1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng

21 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 188 KB

Nội dung

Trường hợp việc thờ cúng không được thực hiện thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ chia cho những người thừa kế hàng thứ nhất của người để lại di sản thờ cúng.. Điều quan trọng là c

Trang 1

Trong thờ cúng tổ tiên thì di sản thờ cúng có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần Vì vậy, đối với di sản thờ cúng thường có những quy định pháp luật cụ thể để công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.

Nhận thấy được đây là một vấn đề quan trọng nhưng cũng vẫn còn nhiều hạn chế trong thực tế cuộc sống, và để nâng cao vốn hiểu biết của mình về

vấn đề này, em xin chọn đề tài khai thác cho bài tập cuối kì là: “ Di sản

dùng vào việc thờ cúng và di tặng” Để có thể làm rõ được vấn đề này em

xin trình bày nội dung chính theo những bước sau: thứ nhất, nêu đặc điểm,

nguồn gốc và những quy định của các bộ luật trước về di sản dùng vào việc

thờ cúng và di tặng ; thứ hai, phân tích và nêu rõ các quy định của pháp luật hiện hành về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng ; thứ ba, nêu ra những

thiếu sót, hạn chế và giải pháp trong việc quy định cũng như thực hiện theo quy định của pháp luật về vấn đề này

NỘI DUNG

I DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

Trang 2

1.Khái quát nguồn gốc và đặc điểm

Di sản là tài sản của người chết để lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ, phần còn lại chia cho người thừa kế Tuy nhiên, có trường hợp người để lại thừa kế lập di chúc dành một phần để thờ cúng hoặc di tặng cho người khác, cho nên di sản có thể phân thành các loại như di sản thờ cúng, di sản để di tặng và di sản thừa kế Thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, biểu hiện lòng tôn kính của thế hệ sau đối với thế hệ trước, đây là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó, trong luật cổ Việt Nam đã ghi nhận và điều chỉnh việc thờ cúng người chết Quy định này mang tính pháp lý và tính đạo lý,ràng buộc thế hệ sau với những người đã khuất

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật

về di sản dung vào việc thờ cúng, giúp cho việc nhận thức đầy đủ về bản chất của thờ cúng là một truyền thống tốt đẹp, một bản sắc văn hoá của dân

ta Mặt khác, giúp cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định về di sản được dùng vào việc thờ cúng phù hợp với phong tục, tập quán của dân ta

Ở nước ta, việc thờ cúng tổ tiên trở thành nét văn hoá độc đáo từ ngàn đời xưa, cho nên pháp luật phong kiến đã điều chỉnh việc tế tự như một nghĩa vụ bắt buộc Điều 389 Luật Hồng Đức quy định:

“ Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến dân thường, phàm con cháu, giữ việc phụng sự hương hoả, thì không kể lớn nhỏ, phẩm chất thấp cao phải tuân theo lệ thường, uỷ quyền cho con trưởng của vợ cả, nếu người con trưởng chết trước, thì lấy người cháu trưởng, nếu không có cháu trưởng thì mới lấy con thứ Nếu người vợ cả không có con trai nào thì mới chọn lấy người con nào tốt của vợ lẽ Việc thờ cúng ông bà, cha mẹ là nghiã vụ hiếu thảo của con cháu, do vậy không phân biệt thân phận giàu nghèo, địa vị xã

Trang 3

hội, mọi người phải thờ cúng những người thân thuộc trong gia đình đã khuất Người nào vi phạm điều này thì sẽ bị khép vào tội bất hiếu.”

Theo tư tưởng phong kiến, trong gia đình của người Việt Nam có người nắm quyền gia trưởng, trong dòng họ có người trưởng họ và nội tộc có tôn trưởng Những người nắm quyền gia trưởng, tôn trưởng sẽ quản lý tài sản của người chưa thành niên, quản lý một phần di sản của người chết để lại thực hiện việc thờ cúng người đó và những người đã chết trong gia đình, dòng tộc Trường hợp cha mẹ đều mất cả, có ruộng đất chưa kịp làm chúc thư, thì anh em trong gia đình phải lấy một phần hai mươi số ruộng đất làm phần hương hoả và giao cho người con trai trưởng giữ Người con trai trưởng sau này chết, thì người cháu trưởng sẽ giữ hương hoả và phần hươg hoả được tính như sau: lấy điền sản là hương hoả của ông nội đem nhập vào phần điền sản của cha, sau đó dành một phần hai mươi toàn bộ điền sản đó

để lại làm hương hoả và lưu truyền cho các thế hệ sau Nếu cha mẹ có chúc thư lập hương hoả, thì con cháu phải theo đúng chúc thư đó để thực hiện, người nào vi phạm thì mất phần đất được hưởng Khi đã thiết lập hương hoả,

dù con, cháu có nghèo đói cũng không được bán, nếu bán thì vi phạm vào tội bất hiếu Trường hợp không còn các cháu trai, trong họ sẽ thoả thuận cử người thừa tự giữu phần hương hoả

Khác với Luật Hồng Đức, Luật Gia Long không có quy định cụ thể về hương hoả Tuy nhiên, vấn đề trưởng tử và và thừa tự được quy định rải rác trong các mục 4, 10, 11 Quyển 6 – Hộ luật

Trong Luật Gia Long, con trai trưởng trong gia đình là người nối dõi việc thờ cúng bố, mẹ, ông, bà Trường hợp không có con trai thì lập người đồng tông thừa tự Luật Gia Long cũng quy định tài sản của bố mẹ không chia cho các con mà giao cho con trưởng để thừa kế nối dõi nghiệp của cha ông Trường hợp mà chia gia tài thì chia đều cho tất cả các con không phân biệt

Trang 4

con trai, con gái, con vợ cả hay con vợ lẽ, tỉ thiếp, mỗi người được hưởng một phần bằng nhau.

Sự khác biệt cơ bản giữa Luật Gia Long và Luật Hồng Đức về vấn đề hương hỏa là:

- Trong Luật Gia Long không quy định cụ thể về hương hỏa

- Sau khi cha mẹ chết, tài sản của cha mẹ không chia, được giao cho con trưởng tử quản lý Trưởng tử là người nối dõi sự nghiệp của cha

mẹ, giữ gìn phát triển nền thịnh vượng chung của gia đình, chăm lo phần mộ và thờ cúng ông bà, cha mẹ

Như vậy, luật cổ Việt Nam rất coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, ông bà, cha mẹ Di sản dùng vào việc thờ cúng chủ yếu là điền sản Người nối dõi hoặc người thừa tự có quyền sử dụng hương hỏa, lấy hoa lợi, lợi tức dùng để thờ cúng người đã khuất, phần còn lại sẽ thuộc về mình

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc cải tạo XHCN và chi viện sức người, sức của cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống giặc Mỹ xâm lược Nhân dân miền Bắc thực hiện chính sách tiết kiệm để xây dựng XNXH, vì vậy các phong tục tập quán thờ cúng được đơn giản hóa nhưng vẫn giữ được tính tôn nghiêm Pháp luật trong thời kì này không điều chỉnh về hương hỏa nhưng thực tế một số tập quán của nhân dân ta từ thời kì phong kiến còn tồn tại, cho nên pháp luật điều chỉnh về thừa tự và lập tự, coi người thừa tự như con nuôi của người lập

tự, do vậy được hưởng di sản của người lập tự Những năm 80 của thế kỷ

XX, ở miền Bắc phong tục thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên được duy trì ở từng gia đình, dòng họ với nhiều mức độ khác nhau Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tập quán của từng địa phương nhưng đều có chung một điểm là dùng hương hỏa để thờ cúng Việc thờ cúng này tuy có đạm bạc, nhưng thể hiện lòng thành của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên Ở

Trang 5

nước ta, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống nhân dân đã có phần dư dật, cho nên việc thờ cúng ông bà, cha mẹ không những có ý nghĩa tư tưởng nhớ đến người đã khuất và còn là ngày anh em, con cháu sum họp quây quần bên nhau ôn lại những kỉ niệm trong gia đình.

2 Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về di sản dùng vào

việc thờ cúng.

Để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân là uống nước nhớ nguồn

và tạo điều kiện cho các thế hệ sau thực hiện việc thờ cúng được tốt hơn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong đó có

di sản dùng vào việc thờ cúng, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990

Di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là tiền, vàng, nhà ở, hoa màu do người chết để lại và được giao cho người thừa kế giữ Người thừa kế khai thác công dụng của tài sản thu hoa lợi, lợi tức và lấy một phần tài sản hoặc hoa lợi tức để duy trì việc thờ cúng người quá cố và tổ tiên Việc khai thác lợi ích của tài sản như thế nào do những người thừa kế thỏa thuận Trường hợp việc thờ cúng không được thực hiện thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng

sẽ chia cho những người thừa kế hàng thứ nhất của người để lại di sản thờ cúng Nếu những người thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết và thời hiệu về thừa kế đã hết, thì di sản thuộc về người thừa kế được quy định tại các Điều

25, Điều 26 Pháp lệnh Thừa kế đang quản lý hợp pháp di sản đó

Thờ cúng là một nghĩa vụ mang tính đạo đức, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng tôn kính của nhân dân, của dân tộc đối với những người đã hy sinh trong các cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài đem lại sự bình yên cho đất nước Nghĩa vụ này là của mọi

Trang 6

người mà không phải của riêng ai, việc thờ cúng mang tính tượng trưng không nhất thiết phải bằng hiện vật Nếu thờ cúng, ăn uống linh đình sẽ tốn kém, gây lãng phí không cần thiết Điều quan trọng là con cháu muốn đền

ơn đáp nghĩa ông bà thì phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống, cho nên pháp luật quy định di sản dùng vào việc thờ cúng có thể được đem chia nếu có thỏa thuận của những người thừa kế

và thời hạn quản lý di sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, sau thời gian đó di sản sẽ được xử lý theo pháp luật quy định Tuy nhiên, quy định thời hạn là 10 năm chưa phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân ta, vì

lẽ thờ cúng là một việc làm thường xuyên và lâu dài từ đời này qua đời khác Mặt khác, di sản thờ cúng là nhà ở và đất đai, đây là những bất động sản tồn tại lâu dài, do vậy quy định thời hiệu: như Pháp lệnh Thừa kế không phù hợp, cần quy định thời hạn lâu hơn nữa để buộc người quản lý di sản phải thực hiện nghĩa vụ thờ cúng và quản lý di sản có hiệu quả hơn

Kế thừa và phát triển Pháp lệnh Thừa kế 1990, Điều 670 BLDS quy định

về di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc Trường hợp, di chúc không chỉ định người quản

lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì những người thừa kế thỏa thuận giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho một người thừa kế trông coi, sử dụng: Người quản lý di sản có thể là con hoặc cháu của người đã chết, họ có điều kiện trông coi, quản lý, duy trì, phát triển di sản dùng vào việc thờ cúng Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng người có tài sản chết vào ngày giỗ, tết Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng Đây cũng chính là

sự khác biệt giữa pháp luật của Nhà nước ta và pháp luật thời phong kiến thuộc địa và luật cổ Việt Nam

Trang 7

Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cho nên trong Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Điều 670 BLDS năm 2005 đã quy định người lập

di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng

Điều 670 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

“ 1 Trong trường hợp người lập di chúc có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng…”

Một vấn đề được đặt ra là thế nào là một phần di sản,vấn đề này có thể giải thích dựa vào lịch sử lập pháp và theo tư duy logic:

- Theo pháp luật dân sự của nhà nước phong kiến Việt Nam, như Luật Hồng Đức, hương hỏa là 1/20 điền sản, theo Luật Bắc Kỳ năm 1931

và Luật Trung Kỳ năm 1936, hương hỏa là 1/5 điền sản( ruộng đất) Hương hỏa được giao cho tôn trưởng quản lý dùng vào việc phụng tự Như vậy, hương hỏa chỉ là một phần nhỏ điền sản của người chết để lại cho cháu, con sử dụng, thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng

- Theo logic, nếu khối di sản được chia thành hai hay nhiều phần, thì chỉ được dùng một phần đó để thờ cúng, phần còn lại chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng, thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng Trường hợp này tuy người lập di chúc không chỉ định một người quản lý di sản thờ cúng nhưng trong di chúc vẫn xác định rõ dành một phần di sản cho

Trang 8

việc thờ cúng thì những người thừa kế phải cử một người để quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với người đã chết Giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng Phần tài sản này không coi

là di sản thừa kế

Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý Di sản này có thể là một tài sản cụ thể ( cây lâu năm, nhà ở…) Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lý có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng Người quản lý có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó

để thực hiện việc thờ cúng Người quản lý không được sử dụng vào mục đích của riêng mình Không có quyền định đoạt di sản này Trường hợp người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản lý di sản đó, những người thừa kế sẽ thỏa thuận giao cho người khác quản lý

Điều 670 BLDS không có quy định về tính chất của di sản dùng vào việc thờ cúng, mà chỉ định lượng phần di sản dùng vào việc thờ cúng Vì vậy, người lập di chúc có thể định đoạt bất kì tài sản nào trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để dùng vào việc thờ cúng

3 Một số quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng còn thiếu hoặc bất cập,

ý kiến giải pháp.

Trang 9

Trong trường hợp người lập di chúc có dành một phần di sản thờ cúng, thì cần phải trích một phần di sản để làm di sản thờ cúng Tuy nhiên, phần di sản thờ cúng chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với di sản thì chưa được quy định cụ thể Trường hợp, người thừa kế theo pháp luật còn sống và người thừa kế theo di chúc chết mà họ đang quản lý di sản thờ cúng thì xử lý di sản thờ cúng đó thế nào, vấn đề này còn nhiều mâu thuẫn, do vậy áp dụng pháp luật

sẽ vướng mắc Theo Điều 670 BLDS quy định:

“1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng theo di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản

đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

2.Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

- Khoản 1 Điều 670 BLDS quy định, nếu người lập di chúc dành lại một phần di sản… Như vậy, một phần di sản là bao nhiêu trong tổng di sản thừa

kế Về vấn đề này có thể hiểu theo hai nghĩa:

Trang 10

Thứ nhất, luật quy định người lập di chúc dành một phần di sản, vậy có thể hiểu là không được dùng toàn bộ di sản để thờ cúng, do đó người lập di chúc

có thể dành đến phần lớn di sản để thờ cúng

Thứ hai là, nếu chia số di sản thành nhiều phần thì người lập di chúc có quyền dành một phần trong tổng số phần di sản đó Vậy khi chia di sản thành nhiều phần thì chia tối đa và tối thiểu là bao nhiêu phần, tối đa là vô cùng và tối thiểu là 2 phần bằng nhau Trường hợp này, phần di sản thờ cúng không quá một phần nếu di sản chia làm hai phần

Vì những lý do trên cần quy định cụ thể hơn di sản thờ cúng tỉ lệ bao nhiêu

là phù hợp

- Tại đoạn ba của khoản 1 Điều 670 BLDS quy định tất cả mọi người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng thuộc về người quản

lý di sản Nội dung của đoạn này có vấn đề chưa hợp lý như sau

Trường hợp người để lại thừa kế có nhiều người thừa kế theo pháp luật nhưng lập di chúc cho một người hưởng di sản và giao cho người này quản lý di sản thờ cúng Nếu người quản lý di sản thờ cúng chết nhưng thời hiệu của thừa kế chưa hết, theo quy định của điều luật trên, người thừa kế của người quản lý di sản đang quản lý di sản đó được hưởng di sản thờ cúng Vấn đề này trái với thời hiệu là 10 năm Mặt khác, việc quy định thờ cúng là nghĩa vụ lâu dài của các con, các cháu, vì thế người quản lý di sản thờ cúng chết, di sản thờ cúng không thể thuộc người đang quản lý trong diện những người thừa kế mà phải tiếp tục thực hiện việc thờ cúng và ít nhất đến hết thời hiệu thừa kế, thì di sản mới thuộc về người thực tế đang quản lý di sản thờ cúng

- Khoản 2 Điều 670 BLDS không tương đồng với khoản 2 của Điều 671 BLDS Theo quy định tại khoản 2 Điều 670 BLDS, pháp luật không cho

Ngày đăng: 29/01/2016, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w