thế, chi phí và lợi ích tiềm tàng và rủi ro có thể. Đưa ra một mô tả rõ rang về quá trình tham vấn ý kiến sẽ làm tăng độ tin cậy của các phát hiện đưa ra trong báo cáo.
3. Mục đích và bản chất của đề xuất thay đổi pháp luật dự kiến
Mô tả Vấn đề: Đâu là vấn đề đang được xử lý? Tại sao vấn đề này lại nảy sinh? Xác định các nhóm bị ảnh hưởng bởi vấn đề trên. Đưa các ví dụ thực tế và số liệu khi có thể. Tại sao hành động pháp lý đó lại được xem xét?
Đánh giá các hoạt động trước đó. Mô tả và tóm tắt nội dung các nghiên cứu, chính sách, văn bản pháp luật hoặc các hoạt động khác hiện có nhằm giải quyết vấn đề. Mô tả trách nhiệm thể chế về việc giải quyết vấn đề.
Cơ sở Kinh tế, Xã hội, và/ hoặc Môi trường cho cải cách này: Văn bản pháp luật nhằm xử lý thất bại thị trường4nào? Cơ sở kinh tế sẽ không chắc chắn nếu như không có bằng chứng về sự thất bại của thị trường. Điều gì sẽ xảy ra nếu như vấn đề không được giải quyết? Liệu vấn đề sẽ tiếp tục với tốc độ như hiện tại hay sẽ trở nên tồi tệ hơn?
Mục tiêu của hành động pháp lý: Mục tiêu về phương diện pháp luật cần được ghi rõ và thể hiện được mối liên quan tới vấn đề, trong đó ghi rõ khung thời gian để đạt được mục tiêu. Các mục tiêu về pháp luật phải ghi rõ các mục tiêu, kết quả, tiêu chuẩn cần đạt được để giải quyết vấn đề. Mục tiêu của văn bản pháp luật cần phải được ghi rõ nhằm xác định kết quả dự kiến của nó.
Mô tả văn bản pháp luật và các phương án: Mô tả văn bản pháp luật dự kiến và các phương án khác ở mức đủ các chi tiết cần thiết để có thể so sánh trong các phần còn lại của báo cáo. Một trong các phương án dưa ra cần phải có phương án “không làm gì”.
4. Đánh giá các Phương án Lựa chọn Nhằm Giải quyết Vấn đề
4.1. Danh sách của một loạt các phương án
• Bao gồm danh sách các phương án lựa chọn (ít nhất là ba) trong báo cáo Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật sơ bộ.
• Đưa phương án “không làm gì” để đưa ra tiêu chí so sánh với các phương án khác. Điều này sẽ góp phần làm rõ tác động của việc không làm gì.
• Xem xét các phương án về việc ban hành văn bản pháp luật.
35