1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH VÌ NHÂN DÂN

29 2,9K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Đề xuất của Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương về việc xây dựng Nhà khách trong khuôn viên chùa Năm 2006, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương và nhà sư trụ trì đã có đơn gửi đến UBND Thạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A - 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI QUY ĐỊNH PHÁP

LUẬT VÀ VẤN ĐỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH VÌ NHÂN DÂN

“ Tình huống xử lý việc vi phạm Di tích lịch sử văn hóa chùa Tây Phương,

xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ”

Học viên : Nguyễn Tiến Đạt

Chức vụ : Chuyên viên

Đơn vị công tác : Phòng Quản lý Di sản –

Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội

Hà Nội, tháng 11/2015

Trang 2

MỤC LỤC

2.1 Đề xuất của Ban bảo vệ di tích và nhà chùa 8 2.2 Diễn biến quá trình xây dựng nhà khách 8-9

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong những năm gần đây của Thủ đô Hà Nội đã có bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ sau Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thành phố Hà Nội đã chú trọng đầu tư kinh phí, nhân lực cùng những cơ chế, chính sách phù hợp Tuy nhiên, Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị văn hóa tiêu biểu (hồn cốt) của con người Việt Nam, đã và đang đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý di sản của Thủ đô Hà Nội nhiều cơ hội mới cùng những thách thức không nhỏ Nhận thức được thực

tế nêu trên, cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về di sản luôn phấn đấu học tập, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có việc hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức quản lý nhà nước về quản lý di sản văn hóa

Bài tập tình huống mà tôi muốn để cập ở đây là một tình huống có thật, thuộc lĩnh vực quản nhà nước về lý di sản văn hóa, xảy ra năm 2006, đã được Sở Văn hóa – Thông tin và các cơ quan chức năng, cấp thẩm quyền của Thành phố

Hà Nội xem xét, giải quyết và khắc phục hiệu lực, hiệu quả và thoả đáng Trên

cơ sở khối lượng kiến thức lĩnh hội, thu thâp được trong quá trình học tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội, tôi đã vận dụng vào thực tiễn quá trình công tác, kịp thời xem xét, tham mưu đề xuất giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật và hợp lý, hợp tình hài hoà lợi ích vì nhân dân Kết quả giải quyết vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật của Nhà nước, vừa tạo được đồng tình ủng hộ của nhân dân, đồng thuận của các cấp thẩm quyền và cơ quan ngành văn hoá Trên cơ sở vụ việc, tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm làm sáng tỏ vấn đề thực tế luôn mang tính thời sự trong công tác quản

lý Nhà nước về di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô

giáo của “Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K2A – 2015” do Trường đào tạo

cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội tổ chức từ ngày 24/8/2015 đến 16/11/2015

Xin chân thành cảm ơn./

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá, là niềm tự hào của dân tộc ta

và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Có thể nói, các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh không chỉ góp phần giáo dục nhân dân Việt Nam về truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của cha ông mà còn là một bộ phận hữu cơ của

“Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam” đối với bạn bè quốc tế Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước ta

Nhân dân ta có trách nhiệm ra sức bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông Làm tốt việc này cũng chính là góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam trên trường quốc tế Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới

Tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thể trong việc bảo

vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị và vai trò của di sản văn hoá trong phát triển

và huy động nguồn nhân lực, phát huy chủ thể văn hoá vào việc bảo tồn di sản văn hoá giúp cho các thế hệ tương lai có điều kiện kế thừa và sáng tạo ra các giá trị văn hoá mới làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc

Trong những năm đất nước đổi mới, chúng ta đã xác định rõ những định hướng lớn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, đã quan tâm tạo lập sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Từ năm

2008, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa

và trở thành Quốc gia thành viên của Ủy ban liên chính phủ của Công ước quốc

tế UNESCO Những năm gần đây, nhân dân có nhận thức về vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa và cộng đồng đang được cải thiện rõ nét

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tại là công tác quản lý Nhà nước và bảo tồn các di sản văn hoá hiện đang gặp nhiều khó khăn; tình trạng xuống cấp nghiêm trọng ở các di tích, nạn mất cắp cổ vật, tu bổ tôn tạo không đúng quy trình gây biến dạng, mất yếu tốt gốc, giảm các giá trị lịch sử văn hoá tại các di tích đã là vấn nạn

Tại thời điểm năm 2009, theo số liệu kiểm kê bàn giao thì Thành phố Hà Nội có hơn 5.175 di tích (trong đó tỉnh Hà Tây trước đây có 3.053 di tích; thành

Trang 5

phố Hà Nội trước đây có 1.952 di tích; huyện Mê Linh và 04 xã thuộc tỉnh Hoà Bình có 175 di tích), trong số đó có hơn 2.000 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố Cũng theo thống kê năm 2003, Thành phố Hà Nội trước đây có gần 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực bảo vệ I

và II; trong số 385 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực bảo vệ I và II; tỉ lệ 80 - 85% đơn thư khiếu tố gửi tới

cơ quan Thanh tra văn hóa là khiếu nại về lấn chiếm đất đai di tích

Tỉnh Hà Tây trước đây vi phạm về đất đai tại di tích không nhiều nhưng chủ yếu lại nằm trong số các di tích cấp Quốc gia đặc biệt có hồ sơ, phạm vi khoanh vùng bảo vệ trải rộng, quy mô di tích lớn với nhiều hạng mục công trình như chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Linh Tiên Quán… Những vấn đề bức thiết và trong thẩm quyền của ngành Văn hoá đã được giải quyết, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề như: Di dân giải phóng mặt bằng để điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích hay kinh phí đầu tư cho việc bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích… là những công việc còn phải tiếp tục thực hiện trong thời gian dài Vì vậy, việc tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách

Xuất phát từ nhận thức trên, với hiểu biết của một công chức nhà nước, cùng với những kiến thức được trang bị về quản lý Nhà nước, tôi xin trình bày quan điểm, nhận thức của mình về quản lý nhà nước đối với văn hóa thông qua

trường hợp xâm phạm di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia chùa Tây Phương.

Trong quá trình viết tiểu luận này, có lẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý của quý thầy, cô giáo

Tôi xin trân trọng cảm ơn

Trang 6

PHẦN I

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

“ Xử lý việc vi phạm Di tích lịch sử văn hoá chùa Tây Phương,

xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ”

1 Tổng quan về chùa Tây Phương:

1.1 Tên gọi

Chùa Tây Phương còn có tên cổ là “Sùng Phúc tự” và “Hoành Sơn Thiếu

Lâm tự” Chùa có tên chữ là “Tây Phương cổ tự” được xây dựng từ lâu ở xóm

Tây Phương thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà

Nội

1.2 Địa điểm phân bố

Xóm Tây Phương là một quả đồi thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện

Thạch Thất Quả đồi này cao khoảng 50m - từ chân đồi lên đỉnh đồi - nơi xây

dựng ngôi chùa Xung quanh có hệ thống đường xây bậc bằng đá ong, đây là

loại vật liệu đá ong có sẵn ở vùng đồi huyện Thạch Thất Mặt bằng xây dựng

chùa trên đỉnh đồi (núi) khá rộng khoảng 6 sào Bắc Bộ (tương đương 2160m²)

Đồi (núi) này có tên gọi là Câu Lậu (Câu Lậu sơn)

1.3 Đường đi đến di tích

Đến chùa Tây Phương có thể đi bằng 2 đường:

- Từ Trung tâm Hà Nội đến quận Hà Đông, theo đường 21B đi qua huyện

lỵ Quốc Oai, đi tiếp 8km đến cầu Liêu, rẽ tay trái khoảng 1.500m là tới chùa

- Từ Trung tâm Hà Nội theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đến km 20, rẽ

tay phải về huyện lỵ Thạch Thất Từ huyện lỵ xuôi 03km đến Cầu Liêu (nói

trên), rẽ tay phải là tới chùa

1.4 Lịch sử hình thành

Chùa Tây Phương được xây dựng từ lâu đời để thờ Phật

Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương, chùa được xây dựng từ đời

nhà Đường, khi Cao Biền sang cai trị nước ta Thuyết này cho rằng núi Câu Lậu

có huyệt địa linh, nếu ai đặt mộ vào có thể phát vương Bởi vậy, Cao Biền cho

xây chùa Tây Phương để yểm huyệt

Các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn thường dựa vào Bài minh trên Chuông tại

chùa Tây Phương do học giả Phan Huy Ích soạn và cho rằng hiện diện quy mô

chùa Tây Phương được xây dựng vào thời Vĩnh Hựu (năm 1735 - 1739)

Tuy nhiên chúng ta cần nghiên cứu đoạn sau, Phan Huy Ích viết: “Kịp đến

khi vận nước đổi thay, cảnh chùa thưa vắng, tiếng chuông đồng không còn, đài

Phật cũng đổ nát dần” và trước đó, sách “Việt sử thông giám cương mục” còn

Trang 7

cho biết: Năm 1740, Trịnh Doanh lên ngôi chúa và vội ra lệnh bãi bỏ công việc

xây dựng các chùa do Trịnh Giang mở đầu thời Vĩnh Hựu: “Việc xây dựng các

chùa quán Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hoa Long và Tử Trầm, Tây Phương đều bãi

bỏ hết” (trích Việt Sử thông giám cương mục, chính biên quyển 38, tập 17, trang

50)

Cảnh chùa hoang vắng thời Vĩnh Hựu được Phan Huy Ích ghi lại vào năm

Mậu Thân (năm 1788) khi cuối Bài minh trên Chuông tại chùa, ông viết: “Nay

gặp buổi thịnh thời, đạo Phật đang khi thịnh đạt, thiện nam, tín nữ trong thôn

ấp, cùng nhau chiêu mộ của cải, họp thợ sửa dựng ngôi chùa” Như vậy, hiện

diện của chùa được sửa dựng cho tới ngày nay là thời Tây Sơn, khi hoàn thành

là năm Giáp Dần (năm 1794)

Cũng như các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam, chùa Tây Phương được xây dựng để thờ Phật Theo nhiều tài liệu, trước đợt “sửa dựng” thời Tây Sơn, chùa Tây Phương đã có một hệ thống tượng Phật khá hoàn chỉnh để thờ phụng Năm

1794, sau khi dựng lại chùa, người xưa đã bổ xung, tạo tác hệ thống tượng (để thay thế một số tượng cũ)

Tổng số tượng Phật hiện nay còn có hơn 60 pho (tháng 3/1993 kẻ gian đột nhập lấy cắp 04 pho, trong đó có pho Quan Âm thiên thủ ở chùa Hạ, sau đó đã tạc tượng mới đưa về thờ tự)

Ba pho Tam Thế, pho A di đà (ngồi) là lớp tượng cổ nhất thời Vĩnh Hựu,

được “An tượng, khai quang điểm nhãn” vào năm Ất Hợi (năm 1635)

Thời vua Tự Đức triều Nguyễn, sư cụ trụ trì là Ngô Bá Thích đã cho tạc tượng Phật bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (đã mất tháng 3/1993 nói trên) tượng Thập điện và tượng Nam Tào, Bắc Đẩu

Trừ các pho tượng nói trên, số còn lại của chùa Tây Phương được tạc vào thời Tây Sơn

Đáng chú ý là số tượng Phật tổ ANAN ĐÀ, ĐÀ NAN ĐỀ, LONG THỤ TÔN GIẢ, HIẾP TÔN GIẢ, ƯU BA CẦU ĐA, LA HẦU LA ĐA được người xưa dày công tạo tác tượng rất có hồn, miêu tả nội tâm - ngoại hình đồng điệu,

ăn nhập để phản ánh bản chất bẩm sinh từng cuộc đời thăng trầm, hoan hỷ, từ bi của từng vị Phật tổ Các pho tượng này còn được điêu khắc cụ thể những trạng thái tư tưởng, biểu cảm và hành động khác nhau

Các pho tượng KIM CƯƠNG được tạc ở các thế đứng khác nhau Sức mạnh cao siêu của các thế lực bảo vệ nhà Phật được diễn tả bởi hành động cứng rắn, kiên quyết, nét chau mày quắc thước, sự ghìm nén cơn thịnh nộ được người xưa chạm khắc hết sức tài hoa, tinh tế đã phản ánh đặc trưng nghệ thuật riêng của tượng chùa Tây Phương

Nghệ thuật điêu khắc tượng chùa Tây Phương với đa số tượng được tạc vào thời Tây Sơn đã đưa giá trị nghệ thuật - văn hoá chùa Tây Phương trở thành

di tích Quốc gia đặc biệt Thời Tây Sơn với chiến thắng lẫy lừng đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm lược, chính quyền Lê - Trịnh suy yếu nên bị lật đổ, đời

Trang 8

sống tinh thần của người dân Việt Nam được giải phóng, sau những kìm hãm này được trỗi dậy, thăng hoa Vì vậy, có thể nói những pho tượng chùa Tây Phương là một nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một sự trỗi dậy sau những dồn nén, kìm hãm một thời gian dài và khắt khe của chế độ phong kiến suy tàn thời

Lê - Trịnh Đến giai đoạn này, các nghệ nhân được giải phóng tinh thần, tính dân chủ trong chừng mực nhất định được cải thiện Sự khắt khe trong tập đoàn nhà Chúa nhất là sự tập trung nhân tài vật lực cho các công trình của phủ Chúa

đã vô hiệu, người dân xã thợ được tập trung vào các công trình tôn giáo mà họ hằng tâm muốn ký thác cho hiện tại và mai sau Phải chăng vì thế mà thế giới Phật qua hệ thống tượng chùa Tây Phương là một hiện tượng, một đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam cuối thế kỷ 18

Phong cách nghệ thuật điêu khắc tượng chùa Tây Phương độc đáo là như vậy và khảo sát quanh vùng không thấy chùa nào có tượng mang dáng dấp kiểu cách tạo tác tương tự Sự “độc nhất vô nhị” về điêu khắc tượng Phật đã giành cho nơi đây, còn kiểu dáng kiến trúc thì chùa Tây phương rất giống chùa Kim Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội)

1.5 Kiến trúc di tích

Trên một quả đồi (núi đất) cao khoảng 50m, xung quanh có những quả đồi nhỏ thấp hơn, núi Câu Lậu nổi tiếng mấy trăm năm, thêm vì có chùa Tây Phương Từ chân đồi leo 237 bậc đá ong thì nhìn thấy cổng Tam quan treo tấm hoành phi đề 4 chữ Hán “Tây Phương Cổ Tự” Bên trái cổng có một ngôi nhà được làm theo kiến trúc cổ đó là nhà khách để đón tiếp khách thăm quan được xây dựng những năm gần đây

Qua cổng nhìn thấy một sân rộng, phía trước là chùa chính, bên phải là đền thờ Thổ địa

Nhìn tổng thể, chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam Bố cục phía trước

là chùa Hạ rồi đến chùa Trung và cuối cùng là chùa Thượng Chùa Hạ và chùa Thượng có chiều dài bằng nhau, còn chùa Trung ở giữa ngắn hơn Người xưa đã xây tường các đầu hồi liền khối nhau, tạo thành vỏ ngoài hình chữ công (I)

Đáng chú ý ở chùa Tây Phương là hệ thống các đầu đao mái, phần lớn các đao ở đây vươn lên khá cao có chỗ tới 2,20m Về góc độ kết cấu, kiến trúc truyền thống với khẩu độ vươn thanh thoát và tạo nên tính phóng khoáng độc đáo Xung quanh chùa, tường rào, bậc thêm, nền được xây dựng và lát bằng gạch Bát tràng, không trát, chỉ bắt mạch Tường hồi bao quanh các hạng mục của chùa chính, tại chính giữa có để một số cửa sổ tròn, mang tính “bán âm, bán dương” và mang tính triết lý nhà Phật “sắc sắc không không”

Cả ba toà chùa, hệ thống cột và vì đều bằng gỗ lim Trước năm 1993, chùa có nhiều cấu kiện bằng gỗ dổi và là dấu tích vật chất của thời Tây Sơn Sau

đó, các đợt trùng tu từ sau 1993 thì một số gỗ dổi đã được thay thế bằng gỗ lim

Ở chùa Tây Phương có các mái ngói rất đặc biệt Ngói lót được cổ nhân tô màu xanh, đỏ, vàng tượng trưng cho màu sắc cà sa của nhà Phật Ngói lợp là

Trang 9

loại ngói mũi hài to, nặng 2,45kg/viên Tương truyền ngói được sản xuất tại vùng này và vào cuối thời Lê, khi lợp mái chùa Thầy, người xưa cũng chuyển theo kiểu chuyền tay ngói mũi hài từ vùng Tây Phương về lợp chùa Thầy

Kết cấu bố cục kiến trúc chùa Tây Phương rất giống chùa Kim Liên Các nhà nghiên cứu Mỹ thuật và Kiến trúc Việt Nam cho rằng về mặt kết cấu và nghệ thuật kiến trúc hai ngôi chùa này như một cặp song sinh, gần gũi nhau tới từng chi tiết và cả kích thước

Đề tài chạm khắc gỗ tại chùa Tây Phương được tập trung ở cấu kiện gỗ như các kẻ, đầu dư, xà, lá diềm mái với các hoạ tiết lá đề, lá lật, tia lửa, đao mác, diềm cánh sen đơn kép rất sinh động, mềm mại Bể nước mưa được xây

ở vị trí sân nhỏ giữa hai ngôi nhà chính của chùa đã tạo ra một hiệu quả bất ngờ

về ánh sáng phản chiếu vào không gian mờ ảo, huyền bí cho “thế giới” nhà Phật

và đặc sắc rất riêng của chùa Tây Phương

Sự kết hợp hài hoà giữa không gian kiến trúc, bố cục và tạo dáng cao vút kiểu chồng diêm hai tầng đã làm cho tổng thể kiến trúc chùa Tây Phương nguy nga và ấn tượng, đó là những nét độc đáo trong Kiến trúc của chùa Tây Phương

1.6 Lễ hội chùa Tây Phương

Ca dao cổ có câu:

Tây Phương phong cảnh hữu tình

Rủ nhau trảy hội có mình có ta Nhớ ngày mùng sáu tháng ba

Ăn cơm với cà trảy hội chùa Tây

Điều đó chứng tỏ hội chùa Tây Phương từ lâu đã nổi tiếng trong vùng Ngày nay người ta thấy lễ hội chùa Tây Phương tuy đơn sơ nhưng đậm tình người Như mọi chùa, lễ tất niên được thực hiện vào tháng Chạp (khoảng từ mùng 8 trở đi) Trước đây khá lâu có cuộc chạy đàn được tiến hành quanh điện Phật với mong muốn có được công quả lớn, sẽ đem lại mọi sự hanh thông trong thiện nghiệp Ngoài các ngày sóc, vọng, lễ tất niên thì một lễ lớn của chùa vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch Cuộc lễ nhằm đề cao sự giác ngộ lòng từ bi của đạo Phật, kêu gọi con người sám hối tránh điều ác để chuộc lại những lỗi lầm, cho lương tâm thanh thản Trong những ngày này người ta không sát sinh, một lòng thành kính dâng lên Phật đài hương, hoa, đăng, trà, quả, lương thực Tất cả phải chay tịnh sạch sẽ Truyện kể rằng: Lễ sám hối bắt nguồn từ truyện về Phổ Giác thiền sư Ông vốn là một quan giữ việc thu thuế cho triều đình, có nhiều từ tâm, thương xót trước cảnh khốn khó của nhiều người nghèo khổ Một hôm, vì trời mưa phải ở lại một gia đình vừa được ông tha tội thiếu thuế Được chủ nhân thết đãi cơm gà, nhưng bằng linh tính ông hiểu rằng: Vì ông mà một đàn gà con

bị bơ vơ Cũng như, ông nhớ lại đã đôi lần vô tình ông làm tan cửa nát nhà người khác Bởi vậy vô cùng hối hận, ông tìm tới tu ở chùa Tây Phương và đắc đạo ở đây Người ta không còn nhớ mồng sáu tháng ba là ngày ông tới tu hay viên tịch, chỉ biết rằng ngày này được coi như trọng lễ của chùa

Trang 10

Sau lễ sám hối, nhà chùa chuẩn bị cho hội chính Từ đây, Phật tử liên tục tới lễ tấp nập (kéo dài hàng tháng) với các nghi thức làm lễ như: Mộc dục, kể hạnh, chèo thuyền, cờ người, đấu vật, chọi gà v.v

Ngày hội, không gian như trong hơn, cây cỏ như xanh hơn, lòng kẻ hành hương cởi mở và hướng thiện tràn đầy, mang đậm yếu tố tâm linh Phật giáo

2 Diễn biến của tình huống:

2.1 Đề xuất của Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương về việc xây dựng Nhà khách trong khuôn viên chùa

Năm 2006, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương và nhà sư trụ trì đã có đơn gửi đến UBND Thạch Xá (huyện Thạch Thất) đề nghị được xây dựng mới Nhà khách tại chùa bằng vốn công đức của nhân dân và Phật tử thập phương

Theo báo cáo và đề nghị của Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương: Thực

tế, do lượng khách đến chùa Tây Phương để vãn cảnh tham quan và tham gia lễ Phật mỗi năm một thêm đông, đặc biệt vào dịp lễ hội mùng 6/3 ngày Phật đản,

Vu lan, Tết Nguyên đán, Lễ Thượng nguyên… Trong số Phật tử và du khách, người già và trẻ em chiếm một lượng không nhỏ, hành hương đến với chùa Tây Phương phải vượt qua gần 300 bậc đá ong mới tới được chùa chính trên đỉnh đồi nên thường rất mệt mỏi, cần có nơi để mọi người dừng chân nghỉ ngơi, uống nước lấy lại sức khoẻ và tinh thần, soạn sửa trang phục, lễ vật trước khi vào hành lễ

Bên cạnh đó, do chùa Tây Phương là danh thắng nổi tiếng nên đã có nhiều đoàn cán bộ các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương và các tỉnh bạn

về tham quan, nghiên cứu Từ lâu nay, nhà chùa và Ban bảo vệ di tích vẫn phải

sử dụng một gian của nhà Tổ để đón tiếp khách Không gian vừa chật chội, thiếu tiện nghi và cũng khó khăn cho du khách, phật tử khi họ muốn vào lễ Tổ

Vì vậy, thực tế việc cần xây dựng Nhà khách có quy mô vừa đủ (dự kiến xây dựng mới Nhà khách rộng 5 gian) tại khu vực chùa Tây Phương là hết sức bức thiết, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân địa phương cũng như

du khách xa gần, đồng thời tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở khu vực nhà Tổ được trang nghiêm, thanh tịnh

Trên cơ sở kiến nghị của nhà chùa và Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương, UBND xã Thạch Xá đã họp và thống nhất với đề xuất đã nêu trên, giao cho Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương thực hiện các công việc cụ thể để tiến hành xây dựng Nhà khách chùa Tây Phương trên phần đất tại vị trí sân bên trái, trước cửa chùa chính

2.2 Diễn biến quá trình xây dựng Nhà khách chùa Tây Phương

Ngày 10/8/2006, được sự đồng ý của UBND xã Thạch Xá, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương đã cho khởi công xây dựng Nhà khách, đồng thời giao cho nhà sư trụ trì chùa làm chủ trì công trình kiêm thủ quỹ để thuận tiện cho việc huy động kinh phí từ các nguồn vốn công đức và xã hội hóa Đơn vị thi công là một nhóm thợ mộc, thợ nề được thuê công từ các làng nghề quanh vùng

Trang 11

Cuối tháng 11/2006, một số người dân, người cao tuổi, đoàn thể xã hội đã

có đơn kiến nghị gửi đến Bộ Văn hóa - Thông tin về việc UBND xã Thạch Xá cho xây dựng Nhà khách, quy mô xây dựng chiếm khoảng 120m2 đất và cao 02 tầng mái bằng (tầng 01 mục đích sử dụng làm nơi tiếp, đón nhà khách; tầng 02 làm các phòng nghỉ, ngủ cho sư sãi và già vãi làm công quả) nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phương đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp mà không hề có hồ sơ xin phép, giấy phép xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt Việc này, UBND xã Thạch Xá và nhà chùa đã vi phạm nghiêm trọng quy định Luật Di sản văn hóa, Công ước quốc tế UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá; đồng thời khẩn thiết đề nghị các cấp can thiệp ngay để bảo tồn di sản văn hóa quý giá đã được xếp hạng cấp Quốc gia

Ngay sau khi nhận được đơn thư, ngày 13/12/2006 Cục Di sản Văn hoá (Bộ Văn hoá - Thông tin) đã có Công văn số 19/DSVH-DT gửi đến Sở Văn hoá

– Thông tin, trong đó đề nghị: “Sở Văn hoá – Thông tin khẩn trương chỉ đạo các

cơ quan chuyên môn kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng như phản ảnh của nhân dân cần đề xuất phương án xử lý trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Di sản văn hoá”

Ngày 18/01/2007, Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa - Thông tin) phối hợp với phòng ban Sở: Thanh tra, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Thất, UBND xã Thạch Xá tiến hành kiểm tra thực tế tại di tích Căn cứ theo biên bản,

hồ sơ và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích lập năm 1962, đối chiếu vị trí thi công hạng mục Nhà khách đã xác định nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phương Công trình này khi xây dựng không có hồ sơ, hoặc ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá

Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa - Thông tin) đã xem xét, tiếp thu và có ý kiến tại các Công văn số 08/CV-QLDT ngày 20/01/2007, số 16/CV-QLDT ngày 06/02/2007; trong đó đề nghị UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo phòng ban chuyên môn, UBND xã Thạch Xá nghiêm túc rút kinh nghiệm, căn cứ trách nhiệm và thẩm quyền khắc phục hậu quả, thực hiện ngay xử lý đình chỉ việc xây dựng Nhà khách trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phương, tuyên truyền quy định pháp luật liên quan công tác bảo vệ di sản văn hoá để nhân dân, nhà chùa hiểu và chấp hành pháp luật Đồng thời, chỉ đạo và yêu cầu UBND xã Thạch Xá phải trực tiếp làm Chủ đầu tư, làm cơ sở hợp pháp tổ chức lập, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy đinh pháp luật trước khi tiến hành xây dựng Nhà khách

Vụ việc tưởng chừng như đã rõ ràng, ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước đối với khu di tích đã được ban hành Theo thông

lệ quy định, các phòng ban chuyên môn của UBND huyện Thạch Thất (Thanh tra, phòng Văn hoá - Thông tin) cùng UBND xã Thạch Xá và các bên có liên quan (Tiểu ban Quản lý di tích xã Thạch Xá, nhà chùa) tổ chức kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường buộc dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng và tập trung họp bàn tìm biện pháp tháo gỡ, tránh xâm hại khu di tích và gây lãng phí đối với

Trang 12

tiền của và công sức của nhân dân (công trình đã xây xong toàn bộ phần móng, tường và đang gia công cấu kiện phần cột, khung)

Tuy nhiên, do UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Thạch Xá còn chưa quan tâm thoả đáng, chưa thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc nên thiếu tích cực, kịp thời vào cuộc để giải quyết vụ việc đúng theo chỉ đạo, yêu cầu của Cục

Di sản văn hoá và Sở Văn hóa - Thông tin Đặc biệt không xử lý dừng thi công công trình, giữ nguyên hiện trạng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến của

cơ quan có thẩm quyền và vẫn để cho nhà chùa và Ban bảo vệ di tích tiếp tục cho xây dựng Nhà khách (với lý do vào dịp nghỉ tết Nguyên đán và sắp đến kỳ

lễ hội chùa năm 2007) Hành động, việc làm này đã gây bức xúc trong nhân dân, đoàn thể xã hội và giới báo chí Ngày 18/04/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin có công văn khẩn để yêu cầu các cấp thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước đang quản lý di tích cần xử lý ngay, kịp thời dứt điểm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hoá đang xẩy ra tại di tích chùa Tây Phương

- Xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật những hành vi vi phạm luật Di sản văn hóa trong việc xây dựng công trình Nhà khách trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phương

- Xác định rõ trách nhiệm, thiếu sót của các cá nhân, tập thể và cơ quan chức năng có liên quan

- Tăng cường pháp chế XHCN, duy trì kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

- Tạo không gian, điều kiện phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của nhà chùa và nhân dân địa phương có nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng

2 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

2.1 Đối với di tích

Chùa Tây Phương được xây dựng từ lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân trong vùng Với địa thế địa mạo khu đất rất đẹp và độc đáo, ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh đồi/núi đất với phong cảnh thanh tao mà thoáng Đường lên chùa được lát bằng những viên đá ong nâu sẫm, chắc chắn là thứ vật liệu sẵn có trong vùng nhưng lại mang đậm bản sắc văn hóa địa phương Qua mỗi bậc đá ong như thể bước trên dòng chảy của lịch sử, văn hoá truyền thống, người Phật tử xa dần cõi trần tục để nhập mình vào cõi linh thiêng đất Phật Lên tới chùa, không gian rộng mở, trời đất và cảnh quan thiên

Trang 13

nhiên và ngôi chùa như hòa quyện với nhau, những nhành cây thiên mệnh vươn ngọn hút sinh lực vũ trụ mà ươm muôn loài nảy sinh và đất Phật trường tồn

Thực tế, Phật tử hành hương đến chùa Tây Phương mỗi năm càng thêm đông, với nhiều độ tuổi là có nguyên cớ sâu sa Chùa đã được xây dựng và tu bổ khang trang, tuy nhiên còn thiếu nhiều công trình phụ trợ như: Nhà khách, nhà bếp, khu nhà ở của các tăng, ni sư… Trong điều kiện nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn, lần tu bổ gần nhất (năm 1995) mới chỉ đầu tư một số hạng mục kiến trúc chính nên chưa đáp ứng được thực tế nhu cầu sử dụng bức thiết của nhân dân và Phật tử

Việc Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương và nhà sư trụ trì mong muốn xây dựng Nhà khách để vừa tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hóa của nhân dân, Phật tử, vừa giải quyết tình trạng mất mỹ quan tại khu đất trước sân chùa chính (do có một dãy nhà cấp 4, nguyên xưa là nơi làm việc của Ban bảo vệ di tích nhưng đã lâu không sử dụng nên đã bị hư hỏng, dột nát) là một nhu cầu thoả đáng Nếu được triển khai đúng quy trình, công trình Nhà khách sẽ là nơi đón, tiếp khách thập phương và nhân dân, Phật tử được trang trọng, ấm cúng; đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi cho các già vãi lên làm công quả tại chùa Tuy nhiên,

do UBND xã Thạch Xá chưa nắm vững, đầy đủ các quy định, quy phạm pháp luật về bảo vệ di sản, đầu tư và xây dựng nên hướng dẫn còn thiếu sót, chưa đúng quy định đã dẫn đến vụ việc sai phạm ngay từ khâu lập hồ sơ, hoàn thiện thủ tục hành chính, cơ sở pháp lý và thẩm quyền khi tự ý cho phép xây dựng công trình Nhà khách chùa Tây Phương mà không có ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá

Khu di tích chùa Tây Phương nằm trên địa phận quản lý hành chính của UBND xã Thạch Xá, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng, công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt theo quyết định số 318/QĐ ngày 23/4/1962 và công tác quản lý Nhà nước được giao cho UBND xã Thạch Xá trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định thẩm quyền và phân cấp quản lý

2.2 Đối với UBND xã Thạch Xá do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý Nhà nước Cụ thể như sau:

a Không làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý Nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp quản lý

- Mặc dù, di tích chùa Tây Phương đã được xếp hạng từ năm 1962, UBND xã Thạch Xá không được bàn giao hồ sơ di tích và không biết rõ phạm vi các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích (theo Báo cáo số 15/BC-UB ngày 18/01/2007 của UBND xã Thạch Xá) Tuy nhiên, di tích chùa Tây Phương là khu vực di tích lâu đời, có bề dày lịch sử hơn 300 năm, là niềm tự hào của nhân dân nên từ góc độ quản lý Nhà nước trên địa bàn thì UBND xã không thể không biết rõ

- Khoản 1, Điều 32 của Luật Di sản văn hóa, quy định: “Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo

vệ nguyên trạng”

Trang 14

- Điều 51 của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá quy định trách nhiệm của UBND cấp xã:

+ Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa

+ Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên + Kiến nghị về việc xếp hạng di tích

+ Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di sản văn hoá

+ Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín, dị đoan theo thẩm quyền Như vậy, UBND xã Thạch Xá tự ý cho xây dựng Nhà khách trong phạm

vi bảo vệ I của di tích chùa Tây Phương đã vi phạm Khoản 1, Điều 32 Luật Di sản văn hóa; Điều 51 Nghị định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa

b Không tuân thủ quy trình tu bổ, tôn tạo di tích

- Mọi chủ trương dù đúng đắn tới đâu cũng cần được lấy ý kiến đóng góp

và đồng thuận nhận được sự ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai Tuy nhiên thực tế, UBND xã Thạch Xá đã không tuân thủ đúng quy trình triển khai công tác tu bổ, tôn tạo di tích (không nghiên cứu, thu thập tài liệu, hồ sơ, bản đồ khoanh vùng của di tích, bỏ qua khâu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo trong di tích lịch sử văn hóa chùa Tây Phương, tổng hợp báo cáo Bộ Văn h oá – Thông tin xin ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá) nên đã dẫn tới sai phạm ngay từ khi xây dựng hồ sơ, kế hoạch và công tác chuẩn bị đầu tư

- Như vậy, việc xây dựng Nhà khách vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lành mạnh của nhân dân, là một chủ trương đúng, đã sớm mắc phải sai phạm, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của chính quyền địa phương

c Không giải quyết thấu đáo đơn khiếu nại của nhân dân

Hơn bất cứ cơ quan hành chính Nhà nước nào khác, UBND xã Thạch Xá

là cấp có thẩm quyền, bộ phận giúp việc và quản lý trực tiếp nhất, chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc thực thi xem xét, giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân Tuy vậy, UBND xã đã coi nhẹ các ý kiến của nhân dân, không kịp thời gặp gỡ, bàn bạc với nhân dân, cũng không có ý kiến phản hồi, gây ra bức xúc trong dư luận, dẫn tới tình trạng khiếu kiện lên cấp cao hơn

2.3 Đối với UBND huyện Thạch Thất buông lỏng công tác quản lý Nhà nước, có phần trách nhiệm để vụ việc xảy ra kéo dài, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin đối với nhân dân trong một thời gian dài Cụ thể như sau:

a Thiếu tinh thần trách nhiệm và năng lực trong việc quản lý Nhà nước về

di sản văn hoá ở địa phương

UBND huyện và Phòng Văn hóa thông tin (cơ quan giúp việc) đã không nắm bắt được thông tin, không có cán bộ chuyên trách quản lý di sản văn hóa

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
2- Luật Di sản văn hoá năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 Khác
3- Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa Khác
4- Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (công bố theo Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 14-LCT/HĐNN7 ngày 31/03/1984) Khác
5- Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Khác
6- Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Khác
7- Di tích Hà Tây, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây xuất bản năm 1997 Khác
8- Văn bia Hà Tây, Bảo tàng tổng hợp Hà Tây xuất bản 1993 Khác
9- Lễ hội cổ truyền Hà Tây, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây xuất bản 1995 Khác
10- Hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia chùa Tây Phương Khác
11- Một số văn bản của UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND thành phố Hà Nội), Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây (nay là Sở Văn hoà và Thể thao Hà Nội) và Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w