Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư...9 3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về c
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ,
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1 Khái quát về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam 3
1.1 Khái niệm luật sư và nghề luật sư 3 1.2 Hoạt động luật sư trong thời gian qua 4
2 Những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 6
2.1 Những quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư 6 2.2 Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 7
3 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 9
3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm 9 3.2 Nguyên nhân của những vi phạm và một số ý kiến đề xuất 14
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng Sự
đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luật của mỗi nước Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có chung một điểm cho rằng, Luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý
Tại Việt Nam, nghề luật sư được phôi thai từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX, song phải đến những năm sau Cách mạng tháng Tám thành công thì hoạt động luật sư chính thức được ghi nhận trong các văn bản pháp lý của nhà nước và cho đến những năm cuối của thập kỷ 80 hoạt động luật sư mới được định chế bài bản bằng Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 Trải qua bao thời kỳ cách mạng, nền kinh tế - xã hội nước ta
đã có những biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ Nhu cầu về giúp đỡ pháp lý không còn thuần túy như trước, luật sư không phải chỉ có vai trò trong các quan hệ dân
sự mà phải tham gia giúp đỡ pháp lý cho khách hàng trong các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế mở cửa ngày càng phức tạp Đáp ứng yêu cầu mới, Pháp lệnh Luật sư năm
2001 và Luật Luật sư năm 2006 lần lượt được ban hành, thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta và tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam
Luật sư là một nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về hoạt động của mình Nghề luật sư không chỉ đòi hỏi về chuyên môn cao mà còn đòi hỏi người hành nghề phải có tư cách đạo đức Trong quá trình hoạt động, các luật sư và nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã có ý thức chấp hành các quy định của Luật Luật sư
và các quy định có liên quan khác của pháp luật Tuy nhiên, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Vì vậy, việc quy định các nguyên tắc hành nghề luật sư, quản lý hành nghề luật
sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư, các hành vi bị nghiêm cấm cũng như xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề là hết sức quan trọng Điều này không những tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư mà còn giúp các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư giữ được phẩm giá và uy tín nghề nghiệp của mình
Xuất phát từ lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư” cho bài viết tiểu luận của mình
Qua đó, tìm hiểu về nghề luật sư cũng như phân tích các quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay
Trang 3CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1 Khái quát về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam
1.1 Khái niệm luật sư và nghề luật sư
Ở Việt Nam, luật sư được hiểu theo quy định của Điều 2 Luật Luật sư: “Luật sư
là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” Như vậy, ở nước ta luật
sư có thể là thành viên Hội luật gia, nhưng luật gia thì chưa hẳn đã phải là luật sư Sự khác biệt đó còn thể hiện ở các điểm sau đây:
- Một trong những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu đối với luật sư là phải được đào tạo nghề sau khi đã tốt nghiệp đại học luật
- Chức năng của luật sư là cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức, bao gồm việc tham gia tố tụng để bào chữa hoặc biện hộ cho bị can, bị cáo, đương sự; tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức và làm các dịch vụ pháp lý khác
- Sứ mệnh xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Luật sư độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất mà luật sư gây ra cho khách hàng; trách nhiệm vật chất của luật sư là trách nhiệm vô hạn
- Ngoài việc phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, luật sư còn phải tuân theo các quy tắc hành nghề, trong đó có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức hiệp hội luật sư ban hành
- Nguồn thu nhập của luật sư là tiền thù lao do khách hàng trả
Điều kiện hành nghề luật sư là được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư Hành nghề luật sư có những tính chất đặc thù như:
+ Phải chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu về kiến thức pháp lý và kỹ năng hành nghề;
+ Hành nghề chủ yếu bằng trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, chứ không phải là vốn vật chất;
+ Đối tượng phục vụ là khách hàng Luật sư cung cấp “dịch vụ pháp lý” cho khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng Nghề luật sư là một loại “dịch vụ tư”
Trang 4Theo thông lệ của các nước trên thế giới, cũng như theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nội dung của nghề luật sư bao gồm:
“Điều 22 Phạm vi hành nghề luật sư
1 Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2 Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3 Thực hiện tư vấn pháp luật.
4 Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5 Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.”
Các luật sư được hành nghề tự do, tự do lựa chọn hình thức hành nghề là hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân Các luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật
1.2 Hoạt động luật sư trong thời gian qua
Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật
Ở Việt Nam, từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiến độc quyền trong hành nghề luật sư Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho những người đã tốt nghiệp luật khoa
và đã tập sự 5 năm trong một Văn phòng biện hộ của luật sư thực thụ
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được ghi nhận ngay trong Sắc lệnh về Toà án ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà Do hoàn cảnh kháng chiến, một số luật sư tham gia cách mạng, một số luật sư chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác, nghề luật sư thời kỳ này hầu như không được chú trọng
Trang 5Sau hòa bình lập lại, để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiến pháp
1959 quy định Năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội Nghề luật sư được điều chỉnh và kiểm soát rất chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật trong từng thời kỳ được thực thi thông qua việc ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987, Pháp lệnh Luật sư năm 2001… Đặc biệt, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta
Sau 5 năm thi hành Pháp lệnh luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng và phát triển hoạt động hành nghề của các luật sư Tính đến tháng 6/2006 tổng số luật sư trong cả nước đã là 4032, tăng 2 lần so với tổng số luật sư có được sau hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 961 Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã được thành lập và đăng ký hoạt động
Hoạt động luật sư trong thời gian qua không những đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng, trong tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số cả nước vẫn còn quá thấp Tính
đến ngày 31/6/2006, cả nước có 4070 luật sư (trong đó có 2409 luật sư có chứng chỉ hành nghề luật sư và 1660 luật sư tập sự) Sự phát triển số lượng luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã gây ra sự mất cân đối lớn
về số lượng luật sư giữa các vùng, miền
Thứ hai, chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cải
cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế Đa số các luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng tranh tụng nói riêng Số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có hiểu biết về kiến thức pháp luật quốc tế, có kinh nghiệm hành nghề trong môi trường quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi và hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế còn ít
Trang 6Thứ ba, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn
chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Thứ tư, nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư còn chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn
Thứ năm, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
còn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của luật sư, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển số lượng luật sư và hiệu quả của hoạt động hành nghề luật sư
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đủ về số lượng là một trong những nội dung quan trọng
2 Những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
2.1 Những quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư
Nếu như nói Pháp lệnh luật sư năm 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế, thì Luật Luật sư được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/6/2006 tiếp tục hoàn thiện chế định luật sư Luật Luật sư ra đời với hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm phát triển đội ngũ luật sư đủ về
số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp Đồng thời, tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật hành nghề
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9, Chương
“Những quy định chung” của Luật Luật sư Luật sư thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự Trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư quy định tại Điều 9 của Luật Luật sư có thể phân thành ba nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất liên quan đến những nghĩa vụ cơ bản của luật sư trong hành nghề Những nghĩa vụ cơ bản này không những được pháp luật quy định mà còn là một nội dung quan trọng của quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, cụ thể là mâu thuẫn
Trang 7quyền lợi (điểm a khoản 1), bí mật thông tin (điểm c khoản 1), trung thực, bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng (điểm d và đ khoản 1)
- Nhóm thứ hai liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến
hành tố tụng Những quy định cấm này nhằm bảo đảm hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực trong thi hành công vụ (điểm b và điểm c khoản 1)
- Nhóm thứ ba liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điểm g khoản 1)
Cùng với việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư, khoản 2 Điều 9 cũng nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư Quy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để luật sư thực hiện được đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hành nghề
2.2 Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm
Những quy định về xử lý vi phạm của Luật Luật sư năm 2006 có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh luật sư năm 2001 Luật Luật sư phân định rõ việc xử lý kỷ luật đối với luật sư và xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
Xử lý kỷ luật luật sư:
Xử lý kỷ luật luật sư là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Đoàn luật sư trong việc quản lý hoạt động hành nghề luật sư Khác với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác, Đoàn luật sư có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các luật sư; ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề và đặc biệt là Đoàn luật sư có thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với các luật sư có hành vi vi phạm đến mức bị đình chỉ hành nghề
Khoản 1 Điều 85 của Luật Luật sư quy định: “Luật sư vi phạm quy định của
Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng; Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.”
Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, luật sư phải chịu sự quản lý của Đoàn luật sư Đoàn luật sư thực hiện quyền quản lý luật sư theo Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các luật sư có hành vi vi phạm thể hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Trang 8Luật sư vi phạm quy định của Luật Luật sư thì trước hết bị xử lý theo quy định của pháp luật từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đây là chế tài của Nhà nước đối với luật sư có hành vi vi phạm pháp luật Từ phía tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, căn cứ Điều lệ Đoàn luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
và tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đó, Đoàn luật sư có thể xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với luật sư
Cũng có trường hợp luật sư có hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, bởi vì những hành vi đó có tính chất đan xen giữa pháp luật của Nhà nước và quy định nghề nghiệp của tổ chức luật sư Những hành vi này được thể hiện không những trong văn bản quy phạm pháp luật mà còn trong Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư (Nhóm nghĩa vụ
cơ bản của luật sư trong hành nghề) Do vậy, trong trường hợp này, ngoài việc bị xử lý
kỷ luật, luật sư còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Trong thực tế, cũng có trường hợp hành vi của luật sư không bị pháp luật cấm, nhưng nếu thực hiện hành vi đó thì luật sư vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp (Ví dụ: thoả thuận về khoản tiền hứa thưởng của khách hàng sau khi hoàn thành vụ việc, cùng kinh doanh với khách hàng, sử dụng thông tin biết được từ khách hàng để thực hiện giao dịch khác có lợi cho mình ) và do đó, vẫn bị xử lý kỷ luật đến mức bị xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư (mất quyền hành nghề)
Xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư:
Trong Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và Pháp lệnh luật sư năm 2001 mặc
dù có quy định về các hành vi cấm thực hiện của luật sư nhưng lại chưa quy định các chế tài trong trường hợp luật sư vi phạm các điều cấm, do đó tính nghiêm khắc và hiệu quả không cao Đến Luật Luật sư năm 2006 các nhà làm luật đã khắc phục điều này bằng việc quy định việc xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tại các điều 89 và 90
“Điều 89 Xử lý vi phạm đối với luật sư
Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 90 Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi
nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Trang 9Tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức luật sư được quy định chi tiết tại Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 60, đối tượng có thể bị xử phạt hành chính trong hoạt động là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà không phải là tội phạm Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư của các cá nhân, tổ chức mà không phải là tội phạm đều là đối tượng bị xử phạt
Trong hoạt động luật sư, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính đó đã được quy định cụ thể tại Điều 21 đến Điều
26 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP Theo quy định đó, hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư có áp dụng hình thức xử phạt tiền (thấp nhất là 500.000 đồng
và cao nhất là 30.000.000 đồng), hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị
xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó
Một điểm quan trọng, cần lưu ý nữa là những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ trong lĩnh vực luật sư, thanh tra viên tư pháp và những cán bộ, công chức có liên quan khác trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực luật sư mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý
kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và không bị xử phạt như các
cá nhân, tổ chức đề cập ở trên
3 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
Thứ nhất, luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc).
Trang 10Một nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp là luật sư không được nhận yêu cầu làm đại diện cho hai hoặc nhiều khách hàng nếu giữa họ có xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột về quyền lợi Đây là nguyên tắc quan trọng tạo tiền đề cho hoạt động hành nghề luật sư Chính vì vậy nguyên tắc này được đề ra từ khi Pháp lệnh
Tổ chức luật sư năm 1987 ra đời và đến nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị trong thực tế hành nghề của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
Pháp luật không chấp nhận việc một luật sư vừa đưa ra những lập luận, chứng
cứ bảo vệ cho thân chủ của mình rồi lại đứng về phía bên kia đưa ra những lập luận để phủ định, chống lại chính những chứng cứ mà bản thân luật sư đó vừa đưa ra Mặt khác, nếu đại diện cho cả hai bên luật sư sẽ nắm được thông tin bí mật của từng bên Trong trường hợp này luật sư có trách nhiệm giữ bí mật với một bên đồng thời lại có trách nhiệm tiết lộ thông tin đó với bên kia Như vậy, quyền lợi của cả hai bên đều không được bảo vệ tốt nhất mà mọi người cũng mất niềm tin vào pháp luật, luật sư sẽ trở thành người làm mọi việc vì tiền
Thứ hai, luật sư không được cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật.
Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng việc hướng dẫn cho thân chủ biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bảo vệ những quyền của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định Một khi khách hàng đã nhờ đến luật sư thì họ sẽ một lòng nghe theo luật sư giống như người bệnh khi tìm đến bác sĩ Chính vì lòng tin của khách hàng đối với luật sư là rất lớn mà hiểu biết
về pháp luật của họ lại thiếu nên nếu luật sư có hành vi xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật thì họ cũng vẫn làm theo một cách thụ động Trong khi đó các luật
sư lại lấy danh nghĩa bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng để ngụy biện cho những hành vi này của mình
Pháp luật đã quy định rất rõ ràng là luật sư phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của khách hàng thì họ cố tình tạo ra chứng
cứ giả, cung cấp chứng cứ giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra, làm sai lệch sự thật của vụ án, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng Trên thực tế hành vi này không phải là ít, có trường hợp là luật sư đã xúi giục bị cáo khai gian hoặc khai sai sự thật vụ án… Tuy đây là những trường hợp cá biệt nhưng những luật sư này đã và đang
vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư, gây tổn hại đến uy tín, danh
dự của bản thân mình và nghề luật sư nói chung Không những thế còn khiến cho