1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý vi phạm trong lĩnh vực buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại xã đại hưng – huyện mỹ đức – hà nội

22 8,8K 138

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 455,92 KB

Nội dung

Ngày 08 tháng 11 năm 2014, đoàn kiểm tra chuyên ngành thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn hu

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Đơn vị công tác: Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4

1.1 Hoàn cảnh ra đời 4

1.2 Diễn biến của tình huống 5

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 8

2.1 Mục tiêu xử lý 8

2.2 Cơ sở pháp lý 8

2.3 Phân tích tình huống 10

III XỬ LÝ TÍNH HUỐNG 12

3.1 Mục tiêu xử lý tình huống 12

3.2 Các phương án xử lý tình huống 13

IV KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 16

V KIẾN NGHỊ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 60% dân số cả nước

Do vậy, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Khi nền nông nghiệp ngày càng phát triển, đi vào thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây trồng… phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thì tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới, lạ Lúc này vai trò của công tác bảo vệ thực vật rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (công trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,…) Chính vì vậy, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần hạn chế sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân

Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại Một thực tế hiện nay là nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo đúng nguyên tắc đã và đang gây nên những hậu quả đáng lo ngại chẳng hạn như: việc tăng nồng độ, liệu lượng, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc giả, thuốc cấm và việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến hậu quả gây ra hiện tượng kháng thuốc đối với một số loại sâu hại, làm mất hiệu lực của thuốc, để lại tồn dư thuốc quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái

Theo đánh giá của Vụ Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, phổi và tai nạn giao thông Đáng lo ngại là việc lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp vẫn chưa thể khắc phục, hiện vẫn

Trang 4

có 30-60% mẫu rau còn tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

Chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội, trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ thực vật đã được quan tâm, công tác tập huấn, cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được thực hiện, các hộ

có nhu cầu đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đều được tập huấn trước khi kinh doanh Đặc biệt công tác thanh kiểm tra chuyên ngành được Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội chỉ đạo sát sao đảm bảo đúng quy định Số lượng và chất lượng thanh tra ngày càng được chú trọng Tuy nhiên, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế Nguyên nhân chủ yếu

do nhận thức của nông dân còn yếu kém Ngoài ra, do lực lượng thanh tra còn mỏng nên công tác thanh, kiểm tra mới chỉ tập trung chủ yếu vào các công ty thuốc và một số cửa hàng kinh doanh thuốc trên địa bàn mà chưa tập trung vào người sử dụng và một số hộ buôn bán nhỏ lẻ, thời vụ nên vẫn còn xuất hiện tình trạng sử dụng thuốc nhập lậu của Trung Quốc trong thời gian qua Xuất phát từ thực tế công việc, thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay còn rất nhiều vấn đề xoay quanh vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn Hà Nội tôi chọn đề tài: “Xử lý vi phạm trong lĩnh vực buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đại Hưng – huyện Mỹ Đức – Hà Nội”

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1 Hoàn cảnh ra đời

Căn cứ Quyết định 983/QĐ-BVTV ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội về việc: “Thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật” Ngày 08 tháng 11 năm 2014, đoàn kiểm tra chuyên ngành thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội

đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Mỹ Đức Tại xã Đại Hưng sau khi kiểm tra cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhà anh Đào Huy Nam thì đã phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật

Trang 5

1.2 Diễn biến của tình huống

Sự việc xảy ra như sau: Vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 08 tháng 11 năm

2014 Thực hiện Quyết định 983/QĐ-BVTV ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội về việc: “Thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật” Đoàn kiểm tra gồm 7 người trong đó có 1 trưởng đoàn, 1 phó đoàn và 5 đoàn viên là nhân viên của phòng Kinh tế, Chi cục Quản lý Thị trường, Trạm Bảo vệ Thực vật được phân công đi kiểm tra Sau khi bàn bạc thống nhất chúng tôi qua trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỹ Đức kết hợp với các cán bộ trạm chọn địa điểm tiến hành kiểm tra là 2 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở xã Đốc Tín, huyện

Mỹ Đức và 1 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở xã Đại Hưng, huyện

Mỹ Đức do ở hai địa phương này có diện tích cây rau, màu lớn nhất trong huyện

Khi kiểm tra toàn bộ giấy tờ liên quan và các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật bày bán tại 2 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đốc Tín kết quả thu được đoàn kiểm tra không phát hiện được vi phạm và kết luận chủ cửa hàng có đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Nhưng khi đoàn kiểm tra đến địa điểm xã Đại Hưng kiểm tra cửa hàng của nhà anh Đào Huy Nam thì anh Nam đi vắng, chị Cư (vợ anh Nam) đang bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cho khách hàng Tại thời điểm kiểm tra là 14 giờ 20 phút Trưởng đoàn kiểm tra đưa cho chị một tờ quyết định số 983/QĐ-BVTV ngày 17 tháng 10 năm

2014 của Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và có đề nghị chị Cư hợp tác để đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ Chị Cư đã đồng ý Sau đó trưởng đoàn tôi có yêu cầu chị Cư xuất trình những giấy tờ liên quan như: Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký chuyên môn về văn bản pháp luật mới được tổ chức định kỳ hàng năm trong thời gian 3 ngày và yêu cầu chị Cư cho các thành viên trong đoàn vào kiểm tra các chủng loại thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng và được sự nhất trí của chị Cư Sau khi kiểm tra đoàn kiểm tra phát hiện 2 xô nhựa đựng thuốc bảo

vệ thực vật ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt

Trang 6

Nam gồm 4 loại thuốc có nhãn chữ nước ngoài Đoàn kiểm tra tiến hành thống

kê số lượng, chủng loại của các loại thuốc vi phạm nêu trên và ghi vào biên bản Khi đoàn kiểm tra đang lập biên bản thì bố đẻ của anh Đào Huy Nam, tức Bố chồng chị Cư đã chạy từ trong nhà ra và thu lại toàn bộ số thuốc trên Ông đã nói rằng: “Đây là thuốc của tôi mua để tôi phun cho hoa không liên quan gì đến con tôi cả Các anh muốn bắt thì bắt tôi” Sau đó chị Cư cũng một mực chối số thuốc đó không phải là của chị và yêu cầu đoàn kiểm tra ra khỏi nhà Trước tình hình đó chúng tôi đã phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương xã Đại Hưng Sau 15 phút chính quyền địa phương đã có mặt để giải quyết sự việc Lúc này anh Nam đã có mặt ở nhà Đoàn kiểm tra đã trực tiếp trao đổi với chính quyền địa phương trước sự chứng kiến của anh Nam (chủ cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) cùng gia đình anh Nam và một số người dân trong xã về

sự việc vừa diễn ra Anh Nam đã mời đoàn kiểm tra cùng với chính quyền địa phương xã vào cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật để làm việc Tại đây, đại diện đoàn kiểm tra đã lập biên bản kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và ghi rõ lại toàn bộ diễn biến của sự việc, số lượng, chủng loại kèm theo mô tả rõ về đặc điểm của toàn bộ số thuốc vi phạm trên và tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thuốc

vi phạm trên Việc niêm phong số thuốc ngoài danh mục trên dưới sự chứng kiến của chủ cửa hàng, chính quyền xã và một số người dân Sau khi đã hoàn tất thủ tục kiểm tra và hoàn thiện biên bản, đại diện đoàn kiểm tra tiến hành thông qua biên bản, gửi lại 1 bản cho chủ cửa hàng và hẹn chủ cửa hàng đúng 8 giờ 30 phút ngày 09/11/2014 (tức thứ 4) có mặt tại Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội để làm việc

Đúng 9 giờ ngày 09 tháng 11 năm 2014 Anh Đào Huy Nam đã có mặt tại Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội để giải quyết vụ việc vi phạm ngày 08 tháng 11 năm 2014 Tại đây, dưới sự có mặt của đoàn kiểm tra, đại diện cán bộ xã Đại Hưng, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật và anh Đào Huy Nam, đại diện đoàn kiểm tra đã thông qua lại biên bản kiểm tra ngày 08 tháng 11 năm 2014 Sau đó

đã lập biên bản làm việc ghi lại toàn bộ nội dung làm việc ngày 08 tháng 11 năm

Trang 7

2014 và biên bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với anh Đào Huy Nam Anh Đào Huy Nam đã có đủ chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật số 283 do Chi cục trưởng chi cục Bảo

vệ thực vật Hà Nội cấp ngày 23 tháng 6 năm 2013, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do phòng Tài Chính - Kế hoạch UBND huyện Mỹ Đức cấp, có giấy huấn luyện chuyên môn văn bản pháp luật mới về thuốc Bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp năm 2013 và năm 2014, có giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn lớp 3 tháng do Chi cục trưởng chi cục Bảo vệ thực vật

Hà Nội cấp Như vậy về giấy tờ liên quan anh Nam có đầy đủ điều kiện kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Tuy nhiên, anh đã vi phạm buôn bán thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam với khối lượng gồm 2 lít thuốc loại 100ml/chai, 3,2 kg thuốc loại 200g/gói đã được mô tả đặc điểm cụ thể tại biên bản kiểm tra số 203 ngày 08 tháng 11 năm 2014 Hành vi vi phạm của anh Nam như sau:

+ Thứ nhất anh vi phạm Khoản 1, điều 35 pháp lệnh UBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc Hội

36/2001/PL-về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: “Nghiêm cấm các hành vi: Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng và được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 điều 31 của Pháp lệnh này”

+ Thứ hai: vi phạm khoản 1, điều 19 Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày

03 tháng 6 năm 2002 Nghị định của Chính phủ ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật: “Điều 19 Phạm vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 1.Được buôn bán các loại thuốc thành phẩm có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam”

Trang 8

+ Thứ ba: vi phạm điểm a, khoản 2, điều 14 Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không tiêu chuẩn chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ có khối lượng

từ 5kg (hoặc lít) đến dưới 20kg (hoặc lít) thuốc thành phẩm

Với lỗi vi phạm này anh Đào Huy Nam bị phạt số tiền là 500.000 đồng (vi phạm lần đầu) và bị tịch thu toàn bộ số thuốc vi phạm Anh Nam chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục bảo vệ thực vật, không có khiếu nại gì

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

- Xác định được tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ

2.2 Cơ sở pháp lý

Để xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật cần căn cứ vào những văn bản sau:

Trang 9

- Pháp lệnh 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc Hội về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Nghị định 36/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 Thông tư Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 Nghị định của Chính phủ ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều

lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật

- Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

- Thông tư 22/2012/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/T T-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

- Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật thay thế quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2002

- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN ngày 02 tháng 7 năm 2007 Quyết định của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định

về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo quyết định số BNN của Bộ Nông nghiệp &PTNT

Trang 10

89/2006/QĐ-2.3 Phân tích tình huống

- Phía đoàn kiểm tra: Đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật Cụ thể, đã tiến hành kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật của những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn Hà Nội theo quyết định 983/QĐ-BVTV ngày

17 tháng 10 năm 2014 của Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội về việc: “Thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật” Khi phát hiện thấy vi phạm thì kịp thời xử lý theo đúng quy định

- Về phía cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật của anh Đào Huy Nam:

+ Chị Cư (người bán hàng) là vợ của anh Nam (chủ cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật) sau khi bị đoàn kiểm tra phát hiện ra vi phạm đã không chịu thừa nhận Đồng thời không hợp tác và đã đuổi đoàn kiểm tra ra khỏi cửa hàng Như vậy, chị Cư đã có hành vi chống đối người thi hành công vụ

+ Anh Nam sau khi trở về nhà nắm được toàn bộ diễn biến của quá trình kiểm tra của đoàn kiểm tra đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình là buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đã hợp tác để đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã nhận ra những hành vi sai phạm của mình và đã chịu quyết định xử phạt của Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội

- Về mức độ xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Đào Huy Nam: Anh Đào Huy Nam đã có đủ chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật số

283 do Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp ngày 23 tháng 6 năm

2013, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do phòng Tài chính - Kế hoạch UBND huyện Mỹ Đức cấp, có giấy huấn luyện chuyên môn văn bản pháp luật mới về thuốc Bảo vệ thực vật cấp năm 2013, 2014 Như vậy, về giấy tờ liên quan anh Nam có đầy đủ điều kiện kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Tuy nhiên, anh đã vi phạm buôn bán thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam với khối lượng gồm 2 lít thuốc loại 100 ml/chai, 3,2 kg thuốc loại

Trang 11

200g/gói đã được mô tả đặc điểm cụ thế tại biên bản kiểm tra số 203 ngày 08 tháng 11 năm 2014 Hành vi vi phạm của anh Nam như sau:

+ Thứ nhất anh vi phạm Khoản 1, điều 35 pháp lệnh UBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc Hội

36/2001/PL-về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: “Nghiêm cấm các hành vi: Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng và được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 điều 31 của Pháp lệnh này”

+ Thứ hai: vi phạm khoản 1, điều 19 Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày

03 tháng 6 năm 2002 Nghị định của Chính phủ ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật: “Điều 19 Phạm vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 1.Được buôn bán các loại thuốc thành phẩm có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam”

+ Thứ ba: vi phạm điểm a, khoản 2, điều 14 Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không tiêu chuẩn chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ có khối lượng

từ 5kg (hoặc lít) đến dưới 20kg (hoặc lít) thuốc thành phẩm

Với lỗi vi phạm này anh Đào Huy Nam bị phạt số tiền là 500.000 đồng (vi phạm lần đầu) và bị tịch thu toàn bộ số thuốc vi phạm

Có thể nhận thấy rằng: Anh Nam đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Chi cục tổ chức theo đúng quy định của pháp luật Anh Nam đã nắm được những quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh mặt hàng thuốc bảo vệ

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Pháp lệnh 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001. Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc Hội về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật Khác
2. Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật Khác
3. Thông tư 38/2010/T T- BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010. Thông Tư Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật Khác
4. Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNN ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật Khác
5. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 Nghị định của Chính Phủ ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật Khác
6. Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNN về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Khác
7. Thông tư 22/2012/TT- BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Khác
8. Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật thay thế quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2002 Khác
9. Quyết định 63/2007/QĐ-BNN ngày 02 tháng 7 năm 2007 Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo quyết định số 89/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT Khác
10. Quyết định số 706/NN-BVTV/QĐ ngày 18 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & CNTP quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố (hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật) Khác
11. Quyết định số 583/NNPTNT/QĐ ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kinh Tế thuộc UBND huyện Khác
12. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý Nhà nước (chương trình chuyên viên) Phần I. Nhà nước và pháp luật Khác
13. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý Nhà nước (chương trình chuyên viên) Phần II. Hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính Khác
14. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý Nhà nước (chương trình chuyên viên) Phần III. Quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w