Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc q
Trang 1MỞ ĐẦU:
Mỗi cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết Di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản mà theo ý nguyện của người lập di chúc trong bản di chúc có hiệu lực pháp luật là sẽ dùng vào việc thờ cúng sau khi người lập di chúc chết
NỘI DUNG:
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ DI SẢN
1.Thừa kế theo di chúc
a)khái niệm di chúc
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người (người để lại di sản) nhằm định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc một phần tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người sau khi người
đó chết Sự bài tỏ ý chí được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản (gọi là di chúc bằng văn bản), hoặc bằng lời nói miệng (gọi là di chúc miệng) Sự bày tỏ ý chí này gọi là lập di chúc (Điều 646 bộ luật Dân sự số 33/2005/ QH11 của Quốc hội)
b)Nội dung di chúc:
Nội dung của di chúc thể hiện ý chí của một bên là người để lại di sản khi người đó lập di chúc và chỉ được thực hiện sau khi người để lại di sản chết
Vì vậy:
- Người để lại di sản không bị giàng buộc bởi di chúc do chính mình đã lập
ra Người đó có thể sửa đổi di chúc hoặc hủy bỏ di chúc đã lập bằng một di chúc khác lập ra sau này
Trang 2- Không có sự giàng buộc giữa người lập di chúc và người được chỉ định là
người thừa kế theo di chúc hoặc của bất kì người nào khác trong thời gian
người lập di chúc còn sống;
- Sau khi người lập di chúc chết, người được chỉ định là người thừa kế theo
di chúc sẽ có quyền bày tỏ ý chí của mình nhận hay không nhận tài sản của
người lập di chúc để lại
c) Các điều kiện của di chúc:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc
không trái quy định của pháp luật
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp
pháp, nếu có đủ các điều kiện nói trên
Về di chúc chung của vợ, chồng, Bộ luật Dân sự cũng quy định: Vợ, chồng
có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung Di chúc chung của vợ,
chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ,
chồng cùng chết
Như vậy, nếu di chúc của cha mẹ bạn đáp ứng được đầy đủ các quy định nói
trên thì di chúc đó là hợp pháp Tuy nhiên, di chúc đó là di chúc chung của
bố mẹ bạn nên chỉ có hiệu lực sau khi mẹ bạn qua đời
2 Khái niệm và đặc điểm của di sản
Trang 3Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp
và quyền thừa kế của công dân Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại di sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản
Người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng đất được coi là di sản thừa kế khi:
- Đã có Giấy chứng nhận QSD đất theo Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 hoặc Luật đất đai 2003;
- Đã có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003; kể từ 01-7-2004 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế;
- Loại đất chưa có các giấy tờ nêu ở trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất đó thì đất vẫn được coi là di sản (được tính giá trị và phân chia như loại đất có giấy tờ nêu trên) khi UBND cấp có thẩm quyền xác định việc sử dụng đất là hợp pháp hoặc có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất
Trang 4Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận
đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng sau khi họ đã chết cũng là di sản để chia cho các thừa kế của họ Trường hợp cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng thì không phải là di sản của người có công với cách mạng
3 Khái niệm và đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự thì:
1 Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng
Trang 5Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản
đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật
2 Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo quy định tại khoản 1 điều 670 Bộ luật dân sự thì Trong trường
hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế Như vậy trong trường hợp di sản là bất động sản, nếu không chia thừa kế thì cũng không làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là di sản thừa kế cho người khác được.Vì vậy, người lập di chúc cần cân nhắc nếu vẫn muốn sang tên quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người được thừa kế sau này
II Những bất cập và tranh chấp trên thực tế về di sản dùng vào việc thờ cúng.
1 Bất cập về quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng
Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản
Trang 6do người chết để lại Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ
nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 BLDS) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 BLDS).
Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc Như vậy, có
áp dụng Điều 643 BLDS quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không? Trường hợp người lập di chúc
có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để
di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?
Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự
Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem
ra chia thừa kế Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu Do vậy, trường
Trang 7hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng
và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên
2.Tranh chấp trên thực tế về di sản dùng vào việc thờ cúng
Tranh chấp 1:
Đại gia đình tôi có một mảnh vườn và nhà cổ xưa khá rộng lớn, khoảng 8
sào đất Mảnh đất hương hỏa này đã qua 4 đời (đời sơ, đời cố, đời ông nội
và đời cha) để lại cho con cháu tiếp tục ở thờ cúng, nhang khói cho ông bà, không được sang nhượng Sau ngày giải phóng, các anh chị đi làm ăn xa nên để lại cho người anh con bác vào ở trông coi.
Hằng năm, chúng tôi gửi tiền về cho anh ấy lo việc giỗ chạp, cúng kiếng Nay, do đất đai và nhà cổ rất có giá nên anh ấy có ý định chiếm đoạt, tìm mọi cách làm sổ đỏ mang tên mình Nếu anh ấy bán bất động sản này, tôi có thể kiện, ngăn cản được không? Chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng bất động sản này là của ông bà tôi để lại chứ không phải của anh
ấy? Mong tòa soạn giải đáp giúp, xin chân thành cám ơn ! (Nguyễn Thị Ái
Vân- Diên Khánh- Khánh Hòa).
- Trả lời: Tại điều 670 - Bộ luật Dân sự quy định di sản dùng vào việc thờ
cúng như sau: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc
Trang 8thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc, hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản
lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng
Vì vậy, nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh bất động sản này là di sản dùng vào việc thờ cúng thì những người trong gia tộc có quyền gửi đơn yêu cầu
đòi lại đất, đơn nộp cho UBND xã, phường,thị trấn nơi có diện tích đất tọa
lạc; yêu cầu hòa giải để người chiếm dụng đất trả lại Nếu hòa giải không thành thì khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện để nơi đây giải quyết theo pháp luật
Tranh chấp 2:
Cha mẹ tôi khi qua đời có để lại di chúc, nêu rõ: ngoài phần riêng cha
mẹ để cho mỗi người con, còn 500 m2 đất để lại cho anh cả để chăm lo việc thờ cúng ông bà Nay anh tôi muốn làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng tôi muốn phải nêu rõ là đất dùng để thờ cúng Vậy chúng tôi phải làm thủ tục gì để vẫn giữ được mảnh đất này
là nơi thờ tự của gia đình?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự về di sản để lại vào việc thờ
Trang 9cúng quy định rõ: Trường hợp người để lại di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng
Theo quy định của pháp luật, khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở mà người làm đơn không phải là chủ của các loại giấy tờ theo quy định của Luật Đất đai thì phải kèm theo các giấy tờ hợp
lệ khác như: giấy tờ mua bán nhà, giấy tờ liên quan đến thừa kế, tặng cho Người làm đơn được cấp Giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Do vậy, khi anh trai của bạn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải có các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế Nếu trong chúc thư nêu rõ 500m2 để lại cho người anh là để dùng vào việc thờ cúng thì cơ quan xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xem xét ý chí của người để lại di sản đươc ghi trong chúc thư để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh bạn với mục đích là đất ở hay thờ cúng
Bạn và những đồng thừa kế còn lại có thể làm đơn tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình bãy rõ những nội dung
Trang 10trên và đề đạt yêu cầu của các đồng thừa kế là khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người anh cả nên ghi rõ có phần diện tích thờ cúng Tranh chấp 3:
Gia đình tôi là trưởng chi của dòng họ, trên đất của gia đình có nhà thờ
và ruộng vườn do ông nội tôi quản lý sau đó giao lại cho ba tôi và sau này ba tôi giao cho anh cả tôi có nghĩa vụ thờ cúng, chăm lo việc từ đường.
Theo tôi được biết thì việc thờ cúng từ đời này sang đời khác không có
di chúc bằng văn bản mà do họp chi giao cho người trưởng quản lý Anh cả tôi có ba người con trai thì hy sinh hai, còn lại một nhưng cháu
ấy không có con trai, cũng từ đó phát sinh ai là người quản lý, chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên sau này.
Vậy nếu sau này anh tôi qua đời thì tôi được anh tôi giao quyền thờ cúng có được không hay cứ phải thực hiện giao cho con của anh Xin luật sư nêu các quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng?
Trả lời:
Nhà nước ta luôn tôn trọng việc thờ cúng của nhân dân cho nên trong Bộ Luật dân sự cũng như các văn bản về thừa kế đều quy định người lập di chúc
có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc trong nom, quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng
Bộ Luật dân sự quy định:
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được thừa kế và được giao cho một người
đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
Trang 11Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người quản lý khác để quản lý để thờ cúng
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di dản để thờ cúng Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật
Đối chiếu với quy định của pháp luật thì di sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình anh được để lại qua nhiều thế hệ và hiện nay anh trai anh là người được giao cho quản lý di sản và thờ cúng tổ tiên Anh và anh trai anh đều nằm trong hàng thừa kế thứ nhất khi ba anh để lại di sản đó
Nay theo suy nghĩ của gia đình thì con trai của anh cả không có con trai và muốn giao việc thờ cúng cho anh (là con thứ) cũng phù hợp với pháp luật và đạo lý, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta, nhưng việc giao quyền đó phải được anh trai anh là người chủ quản lý di sản đó đồng ý trên cơ sở tự nguyện
và có sự bàn bạc thống nhất cao trong gia đình dòng họ
III Phương hướng hoàn thiện.
Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 người lập di chúc có quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng Nếu người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý
để thực hiện việc thờ cúng Nếu người để lại di sản không chỉ định người