TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONGLỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K.4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ TẠI XÃ Y, HUYỆN Z THÀNH PHỐ
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K.4A-2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ TẠI XÃ Y, HUYỆN Z THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THÔNG QUA HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2 NỘI DUNG 4
2.1 Mô tả tình huống 4
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống 6
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả 7
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết 8
2.5 Lập kế hoạch thực hiện theo phương án đã chọn 16
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
Trang 3PHẦN 1.MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hòa giải từ lâu vốn đã được xem là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên
cơ sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật, nếu thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển
Những năm vừa qua, hòa giải ở cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức, đội ngũ, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng dân
cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi
vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước
Kinh nghiệm cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị
an xã hội Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những “điểm nóng”
về khiếu kiện
Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Tư pháp (cụ thể là phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt
Trang 4động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật, đồng thời hướng dẫn nghiệp
vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, hàng năm Sở
Tư pháp đều có kế hoạch kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở tại một số quận, huyện, thị xã, qua đó đánh giá nhữngkết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương, tránh được tình trạng điều hành, chỉ đạo trên giấy mà phải hướng đến chiều sâu và đi vào thực tế
Tháng 7/2015, phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở tại 8/30 quận huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Bản thân em là một chuyên viên công tác tại phòng PBGDPL, được cử làm thành viên tham gia Đoàn kiểm tra Thông qua quá trình kiểm tra, em đã được nghe những chia sẻ thẳng thắn của các
cô, chú các bác hòa giải viên về các vấn đề trong hòa giải tại cơ sở, đồng thời cũng tìm hiểu nắm được một số vụ việc tiêu biểu được hòa giải thành Em đã lựa chọn một vụ việc xây dựng thêm một số tình tiết, kết hợp những kiến thức về quản lý nhà nướcđược trang bị qua khóa học Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tại lớp Chuyên viên K4A.2015 trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội để viết thành tiểu luận cuối khóa học:
“Giải quyết vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự tại xã Y, huyện Z, thành
phố Hà Nội thông qua hòa giải ở cơ sở”.Đây là cơ hội tốt để bản thân em vận
dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi, phân tích, suy nghĩ đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp, đồng thời đúc rút kinh nghiệm đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở tại các địa phương
1.2 Mục tiêu của đề tài
Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống;
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở;
Trang 5 Căn cứ vào các quy định hiện hành, vận dụng sáng tạo để xử lý vụ việc một cách hợp tình, hợp lý, đảm bảo lợi ích của các bên;
Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ
sở tại các địa phương
1.3 Phương pháp, phạm vi nghiên cứu
Em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh
Nghiên cứu vụ việc tranh châp hợp đồng dân sự tại Đội 1, thôn X, xã Y, huyện Z thành phố Hà Nội
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Phần 3 Kết luận và kiến nghị
Trang 6PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Mô tả tình huống
Dựa trên phân công nhiệm vụ của UBND thành phố, vào tháng 7/2015, phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở tại 8/30 quận huyện, thị
xã trên địa bàn Thành phố Bản thân em là một chuyên viên công tác tại phòng PBGDPL, được cử làm thành viên tham gia Đoàn kiểm tra.Trong quá trình kiểm tra tại huyện Z, Đoàn kiểm tra đã xuống xã Y kiểm tra thực tế công tác hòa giải ở
cơ sở tại địa phương Khi kiểm tra tại xã Y, bên cạnh các thành công đạt được như trong 6 tháng đầu năm như tỉ lệ hòa giải thành đạt trên 80%, thì các hòa giải viên trong xã cũng đang gặp một số vụ việc tương đối phức tạp, ví dụ điển hình
là vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự về quyền tài sản, vụ việc như sau:
Ngày 26/6/2015, ông Nguyễn Văn C là tổ trưởng tổ hòa giải thôn X, xã Y huyện Z, thành phố Hà Nội có nhận được đơn yêu cầu hòa giải vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự của bà Nguyễn Thị A Thông qua nội dung lá đơn và tìm hiểu tình hình thực tế, ông C có thể tóm tắt vụ việc như sau:
Bà Nguyễn Thị A, 58 tuổi, ngụ tại số 01, đội 1, thôn X, xã Y, huyện Z thành phố Hà Nội Gia đình bà A có diện tích đất rộng hơn 300m2
, thổ cư 100%, được ông cha để lại Vào tháng 10/2011, bà A có tiến hành xây dựng thêm 06 phòng trọ cùng 01 nhà cấp 4 trên phần đất của gia đình, trong đó căn nhà cấp 4 dược xây dựng trên phần đất 60m2
đã được bà tách riêng sổ và do bà đứng tên Sau khi hoàn thành công trình trên, 06 phòng trọ bà cho công nhân trong khu công nghiệp gần nhà thuê còn căn nhà cấp 4 được bà sử dụng kinh doanh tạp hóa; căn nhà cấp 4 này đã được UBND huyện cấp biển số nhà 01A
(sau đây gọi tắt là nhà 01A)
Trang 7Đến đầu năm 2015, bà A bị ngã gãy chân do tai nạn giao thông, sau một thời gian điều trị đã hồi phục nhưng sức khỏe giảm sút không thể tiếp tục kinh doanh tạp hóa Do đó bà A đã rao bán căn nhà 01A với giá 450.000.000 VNĐ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng chẵn) Biết được thông tin anh Nguyễn Văn B,
30 tuổi, công nhân khu công nghiệp, một trong những người đang thuê phòng trọ của bà A, có nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống đã liên hệ với bà A và bà đã đồng ý bán căn nhà 01A
cho anh B với giá 450.000.000 VNĐ Anh B đã đặt cọc trước 100.000.000 cho bà A để mua căn nhà Ngày 20/6/2015, bà A và anh B ra văn phòng công chứng T tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của căn nhà 01A
Theo hợp đồng, bà A chuyển nhượng cho anh B với giá 450 triệu đồng, thanh toán thành 2 đợt: đợt 1 thanh toán 300 triệu đồng (đã bao gồm cả tiền đặt cọc 100 triệu) ngay sau khi ký kết hợp đồng; đợt 2 thanh toán 150 triệu đồng còn lại vào ngày 28/6/2015 đồng thời
bà A bàn giao giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và căn nhà 01A
Sau khi ký kết hợp đồng, anh B đã thưc hiện việc trả trước 300 triệu cho
bà A hẹn ngày 28/6/2015 trả nốt 150 triệu theo hợp đồng và nhận đầy đủ giấy tờ nhà, đất liên quan Ngày 23/6/2015, cơn giông kinh hoàng quét qua thành phố
Hà Nội, gây đổ hàng loạt cây cối, căn nhà 01A
không may măn bị cây trước cửa nhà gãy đổ vào gây sập một phần phía trước căn nhà Ngay sau khi sự việc trên xảy ra, anh B đã đến nhà bà A cho biết anh sẽ không thanh toán phần còn lại nếu
bà không sửa chữa căn nhà đã bị sập hoặc bà phải hỗ trợ chi phí sửa chữa lại căn nhà là 50 triệu đồng Bà A không đồng ý và cho rằng bà đã làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho anh B và đã công chứng theo đúng quy định cuả pháp luật thì giờ đây ngôi nhà thuộc sở hữu của anh B và anh phải tự chịu chi phí sửa chữa Sau nhiều lần thương lượng không thành, bà A đã gửi đơn đề nghị hòa giải tại tổ hòa giải của thôn X
Trang 8Ông Nguyễn Văn C sau khi đã xem xét tình tiết vụ việc, đã tiến hành hòa giải với sự có mặt của cả anh B và bà A Ông C đã giải thích cho bà A rằng theo
luật pháp hiện hành (cụ thể là Bộ luật dân sự 2005) quy định:“Quyền sở hữu đối
với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” và “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”(theo Điều 439, 440 BLDS), tức
là tuy đã làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng có công chứng nhưng khi bà A chưa giao nhà cho anh A thì bà A vẫn là người có quyền sở hữu của căn nhà và
bà A phải chịu rủi ra cho việc cây đổ gây sập một phần căn nhà Ông C đề nghị đánh giá thiệt hại căn nhà sập, từ đó bà A sẽ sửa chữa căn nhà hoặc bồi thường khoản tiền để anh B sửa chữa nhà sập Bà A vẫn không chấp nhận cách giải thích này vì theo bà sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho anh B và đã công chứng theo đúng quy định cuả pháp luật thì giờ đây ngôi nhà thuộc sở hữu của anh B và anh phải tự chịu chi phí sửa chữa; Bà A có viện dẫn theo khoản 5 – Luật nhà ở 2005 (do vụ việc xảy ra trước ngày 01/7/2015 ngày bắt đầu có hiệu lực của Luật nhà ở 2014 nên phải sử dụng các quy định trong Luật nhà ở 2005 để giải quyết tranh chấp)
Sau khi hòa giải không thành, ông C đã thuyết phục 2 bên cho thêm thời gian 03 ngày để ông tra cứu lại các văn bản pháp luật cũng như tìm phương án giải quyết tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Giải quyết triệt để hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà A và anh B theo đúng pháp luật hiện hành, hướng dẫn các bên liên quan tiến hành các thủ tục đảm bảo quyền lợi ích của cả hai;
Trang 9 Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, đồng thời cũng giải quyết một cách thuyết phục giữ vững tình làng nghĩa xóm;
Giải quyết tình huống nhanh chóng, triệt để nâng cao uy tín của các cấp chính quyền, đồng thời khẳng định sự đúng đắn của đảng và nhà nước về chủ trương, chính sách hòa giải ở cơ sở, nâng cao uy tín của tổ hòa giải;
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1 Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong vụ việc
liên quan đến vụ việc, ở đây là sự chồng chéo, không rõ ràng trong việc quy định thời điểm phát sinh quyền sở hữu đối đối với căn nhà 01A
giữa Bộ luật
dân sự 2005 và Luật nhà ở 2005 (do Luật nhà ở 2014 có hiệu lực từ
01/7/2015 nên phải sử dụng Luật nhà ở 2005 vân chưa hết hiệu lực); có sự
chồng chéo ở đây là do sự khồng đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật,
đã được quốc hội tháo gỡ một phần bằng việc ban hành Luật nhà ở 2014 tuy nhiên luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2105 không thể áp dụng trong trường hợp này
pháp luật liên quan đến vụ việc của người hòa giải viên (ở đây hòa giải viên mới chỉ nghiên cứu Bộ luật dân sự 2005, chưa tra cứu các quy định trong luật nhà ở 2005), khi mà hòa giải viên chỉ sử dụng Bộ Luật dân sự 2005 để viện dẫn, giải thích thì khó nhận được sự đồng thuận của cả hai bên do chỉ đảm bảo được lợi ích của một bên trong vụ việc
hiểu về các quy định của pháp luật liên quan, lợi dụng sự chồng chéo trong quy định của các luật nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình
Trang 10 Nguyên nhân thứ tư là do sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ công chức
tại xã Y, huyện Z (cụ thể là cán bộ được phân công quản lý phòng chống lụt bão) vì sau khi cơn giông đi qua không có sự thăm hỏi người dân khi có sự
cố nghiêm trọng như sập nhà, chưa kịp thời tham mưu cho lãnh đạo UBND
hỗ trợ khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra
2.3.2 Hậu quả khi vụ việc không được hòa giải thành công
Thứ nhất khi không thể hòa giải thành công vụ việc, bà A người bán căn nhà
chưa nhận dược khoản tiền còn lại trong hợp đồng, anh B người mua nhà thì băn khăn, bức xúc không tập chung lao động, sản xuất; cả hai bên đều phải tham gia tìm cách tháo gỡ đi đến thương lượng lại hoặc gửi đơn ra tòa, mất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc;
Thứ hai khi không giải quyết thành công vụ việc, làm mất uy tín của chính
quyền địa phương, làm mất lòng tin của nhân dân đối với công tác hòa giải tại cơ sở; khó khăn trong việc triển khai công tác hòa giả ở cơ sở trong thời gian sắp tới;
Thứ ba khi hòa giải không thành, phải đưa vụ việc ra tòa án giải quyết sẽ làm
mất đoàn kết trong nhân dân, đặc biệt là giữa những người hàng xóm, đã có thời gian đùm bọc, giúp đỡ nhau
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
Để giải quyết triệt để tình huống trên, hòa giải viên cần phải tham khảo rất
kỹ lưỡng các văn bản pháp luật, các bộ luật để đưa ra một phương án giải quyết đúng đắn, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành mà vẫn đảm bảo giải quyết thoả đáng cho bà A và anh B Để xác định được các mấu chốt vấn đề cần phải có một kiến thức pháp luật đủ sâu, đủ rộng, ngoài ra còn nắm được khả năng phán quyết khi đưa vụ án ra tòa nhằm dễ dàng thuyết phục 2 bên khi hòa
Trang 11giải Hòa giải viên thông qua phòng tư pháp huyện Y liên hệ với phòng PBGDPL – Sở Tư pháp để có được sự hỗ trợ về cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc Sau khi nghiên cứu những cơ sở pháp lý cùng các tình tiết liên quan đến vụ việc, hòa giải viên Nguyễn Văn C đã đưa ra các phương án giải quyết như sau:
Phương án 1:
Nội dung phương án:
Dựa trên cơ sở pháp lý là Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định:
Điều 234 Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác
=>Căn nhà số 01A mặc dù đã được làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhưng chưa được bàn giao (đến ngày 28/6/2015 anh B trả nốt 150 triệu đồng theo hợp đồng bà A mới giao nhà) nên căn nhà số 01A vẫn thuộc quyền sở hữu của bà A và bà phải có trách nhiệm bảo quản căn nhà
Điều 289 Thực hiện nghĩa vụ giao vật
1 Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao
2 Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng
và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng
bộ
3 Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác