Để hiểu rõ được những câu hỏi trên, em đã lựa chọn đề tài: “Địa vị pháp lí của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự” để giải quyết cho bài tập lớn học kì môn luật tố tụng hình sự của mìn
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO: 3
1 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN 3
1.1 Khái niệm bị can và địa vị pháp lí của bị can 3
1.2 Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của bị can 4
1.2.1 Quyền của bị can 4
1.2.2 Nghĩa vụ của bị can……… 8
2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO 7
2.1 Khái niệm bị cáo và địa vị pháp lí của bị cáo 7
2.2 Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của bị cáo 7
2.2.1 Quyền của bị cáo 7
2.2.2 Nghĩa vụ của bị cáo 11
II THỰC TIỄN ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ: 11
1 Những kết quả đã đạt được từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo 11
1.1 Từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng 11
1.2 Từ phía bị can, bị cáo 12
1.3 Từ phía những người tham gia tố tụng khác 13
Trang 22 Những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại 13
2.1 Từ phía người tiến hành tố tụng 13
2.2 Từ phía bị can, bị cáo 14
2.3 Từ phía những người tham gia tố tụng khác 14
III HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 15
1 Kiến nghị sửa đổi, bố sung những quy định của BLTTHS 2003 về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo và những quy định liên quan: 15
2 Các giải pháp khác: 16
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Trang 3BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong TTHS các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng gồm có CQTHTT, NTHTT và NTGTT Trong đó bị can, bị cáo là những NTGTT, là đối tượng bị
Trang 4buộc tội bởi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Bộ luật tố tụng hình
sự Việt Nam quy định như thế nào là bị can, như thế nào là bị cáo? Và địa vị pháp
lí của bị can, bị cáo ra sao? Để hiểu rõ được những câu hỏi trên, em đã lựa chọn đề
tài: “Địa vị pháp lí của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự” để giải quyết cho bài
tập lớn học kì môn luật tố tụng hình sự của mình
NỘI DUNG
Theo từ điển Luật học, địa vị pháp lí là vị trí của chủ thể pháp luật trong
mối quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở các quy định của pháp luật Địa vị
pháp lí của chủ thể pháp luật thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình Thông qua địa vị pháp lí ta có thể phân biệt được chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ pháp lý Trong tố tụng hình sự, việc nắm vững địa vị pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì khi giải quyết một vụ án phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, và tại mỗi giai đoạn thì địa vị pháp lí của các chủ thể tham gia tố tụng cũng không giống nhau Khi đó việc nắm vững địa vị pháp lí của các chủ thể này sẽ đảm bảo cho việc thực hiện đúng các thủ tục tố tụng hình sự, đảm bảo xác định đúng sự thật
vụ án, xử lí kịp thời, đúng người đúng tội
Cùng là đối tượng bị buộc tội trong vụ án hình sự nên quyền và nghĩa vụ của
bị can bị cáo có nhiều điểm giống nhau nhưng địa vị pháp lí của họ có nhiều điểm khác nhau là do tư cách tham gia tố tụng của bị can bị cáo được hình thành trong các giai đoạn tố tụng khác nhau Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về khái niệm bị can, bị cáo
và địa vị pháp lí của họ
I NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO:
1 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN
1.1 Khái niệm bị can và địa vị pháp lí của bị can
Muốn hiểu được địa vị pháp lí của bị can là gì trước hết ta phải nắm được
khái niệm bị can Theo khoản 1 Điều 49 BLTTHS năm 2003: “bị can là người đã
bị khởi tố về hình sự” Một người có tư cách bị can kể từ khi có quyết định khởi tố
bị can, họ tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần của giai đoạn xét xử
Trang 5sơ thẩm Tư cách này chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
Địa vị pháp lí của bị can là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đã bị
khởi tố về hình sự trong quá trình tham gia tố tụng hình sự Địa vị pháp lí của bị
can được phân biệt với địa vị pháp lí của các chủ thể khác chính bằng các quyền và nghĩa vụ của bị can
1.2 Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của
bị can
1.2.1 Quyền của bị can
(1) Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì:
Theo điểm a khoản 2 Điều 49 BLTTHS bị cáo có quyền: “được biết mình bị
khởi tố về tội gì” Không phải vô cớ mà các nhà làm luật đặt quyền này lên đầu tiên
khi xây dựng các quy định pháp luật về quyền của bị can, bởi đây là quyền rất quan trọng, quyền đầu tiên và là quyền ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của bị can Thông qua hành vi giao các quyết định tố tụng và giải thích các quyền và nghĩa vụ của CQTHTT hoặc NTHTT cho bị can thì quyền này được xác lập Với sự tống đạt quyết định khởi tố bị can, người bị nghi ngờ phạm tội sẽ biết được mình bị pháp luật truy tố về tội danh gì, theo điều nào của BLHS để từ đó có thể tiến hành tự bào chữa hoặc nhờ NBC - bảo đảm quyền lợi cho mình
Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quyền này của bị can vẫn chưa thực sự được đảm bảo vì nhiều lí do Có thể kể đến như do NTHTT không giải thích cụ thể cho bị can biết họ bị khởi tố về tội gì; cũng nhiều trường hợp do chính nhận thức pháp luật của bị can chưa cao, không hiểu cặn kẽ nội dung của các quyết định tố tụng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ của bị can cũng như tự bào chữa cho mình, gây khó khăn hơn cho công tác điều tra, xác định sự thật vụ án
(2) Quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ:
Tại điểm b khoản 2 Điều 49 quy định bị can: “được giải thích về quyền và
nghĩa vụ” Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can là điều vô cùng cần thiết,
nhất là trong điều kiện nhận thức về pháp luật của nhiều người dân Việt Nam chưa cao Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là việc CQTHTT, NTHTT chỉ ra cho bị can hiểu rõ địa vị pháp lý của mình Từ đó họ có thể biết mình đang trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và phải có nghĩa vụ gì
Trang 6Muốn đảm bảo quyền này yêu cầu CQTHTT, NTHTT có nghĩa vụ giải thích tường tận cho bị can hiểu rõ họ có những quyền và nghĩa vụ gì khi có tư cách bị can
Trong thực tế, có nhiều trường hợp bị can không được giải thích cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ, chỉ được nêu chung chung Và còn có trường hợp bị can không hề được giải thích về nghĩa vụ (nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập) của mình dẫn đến việc bị can vi phạm nghĩa vụ này nên bị truy nã, áp giải trong khi họ không hề có ý định bỏ trốn
(3) Quyền được trình bày lời khai:
Tại điểm c khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định bị can có quyền: “trình
bày lời khai” Việc khai báo, trình bày lời khai là quyền chứ không phải là nghĩa vụ
của bị can Do đó bị can có thể khai báo hoặc không khai báo trước CQTHTT, NTHTT Pháp luật không đặt ra trách nhiệm cho bị can trong trường hợp bị can không khai báo hay khai báo không đúng sự thật Tuy nhiên bị can được pháp luật khuyến khích khai báo sự thật một cách thành khẩn để giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự cho mình (Điều 46 BLHS)
Đặt ra quyền này pháp luật yêu cầu cơ quan điều tra phải tôn trọng phần trình bày lời khai của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện Đặc biệt NTHTT không được phép dùng các biện pháp trái pháp luật (mớm cung, bức cung, nhục hình,…) để buộc bị can phải khai báo, điều đó xâm hại nghiêm trọng đến quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra
(4) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu:
Theo điểm d khoản 2 Điều 49 bị can có quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án cũng như những yêu cầu như: trưng cầu giám định, giám định bổ sung Khi cơ quan điều tra nhận được các tài liệu, đồ vật đó thì họ phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các tài liệu đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay không
Thực tế, CQTHTT và NTHTT không xem xét một cách khách quan những chứng cứ hay yêu cầu mà bị can đưa ra đã vội vàng bác bỏ khi thấy chúng không phù hợp với hướng điều tra của mình Ta có thể thấy biểu hiện của sự vi phạm ngay trong cách đặt câu hỏi với bị can Những câu hỏi chỉ có dạng trả lời là “có” hay
“không” đã không gợi mở và tạo cho bị can cơ hội được đưa ra những chứng cứ và yêu cầu của mình
(5) Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch:
Trang 7Sự thật vụ án chỉ được xác định một cách chính xác nếu các chủ thể trên thực hiện tốt được vai trò của mình trong mỗi giai đoạn của tố tụng hình sự Bởi vậy, khi
có căn cứ rõ ràng để cho rằng NTHTT, người giám định, người phiên dịch không
vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì bị can có quyền đề nghị việc thay đổi để đảm bảo
vụ án được điều tra xét xử một cách công khai minh bạch, sự thật của vụ án được xác định một cách khách quan, công bằng
(6) Quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa:
Đây là một quyền quan trọng của bị can trong TTHS quy định tại điểm e
khoản 2 Điều 49, bị can có quyền: “tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”.
Theo đó bị can có quyền dùng những lý lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Quyền tự bào chữa không phải là quyền độc lập mà nó chính là sự tổng hòa các quyền của bị can trong TTHS Ngoài việc bị can đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để gỡ tội cho mình thì bị can còn thực hiện quyền tự bào chữa của mình thông qua việc thực hiện các quyền như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu… Việc thực hiện các quyền này của bị can không chỉ nhằm gỡ tội cho bị can mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị can
Thông qua quyền tự bào chữa của bị can thì Nhà nước đã cho phép bị can tự
vệ, chống lại sự buộc tội của CQTHTT, NTHTT Nhận thấy, quy định này của pháp luật đã thể hiện sự bình đẳng giữa bị can với NTHTT Ngoài ra, bị can còn có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình Người được bị can nhờ bào chữa phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
(7) Quyền được nhận các quyết định và văn bản tố tụng:
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 49 thì bị can có quyền: “được nhận
các quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật này” Các quyết định và các văn bản tố tụng
trên có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của bị can Được nhận các loại văn bản trên nhằm tạo điều kiện cho bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác của mình Đồng thời, quyết định này đòi hỏi các CQTHTT, NTHTT phải tiến hành các trình tự tố tụng đúng quy định của pháp luật, các quyết định tố tụng cũng phải được đưa ra dưới hình thức văn bản, có căn cứ và đúng pháp luật
Trang 8(8) Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:
Không phải trong mọi quyết định và hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT đều đúng theo quy định của pháp luật Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can thì pháp luật cho phép bị can có quyền khiếu nại các quyết định và hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét
và giải quyết khiếu nại theo đúng quy định và thời hạn mà pháp luật đề ra Kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản cho bị can biết
1.2.2 Nghĩa vụ của bị can
Bị can là đối tượng bị buộc tội, còn CQTHTT là chủ thể có nghĩa vụ phải chứng minh hành vi phạm tội và đưa ra kết luận cuối cùng để giải quyết vụ án, do
đó pháp luật không quy định nhiều về nghĩa vụ của bị can
Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS Trong trường hợp bị can được tại ngoại, khi cần triệu tập bị can để tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các hoạt động tố tụng khác, CQTHTT phải triệu tập bị can bằng giấy triệu tập theo đúng thủ tục luật định Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của CQTHTT, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã
2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO
2.1 Khái niệm bị cáo và địa vị pháp lí của bị cáo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003: “bị cáo là người đã bị
Tòa án quyết định đưa ra xét xử” Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa
vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Cũng tương tự như bị can, địa vị pháp lí của bị cáo là tổng thể các quyền và
nghĩa vụ của người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử trong quá trình tham gia
tố tụng hình sự Địa vị pháp lí của bị cáo được phân biệt với địa vị pháp lí của các
chủ thể khác chính bằng các quyền và nghĩa vụ của bị cáo
2.2 Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của
bị cáo
2.2.1 Quyền của bị cáo
(1) Quyền được nhận các quyết định, văn bản tố tụng:
Điểm a khoản 2 Điều 50 BLTTHS quy định bị cáo có quyền: “được nhận
quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định của Tòa án, các
Trang 9quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này” Quyền được nhận quyết
định đưa vụ án ra xét xử là quyền quan trọng của bị cáo Quyết định đó sẽ khiến người bị buộc tội chuyển từ tư cách bị can sang tư cách bị cáo Dựa vào nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị cáo được biết tội danh họ bị đưa ra xét xử, thời gian, địa điểm mở phiên tòa, tên của NTGTT,… Trên cơ sở đó, họ mới có thể thực hiện các quyền của mình như quyền tham gia phiên tòa, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành hoặc tham gia tố tụng, quyền yêu cầu xem xét thêm vật chứng mới… và nhất là quyền được bào chữa Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa Nếu không được đảm bảo quyền này, bị cáo có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa
Bị cáo cũng có quyền được nhận các quyết định khác có liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của bị cáo như quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bản án; quyết định của Tòa án
và các quyết định khác theo quy định của pháp luật Các quyết định này là căn cứ pháp lý để bị cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến các quyết định đó
(2) Quyền tham gia phiên tòa:
Đây là quyền vô cùng quan trọng của bị cáo trong TTHS, vì phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động thẩm vấn xét xử công khai Bản án quyết định của tòa án phải dựa trên những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa Quyền này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bị cáo thực hiện các quyền bào chữa và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình… Hơn nữa đây không chỉ là quyền mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc, thể hiện sự bình đẳng, khách quan trong TTHS đó là bình đẳng giữa một bên là Hội đồng xét xử, kiểm sát viên – chủ thể mang quyền lực nhà nước và một bên là bị cáo – người bị buộc tội Tại phiên tòa bị cáo sẽ bình đẳng với Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ tài liệu
đồ vật yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên tòa
Đây đồng thời là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ vì Điều 187 BLTTHS 2003
đã quy định rõ Pháp luật quy định sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa xét xử sẽ đảm bảo cho bị cáo thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của mình Hơn nữa, sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa còn thể hiện tính công khai minh bạch khi xét xử, đảm bảo được quyền bình đẳng trước tòa của bị cáo Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp bị cáo đều thực hiện tốt quyền hay cũng là nghĩa vụ tham gia phiên tòa nên để đảm bảo cho việc xét xử được tiến hành thuận lợi thì khoản 2 Điều 178 đã quy định Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo
Trang 10(3) Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ:
Theo quy định tại Điều 201 BLTTHS về thủ tục bắt đầu phiên tòa thì Chủ tọa phiên tòa sẽ giải thích cho bị cáo biết về quyền và nghĩa vụ của họ Từ đó giúp
bị cáo thực hiện hiệu quả hơn các quyền tố tụng của mình, đặc biệt là quyền tự bào chữa và quyền đưa tài liệu, đồ vật yêu cầu và quyền kháng cáo
Tuy nhiên thiết nghĩ việc bị cáo được Chủ tọa phiên tòa giải thích quyền và nghĩa vụ trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa có phải là muộn hay không? Vì từ khi
có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo đã có các quyền và nghĩa vụ luật định
và phải đến khi phiên tòa xét xử diễn ra thì bị cáo mới được giải thích rõ Điều này
có thể gây ảnh hưởng lớn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bị cáo
Do không được biết trước nên bị cáo thường không có sự chuẩn bị cho mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tốt nhất và trong nhiều trường hợp, bị cáo không
có sự chuẩn bị để đưa ra những tài liệu đồ vật hay yêu cầu có ý nghĩa đối với việc
gỡ tội hay xác minh sự thật của vụ án Do vậy, nên kèm theo một văn bản có nội dung về quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong khi trong khi giao quyết định đưa vụ án
ra xét xử
(4) Quyền đề nghị thay đồi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
Bị cáo là đối tượng được đưa ra xét xử, là đối tượng buộc tội trong vụ án hình sự, việc xét xử như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, vì vậy bị cáo có quyền được đề nghị thay đổi NTHTT, người giám định, người phiên dịch khi có căn cứ rõ ràng để cho rằng những người này có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ Bị cáo có thể thực hiện quyền này trước hoặc tại phiên tòa xét xử trước khi Hội đồng xét xử hỏi Chánh án Tòa án Hội đồng xét xử phải xem xét và giải quyết yêu cầu của bị cáo, khi cần thiết phải hoãn phiên tòa
(5) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu:
Bị cáo có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật tại phiên tòa xét xử Những tài liệu, đồ vật mà bị cáo đưa ra thông thường có ý nghĩa gỡ tội cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo Hội đồng xét xử phải kiểm tra, xác minh và đánh giá các đồ vật, tài liệu đó có phải là chứng cứ trong vụ án không và giá trị của nó trong việc xác định sự thật của vụ án
Bị cáo cũng có quyền đưa ra những yêu cầu như yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu xem xét, yêu cầu hoãn phiên tòa … Các yêu cầu này phải được Tòa án xem xét giải quyết
(6) Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa: