu mặt cắt là môn học nêu rõ các vị trí tương quan của các cấu trúc giải phẫu được xác định theo ba mặt phẳng chính trong không gian: mặt phẳng đứng dọc, mặt phẳng đứng ngang và mặt phẳng ngang

Vùng đầu mặt cổ là một nơi tập trung nhiều cơ quan có chức năng quan trọng đồng thời giữ vai trò chính trong các hoạt động giao tiếp của con người Vùng đầu mặt cổ cũng là vùng chứa các bộ phận có chức năng điều phối hoạt động của toàn bộ cơ thể Khi nắm vững các kiến thức về giải phẫu mặt cắt vùng đầu mặt cổ, người thầy thuốc sẽ có thể chẩn đoán được các bệnh lý ở vùng này thông qua các mặt cắt được biểu thị trên phim CT hay MRI, từ đó

có thể đưa ra các phương pháp điều trị đúng đắn Để hiểu một cách rõ ràng

Trang 2

vùng đầu mặt cổ” với các mục tiêu cụ thể như sau:

1 Khảo sát giải phẫu mặt cắt vùng đầu qua mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng dọc và mặt phẳng đứng ngang

2 Khảo sát giải phẫu mặt cắt vùng cổ qua mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng dọc

Trang 3

1 GIẢI PHẪU MẶT CẮT VÙNG ĐẦU

1.1 Mặt cắt ngang qua đầu

1.1.1 Lát cắt vùng trên não thất

Ở lát cắt này có thể thấy liềm đại não là đường đậm độ cao trên CT, chạy dọc từ trước ra sau trên đường giữa Hai bên của liềm đại não là chất trắng, chủ yếu là vùng trung tâm bán bầu dục Các thùy não thấy trên hình là thùy trán nằm ở phía trước ngoài, thùy đỉnh ở phía sau Ngoài ra còn có thể thấy được vị trí của rãnh trung tâm (Rolando), rãnh trước trung tâm, hồi trước trung tâm (vùng vận động) và hồi sau trung tâm (vùng cảm giác)

Hình 1 Lát cắt qua vùng trên não thất (Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Thùy trán Thùy đỉnh

Trang 4

Chú thích:

1 Xương trán

2 Xoang TM dọc trên

3 Thùy trán

4 Khớp trán đỉnh

5 Liềm đại não

6 Thùy trán

7 Khe dọc

8 Rãnh trước trung tâm

9 Hồi trước trung tâm

10 Rãnh trung tâm

11 Chất trắng

12 Hồi sau trung tâm

13 Tiểu thùy cạnh trung tâm

14 Hồi trên viền

15 Xương đỉnh

16 Tiểu thùy đỉnh dưới

17 Tiểu thùy tứ giác

18 Rãnh đỉnh chẩm

19 Xương chẩm

1.1.2 Lát cắt qua thân não thất bên

Mỗi não thất bên là một khoang hình chữ C, bao quanh theo đồi thị, có

vị trí nằm sau trong bán cầu đại não Mỗi não thất bên gồm 5 phần: sừng trán, sứng thái dương, sừng chẩm, phần thân và phần tam giác ngã ba Mỗi phần đều có thành trong, thành ngoài, sàn và trần Ngoài ra sừng trán, sừng thái dương còn có thêm thành trước

Những thành của não thất được tạo chủ yếu từ những cấu trúc lân cận: đồi thị, vách trong suốt, thể chai, vòm não, nhân đuôi và bao trong Gối bao trong nằm sát thành ngoài của sừng trán và thân não thất bên nên dễ tổn thương Các thùy não thấy được trên lát cắt này: thùy trán ở trước, ngoài; thùy đỉnh ở trên, ngoài và thùy chẩm ở phía sau

Trang 5

Chú thích

1 Xương trán

2 Hồi trán trên

3 Liềm đại não

4 Hồi trán giữa

5 Rãnh đai

6 Khớp trán đỉnh

7 ĐM quanh chai

8 Hồi trước trung tâm

9 Vành tia

10 Rãnh trung tâm

11 Thể chai

12 Hồi sau trung tâm

13 Não thất bên

14 Rãnh sau trung tâm

15 Xương đỉnh

16 Hồi trên viền

17 Hồi trước chêm

18 Hồi góc

19 Rãnh chẩm đỉnh

20 Thùy chẩm

21 Hồi chêm

22 Xương chẩm

23 Xoang TM dọc trên

1.1.3 Lát cắt qua não thất III

- Não thất III có dạng bầu dục hay đường Phía sau liên quan với các cấu trúc vùng tuyến tùng Phía sau ngoài là sừng chẩm não thất bên Phía trước liên quan đến sừng trán não thất bên qua lỗ Monro

Hình 2 Lát cắt qua não thất bên (Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Thùy trán Thùy chẩm Thùy đỉnh

Trang 6

- Hình ảnh và giải phẫu một số cấu trúc quan trọng quanh não thất III cần chú ý Phía bên ngoài não thất III là cấu trúc dạng đường, hình chữ V, nằm ngang, có đậm độ thấp, đỉnh nhọn chữ V hướng vào trong, là bao trong Phần đỉnh chữ V là gối bao trong, phần trước và phần sau của chữ V là chi trước và chi sau của bao trong Giữa chi trước bao trong với sừng trán não thất bên là đầu nhân đuôi Giữa chi sau bao trong với não thất III, sừng chẩm não thất bên là đồi thị Giữa chữ V là nhân bèo với bèo sẫm ở ngoài và cầu nhạt ở trong Các nhân xám nền sọ phân biệt trên phim nhờ đậm độ cao hơn của chất xám so với chất trắng xung quanh Các thùy não: thùy trán, thùy thái dương, thùy chẩm nằm tương ứng phía trước, bên và sau Liềm đại não trước và sau

có dạng đường đậm độ cao, trên đường giữa Xoang tĩnh mạch thẳng, dọc trên, tĩnh mạch não trong cũng thấy trên các lát cắt này

Hình 3 Lát cắt qua não thất III (Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Thùy trán Thùy thái dương Thùy đỉnh

Thùy chẩm Tiểu não

Trang 7

Chú thích

1 Xương trán

2 Xoang trán

3 Hồi trán trước

4 Hồi trán giữa

5 Liềm đại não

6 Nhân đuôi

7 Hồi đai

8 Hồi trán dưới

9 Thể chai

10 Bao trong

11 Não thất bên

12 Não thất III

13 Rãnh trung tâm

14 Hồi cạnh trung tâm

15 Vòm não

16 Hồi sau trung tâm

17 Lỗ Monro

18 Rãnh bên

19 Nhân trước tường

20 ĐM thùy đảo và bể quanh thùy đảo

21 Bao trong

22 Thùy đảo

23 Đồi thị

24 Cầu nhạt

25 Tuyến tùng

26 Bèo sẫm

27 Đuôi nhân đuôi

28 Hồi thái dương ngang

29 TM não trong

30 Hồi hải mã

31 Thùy nhộng tiểu não

32 Não thất bên

33 Xoang thẳng

34 Hồi thái dương giữa

35 Xương đỉnh

36 Rãnh đỉnh chẩm

37 Xoang TM dọc dưới

38 Thùy chẩm

39 Xương chẩm

40 Vỏ não thị giác

41 Cực chẩm

1.1.4 Lát cắt qua não thất IV

Hình 4 Lát cắt qua não thất IV (Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Thùy trán Thùy thái dương

Thùy chẩm Tiểu não

Trang 8

Chú thích:

1 Nhãn cầu

2 Cơ chéo trên

3 Tuyến lệ

4 Tế bào sàng

5 Xương gò má

6 Cơ thẳng trong

7 TK thị

8 Cơ thẳng bên

9 Xương bướm

10 Cơ thẳng trên

11 Cơ thái dương

12 Xoang bướm

13 Xương thái dương

14 Thùy thái dương

15 Nền chẩm

16 Khớp thái dương hàm

17 ĐM nền

18 ĐM cảnh trong

19 Lỗ ngoài thính giác và màng nhĩ

20 Tai giữa

21 Cầu não

22 Dây VI

23 Nhung não

24 ĐM tiểu não trước dưới

25 Tế bào xương chủm

26 Dây IX và dây X

27 Xoang sigma

28 Hành tủy

29 Cơ gối đầu

30 Tiểu não

31 Xương chẩm

32 Xoang chẩm

33 Cơ thẳng đầu sau bé

Lát cắt qua vùng thấp, từ phần thấp lỗ chẩm đến bể trên tiểu não Trên lát cắt này có thể thấy não thất IV có hình chữ U hay chữ C ngược, phía sau là thùy giun ở giữa và bán cầu tiểu não hai bên Phía trước là cầu não Có thể thấy các thùy như: thùy thái dương và thùy trán Hầu hết các cấu trúc xương nền sọ, các xoang cạnh mũi sẽ thấy được trên phim CT: xoang hàm, xoang sàng, trán, bướm, hốc mắt, các cấu trúc của sàng sọ trước, giữa và sau Các dây sọ có thể thấy là dây II, dây VI, dây IX và dây X Các mạch máu có thể thấy được trên lát cắt này là động mạch nền và động mạch cảnh trong

1.2 Mặt phẳng đứng dọc qua đầu

1.2.1 Thiết đồ đúng dọc giữa đầu:

Cấu trúc dễ nhận ra nhất là bán cầu đại não Nằm ngay phía dưới nó là thể chai, tiếp đến là đồi thị Nằm ở hố sọ sau là tiểu não, ngay trước nó là cầu não hành tủy Ta có thể thấy tuyến yên nằm trong hố yên, ngay dưới nó là xoang bướm

Trang 9

Chú thích:

1 Xoang trán

2 Hố sọ trước

3 Hành khứu

4 Tuyến yên

5 Xoang bướm

6 Vách mũi

7 Khẩu cái cứng

8 Khẩu cái mềm

9 Thượng hầu

10 Lưỡi gà

11 Xương hàm dưới

12 Cơ càm móng

13 Cơ hàm móng

14 Xương móng

15 Sụn thanh quản

16 Thanh thất

17 Thể chai

18 Thân xương bướm

19 Lỗ mũi sau

20 Lỗ chẩm

21 C1

22 Dây chằng ngang

23 Gian đốt C1-C2

24 C2

25 C3

Và ứng dụng trong CT hay MRI ta sẽ khảo sát được các cấu trúc giải phẫu vùng đầu mặt

Hình 5 Thiết đồ đứng dọc qua não

(Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Trang 10

Hình 6 MRI đứng dọc giữa đầu (Nguồn: Introduction to sectional anatomy, 2008 [15]) Hình ảnh cắt theo đường dọc giữa cho thấy sự tương quan của các cơ quan trong hộp sọ và một phần cấu trúc mặt Nằm sát dưới xương sọ và nhận thấy dễ dàng nhất là bán cầu đại não Có thể các thùy đại não được phân chia bởi các rãnh não Hình ảnh MRI ta thấy được rãnh đai, rãnh đỉnh chẩm, rãnh cựa Nằm ngay dưới thùy chẩm là tiểu não, trong hố sọ sau, có lều tiểu não ở trên Phía trước tiểu não là cuống não, cầu não, hành não, những chi tiết này

ta có thể nhìn thấy rõ ràng trên hình ảnh MRI Trên hình này ta cũng thấy được hình ảnh của thể chai, vách trong suốt, đồi thị, tuyến yên nằm trong hố yên Những tương quan về vị trí giải phẫu cũng được thể hiện rõ nét với những chi tiết giải phẫu vùng mặt nằm ở trước như xương hàm trên, dưới, lưỡi hay vùng họng hay các xoang như xoang trán, xoang sàng cũng như các xương cột sống cổ

Trang 11

1.2.2 Thiết đồ đứng dọc qua đầu đi qua mắt

Hình 7 Thiết đồ đứng dọc qua đầu đi qua mắt (Nguồn: Thieme Atlas of Anatomy, 2010 [19])

Chú thích:

1 TK tiền đình óc tai

2 TK mặt

3 Đám rối mạch mạc

4 Ống tai trong

5 Hồi hải mã

6 Xương thái dương

7 ĐM cảnh trong

8, 10, 12, 15, 16 Các cơ

vùng mắt

11 Cơ vòng mắt

13 Nhãn cầu

14 Thủy tinh thể

17, 21 Cơ cánh bên

18 Cơ thái dương

19 Cơ nâng môi trên

20 Xoang hàm

22 Cơ cánh giữa

23 Cơ mút

24 Tiền đình miệng

25 Cơ vòng miệng

26 Bó mạch TK cằm

27 Xương hàm dưới

28 Cơ hàm móng

29 Tuyến dưới hàm

30 Cơ ức đòn chũm

31 ĐM cảnh chung

32 Hạch lympho

33 Cơ nâng vai

34 TM cảnh trong

35 Cơ trâm móng

36 Cơ gối đầu

37 Cơ gối cổ

38 Cơ chéo đầu trong

39 Cơ trâm hầu

40 Tiểu não

Trang 12

Ở trên hình ảnh này, cấu trúc dễ nhận biết nhất là nhãn cầu, được bao quanh bởi một lớp mỡ nằm trong hố mắt Nằm phía sau ổ mắt, có thể nhận thấy ranh giới của khe Sylvian được mở rộng về phía thùy đảo, hoặc bán cầu tiểu não Tương tự như hình ảnh trước đó, thùy đỉnh được nhìn thấy nằm trên thùy đảo và thùy thái dương nằm dưới thùy đảo Các thùy không có giới hạn

ở đây, bởi vì ranh giới có thể không rõ ràng thấy được tại mức này Dưới thùy thái dương, một phần lớn của tiểu não được hiển thị rõ

1.3 Mặt phẳng đứng ngang qua đầu

Chú thích:

1 Xương trán

2 Xoang dọc trên

3 Hồi trán dưới

4 Liềm não

5 Hồi trán giữa

6 Trần ổ măt

7 Hồi thẳng

8 Cơ nâng mi trên

9 Hồi ổ mắt

Hình 8 Lát cắt đứng ngang qua đầu (Nguồn: Pocket Atlas of Sectional Anatomy, 2007 [17])

Trang 13

10 Cơ thẳng ngoài

11 Hồi trán dưới

12 Tuyến lệ

13 TK trên ổ mắt

14 Cơ chéo trên

15 TM mắt trên

16 Nhãn cầu

17 Cơ vòng mắt

18 Cơ thẳng bên

19 Tế bào sàng

20 Cơ thẳng giữa

21 ĐM mắt

22 Cơ thẳng dưới

23 Ổ mắt

24 Cơ chéo dưới

25 Xương gò má

26 Tấm ổ mắt

27 Cuốn mũi giữa, dưới

28 Bó mạch, TK dưới ổ mắt

29 Xoang mũi

30 Xoang hàm

31 Khẩu cái cứng

32 Vách ngăn mũi

33 Lưỡi

34 Xương hàm trên

2 GIẢI PHẪU MẶT CẮT VÙNG CỔ

2.1 Những khoang mạc cổ

Những mặt phẳng của cổ có ý nghĩa quan trọng đối với phẫu thuật viên, chúng tạo nên những đường chia cách thuận tiện qua đó phẫu thuật viên có thể tách rời các mô trong lúc mổ và chúng hạn chế sự lan rộng của mủ trong các nhiễm trùng ở cổ Mạc nông là một lớp mỡ mỏng bao quanh cơ bám da

cổ Mạc sâu của cổ có thể được chia thành 3 lớp:

- Lá nông mạc cổ (hay mạc bọc) bọc quanh các cơ cổ Nó bám vào tất cả các mốc xương ở các bờ trên và bờ dưới của cổ, ở trên bám vào xương hàm dưới, cung gò má, mỏm chũm và đường gáy trên, ở dưới bám vào cán ức, xương đòn, mỏm cùng và gai vai Nó bám phía sau vào dây chằng gáy theo một đường dọc Mạc này tách ra để bọc cơ thang, cơ ức đòn chũm, các cơ dưới móng và các tuyến mang tai và dưới hàm Tĩnh mạch cảnh ngoài chọc qua lá nông của mạc cổ sâu ở trên xương đòn Nếu tĩnh mạch bị đứt ở đây, mạc sâu giữ cho miệng đứt tĩnh mạch mở ra vì mạc này (dai chắc) bám ở bờ quanh miệng đứt; không khí bị hút vào tĩnh mạch trong lúc thở vào và nghẽn mạch do khí gây chết người có thể xảy ra

- Lá trước cột sống (hay mạc trước cột sống) băng ngang qua trước cột sống và các cơ trước sống, sau thực quản, hầu và các mạch máu lớn Nó bám vào nền sọ ở phía trên Về phía ngoài, mạc này che phủ các cơ bậc thang, đám

Trang 14

rối cánh tay từ giữa cơ bậc thang thoát ra và động mạch dưới đòn Những cấu trúc này kéo theo chúng một bao được hình thành từ mạc trước sống, bao này trở thành bao nách

Hình 9 Thiết đồ cắt ngang qua đốt sống cổ C7 (Nguồn: Gray’s Anatomy for Student, 2004 [13])

Về phía dưới, mạc hòa lẫn với dây chằng dọc trước của các đốt sống ngực trên ở trung thất sau Mủ từ một đốt sống cổ bị lao có thể phồng ra ở sau

lá mạc dày này và có thể tạo nên một chỗ sưng trên đường giữa ở thành sau của hầu Mủ áp xe sau đó có thể lần theo mặt sau của mạc trước đốt sống ra ngoài tới một điểm ở sau cơ ức đòn chũm Hiếm khi, mủ lần theo bao nách xuống dưới vào cánh tay

- Lá trước khí quản (hay mạc trước khí quản) bọc quanh “ngăn tạng của cổ” Trải dài từ xương móng ở phía trên tới ngoại tâm mạc sợi ở phía dưới, nó bao quanh thanh, khí quản, hầu, thực quản và tuyến giáp Một ống mạc tách biệt tạo nên bao cảnh chứa các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh lang thang; ở thành sau bao cảnh có thân giao cảm cổ

Trang 15

Mạc trước khí quản bao bọc quanh tuyến giáp ở phía trước dày đặc hơn

ở phía sau nhiều, vì vậy tuyến giáp phì đại thường to ra phía sau nhiều hơn Ở phía trên mạc trước khí quản dính vào thanh quản nên tuyến giáp di chuyển lên trên với mỗi cử động nuốt

2.2 Mặt cắt ngang cổ

Chọn xương móng làm mốc, ở phần cổ này ta có hai vùng giải phẫu:

Cổ trên xương móng và cổ dưới xương móng:

- Cổ trên xương móng: Các khoang từ nền sọ tới xương móng (ngoại trừ ổ mắt, các xoang và ổ miệng) gồm có: khoang bên hầu, khoang niêm mạc hầu/bề mặt niêm mạc hầu, khoang nhai, khoang cảnh, khoang má, khoang sau hầu và khoang quanh cột sống

- Cổ dưới xương móng: Các khoang dưới xương móng, trong đó có một vài khoang kéo dài vào trung thất, bao gồm: khoang tạng, khoang cổ sau, khoang cổ trước, khoang cảnh, khoang sau hầu và khoang quanh cột sống

*Thiết đồ ngang qua đốt sống cổ 3

Các cấu trúc xương trong hình này có thể được đánh dấu bằng thân xương hàm dưới và đốt sống cổ C3 Hầu họng được tìm thấy trước thân đốt sống C3, cơ cằm lưỡi nhìn thấy trong hình trước được thay thế bằng các cơ cằm móng, ốm hơn cơ nối giữa xương hàm dưới và xương móng, không gian

từ xương móng tới cột sống là hầu miệng Ở bên phải C3, động mạch cảnh trong và tĩnh mạch cảnh trong được nhìn thấy, và tĩnh mạch sau hàm nằm trong tuyến mang tai

Trang 16

* Mặt phẳng cắt ngang cổ tại sụn nhẫn:

Trung tâm tấm hình là thân đốt sống C7, gai của nó khá lớn so với các đốt sống cổ khác Tương tự như hình ảnh trước, động mạch đốt sống ở hai bên thân đốt sống đi trong lỗ ngang Trước thân đốt sống là thực quản nằm phía sau khí quản Ở hai bên của khí quản, sụn giáp nằm trước động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong Tương tự như hình trước đó, tĩnh mạch cảnh ngoài được tìm thấy mở rộng về phía tĩnh mạch dưới đòn

Hình 10 Lát cắt ngang qua C3 (Nguồn: Introduction to sectional anatomy, 2008 [15])

Chú thích:

1 Cơ hàm móng 2 Họng miệng

3 Tuyến mang tai 4 TM cảnh trong

5 TM sau hàm 6 ĐM cảnh trong

7 Thân xương hàm dưới

Ngày đăng: 14/02/2016, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w