Về nguyên tắc, hợp đồng dân sự không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì được xác định là vô hiệu, tuy nhiên cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét và g
Trang 1MỞ BÀI
Pháp luật về hợp đồng giữ vị trí khá quan trọng trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia Hợp đồng dân sự phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, nếu vi phạm thì hợp đồng dân sự có thể vô hiệu Trong bài tập lớn học kì môn Luật Dân sự modul II,
em xin trình bày đề bài số 17: “Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu”.
NỘI DUNG
A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I Khái niệm hợp đồng dân sự
Khái niệm về hợp đồng dân sự phải được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định.
Theo Điều 388 của BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
II Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dân sự
- Hợp đồng là một hành vi pháp lý Hành vi pháp lý là hành vi có ý chí của con người làm phát sinh các hệ quả pháp lý
- Hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều bên chủ thể dân sự trên cơ sở thỏa thuận
- Hậu quả pháp lí của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
- Hợp đồng là căn cứ chủ yếu phát sinh nghĩa vụ dân sự, là căn cứ pháp lý quan trọng khi giải quyết tranh chấp giữa các bên
III Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Hợp đồng có giá trị pháp lí thì hợp đồng đó phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định Điều 122 BLDS quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “1) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường
Trang 2Tại Điều 121 BLDS cũng quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Về nguyên tắc, hợp đồng dân sự không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì được xác định là vô hiệu, tuy nhiên cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét và giải quyết hậu quả pháp lí của hợp đồng dân sự
vô hiệu Xuất phát từ lí do này, Khoản 1 Điều 410 BLDS quy định: “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”
B HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
I Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2003 “vô hiệu” được hiểu là “không có hiệu lực, không mang lại kết quả” Vậy nên có thể hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng
không có giá trị pháp lý, không mang lại kết quả Tuy nhiên, hiểu theo cách này cũng bộc lộ khiếm khuyết, bởi lẽ, có những trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định nào đó của pháp luật nhưng cả hai bên tham gia giao kết đều thừa nhận hợp đồng
đó và hợp đồng đó có nội dung, mục đích không xâm phạm lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước thì vẫn coi là có hiệu lực và ràng buộc các bên giao kết.
Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam chưa xây dựng đươc khái niệm hợp đồng dân
sự vô hiệu Để hiểu được khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu, ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu Điều 127 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu” Tại Điều 410 BLDS lại quy định: “Các quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
Đây không được coi là khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu theo đúng nghĩa, vì trong khái niệm này ta chưa thấy nêu lên được bản chất, đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các trường hợp vô hiệu Từ đó ta có thể hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng mà pháp luật không thừa nhận, không có giá trị ràng buộc các bên giao kết hợp đồng Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ pháp lý mà các bên đã giao kết trong hợp đồng Thời điểm xác định sự vô hiệu của hợp đồng được tính từ thời điểm hình thành hợp đồng.
Việc hiểu và áp dụng đúng trong việc xác định hợp đồng dân sự vô hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, qua đó góp phần thiết lập kỉ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Trang 3II Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu
Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu là việc phân chia hợp đồng vô hiệu thành những loại khác nhau theo các tiêu chí và mục đích nhất định Việc phân loại hợp đồng dân sự
vô hiệu cho ta nhìn nhận một cách toàn diện về hợp đồng dân sự vô hiệu dưới những khía cạnh và phương diện khác nhau
1 Dựa vào tính chất vô hiệu của hợp đồng dân sự
- Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng có nội dung xâm hại đến lợi ích công cộng, và hợp đồng vô hiệu ngay kể từ thời điểm giao kết
- Hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối là những hợp đồng mà nội dung chỉ xâm hại đến lợi ích của cá nhân hoặc có sự khiếm khuyết của ý chí và sự thống nhất ý chí Hợp đồng
có thể vô hiệu nếu có yêu cầu của bên được pháp luật bảo vệ và được Tòa án tuyên bố
vô hiệu
2 Dựa vào phạm vi vô hiệu của hợp đồng dân sự
- Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ là khi các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bị vi phạm làm cho toàn bộ hợp đồng không có hiệu lực, mọi điều khoản của hợp đồng không có giá trị pháp lý.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu một phần khi chỉ có một hoặc một số thỏa thuận của hợp đồng dân sự là vô hiệu mà điều đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng Nghĩa là hợp đồng chỉ có một phần của hợp đồng bị vô hiệu, còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
3 Dựa vào điều kiện có hiệu lực
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
- Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện được
- Sự vô hiệu của hợp đồng chính và hợp đồng phụ
III Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu
1 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Theo Điều 122 khoản 1 BLDS, người xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự có thể là
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Trang 4Nam Trong trường hợp cá nhân là người xác lập hợp đồng thì cá nhân đó phải là người
có năng lực hành vi Vì thế những hợp đồng dân sự do người mất năng lực hành vi, người không có năng lực hành vi xác lập, những hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập vượt quá khả năng của mình thì vô hiệu
do những người không có năng lực hành vi dân sự cần thiết vào thời điểm giao kết Để đáp ứng các lợi ích của những người này trong các trường hợp nêu trên, pháp luật qui định hợp đồng dân sự của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện Ngoài ra pháp luật cũng qui định cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự vì lợi ích của mình (Đại diện theo
ủy quyền) Pháp nhân và các chủ thể còn lại của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải thông qua vai trò của người đại diện Tuy nhiên, Điều 146 khoản
1 BLDS qui định: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện , …” Như vậy, điều rõ
ràng là hợp đồng do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhưng không phải vô hiệu do người đó không có năng lực hành vi mà do người này không có năng lực pháp luật đối với tài sản hoặc công việc là đối tượng của hợp đồng (không có quyền đối với tài sản hoặc công việc đó).
Điều 69 khoản 3 BLDS cũng chỉ rõ: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu,…” Đây cũng chính là trường hợp người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không có năng lực pháp luật (không có quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng).
Cũng tương tự như vậy, đối với trường hợp hợp đồng được xác lập bởi những người
có năng lực hành vi đầy đủ nhưng nếu họ không phải là người có quyền (không có năng lực pháp luật) đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng đó sẽ
có hiệu lực pháp luật (nếu chỉ xét trên phương diện năng lực hành vi của người giao kết) Tuy nhiên, nếu coi đây là hợp đồng có hiệu lực thì rõ ràng lại trái với nguyên tắc
cơ bản được ghi nhận tại Điều 9 khỏan 1 BLDS.
Để khắc phục điều này theo em, Điều 122 khỏan 1 BLDS cần phải được sửa lại theo
hướng “Người tham gia giao dịch dân sự phải là người có năng lực giao kết giao dịch dân sự” bởi có như vậy thì người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải đáp ứng được không chỉ điều kiện về năng lực hành vi mà còn phải đáp ứng được
cả điều kiện về năng lực pháp luật.
Điều 130 BLDS 2005 qui định trường hợp người xác lập giao dịch dân sự là
“người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện” mà “theo quy định của pháp luật giao dịch
Trang 5này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện” thì có thể vô hiệu Như vậy, điều luật này mới chỉ dừng lại ở qui định mang tính chất một chiều là bảo vệ những người kể trên nhưng chưa tính đến các trường hợp cũng cần phải bảo vệ người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng không biết và không buộc phải biết đối tác là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Theo em, nên bổ sung thêm qui định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trường hợp những người này không biết và không buộc phải biết đối tác của họ là những người nêu trên
Theo Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên Những người này được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự Vấn đề đặt ra là theo Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì độ tuổi kết hôn của nữ là bước vào tuổi 18 Do vậy, trong trường hợp này nếu xét về năng lực hành vi dân sự thì người vợ chưa phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và như vậy thì liệu vị trí của người vợ và người chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đối với nhũng giao dịch loại này Hơn nữa quyền và lợi ích của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ như thế nào nếu sau khi giao kết hợp đồng do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã nêu ra giao dịch dân sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự Để giải quyết vấn đề này theo em nên bổ sung thêm vào Điều 19 BLDS qui
định: “Phụ nữ bước vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”
Như vậy, hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.
2 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Theo Điều 128 BLDS, quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi pạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Khi các bên chủ thể giao kết hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu tuyệt đối, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
vô hiệu là không hạn chế.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Ở đây không chỉ vi phạm điều cấm của pháp
Trang 6luật dân sự mà còn được hiểu là vi phạm điều cấm của tất cả các văn bản pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia…
Ví dụ: Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B kí kết hợp đồng mua bán có đối tượng là
vũ khí Hợp đồng mua bán này bị vô hiệu do vũ khí là đối tượng bị cấm giao dịch Tuy nhiên, qui định tại Điều 122 khỏan 2 BLDS mới chỉ đề cập đến những hành vi
mà chủ thể của hợp đồng không được thực hiện chứ chưa đề cập đến các trường hợp chủ thể xác lập hợp đồng dân sự không thực hiện những hành vi đáng lẽ phải thực hiện Qui định hiện nay có thể dẫn đến trường hợp các bên tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng mặc dù không tuân theo quy định của pháp luật nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật (những việc mà pháp luật cấm thực hiện) Với logic này đương nhiên hợp đồng nói trên vẫn có hiệu lực (hợp đồng đó không vô hiệu) Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại mục đích của việc ban hành pháp luật Ngoài ra, mặc dù Điều 122 khỏan 1b được hiểu là qui định điều kiện chung để giao dịch dân sự có hiệu lực qui định “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” nhưng tại các Điều 389 khỏan 1 BLDS lại qui định “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và Điều 652 khỏan 1 BLDS qui định “Nội dung di chúc không trái pháp luật,…” Nói cách khác việc sử
dụng các thuật ngữ của BLDS liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự còn thiếu thống nhất
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là các bên phải tuân thủ pháp luật khi xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; khi pháp luật không quy định thì các bên có thể cam kết, thỏa thuận vào việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Đồng thời các bên phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người
và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống.
Ví dụ: Theo hợp đồng mua bán nhà ở giữa anh A và anh B thì anh A đã giao nhà ở cho anh B và anh B đã thanh toán cho anh A 10.000USD Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lí và các trường hợp cần thiết khác do Thủ tướng Chính phủ cho phép” Như vậy, hợp đồng mua bán nhà ở của anh A và anh B bị
vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật do hợp đồng được thanh toán bằng ngoại tệ.
Trang 73 Hợp đồng dân sự vô hiệu do không có sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản trong
giao lưu dân sự BLDS quy định: “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”
(Điểm c, khoản 1, Điều 122) Cơ sở hình thành hợp đồng dân sự là ý chí của chủ thể tham gia Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể và phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định Tuy nhiên, ý chí phải được kiểm soát bởi lý trí của chủ thể Ý chí phải là ý chí đích thực, là nguyện vọng mong muốn bên trong không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan hay chủ quan nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức, kiểm soát được ý chí của mình Tự nguyện là
sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí Để thực hiện nguyên tắc tự nguyện triệt để thì các bên phải hoàn toàn tự nguyên, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào Khi các bên xác lập giao dịch dân sự có sự vi phạm nguyên tắc tự do,
tự nguyên cam kết thỏa thuận thì giao dịch đó vô hiệu Theo quy định tại Điều 19, Điều
131 và Điều 132 BLDS thì khi không có sự tự nguyện của các chủ thể tham gia thì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu
Theo BLDS 2005 hợp đồng dân sự vô hiệu do không đảm bảo sự tự nguyện bao gồm các trường hợp hợp đồng vô hiệu do giả tạo; hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
a Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Giả tạo được hiểu là không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên Như vậy, hợp đồng giả tạo là hợp đồng được tạo ra một cách không tự nhiên, ý chí muốn tạo nên hợp đồng này của các bên là không có thật Trong khoa học pháp lý, hợp đồng giả tạo
có thể hiểu là hợp đồng được các bên xác lập nhưng không nhằm mục đích là thiết lập quyền và nghĩa vụ của các bên thông qua hợp đồng Nội dung của hợp đồng được thiết lập không phải bởi ý chí đích thực của các bên Mặc dù các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ nghĩa là mặc dù có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Tuy nhiên, không phải sự thể hiện ý chí giả tạo nào cũng đưa đến sự
vô hiệu của hợp đồng Hợp đồng chỉ có thể bị tuyên vô hiệu khi mà ý chí giả tạo tồn tại
ở cả hai bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trước khi kí kết hợp đồng Nói cách khác, ở đây phải có sự thông đồng của các chủ thể trong việc tạo ra một hợp đồng giả tạo
Pháp luật dân sự Việt Nam cũng ghi nhận ý chí giả tạo là một trong các yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng tại Điều 129: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo
Trang 8quy định của Bộ luật này Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
Sự giả tạo có thể thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Thứ nhất, hợp đồng dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác Các bên chủ thể xác lập hợp đồng nhằm che dấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên thực sự mong muốn thực hiện nhưng vì một lý do nào đó mà họ
đã không muốn xác lập hợp đồng Ở đây, hợp đồng do các bên xác lập chỉ mang tính hình thức và nội dung do các bên thiết lập không thể hiện đúng ý chí đích thực của các bên tham gia giao kết Trong trường hợp này, khi xác lập hợp đồng giả tạo các bên đều thống nhất ý chí nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí
ra bên ngoài Khi đó, hợp đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu còn giao dịch được che dấu vẫn có hiệu lực nếu trường hợp đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Ví dụ: Anh A muốn tặng cho chị B cái xe máy Honda SH nhưng không muốn vợ biết nên đã cùng với chị B xác lập hợp đồng mua bán với giá thấp hơn so với giá trị thực của chiếc xe Như vậy, hợp đồng mua bán giữa anh A và chị B đã không thể hiện đúng ý chí đích thực của cả hai bên vì vậy hợp đồng mua bán này bị vô hiệu do giả tạo.
- Thứ hại, hợp đồng dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Ở đây, hợp đồng giả tạo được xác lập có thể không có sự vi phạm nào về mặt nội dung, tuy nhiên giữa ý chí đích tực của chủ thể và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài cũng có không
có sự thống nhất Mặt khác, mục đích xác lập hợp đồng này là để một bên chủ thể không phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó với người khác mặc dù họ có điều kiện để thực hiện, do đó mục đích này đã vi phạm các quy định của pháp luạt về nghĩa vụ dân
sự Vì vậy, hợp đồng này cũng bị vô hiệu do đã vi phạm ý chí của Nhà nước Các bên chủ thể xác lập hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với xã hội như nghĩa vụ nộp thuế hoặc để che dấu một hành vi bất hợp pháp
Ví dụ: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đối với X, Y đã tặng cho Z (là bạn của Y) chiếc
xe má của mình Tuy nhiên, trên thực tế quyền của Z không được phát sinh Do đó, trong trường hợp này, hợp đồng tặng cho giữa Y và Z bị vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của Y đối với X.
Ví dụ: Ông H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gái là K, nhưng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước, ông H và chị K đã kí hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Trên thực tế, tình trạng này
vô cùng phổ biến, các chủ thể thay vì kí hợp đồng mua bán thì lại kí hợp đồng tặng cho hoặc kí hợp đồng mua bán nhưng giá cả thể hiện trên hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế.
Trang 9Cũng vì mục đích xác lập hợp đồng giả tạo của các bên chủ thể có thể vi phạm ý chí của Nhà nước Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người thứ ba, pháp luật dân sự đã
có quy định nghiêm khắc với trường hợp vô hiệu này Theo đó, hợp đồng vô hiệu do giả tạo sẽ đương nhiên vô hiệu mà không cần phải có sự yêu cầu của chủ thể có quyền lợi liên quan Hơn nữa, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo không bị giới hạn như các trường hợp khác.
b Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên” Tuy nhiên, Điều 131
không đưa ra khái niệm về sự nhầm lẫn nhưng chúng ta có thể hiểu nhầm lẫn xuất phát
tù nhận thức của các bên dẫn đến sự phán đoán, hình dung sai về nội dung của hợp đồng mà tham gia giao kết gây thiệt hại, tổn thất cho mình hoặc cho bên kia Nghĩa là ở
đó không có sự thống nhất giữa ý muốn thật và ý trí bày tỏ ra bên ngoài của các bên chủ thể
Theo quy định trên thì sự nhầm lẫn được ghi nhận là yếu tố chủ thể dẫn đến sự vô
hiệu của hợp đồng ở đây phải là sự nhầm lẫn do “lỗi vô ý” Đây là yếu tố cơ bản để xác
định hợp đồng bị vô hiệu do nhầm lẫn hay do bị lừa dối Xác định hợp đồng bị vô hiệu
do nhầm lẫn thì nhất thiết phải là do “lỗi vô ý” tức là khi tham gia giao kết một bên chủ
thể không ý thức được, không biết được đã có sự nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng; ngược lại, nếu sự nhầm lẫn này là do lỗi cố ý của họ thì hợp đồng sẽ có thể bị tuyên vô hiệu do lừa dối.
Tòa án có thể tuyên một hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung hợp đồng (về đối tượng, số lượng, chất lượng);
- Bên bị nhầm lẫn đã yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng nhưng bên kia không chấp nhận;
- Bên bị nhầm lẫn có yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Ta thấy BLDS mới chỉ ghi nhận sự nhầm lẫn đơn phương (lỗi vô ý của một bên chủ thể trong hợp đồng) mà không thừa nhận sự nhầm lẫn đến từ cả hai bên Tuy nhiên, xác định yếu tố nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng là một vấn đề không đơn giản Các yếu tố dẫn đến nhầm lẫn phổ biến nhất là do cách diễn đạt khi soạn thảo hợp đồng, do sự khác biệt nhau về ngôn ngữ, sự khác biệt nhau về các tiêu chuẩn kĩ thuật… Thực tế, có nhiều trường hợp mà trong đó một hoặc cả hai bên bị nhầm lẫn ngay từ khi giao kết hợp đồng nhưng không phải bất cứ nhầm lẫn nào cũng đầu dẫn đến khả năng vô hiệu hợp đồng.
Sự nhầm lẫn được coi là nguyên nhân làm cho hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu chỉ đặt
ra với những nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng Như vậy, BLDS chưa nhấn mạnh vào
Trang 10mức độ nghiêm trọng của nhầm lẫn dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh các trường hợp người bị nhầm lẫn cẩu thả nghiêm trọng trong xác lập hợp đồng Nói cách khác qui định về nhầm lẫn trong Điều 131 BLDS 2005 chưa có cái nhìn mang tính chất khách quan về việc xem xét lỗi đối với các bên xác lập hợp đồng dẫn tới hậu quả pháp
lý có thể không công bằng đối với các bên Mặt khác, theo Điều 131 BLDS qui định thì
chỉ cần “một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân
sự mà xác lập giao dịch” thì giao dịch đó đã có thể bị xem xét tính có hiệu lực Tuy
nhiên, nội dung của hợp đồng dân sự gồm rất nhiều các điều khỏan khác nhau trong đó
có những điều khỏan không mang tính chất quyết định đến việc các bên xác lập, thực hiện giao dịch vì thế nếu chỉ qui định chung chung như vậy thì điều luật này có thể được hiểu là nếu nhầm lẫn về bất cứ nội dung nào cũng có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu Điều này đương nhiên là không bảo đảm cho các bên sự an toàn khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng cũng như thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển Để một nhầm lẫn được coi là chính đáng, người ta phải dựa vào các tiêu chuẩn khách quan và chủ quan sau:
Thứ nhất, phải xem xét sự nhầm lẫn quan trọng tới mức một người bình thường trong cùng hoàn cảnh sẽ chỉ giao kết hợp đồng với những điều khoản khác hoặc không khi nào giao kết hợp đồng đó nếu biết được sự thực.
Thứ hai, phải xem xét các điều kiện có liên quan đến các bên hợp đồng.
Bên nhầm lẫn có thể hủy bỏ hợp đồng chỉ khi rơi vào một trong các trường hợp Một là,
cả hai bên đều cùng nhầm lẫn và sự nhầm lẫn này chỉ liên quan đến sự việc vào thời điểm giao kết hợp đồng Hai là, sự nhầm lẫn của bên nhầm lẫn phải do bên kia gây ra
do vô tình, bất cẩn hoặc trình bày sai Xung quanh vấn đề lỗi của các bên trong trường hợp hợp đồng giao kết do nhầm lẫn, trong lý luận còn tồn tại hai cách giải quyết ngược nhau.
- Cách thứ nhất cho rằng hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào gây ra (Điều 141 BLDS năm 1995).
- Cách thứ hai cho rằng hợp đồng chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của bên đối tác (Điều 131 BLDS năm 2005) Còn nếu như chính bên bị nhầm lẫn có lỗi thì hợp đồng không bị vô hiệu, các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Theo em, cách giải quyết thứ nhất là hợp lý hơn, bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy
ra là hợp đồng đã không đáp ứng được yêu cầu về sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí,
do vậy hợp đồng đã xác lập có thể bị tuyên vô hiệu Còn việc xác định lỗi thuộc về ai là chỉ nhằm giải quyết vấn đề hậu quả phát sinh khi hợp đồng vô hiệu (Bồi thường thiệt hại) mà thôi Vấn đề này có thể áp dụng nguyên tắc chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để giải quyết (Điểm c Khoản 1 Điều 122) Với logic này em cho rằng nên giữ lại qui định về nội dung chủ yếu của hợp đồng của BLDS 1995.