1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS

23 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 47,6 KB

Nội dung

Pháp luật nước ta quy định những ngườikhông được hưởng thừa kế theo pháp luật là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích củanhững người thừa kế khác khi họ có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để được hưở

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thừa kế là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời

kỳ sơ khai của xã hội loài người Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản vàquyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyềnhưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo dichúc hoặc theo pháp luật Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳchế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong cácchế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế

độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trìnhphát triển của một chế độ xã hội nói riêng Pháp luật nước ta quy định những ngườikhông được hưởng thừa kế theo pháp luật là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích củanhững người thừa kế khác khi họ có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để được hưởngphần di sản đó.Vậy những người nào không được quyền hưởng di sản thừa kế theopháp luật và tại sao luật lại quy định như vậy, đề tài : “Một số vấn đề về ngườikhông được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS” sẽgiúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn

NỘI DUNG

Người không được hưởng di sản thừa kế bao gồm cả những người bịtruất quyền thừa kế do người để lại di sản thừa kế truất quyền và người bị tước

quyền thừa kế do pháp luật quy định Do yêu cầu của để bài là tìm hiểu một số vấn

đề về người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS, nên bài làm dưới đây chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề người bị tước

Trang 2

quyền thừa kế do pháp luật quy định Nhưng trước hết ta cũng cần tìm hiểu sơ qua

về người bị truất quyền hưởng thừa kế do người để lại di sản thừa kế truất quyền

1 Người bị truất quyền hưởng di sản

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam thì cá nhân có quyền lập di chúc

để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế

Điều 648 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của người lập di chúc quy định:

“- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia

di sản.”

Từ quy định trên cho thấy, người để lại di chúc có quyền truất quyền thừa kếcủa bất cứ người thừa kế nào mà không cần phải thông qua một thủ tục pháp lý tạibất kỳ cơ quan nào Việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế được thể hiện

cụ thể trong di chúc

Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Truất quyền hưởng di sản của người thừa kếtheo di chúc có phải là trường hợp Người không được quyền hưởng di sản theo quyđịnh của pháp luật( người bị tước quyền thừa kế) hay không? Rất nhiều người đãnhầm lẫn giữa truất quyền hưởng di sản của người thừa kế và trường hợp người

không được quyền hưởng di sản được quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân

sự là một; điều này dẫn đến những hệ lụy không nhỏ trong các vụ việc tranh chấp

Trang 3

di sản Cần phải khẳng định 2 sự việc trên là hoàn toàn khác nhau, việc truất quyềnthừa kế ở đây là do ý chí của người để lại di sản là muốn truất quyền thừa kế củanhững người thuộc diện thừa kế

Bộ luật Dân sự tại Điều 648 đã quy định người lập di chúc có quyền truất

quyền hưởng di sản của người thừa kế, nhưng không đề cập cách thức truấtnhư thế nào thì mới hợp pháp Nhìn nhận thực tế, thường thấy rằng việctruất quyền hưởng di sản có thể được thực hiện bằng cá hình thức:

- Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì người lập di chúc sẽ nêu rõ trong dichúc truất(không cho) một cá nhân ( được xác định ) được quyền thừa kế disản của mình

Truất quyền gián tiếp: Khi đó Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sảnkhông chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản

Đối với truất quyền trực tiếp thì đã quá rõ ràng, không có gì tranh cãi vìtrong mọi trường hợp họ sẽ không được nhận di sản; nhưng với cách thức truấtquyền gián tiếp sẽ xuất hiện tình huống người lập di chúc không định đoạt hếttài sản của mình, và phần tài sản còn lại mặc nhiên được đem chia theo phápluật vậy liệu những người bị truất quyền hưởng di sản có được thừa kế phần tàisản hay không? Câu trả lời là không Tuy nhiên, đối với những người nằm trongtrường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì dù dichúc không cho họ hưởng thừa kế thì họ vẫn đương nhiên đợc hưởng một phầnbằng 2/3 một suất thừa kế nếu chia theo luật Điều đó đã được pháp luật nước taquy định rất rõ tại

“Điều 669: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Trang 4

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

Pháp luật quy định trong trường hợp này họ vẫn được hưởng một phần di sảnnhất định của người đã chết là rất phù hợp với phong tục tập quán của nhân dândân ta Tuy nhiên cũng theo quy định của luật họ cũng sẽ không được hưởng nếu vi

phạm Khoản 1 Điều 643 BLDS.

 Hình thức của việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Hành vi lập di chúc là sự thể hiện quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu trướckhi chết; và quyền thừa kế chỉ phát sinh khi người để lại di sản chết; do đó, trongkhoản thời gian lập di chúc đầu tiên đến khi chết thì họ vẫn còn quyền định đoạt tàisản, thay đổi,hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi nội dung di chúc Theo nội dung của Điều

662 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có những quyền trên; như vậy cũng có khảnăng là việc truất quyền sẽ diễn ra cùng lúc với việc lập di chúc, xác định ngưởihưởng di sản; mà cũng có thể là việc truất quyền sẽ diễn ra sau thời điểm họ lập dichúc

Từ đây cũng dẫn đến giả thuyết, nếu một người có hai di chúc , trong khi dichúc đầu tiên thể hiện nội dung cho người thừa kế hưởng di sản; nhưng di chúc thứhai lại truất quyền của người này.Vậy điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp này? Theo

Trang 5

quy định của Bộ luật dân sự tại Điều 667 thì đương nhiên người thừa kế sẽ bị truấtquyền nếu di chúc sau là hợp pháp; thế nhưng nếu như di chúc thứ hai không hợppháp thì liệu người thừa kế có bị truất quyền? Tôi cho là sẽ không truất quyền thừa

kế đối với người này bởi hành vi làm vô hiệu di chúc thứ nhất bằng di chúc thứ haikhông hợp pháp, không có giá trị pháp lý nên sẽ không dẫn đến sự vô hiệu của dichúc đầu tiên

Như đã nói ở trên, việc truất quyền thừa kế chỉ được đề cập sơ lược, nhưng cóthể thấy việc truất quyền của người để lại di sản gắn liền với di chúc; nên nếu nhưlập di chúc với hình thức nào thì việc truất quyền thừa kế cũng phải tuân theo hìnhthức đó,có như thế mới đảm bảo tính toàn diện của pháp luật

2 Người không được hưởng di sản theo quy định của BLDS năm 2005

Theo như nghiên cứu các quy định pháp luật trước đây và những quy định của

Bộ luật dân sự đều thấy rằng người thừa kế thực hiện những hành vi trái pháp luật,trái đạo đức được liệt kê tại Điều 643 Bộ luật dân sự thì sẽ bị pháp luật trừng trịbằng cách tước quyền hưởng di sản mà đáng ra họ sẽ được hưởng nếu như không

có các hành vi trên Việc này là sự trừng trị mà xã hội, nhà nước dành cho họ đồngthời cũng là lời cảnh cáo cho những hành vi trên của nhưng người hưởng thừa kếkhi họ không thực hiện tốt bổn phận của mình

Trong quan hệ thừa kế, những người là vợ, chồng, con,…của những người đãchết hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởngthừa kế của người chết Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp họ đã viphạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạođức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm phạm đếndanh dự nhân phẩm, uy tín, tính mạng sức khỏe của bố mẹ, anh, em, vợ, chồng,…

Trang 6

Người có những hành vi như vậy không xứng đáng được hưởng những quyền lợicủa người mình đã xâm phạm Kế thừa tập quán đó, khoản 1 Điều 643 BLDS quyđịnh về những người không được quyền lợi của người mình đã xâm phạm.

Người không được hưởng di sản thừa kế đã được BLDS năm 2005 quy định

rất rõ tại Khoản 1 Điều 643 BLDS Đó là những người : Người bị kết án về hành vi

cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành

hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người

bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Người

có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

Nguyên tắc của lưu thông dân sự phải tôn trọng đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa nhân dân ta Những người có những hành vi trên không còn xứng đáng hưởng

di sản của người đã chết Điều đó không những chỉ ảnh hưởng đến danh dự, quyềnlợi của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến danh dự của gia đình, dòng họ

Tuy nhiên để đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của người có di sản Nhữngngười kể trên vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế nếu như người để lại di sảnviết di chúc cho họ hưởng tài sản của mình Vấn đề này được quy định tại Khoản 2Điều 643 BLDS:…

Như vậy việc tước quyền hưởng di sản chỉ đặt ra đối với trường hợp chia di sảnthừa kế theo pháp luật

Điều 643 BLDS.

Khoản 1 Ðiều 643 Người không được quyền hưởng di sản

Trang 7

“ Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

1 Điểm a Khoản 1 Điều 643 : “Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;”

 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ

Theo Ðiều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định rất rõ về quyền bất khả xâm

phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân

Theo như nội dung của điều luật trên thì cơ sở để tước quyền hưởng di sản củangười thừa kế là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng người đó đã bị kết ánbằng một bản án có hiệu lực về các tội sau đây chưa: Điều 93 Tội giết người, Điều

94 Tội giết con mới đẻ, Điều 95 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh, Điều 96 Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,

Trang 8

Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,Điều 105 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người kháctrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Điều 106 Tội cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng Tức là một người có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó, và đã bị kết án bởi hành vi này thì không cần biết vì động cơ trục lợi để hưởng di sản hay không thì vẫn bị tước quyền thừa kế.

Cũng như nội dung điều luật trên thì những người bị kết án về các tội sau thì vẫn

có thể được hưởng di sản thừa kế (không bị tước quyền thừa kế) đó là các tội: Điều

98 Tội vô ý làm chết người, Điều 99 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Tức là chỉ cần xác định hành vi đó

là vô ý thì người đó vẫn không bị tước quyền thừa kế.

Đồng thời nếu người đó đã bị kết án vì các hành vi cố ý nếu trên nhưng

mà bản án vẫn chưa có hiệu lực thi họ vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế.

Ví dụ: ông bà X và Y có ba người con trai là T, G và H Năm 2003, ông bà viết dichúc chung để lại cho T 50 triệu, G 30 triệu, H 10 triệu Do thấy mình được ít nên

H thường xuyên gây gổ với T và G Năm 2004, H bàn mưu với bạn mình giết T và

G để được hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ mình Kết quả là T chết, G bị thương,

H bị Toà án tuyên 20 năm tù giam Năm 2005, ông bà X và Y chết Năm 2006, Gyêu cầu phân chia di sản và yêu cầu tước quyền thừa kế của H (Trường hợp nàyToà án có thể ra quyết định H không được quyền hưởng di sản, theo đó tất cả disản của ông bà X, Y sẽ do G được hưởng)

Cơ sở để không cho người có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là:

Trang 9

- Hành vi phạm tội đó phải là nghiêm trọng

- Đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực bởi các tội được quyđịnh trong BLHS đó là: Điều 100 Tội bức tử; Điều 110 Tội hành hạ người khác Hành vi ngược đãi, hành hạ đến người khác ví dụ như: đánh đập, chửi mắng,dung lời lẽ cay nghiệt để nhục mạ người khác, chói, nhốt người đó….Nhữngngười hành hạ, ngược đãi người phụ thuôc vào mình như con ngược đãi cha, me.Cháu ngược đãi ông, bà, cô, dì, chú, bác….dẫn đến sự tự sát của người đó thì đều

bị tước quyền hưởng di sản mà người đó để lại

 Cơ sở không cho người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đếndanh dự nhân phẩm của người để lại di sản là:

- Hành vi phạm tội của người đó là loại tội nghiêm trọng

- Đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực về các tội sau: Điều

111 Tội hiếp dâm; Điều 112 Tội hiếp dâm trẻ em;Điều 113 Tội cưỡng dâm Điều

114 Tội cưỡng dâm trẻ em Điều 115.Tội giao cấu với trẻ em Điều 116 Tội dâm

ô đối với trẻ em Điều 119 Tội mua bán phụ nữ Điều 120 Tội mua bán, đánh tráohoặc chiếm đoạt trẻ em Điều 121 Tội làm nhục người khác Điều 122 Tội vukhống

Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi cố ý xâm phạmđến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự Các tội phạm trong nhóm tộinày đều có những đặc điểm chung đó là: hành vi phạm tội của tất cả các tội trongnhóm tội này đều dưới dạng hành động phạm tội; hậu quả của những hành vi nàyđều là những thiệt hại gây ra cho danh dự, nhân phẩm của con người thể hiện dướidạng những thiệt hại tinh thần; lỗi của các tội này đều là lỗi cố ý người phạm tộibiết hành vi của mình xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác nhưngvẫn thực hiện hành vi nhằm đạt được mục đích của mình

Như vậy việc một người có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻhoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạmnghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đóvà đã bị kết án thì bị pháp luật tước

Trang 10

quyền thừa kế Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây là nếu người bị kết án và đã được xóa án tích trước thời điểm mở thừa kế hay là trước thời điểm viết di chúc thì

không bị tước quyền thừa kế Theo tôi thì cả hai đều được quyền hưởng di sản

thừa kế vì: Theo Điều 63 BLHS quy đinh: “ người được xóa án tích coi như chưa

bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận” tức là khi một người được xóa ántích thì được pháp luật coi như người đó chưa bị kết án về tội mà mình đã bị tuyêntrước đó, đồng thời khi một người được xóa án tích phạm tội mới thì tòa án khôngđược căn cứ vào tiền án đã được xóa để xác định là tái phạm hay tái phạm nguyhiểm Như vậy khi một người được xóa án tích thì họ có đủ tư cách để được hưởng

quyền thừa kế Theo Điều 636 BLDS quy định về thời điểm phát sinh quyền và

nghĩa vụ của người thừa kế đã nêu: “ kể từ thời điểm mở thừa kế, những ngườithừa kế có quyền và nghĩa vụ do người chết để lại” tức là thời điểm phát sinhquyền thừa kế là thời điểm mở thừa kế chứ không liên quan gì đến thời điểm viết

di chúc

2 Điểm b Khoản 2 Điều 643: “Người vi phạm nghiêm trọngnghĩa

vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”

Vì quy định về tước quyền thừa kế chỉ xảy ra đối với trường hợp di sản thừa kếchia theo pháp luật cho nên những người bị tước quyền thừa kế chỉ xảy ra đối vớinhững người thừa kế theo pháp luật, được quy định tại Điều 676 BLDS Đó lànhững người có mối quan hệ: Huyết thống, hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng giữangười thừa kế với người để lại di sản thừa kế

- Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng trên cơ sở đăng ký kết hônhoặc hôn nhân thực tế theo quy định của pháp luật

- Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòngmáu trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ

+ Quan hệ huyết thống trực hệ: cụ, ông, bà, cha, mẹ đẻ và con đẻ

Trang 11

+ Quan hệ huyết thống bàng hệ: Anh, chị, em ruột; bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháugọi ngừơi chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột.

- Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi hợppháp, tức việc nuôi con nuôi phải đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo quy định luật hộ tịch Trường hợp nhận con nuôi trước năm 1986Luật hôn nhân gia đình có hiệu lực thì không cần đủ các thủ tục trên, mà đượccông nhận là con nuôi thực tế

Nuôi dưỡng chính là sự chăm lo về vật chất giữa người này với người kháccho dù họ cùng chung sống hay không Người thừa kế bị coi là có hành vi vi phạmnghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản được luật hôn nhân gia đình xác định là cónghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó dùbản thân có đủ khả năng, điều kiện để thực hiên Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng là mộttrong những trường hợp đặc biệt trong nghĩa vụ nuôi dưỡng của một người đối vớingười không sống chung với mình

Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng LHNGD còn quy định them nghĩa vụ cấp dưỡnggiữa các thành viên trong gia đình (cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữaông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng)

Theo quy định của LHGD 2000, người thừa kế là người có nghĩa vụ nuôi dưỡngngười để lại di sản trong trường hợp:

Thứ nhất người thừa kế là con người để lại di sản

Thứ hai người thừa kế là cha, mẹ của người để lại di sản

Phạm vi cha, mẹ, con theo pháp luật thừa kế bao gồm cả cha đẻ, mẹ đẻ, con

đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú), cha nuôi, mẹ nuôi; một người đã làmcon nuôi của một người vẫn có thể được thừa kế của cả cha, mẹ nuôi lẫn cha, mẹ

đẻ và ngược lại một người có thể được thừa kế của cả con nuôi lẫn con đẻ củamình Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ trong mọi trường hợp, hoàn

Ngày đăng: 30/01/2016, 05:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w