Việc bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới của Luật Bình đẳng giới và đang là một yêu cầu cấ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1 Khái niệm giới và bình đẳng giới 1
1.2 Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới 2
2 Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi văn bản pháp luật 2
2.1 Trong xây dựng pháp luật 2
2.2 Trong thực hiện pháp luật 4
3 Thực trạng về nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật ở Việt Nam ở nay 6
3.1 Ưu điểm 6
3.2 Hạn chế 6
4 Các biện pháp hoàn thiện 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Bình đẳng giới là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác định
là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ của toàn cầu Đối với Việt Nam, bình đẳng nam
và nữ là một trong những nguyên tắc Hiến định Đặc biệt, kể từ năm 2006, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua với những quy định về các nguyên tắc bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới đã đánh dấu một bước phát triển mới về thể chế, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
Việc bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới của Luật Bình đẳng giới và đang là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra của công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong
việc đảm bảo bình đẳng giới ở Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Lồng ghép vấn
đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật Bình đẳng giới” cho bài tập học kì của mình Bên cạnh đó, em cũng xin
được đưa ra một vài hiểu biết và ý kiến của cá nhân về vấn đề trên
NỘI DUNG
1 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm giới và bình đẳng giới
Giới là khái niệm cơ bản, là cơ sở để nghiên cứu vần đề bình đẳng Bởi vậy
muốn tìm hiểu thế nào là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cần phải hiểu rõ về khái
niệm này Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 thì: “Giới
chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của Nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Như vây, giới chính là vai trò xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ
Trang 3Dựa trên khái niệm về giới và các nghiên cứu vai trò giới, nhà làm luật đã
đưa ra khái niệm “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điềukiện và cơ hội phát huy năng lực cả mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và sự thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
theo Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006
1.2 Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
Có nhiều góc độ để tìm hiểu về biện pháp lồng ghép bình đẳng giới, dưới đây
em xin đưa ra 2 góc độ phổ biến nhất
Dưới góc độ khoa học về giới: Thì lồng ghép giới là đưa yếu tố giới vào
dòng chảy chủ đạo như luật pháp, chính sách, khoa học, giáo dục, kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, đó là quá trình xác định mục tiêu bình đẳng giới đồng thời chủ động, tìm các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các nhóm xã hội, từ đó tiến hành bảo đảm bình đẳng giới 1 cách toàn diện
Dưới góc độ luật học: Lồng ghép giới được hiểu là cách thức mà các chủ
thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiến hành nhằm bảo đảm thực hiện bình đẳng giới
Và tại khoản 5 Điều Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các nguyên tắc cơ
bản về bình đẳng giới đã quy định: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong xây dựng và thực thi pháp luật” Vậy các nguyên tắc đó đã được Nhà nước
quy định như thế nào?
2 Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi văn bản pháp luật
2.1 Trong xây dựng pháp luật
Tại khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Lồng ghép
bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động
Trang 4giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan
hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh”
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
“1 Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
2 Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành với nam và nữ;
3 Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật.”
Dựa vào các vấn đề được xác định làm cơ sở để thực hiện công tác lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên, Nhà nước đã có những quy định cụ thể trong các hoạt động như xây dựng, thẩm định, văn bản quy phạm pháp trong tất cả các giai đoạn - đề xuất, soạn thảo thẩm tra, thảo luận dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Chương III Nghị Định 48/2009/ NĐ- CP) Nhưng tất cả đều phải dựa trên các nội dung trọng tâm trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó là:
“1 Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
2 Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.
3 Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.”
Xoay quanh các nội dung trên các cơ quan có trách nhiệm đề nghị, kiến nghị xây dựng quy phạm pháp luật phù hợp, và các cơ quan đó có thể được phân công soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp không được phân công
Trang 5soạn thảo thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp tài liệu có liên quan tới vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới…cho cơ quan chủ trì soạn thảo khi có yêu cầu Điều này là rất hợp lý để có thể thống kê được các số liêu, tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, và có thêm cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm phù hợp với thực tiễn
Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thực hiện lồng ghép các vấn đề theo nội dung chủ đạo trên Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan, việc soạn thảo này cần có mặt của dại diện
cớ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Bên cạnh đó còn cần tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia về giới… Và được thể hiện trong tờ trình cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các số liệu liên quan (nếu có) Các quy phạm sau khi được soạn thảo còn cần phải thẩm đinh theo các nội dung cơ bản, đánh giá tính hợp lý, điều này đảm bảo cho các quy phạm có nội dung đúng và phù hợp đảm bảo phát huy được tác dụng, bình đẳng giới thực sự Tất cả các cơ quan nhà nước về bình đẳng giới đều phải tham gia, đóng góp ý kiến và tham gia thẩm định quy phạm pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Cuối cùng, các bộ, ơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới
Như vậy, một văn bản quy phạm pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được quy định một cách rất tuần tự, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn Đảm bảo đây thực sự là nguyên tắc cơ bản để tiến tới bình đẳng giới thực chất
2.2 Trong thực hiện pháp luật
Nếu chỉ có xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì có lẽ chưa đủ để trở thành nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới mà cần có cả việc thực hiện các văn bản
đó trong thực tiễn Cụ thể tại Chương IV Luật Bình đẳng giới năm 2006, Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới Quy
Trang 6định về rà soát, thực hiện, hệ thống hoá pháp luật; đánh giá tác động giới; kiểm tra, thanh tra, giám sát thi hành
Trong đó việc thực hiện lồng ghép về bình đảng giới không chỉ là công việc của 1 cá nhân nào mà là công việc chung của toàn xã hội, mỗi cá nhân đều phải góp phần đảm bảo công tác lồng ghép giới trong thực hiện Cá nhân cần nâng cao kiến thức để hiểu về lồng ghép bình đẳng giới từ đó biết được những hành vi và thái độ đúng mực về bình đẳng giới Đặc biệt là các gia đình, cần tạo tiền đề ban đầu để các thành viên trong gia đình mình có kiến thức cơ bản về bình đẳng giới Chính phủ, các cơ quan quản lý về vấn đề bình đẳng giới, cần giám sát việc thực hiện các quy định về lồng ghép giới, mặt khác cần tổ chức, chỉ đạo việc lồng ghép ván đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền Cần xem xét các quy phạm pháp luật khác cần đảm bảo yếu tố bình đẳng giới Rà soát xem các quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới đã thực sự phù hợp chưa để
có thể chỉ đạo thực hiện sửa đổi sao cho phù hợp và khả thi
Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp hoạt động để lồng ghép vấn đề về giới thực sự có hiệu quả, bằng cách phối hợp trong việc quản lý nhà nước
về bình đẳng giới, phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về kiến thức giới và bình đẳng giới… Ngoài ra các tổ chức chính trị, chính trị xã hội cũng cần phát huy vai trò của mình trong công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ngay tại cơ quan của mình và tham gia đóng góp và dự thảo lồng ghép bình đẳng giới
Và để lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện pháp luật được diễn ra 1 cách thực chất, cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động và có những quy xử lý cụ thể để đảm bảo tính nghiêm minh và có hiệu quả trong cuộc sống, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới
Trang 73 Thực trạng về nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng
và thực thi pháp luật ở Việt Nam ở nay
3.1 Ưu điểm
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, cho biết, sau 10 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam đã đạt được chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao so với các nước có cùng mức độ phát triển Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2009 của Liên hợp quốc, Việt Nam đứng thứ 94 trong số 155quốc gia về chỉ số phát triển giới và đứng thứ 62 trong số
109 nước về chỉ sốvai trò của giới (GEM) Có được những kết quả trên, không thể
không nói đến vai trò của luật pháp và chính sách “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”, là một trong những nguyên tắc cơ
bản về bình đẳng giới được quy định trong Luật Bình đẳng giới Luật cũng quy định rõ nội dung của hoạt động lồng ghép giới bao gồm xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết, dự báo tác động của các quy phạm pháp luật đối với phụ nữ
và nam giới, xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới
Trên thực tế chúng ta đã thấy rằng, việc lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới đã được thể hiện trong nội dung của không ít các quy định của pháp luật như: Trong Bộ luật hình sự 2009 thay vì tội buôn bán phụ nữ và trẻ em đã có tha đổi bằng điều tôi buôn bán người, như vậy người đàn ông cũng được bảo vệ chứ không phải riêng người phụ nữ Hay như trong bộ luật lao động do tính chất đặc thù nên
đã có những quy dịnh riêng rất phù hợp như chế độ thai sản, nghỉ ngơi… Như vậy,
đã phần nào tiến tới bình đẳng giới một cách thực chất
Trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới đã có rất nhiều chuyên đề, thảo luận và tập huấn lồng ghép binh đẳng giới cho chị em phụ nữ được diễn ra ở rất nhiều nơi trên đất nước như Hòa Bình, Hải Phòng… Đã phần nào nâng cao được nhận thức và vai trò của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn và vùng sâu vùng xa
Trang 8Luật Bình đẳng giới đã xác định Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Hiện nay, hầu hết các dự án, văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đều do Chính phủ chủ trì soạn thảo Song, qua theo dõi việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua cho thấy, một số bộ, ban, ngành – cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép giới cũng như phân tích giới, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật tới nam và nữ nên hiệu quả lồng ghép giới chưa đạt được như mong muốn
Có không nhiều các dự án luật khi trình ra Quốc hội có sự Lồng ghép giới trong văn bản Đối với các văn bản đã có sự Lồng ghép giới thì trong nhiều trường hợp, việc Lồng ghép giới còn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao Một số tình trạng có thể nhận thấy trong hoạt động Lồng ghép giới Mặc dù Luật Bình đẳng giới ban hành đã 5 năm, nhưng một số người vẫn chưa ý thức tầm quan trọng của việc cần thiết bảo đảm Bình đẳng giới
Nhiều người tuy ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm Bình đẳng giới nhưng hiểu về Bình đẳng giới chưa đầy đủ, chưa nắm chắc các khái niệm cơ bản về giới, Bình đẳng giới, phân biệt đối xử giới, biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới, các quy định về Lồng ghép giới, do đó khi đánh giá, nhận xét về văn bản dưới góc độ giới vẫn còn theo cảm tính, chưa bắt đầu từ việc xác định vấn đề giới trong văn bản Chính vì vậy, còn tình trạng hiểu về việc bảo đảm Bình đẳng giới trong văn bản một cách đơn giản và chưa thật đúng về Lồng ghép giới, thể hiện ở một số dạng như sau:
Nếu văn bản không có các quy định phân biệt đối xử giữa nam và nữ thì nội dung văn bản đó đã đảm bảo nguyên tắc Bình đẳng giới và không cần thiết phải Lồng ghép giới
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều chính sách được quy định rất “trung tính” trong các dự thảo văn bản (không phân biệt, đối xử giữa nam và nữ) nhưng có tác
Trang 9động khác nhau tới nam và nữ, và do đó có thể gây ra bất Bình đẳng giới Ví dụ các quy định về cấm bán hàng rong trong thành phố tuy hoàn toàn không đề cập tới
1 đối tượng cụ thể nào nhưng trên thực tế sẽ tác động chủ yếu tới những người bán hàng rong là phụ nữ và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bất Bình đẳng giới Vì vậy, nếu thực hiện chính sách này thì cần có các giải pháp dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho những người bán hàng rong chẳng hạn
Mặt khác, cũng cần phải nhận biết rằng bên cạnh các quy định về nội dung
có sự phân biệt chính sách đối với nam và nữ với tư cách là biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới thì còn có: những quy định về hình thức là “trung tính” nhưng có tác động khác nhau tới nam và nữ và về bản chất quy định này lại là biện pháp để bảo đảm bình đẳng giới: ví dụ như quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình coi lao động trong gia đình là lao động sản xuất
Bình đẳng giới có nghĩa là phải có sự ưu tiên, có một chính sách ưu đãi riêng biệt đối với phụ nữ Tuy nhiên, không phải Bình đẳng giới luôn đồng nghĩa với việc có chính sách ưu đãi riêng cho phụ nữ; ngược lại có trường hợp phải ưu đãi cho nam giới Việc có chính sách ưu đãi cho một giới nào đó phải xuất phát từ thực trạng bất Bình đẳng giới trong lĩnh vực cụ thể có liên quan và với tính chất là một biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới (như các quy định về ưu tiên nữ trong trường hợp nam nữ có tiêu chuẩn ngang nhau trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ….) Với những tiến bộ đã đạt được của Bình đẳng giới cùng với sự thay đổi của điều kiện Kinh tế - Xã hội thì xu hướng cần tiến tới là phải giảm dần những quy định pháp luật có nội dung bảo hộ cho phụ nữ với tư cách là nhóm dễ bị tổn thương khi những điều kiện và hoàn cảnh thực sự đối với phụ nữ đã thay đổi
Bổ sung các cụm từ bảo đảm Bình đẳng giới trong văn bản thì coi như văn bản đó đã được quan tâm Lồng ghép giới Thực tế, việc bổ sung cụm từ Bình đẳng giới trong văn bản chỉ mang tính hình thức nếu không có các quy định cụ thể hoặc các giải pháp kèm theo
Trang 10Chưa phân biệt biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới với chính sách bảo vệ và
hỗ trợ người mẹ Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ về bản chất không phải là
sự “ban ơn”, sự “ưu ái” cho phụ nữ mà nó là lẽ tự nhiên xuất phát từ các đặc điểm giới tính, sinh lý, thiên chức của phụ nữ và nó có thể tồn tại mãi mãi Còn các biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới mang đến các chính sách ưu đãi cho phụ nữ thì chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích Bình đẳng giới đã đạt được
Nhiều trường hợp các ý kiến đề nghị các chính sách ưu đãi, các biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới còn mang tính chất cảm tính, không có căn cứ, không lường trước được các tác động mà chính sách có thể gây ra ( trên thực tế, có thể các quy định ưu đãi cho phụ nữ sẽ là rào cản cho chính phụ nữ trong tìm việc làm, cơ hội thăng tiến ); chưa đưa ra được các giải pháp giải quyết vấn đề hoặc lý giải được tính khả thi của chính sách
4 Các biện pháp hoàn thiện
Để làm tốt hoạt động lồng ghép giới, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giàu kỹ năng và kinh nghiệm cùng với nguồn thông tin, số liệu đầu vào đã được phân tách theo giới Và quan trọng nhất là cần có sự quan tâm đến vấn đề giới ngay
từ khi bắt đầu xây dựng dự án luật Chúng ta dường như đang thiếu rất nhiều thứ,
cả nguồn nhân lực, tài chính,thông tin lẫn sự quan tâm thích đáng
Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn phải đặt ra câu hỏi "văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện như thế nào để nam và nữ nhận được quyền lợi như nhau?"; cần thực hiện hiệu quả việc lồng ghép giới vào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như chương trình, kế hoạch, chu trình ngân sách, đề
án, dự án Việc nhận thức đúng ngay từ đầu khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc tích hợp các vấn đề về giới ngay từ đầu sẽ tránh được việc phải rà soát, bổ sung, thay đổi văn bản quy phạm pháp luật Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai pháp luật về bình đẳng giới