1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LUẬT DÂN SỰ

14 813 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 26,04 KB

Nội dung

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định, không ai được hạn chế năng lực pháp luật dân sự của người khác, trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LUẬT DÂN SỰ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1 Đối tượng điều chỉnh và

2 phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh

1.1.1 Khái niêm

Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều cách thức trong đó có việc ban hành pháp luật để điều chỉnh những hành vi của chủ thể trong xã hội,định hướng những quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo mục tiêu, định hướng của nhà nước Những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Hệ thống pháp luật của nước ta bao gồm nhiều nghành luật, mỗi nghành luật lại được phân công điều chỉnh một nhóm quan hệ nhất định Điều 1 BLDS quy định luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của chủ thể trong giao lưu dân sự

1.1.2 Phân loại quan hệ

- Quan hệ tài sản

Tại Điều 163 BLDS quy định tài sản bao gồm:

Vật, là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại một cách khách quan, thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và con người có thể chiếm hữu được

Tiền, là một vật ngang giá đặc biệt do nhà nước phát hành, có chức năng thanh toán, cất dữ, lưu thông…

Giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu…

Quyền tài sản, là những quyền trị giá được bằng tiền như quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất Đặc điểm

- Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tích chất hàng hoá, tiền tệ

- Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính đền bù ngang giá trong trao đổi

Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh

- Quan hệ sở hữu

- Quan hệ hợp đồng

- Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Quan hệ thừa kế

- Quan hệ nhân thân

Phương pháp điều chỉnh

Khái niệm

Là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, định hướng những quan hệ này phát sinh, thay đổi theo mục tiêu định hướng của nhà nước

1.2.2 Các phương pháp cụ thể

- Phương pháp thoả thuận

- Phương pháp tự định đoạt

1.3 Khái niệm luật dân sự

3 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

2.1 Cá nhân chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Trang 2

Cá nhân là chủ thể phổ biến trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, thông qua những quan hệ xã hội này nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự đòi hỏi cá nhân phải có tư cách chủ thể, đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

2.1.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, đây

là những quyền và nghĩa vụ dân sự khách quan là khả năng do nhà nước quy định cho mọi cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật mà nội dung của năng lực dân sự này phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán của nhà nước đó

- Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định cho cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định, không ai được hạn chế năng lực pháp luật dân sự của người khác, trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của cá nhân tổ chức thì Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật hạn chế năng lực pháp luật của một hoặc một nhóm cá nhân nhất định

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết, sinh

ra với tư cách là một con người, là chủ thể của pháp luật, được pháp luật bảo vệ do đó cá nhân có các quyền nhân thân và tài sản

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là như nhau, không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo…Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật đều có các quyền nhân thân và tài sản ( Điều 14 K2 BLDS )

2.1.1.2 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cá nhân

do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, cá nhân có quyền, nghĩa vụ sau đây:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền thuần tuý về tinh thần gắn liền với chủ thể, không thể bị định đoạt và không thể chuyển nhượng, những giá trị nhân thân này được đánh giá bởi xã hội, nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín, họ tên … Các quyền này được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản Quyền sở hữu là quyền của cá nhân đối với tài sản của mình trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản có được một cách hợp pháp

Quyền thừa kế là quyền của cá nhân được hưởng di sản của người khác để lại và quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật Quyền khác đối với tài sản như quyền khai thác bất động sản liền kề, quyền tưới tiêu…

- Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó Xuất phát

từ nguyên tắc cá nhân có quyền tự do cam kết, thoả thuận bất cứ vấn đề gì vì lợi ích của mình nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội

2.1.1.3 Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết

- Tuyên bố cá nhân mất tích

Là việc Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân mất tích khi có đủ những điều kiện luật định

Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích bao gồm:

Trang 3

- Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan.

- Điều kiện về mặt thời gian: được quy định tại điều 78 BLDS

- Về mặt thủ tục: Việc tuyên bố cá nhân mất tích phải được thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự

Hậu quả của việc tuyên bố cá nhân mất tích:

- Về mặt tài sản: tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho cá nhân, tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật, vấn đề này được quy định tại Điều 75 BLDS

- Về mặt nhân thân: Nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích muốn ly hôn thì phải làm thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật tố tụng dân sự

- Tuyên bố cá nhân chết

Là việc Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan khi có những đủ điều kiện luật định

- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan

- Điều kiện về thời gian:

Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ khi chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa thiên tai chấm dứt vẫn không có tin tức là còn sống,

Trường hợp cuối cùng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố cá nhân chết là cá nhân biệt tích năm năm liền trở lên, không có tin tức xác thực là còn sống

- Về mặt thủ tục, việc yêu cầu tuyên bố cá nhân chết phải thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết

- Về mặt tài sản của người bị tuyên bố chết thì được chia cho những người thừa kế của người này theo quy định của pháp luật thừa kế

- Về măt nhân thân: Được giải quyết như đối với một người đã chết, người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết có thể kết hôn với người khác mà không phải làm thủ tục ly hôn như tuyên bố cá nhân mất tích

2.1.2 Năng lực hành vi dân sự

2.1.2.1 Khái niệm

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự

Phân loại mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

- Người không có năng lực hành vi dân sự

Là người chưa đủ 6 tuổi, Người này không được phép tham gia vào các giao dịch dân sự Những giao dịch dân sự liên quan đến người này sẽ do người đại diện xác lập, thực hiện, người đại diện

ở đây có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ, trong phạm vi thẩm quyền của mình người đại diện

xẽ thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được đại diện

- Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, còn những giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật,

- Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

Trang 4

Người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị toà án tuyên bố mất hoặc tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Người bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS):

Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bị Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,

- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23 BLDS)

Người bị hạn chế năng lực hành vi là người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan Tòa án có thể gia quyết định tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

2.1.3 Giám hộ

2.1.3.1 Khái niệm:

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử

để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

Các hình thức giám hộ

- Giám hộ đương nhiên (giám hộ theo luật):

Là giám hộ do pháp luật quy định

- Giám hộ cử:

Khi không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ

2.2 Pháp nhân- chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

2.2.1 Khái quát về pháp nhân

2.2.1.1 Khái niệm

Pháp nhân là một tổ chức có cơ cấu tổ chức có tư cách chủ thể, tham gia vào quan hệ dân sự một cách độc lập, các quyền, nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện

2.2.1.2 Điều kiện để một tổ chức là pháp nhân

- Được thành lập hợp pháp

- có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

- Có tài sản độc lập

- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự

2.2.1.3 Các loại pháp nhân

- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang

- Pháp nhân là các tổ chức kinh tế

- Tổ chức chính trị, chính trị xã hội

- Tổ chức xã hội nghề nghiệp

2.2.2 Hoạt động của pháp nhân

- Được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền

- Hành vi của người đại diện phù hợp với quy định của pháp luật làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân

- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bàng tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Trang 5

2.3 Hộ gia đình

2.4 Tổ hợp tác

3 Đại diện

3.1 Khái niệm đại diện

Đại diện là việc một người nhân danh một người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện (Điều 139 BLDS)

3.2 Phân loại đại diện

- Đại diện theo pháp luật

Là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhn, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 141 BLDS, bao gồm:

- Đại diện theo ủy quyền

Là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của người đại diện và người được đại diện

3.2.1 Phạm vi thẩm quyền và chấm dứt đại diện

3.2.2 Phạm vi thẩm quyền đại diện

Phạm vi thẩm quyền là giới hạn quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền

Mỗi loại đại diện được xác lập trên các căn cứ pháp lý khác nhau, vì vậy, thẩm quyền của chúng cũng khác nhau

- Đại diện theo pháp luật: người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, trừ trường hợp pháp luật hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác

- Đại diện theo ủy quyền: Phạm vi ủy quyền trong quan hệ đại diện theo ủy quyền được xác định

cụ thể trong thỏa thuận của các bên

Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ phạm vi, thẩm quyền đã được xác lập trong văn bản ủy quyền

3.2.3 Các trường hợp vượt quá thẩm quyền và không có thẩm quyền đại diện

Theo quy định tại Điều 139 BLDS thì đại diện là việc người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp những giao dịch dân sự do một người nhân danh người khác xác lập, thực hiện mà không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện Trong những trường hợp này, giao dịch dân sự đó không được xem là được thực hiện thông qua quan hệ đại diện, do đó về nguyên tắc, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho người được đại diện

- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng không có thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp lý (Điều 145 BLDS)

Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý

- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp lý (Điều 146 BLDS)

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng

ý hoặc biết mà không phản đối Nếu không được đồng ý thì người đại diện phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch dân sự vượt quá phạm

vi đại diện

3.2.4 Chấm dứt đại diện

- Chấm dứt đại diện đối với cá nhân (Điều 147 BLDS)

- Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 148 BLDS)

Trang 6

4 Thời hạn, thời hiệu

4.1 Thời hạn

4.1.1 Khái niệm

Thời hạn là khoảng thời gian do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định

4.1.2 Phân loại

- Thời hạn do các bên thoả thuận

- Thời hạn do pháp luật quy định

4.1.3 Cách tính thời hạn

Thời hạn dược tính theo dương lịch

Thời gian bắt đầu, chấm dứt của thời hạn (Điều 153 BLDS)

4.2 Thời hiệu

4.2.1 Khái niệm

Là thời hạn do pháp luật quy định mà kết thúc thời hạn đó làm phát sinh một hậu quả pháp lý 4.2.2 Phân loại thời hạn

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

- Thời hiệu mất quyền khởi kiện vụ án dân sự

- Thời hiệu mất quyền khởi kiện yêu cầu việc dân sự

CHƯƠNG 2: SỞ HỮU

1 Khái quát về sở hữu

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm sở hữu

Là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ chiến hữu, sử dụng định đoạt tài sản trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm

1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý chỉ quyền của chủ thể trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

1.1.3 Khái niệm về tài sản

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, và quyền tài sản (Điều 163 BLDS)

2 Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu

2.1 Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu

( Điều 170 và được cụ thể hoá từ Điều 233 đến Điều 247)

2.2 Căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu

( Điều 171 và được cụ thể hoá từ Điều 248 đến Điều 254)

3 Nội dung của quyền sở hữu

3.1 Khái niệm

Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản 3.2 Các quyền năng cụ thể

Trang 7

3.2.1 Quyền chiếm hữu

Là quyền nắm giữ và quản lý tài sản Điều 182 BLDS

3.2.2 Quyền sử dụng

Là quyền khai thác tài sản để thoả mãn nhu cầu vất chất hoặc tinh thần Điều 192

3.2.3 Quyền định đoạt

Là quyền chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hửu Điều 195 BLDS

3.2.4 Một số quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu

4 Bảo vệ quyền sở hữu

4.1 Khái niệm

Là việc chủ thể tự mình áp dụng những biện pháp hợp pháp hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ

4.2 Đặc điểm

- Dễ thực hiện

- Khắc phục lại thiệt hại cho chính chủ thể bị vi phạm

4.3 Các phương thức khởi kiện cụ thể

4.3.1 Kiện đòi lại tài sản từ Điều 256 đến Điều 258 BLDS

4.3.2 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Điều 260.BLDS

4.3.3 Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm Điều 259 BLDS

5 Các hình thức sở hữu

5.1 Sở hữu nhà nước

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ sở hữu đối với tài sản có được từ sự kế thừa của các nhà nước trước đó, từ thu thuế…Điều 17 Hiến Pháp 1992 Điều 200 BLDS

5.2 Sở hữu tập thể

Là sở hữu của các hợp tác xã hay các tổ chức làm ăn kinh tế tập thể khác, cùng góp vốn, góp sức, cùng hưởng lợi nhuận cùng chịu rủi ro

5.3 Sở hữu tư nhân

Là sở hữu của từng cá nhân đối với tài sản

5.4 Sở hữu chung

Là sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một tài sản

5.5 Các hình thức sở hữu khác

Sở hữu của tổ chức chính trị, chính trị xã hội…

Chương 3: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1 Những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1 Khái niệm

Theo nghĩa hẹp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý,

áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, xâm hại tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của

Trang 8

chủ thể khác, buộc người này phải gánh chịu một hậu quả bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra

1.2 Đặc điểm

Thứ nhất: Cơ sở để phát sinh loại trách nhiệm này là những quy định của pháp luật được ghi nhận trong những văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, các luật khác và văn bản dưới luật như nghị quyết, Nghị định Quy định những hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại

Thứ hai: Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Khác với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, các bên có thể thoả thuận các biện pháp chế tài và khi có sự vi phạm thì sử lý theo các biện pháp đó

Thứ ba: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra ngay cả khi chủ thể không có lỗi

ví dụ Điều 623,624 Bộ luật dân sự, đây là loại trách nhiệm pháp lý khách quan nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác trong một số trường hợp cụ thể

Thứ tư: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xong thì quan hệ bồi thường chấm dứt, đây cũng là một đặc điểm khác với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bởi lẽ việc bồi thường trong hợp đồng xong nhưng nhiều trường hợp quan hệ nghĩa vụ vẫn tồn tại, chủ thể nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu nghĩa vụ chưa hoàn thành

1.3 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nguyên tắc bồi thường

1.3.1 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xẩy ra

Đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng loại trách nhiệm này, vì mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Thiệt hại là sự biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ.Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế đã xảy ra hoặc chắc chắn xẽ xảy ra, tính toán được bằng một đại lượng tiền tệ nhất định Thiệt hại về vật chất bao gồm tài sản bị mất mát, bị hư hỏng, bị tiêu huỷ, những thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, để hạn chế thiệt hại Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là sử sự của chủ thể trái với các quy định của pháp luật hiện hành, xâm phạm đến các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, hành vi trái pháp luật của chủ thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động

Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xẩy ra Tức là hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả

Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi

Lỗi được quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự, theo đó lỗi được chia ra làm hai loại là lỗi cố ý

và lỗi vô ý

Chú ý: các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Có sự kiện bất khả kháng ví dụ như thiên tai, bão lụt

- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi

- Người gây thiệt hại nhưng thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.3.2 Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu,

Nguyên tắc khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức

Trang 9

bồi thường,

1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường và xác định thiệt hai

1.4.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình Bởi lẽ người này đủ khả năng nhận thức và tự định đoạt các vấn đề liên quan đến cá nhân trong lĩnh vực dân sự vì vậy họ phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, cha

mẹ không phải chịu trách nhiệm thay

Người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Người chưa thành niên từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì lấy tài sản của người này bồi thường, nếu tài sản không đủ thì lấy tài sản của cha mẹ để bồi thường

Đối với người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ mà cha mẹ không đủ điều kiện để đảm nhận việc đại diện, người mất năng lực hành vi dân sự mà có người giám hộ thì người giám hộ sẽ lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu tài sản không đủ để bồi thường thì lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh rằng mình không có lỗi

1.4.2 Xác định thiệt hại

- Thiệt hại do tài sản bị xâm hại bao gồm những tài sản bị mất mát, bị hư hỏng, bị tiêu huỷ Những lợi ích vật chất gắn liền với việc khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, khi xem xét loại thiệt hại này cần phải xem xét trong mối liên hệ thực tế khách quan với hành vi gây thiệt hại, không được suy đoán không có căn cứ, không có cơ sở khoa học Thiệt hại còn bao gồm cả các chi phí hợp lý cho việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại và hạn chế thiệt hại

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân như chi phí khám chữa bệnh, … Các thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập của người này không ổn định thì lấy mức tiền công trung bình của công việc cùng loại ở địa phương để xác định Trong trường hợp người bị thiệt hại phải nằm điều trị tại cơ sở y

tế mà có người chăm sóc mà thu nhập của người này bị mất bị giảm sút thì cũng được tính Ngoài ra người bị thiệt hại về sức khoẻ được quyền yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, mức bồi thường do các bên thoả thuận, trong trường hợp không thoả thuận được thì mức bồi thường không quá 30 tháng lương tối thiểu

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân trước khi nạn nhân chết, các chi phí này cũng phải theo chỉ định của y bác sỹ có thẩm quyền Chi phí hợp lý cho việc mai tang phí theo phong tục tập quán ở địa phương, đây phải là chi phí hợp

lý phù hợp với thuần phong mỹ tục,

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm pham bao gồm các chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí đi lại thu thập thông tin tài liệu, chi phí thu gom ấn phẩm có nội dung súc phạm, các chi phí để cải chính thông tin… ngoài ra người bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín còn được bồi thường tổn thất về tinh thần, mức bồi thường do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường do Toà án quyết định nhưng không quá 10 tháng lương tối thiểu

Về thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được quy định tại Điều

612 Bộ luật dân sự

Chú ý: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm

Trang 10

2 Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể.

2.1 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả ở mức cần thiết đối với hành vi đang trực tiếp xâm hại,

đe dọa xâm hại tới lợi ích nhà nước, lợi ich công cộng, lợi ích của người khác và của bản thân, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp không phải bồi thường, việc quy định như vậy có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn to lớn trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước của công cộng của bản thân, khuyến khích các chủ thể thực hiện các hành vi tích cực trong đấu tranh bảo vệ các lợi ích trên Tuy nhiên để tránh tình trạng lạm dụng việc phòng vệ chính đáng để gây thiệt hại cho chủ thể khác, pháp luật dân sự quy định người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại

2.2 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ trực tiếp lợi ích của nhà nước, của tập thể, của người khác hoặc của bản thân mà không còn cách nào khác phải có một hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn Như vậy tình thế cấp thiêt là tình thế mà chủ thể vào hoàn cảnh đó không còn lựa chọn nào tốt hơn, họ chủ động gây

ra một thiệt hại nhưng thiệt hại này phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ So với phòng vệ chính đáng thì chúng ta thấy thiệt hại trong phòng vệ chính đáng có thể bằng hoặc cao hơn so với lợi ích cần bảo vệ Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường, hành vi đó được xem là hành vi hợp pháp,

2.3 Bồi thường thiệt hại do người dung chất kích thích gây ra

Người nào do uống rượu hoặc chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường 2.4 Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại bởi vì họ cùng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó việc xác định mức bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau Như vậy trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp này phát sinh khi:

- Các chủ thể cùng gây thiệt hại có sự thống nhất với nhau về ý chí

- Hoặc thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất không thể tách rời

2.5 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân, do cán bộ công chức gây ra

Pháp nhân, cơ quan quản lý cán bộ công chức phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân, của cán bộ công chức của mình gây ra trong khi thực hiện công việc của pháp nhân giao phó hoặc đang thực hiện cộng vụ, về nguyên tắc khi những người này thực hiện công việc của pháp nhân của cơ quan nhà nước giao phó là họ nhân danh pháp nhân, nhân danh cơ quan nhà nước,

do đó pháp nhân cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi của những người này 2.6 Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tố tụng gây ra

Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan Công an, Viện kiển sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thi hành án Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mà gây thiệt hại thì phải bồi

thường, tiền bồi thường lấy từ ngân sách dự trù hàng năm của nhà nước, sau khi bồi thường xong các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào mức độ lỗi của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên mà yêu cầu họ hoàn lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật

2.7 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười năm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây

ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý

Người dưới mười năm tuổi trong thời gian học tại nhà trường mà gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức khác thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra Pháp luật quy định trách nhiệm của

Ngày đăng: 08/02/2016, 23:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w