Theo qui định của BLDS 2005, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự; người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là ngư
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (GDDS) là một trong những nội dung
cơ bản, quyết định sự ổn định, tính hợp lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng Nếu pháp luật không có những quy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi tham gia GDDS, thương mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và có thể tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình
áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan Chính lí do này, bài tập của em xin được trình bày về vấn đề “Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Khái niệm hợp đồng dân sự.
I.1 Hợp đồng dân sự
Điều 338 BLDS 2005 qui định: “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về
sự xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền hoặc nghĩa vụ dân sự”
I.2 Đặc điểm của hợp đồng dân sự.
Từ định nghĩa trên ta thấy hợp đồng dân sự có các đặc điểm sau:
Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội
Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự : Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân
sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý đơn phương, song phương hay đa phương Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp
Trang 2đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…)
Mục đích hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
II Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
1 Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
Là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng đó Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể tham gia giao dịch dân sự (hợp đồng) phải “có năng lực hành vi dân sự” Cũng theo các qui định của BLDS 2005, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Mặt khác, nănglực hành vi dân sự để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng của các chủ thể khác nhau là không giống nhau
Đố i với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ Theo qui định của BLDS 2005,
cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự; người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằmphục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp; người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thôngqua người giám hộ; người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày
Trang 3Đố i với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân là những tổ chức có đủ các điều kiện được qui định tại Điều 84 BLDS 2005 Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân Mục đích vàphạm vi hoạt động của pháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân
Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của Luật Dân sự Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động của nó Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật qui định Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể xã hội chứ không phải là một con người tự nhiên, nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó được thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vi hoạt động của chủ thể
đó
Nhìn chung, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng mà chủ thể
đó tham gia Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợpđồng thông qua người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng ‘phạm vi đại diện’ và phải phù hợp với giới hạn về ‘lĩnh vực hoạt động’ của các chủ thể
2 Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
BLDS 2005 th ừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4) Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, BLDS 2005 cũng qui định một số trường hợp hạn chế quyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng Theo đó, nội dungvà mục đích của hợp đồng (giao dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội” (Điểm b, khoản 1 Điều 122) Hợp đồng (giao dịch dân sự) “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” (Điều 128) N ội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng Mục đích của của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” Đ iều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” Và, “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” Khái niệm
Trang 4nội dung của hợp đồng là một khái niệm rất rộng Thường thì nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản, như: đối tượng của hợp đồng là tài sản hay công việc; số lượng, chất lượng của đối tượng đó; giá và phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng… Bất kỳđiều khoản nào trong số đó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng cũng bị coi là vô hiệu
Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũngphải không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Hợp đồng có mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu
3 Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng
T ự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình,
mà không chịu sựchi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những người khác Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện Tự nguyện còn là nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại Ý chí t ự nguyện của chủ thể là một dấu hiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra bên ngoài, thì người khác không thể biết được Có tác giả cho rằng, “tự do ý chí và bày tỏ ý chí là hai mặt của tự nguyện” Tự nguyện nghĩa là phải có tự do ý chí, tự do “bày tỏ ý chí” và phải có “sự thống nhất giữaý chí với sự bày tỏ ý chí” Không có tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí hoặc phá vỡ tính thống nhất giữa hai yếu tố này, thì sẽ không có sự tự nguyện Theo quan điểm của TANDTC, thì “người tham gia giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày
tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình” Quan điểm này cũng thể hiện đúng tinh thần của BLDS 2005 H ợp đồng do chủ thể xác lập, thực hiện không tự nguyện, thì có thể bị vô hiệu hoặc đương nhiên vô hiệu Những trường hợp không
có sự tự nguyện là những trường hợp mà việc xác lập, thực hiện hợp đồng không đúng ý chí đích thực của chủ thể hoặc không có sự thống nhất giữa ý chí của chủ thể với sự bày tỏ ý chí của chính chủ thể đó ra bên ngoài Theo qui định của BLDS
2005, hợp đồng bị coi là được xác lập thiếu yếu tố tự nguyện nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
H ợp đồng giả tạo: là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản chất của quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp đồng để che đậy một giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một
Trang 5hoặc các bên Nói cách khác, hợp đồng giả tạo là hợp đồng “mà trong đó, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia” Có hai dạng hợp đồng giả tạo là ‘hợp đồng giả cách’
và ‘hợp đồng tưởng tượng’ H ợp đồng giả cách là hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợp đồng khác nhằm “lẩn tránh” pháp luật Đặc trưng cơ bản của hợp đồng giả cách thường là do có sự thông đồng giữa các bên để lập cùng một lúc hai hợp đồng (giao dịch) khác nhau: một hợp đồng (giao dịch) ‘thật’ và một hợp đồng (giao dịch) ‘giả’ Hợp đồng giả cách chỉ
là hình thức bên ngoài chứ không có giá trị đối với các bên Hợp đồng thật
bị che giấu đi, nhưng đó mới là hợp đồng mà các bên muốn xác lập, thực hiện Hợp đồng giả cách thì đương nhiên vô hiệu Hợp đồng thật có thể được công nhận, nếu tuân thủ các điều kiện do pháp luật qui định
H ợp đồng tưởng tượng là hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập ra nhằm để hợp thức hóa các thủ tục pháp lý còn thiếu sót, hoặc để che đậy một sự thật khác trái pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội Nói cách khác, hợp đồng tưởng tượng là hợp đồng mang tính hình thức, chứ các bên hoàn toàn không có ý định tạo lập nên sự ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó
Hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn: Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí” Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc các bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tượng hoặc các nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình Ví dụ: người mua bảo hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì được hưởng tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có rủi ro, nhưng thực tế là điều khoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không được bảo hiểm Pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận hợpđồng
vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui định tại Điều 131 BLDS 2005
H ợp đồng xác lập do bị lừa dối: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khiến cho bên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc trái với nguyện vọng đích thực của họ Pháp luật Việt Nam qui định ba trường hợp lừa dối là lừa dối về chủ thể, lừa dối về đối tượng và lừa dối về nội dung của hợpđồng Khi xem xét hành vi lừa dối, tòa
án thường không chỉ dựa vào tính chất “cố ý” cung cấp thông sai sự thật của một bên mà còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể và khả năng nhận thức, hiểu biết của bên kia so với một người có năng lực nhận thức bình thường Vấn đề có hay không có sự cố ý cung cấp thông tin sai sự thật cũng là vấn đề gây nhiều
Trang 6tranh cãi Một hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được hiểu là một bên cố
ý nói cho bên kia biết những thông tin về chủ thể, đối tượng, nội dung của hợp đồng mà những thông tin ấy là không đúng với thực tế khách quan, nhưng mức độ sai biệt tới đâu là lừa dối, thì có nhiều cách hiểu
H ợp đồng xác lập bởi sự đe dọa: Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình Sự đe dọa thường được hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng hành vi bạo lực vật chất hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý chí hoặc làm mất khả năng kháng cự nên đã xác lập hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ
Xác lập hợp đồng trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu Một người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là không tựnguyện xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người này phải chứng minh được
là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình Có th ể nói rằng, “tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác lập quan hệ hợp đồng vì bản chất của hợp đồng vốn là sự thống nhất ý chí của các bên thông qua sự thỏa thuận tự do và tự nguyện Do vậy, hợp đồng xác lập thiếu yếu tố tự nguyện thì đương nhiên vô hiệu (nếu được xác lập do giả tạo) hoặc có thể bị
vô hiệu (trong cáctrường hợp còn lại) Tóm l ại, các yếu tố chủ thể, nội dung
và mục đích, sự tự nguyện của các bên là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tồn tại của hợp đồng Năng lực hành vi của chủ thể là yếu tố nhằm đảm bảo chủ thể có tư cách độc lập để tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng; nội dung và mục đích là những điều khoản, căn cứ để thực hiện hợp đồng; tự nguyện là yếu tố đảm bảm cho hợp đồng được tạo ra đúng ý chí đích thực của các bên Bởi vậy, đây là ba yếu tố pháp lý quan trọng được pháp luật qui định là điều kiện bắt buộc của mọi hợp đồng
Trang 74 Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định.
Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của hợp đồng, nếu nó không được thể hiện dưới một hình thức xác định
4.1 Khái niệm hình thức hợp đồng
Các yếu tố pháp lý cơ bản tạo nên hợp đồng chính là ý chí của chủ thể, sự biểu hiện của ý chí đó ra bên ngoài và sự thống nhất giữa các yếu tố đó với nhau Trong
đó, ý chí là cái bên trong, là nguyện vọng, là mong muốn chủ quan của chủ thể mà không phải lúc nào người khác cũng có thể biết hay nhận thấy được Bởi vậy, để có thể đạt được sự thỏa thuận, tức là để các bên có thể biết được và chấp nhận ý chí của nhau, chủ thể cần phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định Cũng như vậy, sự thống nhất ý chí của các bên và nội dung cụ thể của các điều khoản thể hiện sự thống nhất ý chí đó cần phải được công bố ra bên ngoài Đó chính là hình thức thể hiện của hợp đồng
Tóm lại, hình thức hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng
4.2 Các hình thức hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam
Theo qui định của BLDS 2005, hợp đồng có thể được lập bằng một trong 3 hình thức là “lời nói, văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể” (khoản 1 Điều 124 và khoản 1 Điều 401) trừ những trường hợp pháp luật có qui định hình thức bắt buộc thì phải tuân theo hình thức đó (khoản 2 Điều 124 và khoản 2 Điều 401)
4.2.1 Hình thức bằng lời nói
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)… để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng Trừ những loại hợp đồng pháp luật qui định hình thức bắt buộc, các hợp đồng đều có thể được lập bằng lời nói Tuy vậy,
để tránh trường hợp các bên liên quan phủ nhận sự tồn tại của hợp đồng, chỉ nên sử dụng hình thức hợp đồng bằng lời nói để giao kết các hợp đồng có giá trị không
Trang 8lớn, với những người thân quen có sự tin cậy lẫn nhau, hoặc những hợp đồng được thực hiện và chấm dứt ngay lập tức, như hợp đồng mua bán tiêu dùng hàng ngày (các hợp đồng bán lẻ), hợp đồng dịch vụ thông thường trong đời sống (vui chơi, giải trí, sửa chữa nhỏ, vận chuyển nhanh như xe ôm, taxi…)
4.2.2 Hình thức hợp đồng bằng văn bản V ăn bản
Đây là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà người ta có thể đọc, lưu giữ và bảo đảm được
sự toàn vẹn nội dung đó Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng (“khẩu thuyết vô bằng”), thì hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết Ngoài ra, hợp đồng bằng văn bản cũng có thể trởthành bằng chứng hữu hiệu khi các bên có sự tranh chấp, vì đây là hình thức có khả năng lưu giữ được ở trạng thái gần như nguyên vẹn, trong một thời gian dài Bởi vậy, các hợp đồng quan trọng, hoặc có giá trị lớn, hoặc có nội dung phức tạp, hoặc có thời hạn thực hiện lâu dài… thì thường được các bên chọn cách thể hiện bằng văn bản
V ề nguyên tắc, việc chọn lựa hình thức nào để ký kết hợp đồng do các bên tham gia hợp đồng quyết định trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng Tuy vậy, để bảo vệ trật tự công cộng hoặc vì lý do quản lý nhà nước, pháp luật thực định hiện hành của Việt Nam có qui định về những hình thức bắt buộc mà hợp đồng phải tuân thủ Sau đây là những thể thức, thủ tục bắt buộc đối với một số loại hợp đồng chuyên biệt:
Những loại hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản
- Các h ợp đồng dân sự thông dụng: hợp đồng mua bán tàisản thông qua đấu giá, hợp đồng ủy quyền trong trường hợp pháp luật có qui định, hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi, hợp đồng tặng cho tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tàu thuyền không gắn động cơ có tải trọng toàn phần từ 1 tấn trở lên hoặc có gắn động cơ từ 5 mã lực trở lên hoặc có sức chở từ 5 người trở lên…
- Các hợp đồng bảo đảm: BLDS 2005 qui định các hợp đồng: dùng một tài sản để bảo đảm nhiều nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 324), cầm cố tài sản (Điều 327), thế chấp tài sản (Điều 343), hoặc hợp đồng thế chấp tàu bay [145, Điều
32 ], tàu biển [22, Điều 32], đặt cọc (khoản 1 Điều 358), bảo lãnh (Điều 362) phải được lập bằng văn bản…
- Các lo ại hợp đồng khác: hợp đồng hợp tác và đầu tư, hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, hợp đồng chuyển giao quyền liên quan…
Trang 9 Những hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
Ngoài việc bắt buộc hình thức hợp đồng bằng văn bản, pháp luật còn qui định một
số loại hợp đồng bắt buộc phải được lảm theo thủ tục đặc biệt, như phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký hoặc xin phép Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 qui định: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó ” Các hình thức, thủ tục bắt buộc gồm:
- H ợp đồng lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực Theo qui định của BLDS 2005, các hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, bao gồm: hợp đồng hợp tác (Điều 111), hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450), trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;3 hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu (Điều 466, Điều 467); các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, trừ các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân thì có thể lựa chọn lập theo thủ tục chứng nhận tại phòng côngchứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất (khoản 2 Điều 689) Trên cơ sở đó, Luật Đất đai 2003 qui định các hợp đồng phải công chứng, chứng thực và phải đăng ký gồm: hợp đồng chuyển đổi quyền
sử dụng đất (điểm b khoản 1 Điều 126), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ([điểm b khoản 1 Điều 127), hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (điểm b khoản 1 Điều 128), hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (điểm a khoản 1 Điều 130), hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (điểm a khoản 1 Điều 131)
- Những hợp đồng phải đăng ký hoặc xin phép, gồm: các giao dịch bảo đảm qui định tại khoản 2 Điều 323 BLDS 2005 phải được đăng ký theo qui định của pháp luật;4 hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê, góp vốn, thế chấp và bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Thông điệp dữ liệu
Đây là một dạng đặc biệt của hình thức bằng văn bản Ngoài hình th ức văn bản truyền thống, pháp luật hiện hành Việt Nam cũng thừa nhận một thể thức tương đương văn bản, đó là thông điệp dữ liệu Các hợp đồng, giao dịch bằng hình thức thông điệp dữ liệu được ghi nhận trong BLDS 2005 (khoản 1 Điều 124), LTM
2005 (khoản 15 Điều 3 & Điều 15) Các nội dung cụ thể được qui định trong Luật Giao dịch điện tử 2005 Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2005, thì “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thôngđiệp dữ liệu được coi là giao
Trang 10dịch bằng văn bản” Theo qui định tại khoản 15 Điều 3 LTM 2005, thì “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật” Điều 15 LTM 2005 cũng qui định nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận
có giá trị pháp lý tương đương văn bản”
4.2.3 Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể.
V ới ý nghĩa là phương tiện thể hiện chí của các bên hợp đồng, hình thức của hợp đồng còn bao gồm cả việc biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài bằng một hành
vi cụ thể - đó là hành động, là xử sự có ý thức của các bên Hành vi cụ thể là một hình thức thể hiện của hợp đồng, hiểu theo nghĩa hẹp Bởi lẽ, việc tuyên bố ý chí bằng lời nói hay bằng chữ viết, suy cho cùng, cũng đều bằng hành vi của con người Tuy vậy, hình thức hợp đồng bằng hành vicụ thể được nói đến trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy Thông thường, hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được sử dụng khi bên thực hiện hành vi giao kết hợp đồng đã biết rõ nội dung của hợp đồng và chấp nhận tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra, và bên kia không loại trừ việc trả lời bằng hành vi, hoặc không đưa ra một yêu cầu rõ ràng về hình thức của sự trả lời chấp nhận Hình th ức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng Hành vi cụ thể thường được sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng, được thực hiện ngay, và trở thành thói quen phổ biến của lĩnh vực hoạt động liên quan, tại nơi giao dịch được xác lập Ví dụ: hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng
“rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ, với món ăn tự chọn được làm sẵn… Trong những trường hợp này, bên có hành vi xác lập hợp đồng đã hiểu
rõ nội dung và các điều kiện của hợp đồng, còn bên kia cũng chấp nhận cách thức giao dịch bằng hành vi cụ thể đó Hình th ức hợp đồng bằng hành vi cụ thể cũng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng
mà bên cung cấp dịch vụ đã có qui chế hoạt động rõ ràng đã được công bố, hoặc giữa các bên đã có sự thỏa thuận về việc một bên chấp nhận hành vi cụ thể của bên kia như là một hình thức giao kết, thực hiện hợp đồng theo những qui ước, những điều kiện về pháp lý và kỹ thuật mà các bên đã cam kết chấp nhận Ví dụ: hành vi lựa chọn hàng hóa và thanh toán tiền khi mua hàng tại siêu thị, hay mua hàng qua máy bán hàng tự động, mua vé trên xe buýt bằng máy bán vé tự động, gọi điện thoại công cộng thanh toán bằng thẻ