Tuy nhiên điều luật này không đưa ra khái niệm về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân,các văn bản pháp luật khác cũng không văn bản nào đưa ra khái niệm về quyền đối với hình
Trang 1A.Đặt vấn đề.
Trong xã hội hiện nay khi mà nền kinh tế phát triển thì cũng kéo theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật vì vậy có loại hình như internet hay các phương tiện thông tin đại chúng cáng phổ biến các hình thức quảng cáo cũng đa dạng việc xâm phạm tới hình ảnh của cá nhân ũng ngày càng tinh vi hơn.Sau đây là đề tài
em chọn về thực trạng xâm phạm hình ảnh của cá nhân hiện nay
B.Giải quyết vấn đề.
I.Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
1.khái niệm quyền nhân than đố với hình ảnh của cá nhân
Hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ và tôn trọng bằng việc qui định là một quyền nhân than của cá nhân tại điều 31 BLDS năm 2005 với tên gọi là
“Quyền đối với hình ảnh của cá nhân” Tuy nhiên điều luật này không đưa ra khái niệm về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân,các văn bản pháp luật khác cũng không văn bản nào đưa ra khái niệm về quyền đối với hình ảnh của cá nhân.Vì vậy để giúp cho việc hiểu rõ bản chất của quyền nhân thân đói với hình ảnh cá nhân,sau đây em xin đưa ra khái niệm như sau:
“Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ,theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình”
2.Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
Thứ nhất,đối với chính chủ thể có hình ảnh,có thể thấy “hình ảnh” là yếu tố tinh thần gắn liền với bản thân chủ thể ,nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của họ,mỗi hành vi xâm phậm đến hình ảnh cá nhân trên thực tế thường ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống đời sống tinh thần cá nhân đó,vì không chỉ xâm
Trang 2phậm tới hình ảnh thôi mà còn xâm phạm tới danh dự ,nhân phẩm uy tín của cá nhân
Bởi vậỵ,việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đến hình ảnh cá nhân ,tạo điều kiện cho cá nhân yên tâm lao động và sang tạo
Thứ hai,về phía nhà nước việc bảo vệ quyền của cá nhân đốiv ới hình ảnh góp phần hiện thực hóa nội dung chủ trương ,chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân từ đó tăng cường long tin của nhân dân vào Nhà nước ,vào qui định của pháp luật để mọi người sống và thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật
Thứ ba,việc bảo vệ hình ảnh của cá nhân còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội
đó là đảm bảo trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân
3.Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
Thứ nhất,sử dụng hình ảnh của cá nhân mà chưa được sự đồng ý của người đó hoặc người có quyền lien quan Theo qui định tại khoản 2 điều 31 BLDS năm
2005: “2 Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”
Như vậy theo điều luật trên ,về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kì sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích bất kì mà chưa được phép của người đó đều
bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
Trang 3Trên thực tiễn hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến ,những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại mạng lại lợi nhuận mà không xin phép các chủ thể có quyền đối với hình ảnh đó
Thứ hai,Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm tới danh dự nhân phẩm,uy tín
của người đó.Tại khoản 3 điều 31 BLDS đã qui định : “3 Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Theo như qui định này thì việc sử dụng hình ảnh mặc dù
hợp pháp là được sự đồng ý của người đó nhưng việc sử dụng là vi phạm pháp luật bởi bởi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm ,uy tín của cá nhân
Ngoài ra,tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của những hành vi xâm phạm tới quyền của cá nhân đối với hình ảnh mà pháp luật qui định những hành
vi vi phạm đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay hành chính
Trên đây là những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật do xâm phạm tới hình ảnh của cá nhân theo qui định của pháp luật.Với qui định đó của pháp luật góp phần bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của công dân nói chung và quyền đối với hình ảnh của cá nhân
II.Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh,nhận xét và kiến nghị.
1.Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Thứ nhất,Sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không dược sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh.
Đây là dạng hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không có sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh nhằm mục dích thương mại,thương dưới hình thức là sử
Trang 4dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hang hóa của họ.Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc như:
Tháng 01/2008,người mẫu Nguyễn Kim Tiến tiến hành khởi kiện Công ty Organon về việc sử dụng hình ảnh của cô mà chưa được phép để quảng cáo ngừa thai Mercilon.Cô yêu cầu công ty này phải ngừng ngay việc quảng cáo thuốc trên,xin lỗi cô trên ba số báo lien tiếp và bồi thường 20.000USD
Hay như vụ việc về ca sĩ Trần Nguyễn Uyên Linh,ngay sau khi trần Nguyễn Uyên Linh đạt giải nhất cuộc thi Idol 2010,các phương tiện thong tin thong ca ngợi cô như lầ một hiện tượng hiếm có trong làng nhạc.Trong lúc cơn sốt Uyên Linh còn chưa hạ nhiệt ,công ty cổ phần dịch vụ phần mềm Trò chơi Việt lại tung ran gay một game oline đã được tung ra với cái tên vô cùng câu khách :
“Em muốn làm Uyên Linh” để thu lợi
Điều đáng nói,cách thức của trò chơi này lại là một sự bôi nhọ chính Uyên Linh và các thành viên của VietnamIdol 2010 như nhạc sĩ Quốc Trung,đạo diễn Nguyễn Quang Dũng,nhà báo Diễm Quỳnh,ca sĩ Văn Mai Hương…Theo mặc định của trò chơi sẽ phải chọn ra 5 đối thủ để thi đấu bằng cách ném trứng vào mặt.Các đối thủ bị ném trứng vào cái tên nêu trên
Trò chơi ăn theo hiện tượng Uyên Linh và cuộc thi VietNamIdol 2010,nhiều người cho rằng đây là sự bôi nhọ ca sĩ Uyên Linh và các thành viên khác của VietnamIdol.Trong trường hợp này ,nếu hính ảnh của ca sĩ Uyên Linh được tận dụng khai thác,Thì công ty trò chơi Việt phải thực hiện công việc thỏa thuận,nếu được sự đồng ý của Uyên Linh thì kí hơp đồng.Phải sau khi kí hợp đồng thì công ty Trò chơi Việt mới có quyền sản xuất game oline.Căn cứ theo điều 31 BLDS thì có thể thấy công ty trò chơi Việt đã xâm phạm quyền đối với hình
Trang 5ảnh của Linh cũng như các thành viên khác của VietnamIdol vì đã sử dụng hình ảnh của họ để làm game olnie mà chưa được sự đồng ý của họ
Như vậy,hành vi xâm phạm trên ở đối tượng là những người nổi tiếng là các
ca sĩ diễn viên, người mẫu…là những người của công chúng họ bị các công ty dịch vụ khác khai thác hình ảnh để nhằm mục đích quảng cáo chocacs sản phẩm nhằm thu lại lợi nhuận
Thứ hai,phát tán hình ảnh cá nhân nhằm xâm hại tới danh dự nhân phẩm,uy tín của người đó.
Hành vi này được thực hiện bằng cách thức là khi có đượchình ảnh của một người mà hình ảnh đó thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân,hình ảnh thuộc loại
“nhạy cảm” là những hình ảnh bị pháp luật cấm lan truyền nhằm mục đích bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người,vuj việc thực tiễn xảy ra như:
Vào ngày 1/4 những hình ảnh riêng tư của “sexy girl” Minh hằng đã bị phát tán trên mạng.Theo Minh hằng cho biết những bức ảnh trên được chụp từ khá lâu khi cô nhận được món quà sinh nhật độc đáo của mẹ mình.Đáng tiếc đã bị lọt
ra ngoài khi cô bị kẻ trộm lấy laptop và máy ảnh cá nhân của mình.Theo điều tra thì người tung lên mạng và phát tán ảnh của Minh Hằng là một người con trai sinh năm 1991 ở TP.Hồ Chí Minh
Trên đây là một minh chứng cho haành I xâm phạm hình ảnh của cá nhân với mục đích truyền văn hóa phẩm đồi trụy sẽ bị truy tố theo điều 253 Bộ luật hình sự nếu việc phát tán những hình ảnh này nhằm mục đích đe dọa chiếm đoạt tài sản của họ thì ngươì có hành vi này có thể bị kết tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ luật hình sự
Trang 6Thứ ba,hoạt động báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh trong một số trường hợp.
Theo khoản 3 điều 8 Nghị định 51 ngày 26-4-2002 của Chính phủ nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin,chup ảnh,quay phim ghi âm tại các phiên xét
xử công khai,tuy nhiên đã có trường hợp báo chí lợi dụng quyền này xâm phạm
bí mật đời tư,họ đã dung những hình ảnh câu khách chạy theo thị hiếu của 1 số dộc giả mà họ đã cho đăng những bức ảnh hay những lời bình khiến bị cáo bị can và nhân thân của họ bị tổn thuwong nghiêm trọng vè tinh thần
Có thế thấy ở nước ta việc đưa tin bị can, đời tư của họ và việc chụp ảnh tại phiên Tòa,hình ảnh các bị can đăng lên báo chí rất phổ biến.Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo lien quan đến việc đăng ảnh ghi hình bị cáo tại phiên Tòa được qui định như thế nào?
Thứ tư sử dụng hình ảnh xâm phạm bí mật đời tư.
1 Hành vi trên thực tế được biểu hiện ở việc cá nhân bị phát tán những bức
hình,cảnh quay riêng tư,nó thuộc về đời sống riêng tư của mỗi người hoặc những hình ảnh bình thường nhưng cá nhân thực hiện việc bảo mật những hình ảnh đó,thì việc phát tán những bức ảnh,cảnh quay đó sẽ bị coi là hành vi xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân.Vì theo qui định tại điều
38 BLDS bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ : “1.Quyền
bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2 Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành
vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con
đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp
Trang 7thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền.
3 Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định
và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Thứ năm,hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân từ vi phạm pháp luật chuyển hóa dân sự chuyển hóa sang vi phạm pháp luật hình sự
Ngày nay khi công nghệ thong tin phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì các thiết bị máy quay máy chụp hình hiện đại giúp người ta quay lén thực hiện các hành vi xâm phạm tới quyền của
cá nhân đối với hình ảnh ngày càng nguy hiểm,các hành vi trên đã vi phạm pháp luật dân sự và cũng chuyển hóa sang vi phạm pháp luật về hình sự có thể là một số tội như:Tội truyền văn hóa phẩm đồi truy theo Điều 253 bộ luật hình sự tội cưỡng đoạt tài sản tại điều 135 BLHS…Ví dụ như vụ cựu hoa hậu bị người giúp việc cho uống thuốc mê rồi chụp ảnh khóa thân và đã lấy những bức ảnh đó để tống tiền hoa hậu này
2.Nhận xét về thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
Theo qui định tại điều 25 của Bộ luật dân sự năm 2005 khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó dược bảo vệ bằng cách tự bảo
vệ bằng các biện pháp như: Tự mình cải chính,tự mình yêu cầu người kia phải xin lỗi…Việc pháp luật qui định như vậy có tác dụng trong việc giúp họ khắc
Trang 8phục được kịp thời hậu quả xấu có thể xảy ra.Tuy nhiên để quyền nhân thân của
cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân được bảo vệ thì pháp luật cần có những qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật trên thực tế vẫn chưa có văn bản nào qui đinh cụ thể về diều này
Hiện nay những vụ xâm phạm hình ảnh của cá nhân chủ thể có quyền bảo vệ hình ảnh của mình bằng cách khởi kiện tại Tòa án.Tuy nhiên,việc đòi bồi thương của chủ thể bị xâm phạm hình ảnh rất phi lí tùy theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng,có khi lên đến vài chục triệu hoặc có khi lên đến vài trăm triệu
Có thể thấy một nguyên nhân nữa khiến việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân còn chưa cao là vì qui phạm nội dung của luật cong chưa chặt chẽ.Cụ thể là tại điều 31 BLDS chưa có văn bản nào giải thích thế nào là “vì lợi ích của Nhà nước,vì lợi ích công cộng”.Đưa ảnh một kẻ trộm ,một quan chức tham ô,một giám đốc cố ý làm trái…để mọi người cảnh giác để răn đe để phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích cộng cộng vì lợi ích của Nhà nước?báo chí xin phép những người này thì thật vô lí nhưng không xin phép thì họ có thể viện dẫn luật dân sự để khiếu kiên.Khi đó cơ quan Nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc viện
dẫn qui định của pháp luật vấn đề này.Mặt khác,qui định một cách chung chung
“trừ trương hợp pháp luật có qui định khác”thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép,vậy pháp luật qui định ở đâu?Hiện tại chưa có qui định cụ thể nào khi sử dụng hình ảnh cá nhân không xin phép trong những trường hợp nào thì bị xử lí…
Trang 9Giữa luật báo chí và qui định trong bộ luật dân sự có sự đan xen nhau,bổ sung cho nhau,nhưng vẫn tồn tại những điểm không tương thích,mâu thuẫn nhau do vạy pháp luật cần ban hành hướng dẫn cụ thể về hai điều luật trên sao cho hài hòa giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân và đăng hình của báo chí trong hoạt động nghiệp vụ báo chí
3.Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ nhất,cần bổ sung sửa đổi qui định của BLDS về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh cụ thể sửa đổi bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng qui định không chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà người đại diện của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết,qui định như vậy là phù hợp với qui định tại khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 cho phép những người lien quan có quyền đồng ý cho sử dụng hình ảnh cá nhân khi đã chết thì họ cũng cần phải có quyền yêu cầu bảo vệ khi
có hành vi xâm hại tới hình ảnh trong quả trình người khác sử dụng hình ảnh đó Thứ hai,về pháp luật tố tụng dân sự cần sửa đổi ,bổ sung tại điều 25 BLTTDS về thẩm quyền của Tòa án theo hướng Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với việc giai quyết yêu cầu bảo vệ họ tên hình ảnh,bí mật đời tư,danh
dự nhân phẩm…là những quyền dân sự cơ bản.Việc bảo vệ quyền dân sự thong qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ là một trong các phương thức bảo vệ hữu hiệu nhất
Thứ ba,phải xây dựng,ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật dân
sự về trình tự thủ tục thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân nói chung và quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng.Trong đó cần chú ý qui định cụ thể về trình tự thủ tục tự cài chính
Trang 10Thứ tư,về qui định của pháp luật lien quan đến luật báo chí hiện nay luật báo chí đang được sửa đổi bổ sung,thiết nghĩ trong dự thảo tới đây luật báo chí có cần sửa đổi ,bổ sung quyền hạn của báo chí khi đăng hình theo hướng cho phù hợp với tinh thần của Điều 31 BLDS năm 2005
C.Kết thúc vấn đề
Quyền cá nhân đối với hình ảnh cũng như các quyền nhân thân khác được pháp luật nước ta tôn trọng và bảo vệ Tuy nhiên,hiện nay các hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân ngày càng phức tạp và tinh vi.Để đáp ứng điều chỉnh tình hình thực tế này các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh