Thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân TAND thì vấn đề giải quyết các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quy định của BLDS, mà còn tùy thuộc vào nhiều
Trang 1Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về mặt
hình thức
Đề cương đề tài mã số:LA2743
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân
sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất, kinh doanh Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự,
Bộ luật dân sự (BLDS) nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Các quy định đó của BLDS đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nên sự ổn định của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới
Thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân (TAND) thì vấn đề giải quyết các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quy định của BLDS, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao dịch hoặc phụ thuộc vào thời điểm phát sinh, như giao dịch được xác lập trước ngày ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự, trước khi BLDS có hiệu lực thi hành Quá trình thực hiện BLDS, bên cạnh những mặt
Trang 2tích cực, còn có thực trạng là các tranh chấp về dân sự, nhất là tranh chấp về giao dịch dân sự vẫn có xu hướng gia tăng, trong đó các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm tỷ lệ không nhỏ Việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp nhất ngành Tòa án đang gặp phải
Có không ít vụ án đã được xét xử nhiều lần, với nhiều cấp xét xử khác nhau (kể cả cấp xét xử cao nhất là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)) nhưng cũng vẫn còn những thắc mắc, vẫn có những quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận phức tạp
Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về giao dịch dân sự vô hiệu, làm rõ những nguyên lý cơ bản và nguyên tắc chung giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu là một yêu cầu cấp bách hiện nay, nhằm
lý giải rõ hơn các vấn đề lý luận đặt ra đối với giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và từ đó có những kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật mà cụ thể là sửa đổi bổ sung chế định về giao dịch dân sự nói chung và xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành nói riêng
Với lý do đó, vấn đề "Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu" được chọn làm đề tài nghiên cứu
cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ luật học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ, dưới những góc độ khác nhau
Nhìn chung, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu chủ yếu được đề cập trong các bài giảng trong giáo trình luật dân sự của Trường Cao đẳng Kiểm sát, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia, trong một số ấn phẩm như: Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp và trong một số bài viết của một số tác giả
ở góc độ hẹp, đó là: TS Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và
Trang 3giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối; Vũ Mạnh Hùng: Một số ý kiến về đường lối giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán nhà; Hoàng Thị Thanh: Quy định "giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân theo các quy định về hình thức"; Phan Tấn Phát: Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức… Cũng có công trình được
giải quyết tốt hơn như luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Trung Trực:
Một số vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó Tuy nhiên,
sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có liên quan thì chưa có công trình nào giải quyết vấn đề này một cách toàn diện và thấu đáo Do vậy, việc nghiên
cứu đề tài "Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu" không bị trùng lắp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
a) Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý về giao dịch dân sự và chủ yếu là giao dịch dân sự vô hiệu; làm rõ ý nghĩa của chế định giao dịch dân sự vô hiệu trong chế định chung về giao dịch; làm rõ căn cứ pháp lý xác định giao dịch dân sự vô hiệu và phân tích thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu Ngoài ra, khi nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu và thực tiễn việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, trong luận án có đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại TAND làm cho pháp luật về giao dịch dân
sự thực sự là một trong những "công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"
b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án này phải thực hiện được các nhiệm vụ:
- Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của giao dịch
dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu;
Trang 4- Lược sử quá trình điều chỉnh pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự
vô hiệu qua các thời kỳ và quy định của một số nước trên thế giới về giao dịch dân sự vô hiệu để làm nổi bật tính kế thừa truyền thống và những bước phát triển trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu của nước ta hiện nay;
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự, về
cơ sở pháp lý để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và kinh nghiệm giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu tại TAND;
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả của những quy định pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vô hiệu và các quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu và cơ sở pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận án tiến sĩ chuyên ngành luật dân sự, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp) về giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu; nghiên cứu thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu của TAND, làm sáng tỏ thêm lý luận còn nhiều quan điểm khác nhau
5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài luận án
là triết học Mác - Lênin Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến đề tài của luận án
Ngoài việc dựa trên phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: so sánh pháp luật, logic pháp lý, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn để làm rõ vấn
Trang 5đề lý luận cũng như thực tiễn quá trình giải quyết các tranh chấp giao dịch dân
sự vô hiệu và hậu quả của nó trong giai đoạn hiện nay
6 Những điểm mới của luận án
Luận án đã tham khảo và phân tích lịch sử phát triển các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự một số nước trên thế giới Qua việc phân tích, luận giải, luận án đã làm sáng tỏ tính kế thừa và sự phát triển các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu Luận án
đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu; đã tổng hợp một số quan điểm và đưa ra khái niệm khoa học mới về: giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu, nêu khái quát chung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Từ việc phân tích các quy định: điều kiện có hiệu lực của giao dịch, các căn cứ pháp lý xác định giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong hệ thống pháp luật thực định, luận án đã phân tích những hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản, đồng thời chỉ ra một
số hạn chế, chưa khả thi Cùng với những phân tích các quy định trong pháp luật thực định, luận án còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế khi áp dụng và đưa ra những kiến nghị trong việc hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất khi thực thi pháp luật Luận án đã đề xuất hướng và đ-ường lối giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, nhất là vấn
đề xác định thiệt hại, cách tính thiệt hại
Sau khi phân tích các cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự vô hiệu, luận án đã có những kiến nghị cụ thể về sửa đổi, bổ sung và loại bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tế nhằm hoàn thiện pháp luật thực định Cụ thể là: kiến nghị kết cấu lại chương 5 BLDS quy định về giao dịch dân sự Các quy định này không nên để tại phần thứ nhất BLDS mà chuyển về phần hợp đồng và phần thừa kế sẽ phù hợp hơn Bỏ Điều
136 BLDS vì không cần thiết; loại bỏ điều kiện không tuân thủ quy định về hình thức của giao dịch để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu; sửa đổi các Điều 141,
Trang 6BLDS về vấn đề nhầm lẫn, Điều 142 BLDS về lừa dối, đe doạ dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu…
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương, 10 mục
Trang 7MỞ ĐẦU 1
Chương 1 giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu .7
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chung của giao dịch dân sự 7
1.1.1.1 Khái niệm chung về giao dịch dân sự 7
1.1.1.2 Đặc điểm chung của giao dịch dân sự 13
1.1.1.3 Ý nghĩa của giao dịch dân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường 18
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm chung về giao dịch dân sự vô hiệu 21
1.1.2.1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu 21
1.1.2.2 Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu 24
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 33
1.3 QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 41
1.3.1 Giao dịch dân sự vô hiệu dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn 41
1.3.2 Các quy định về giao dịch dân sự dưới thời Pháp thuộc 49
1.3.3 Thời kỳ từ 1945 đến nay 52
1.4 CÁC QUY ĐỊNH GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 61
1.4.1 Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi đầy đủ 61
1.4.2 Người tham gia giao dịch không đúng thẩm quyền 63
1.4.3 Giao dịch giả tạo 64
1.4.4 Giao dịch trái pháp luật và đạo đức - xã hội 65
1.4.5 Không tuân thủ qui định về hình thức 67
1.4.6 Nhầm lẫn 70
Trang 81.4.7 Lừa dối 73
1.4.8 Đe dọa 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77
Chương 2 Xác định Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam 79
2.1 XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 79
2.1.1 Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự 80
2.1.2 Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội .86
2.1.3 Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 94
2.1.4 Điều kiện về hình thức 97
2.2 CÁC CĂN CỨ LUẬT ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 103
2.2.1 Người tham gia giao dịch dân sự không có năng lực hành vi dân sự 103
2.2.2 Người tham gia xác lập giao dịch không đúng thẩm quyền 104
2.2.3 Giao dịch giả tạo 107
2.2.4 Nhầm lẫn 108
2.2.5 Lừa dối 112
2.2.6 Đe dọa 117
2.2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần 120
2.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 121
2.3.1 Chấm dứt thực hiện giao dịch dân sự 121
2.3.2 Xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu 122
2.3.3 Hậu quả pháp lý theo thỏa thuận của các chủ thể được Tòa án công nhận .125
2.4 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ BỊ TUYÊN BỐ LÀ VÔ HIỆU 127
2.4.1 Nhận thức chung về người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu .127
Trang 92.4.2 Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 131 2.4.3 Giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch vô hiệu, khi có người thứ ba ngay tình cần được bảo vệ 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 135
Chương 3 136
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ TUYÊN BỐ GIAO DỊCH DÂN
SỰ VÔ HIỆU, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN
SỰ VÔ HIỆU NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 136 3.1 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, TUYÊN BỐ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 136 3.2 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 138 3.2.1 Một số vướng mắc thường gặp trong quá trình giải quyết giao dịch dân sự
vô hiệu 138 3.2.2 Một số vướng mắc thường gặp trong quá trình giải quyết hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu 160
3.2.2.1 Đối với trường hợp giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 146 BLDS 160 3.2.2.2 Xử lý sản đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật hoặc do bị lừa dối đe dọa (khoản 2, Điều 142 và Điều 137BLDS)
169 3.3 KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 172 3.3.1 Giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật 172
Trang 103.3.1.1 Về những quy định chung của giao dịch dân sự 172
3.3.1.2 Đối với Điều 136 BLDS 174
3.3.1.3 Hình thức của giao dịch dân sự 176
3.3.1.4 Loại bỏ vấn đề không tuân thủ quy định về hình thức là điều kiện tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu 176
3.3.1.5 Vấn đề thời điểm giao kết của hợp đồng dân sự 180
3.3.1.6 Vấn đề nhầm lẫn theo Điều 141 BLDS 180
3.3.1.7 Vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa 181
3.3.1.8 Điều 145 BLDS 182
3.3.1.9 Về Điều 137; Khoản 2, Điều 141; Khoản 2, Điều 142 BLDS 182
3.3.2 Giải pháp thực hiện trong thực tiễn xét xử (hướng dẫn áp dụng Điều 146 BLDS) 183
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 185
KẾT LUẬN 187
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190
Trang 11Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
Vui lòng truy cập tại đây: http://thuvienluanvan.com/datmua.php (Bấm Ctrl vào link để xem)
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 093.658.3228 (Mr.Minh)
Điện thoại: 043.9911.302
Email: Thuvienluanvan@gmail.com
Hệ thống Website:
http://thuvienluanvan.com
http://timluanvan.com
http://choluanvan.com
http://kholuanvan.com