11 Phần này phỏng theo (với thay đổi rất ít) từ Nguyên tắc và Hướng dẫn về xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia và Hành động Pháp lý của Hội đồng
2.5. Kế hoạch Triển khai và Thực hiện
Các văn bản pháp luật cần có thêm phần triển khai thực hiện nhằm đảm bảo mức độ thực hiện hiệu quả với chi phí thấp nhất cho các bên có liên quan. Cần có các biện pháp nhằm khuyến khích thực hiện. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện hiệu quả là tính rõ ràng, ngắn gọn của văn bản, tuyên truyền cho công chúng và tham vấn rộng rãi.
Đặc đính của các văn bản pháp luật có tính quá trình cần được xem xét. Ví dụ như số lượng giấy phép, xác nhận, chấp thuận, các cơ quan… cần phải được đảm bảo ở mức tối thiểu nhằm đạt được các mục tiêu về pháp luật.
Các gánh nặng pháp lý cần được giảm thiểu nếu như công chúng chỉ cần có hoạt động giao dịch tối thiểu với chính quyền cho các hoạt động như gia hạn giấy phép hoặc đăng ký thông tin. Quá trình này có thể được thực hiện qua các phương thức như “một cửa”; thừa nhận chung về quá trình cấp phép, chấp thuận trong nội bộ chính phủ và giữa các cơ quan chính phủ với nhau; biểu mẫu và quá trình thực hiện đơn giản, gọn nhẹ hơn.
Sau khi thực hiện các bước này nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện, các cơ quan pháp luật cũng cần xem xét khả năng thực hiện các yêu cầu và quy định qua việc đánh giá và xem xét các trường hợp không tuân thủ.
Các quy định pháp luật bắt buộc cần bao gồm các chế tài để đảm bảo việc tuân thủ cũng như cách thức xử phạt những trường hợp không tuân thủ. Tuy nhiên, các phương án nhằm thực hiện cần phải phân biệt những công dân tốt và những người không chấp hành tốt luật lệ, và do vậy đảm bảo rằng các hình thức phạt là cách thức cuối cùng và được sử dụng có hiệu quả. Các biện pháp nhằm thực hiện văn bản pháp luật không nên có tác dụng ngược lại là không khuyến khích những công dân tốt.
2.6. Đánh giá các tác động phụ
Các văn bản pháp luật và các quy định pháp luật cần được ban hành trên cơ sở xem xét các tác động phụ và bản chất của các tác động phụ.
2.7. Đưa tiêu chuẩn vào phần phụ lục
Các tiêu chuẩn cần được tham chiếu trong phần phụ lục của văn bản pháp luật hơn là đưa trực tiếp vào trong văn bản.
2.8. Văn bản phải đảm bảo kết quả thực hiện
Văn bản pháp luật cần phải đảm bảo kết quả thực hiện, tức là nó phải tập trung nhiều hơn vào kết quả hơn là đầu vào. Các điều khoản “được coi là đã tuân thủ” cũng có thể được sử dụng khi cần thiết. Trong trường hợp đó, văn bản pháp luật có thể tham chiếu tới việc tuân thủ một tiêu chuẩn hoặc một số các tiêu chuẩn để được coi là đã tuân thủ văn bản pháp luật. Không nên có hạn chế đối với việc sử dụng các tiêu chuẩn khác miễn là đạt được mục đích của văn bản pháp luật.
2.9. Ngôn ngữ dự thảo dễ hiểu
Các văn bản pháp luật cần được dự thảo bằng ngôn ngữ “bình dân” nhằm đảm bảo tính rõ ràng và đơn giản, qua đó giảm bớt tính không chắc chắn và giúp công chúng hiểu rõ hơn ý nghĩa và nội dung của văn bản pháp luật.