1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên để học tốt một số nội dung “phép biện chứng duy vật”

70 886 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên để học tốt một số nội dung “phép biện chứng duy vật”

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CƠ BẢN I

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong một thế giới bao la, rộng lớn với biết bao sự vật,hiện tượng đang phát triển không ngừng Biết bao kiến kiến thức mà chúng ta cònchưa tìm tòi, chiếm lĩnh được Từ xưa, nhiều nhà khoa học đã đào sâu nghiên cứu

để giành lấy đỉnh cao tri thức của nhân loại với các phương pháp, con đường khácnhau Nhưng có lẽ lý luận về phép biện chứng duy vật đã để lại cho các ngành khoahọc một giá trị to lớn, thúc đẩy quá trình nhận thức, soi sáng thêm cho các ngành

khoa học “Phép biện chứng duy vật” giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện

hơn về những kiến thức đã học trong nhà trường cũng như trong cuộc sống

Triết học là một trong những môn khó, có tính trừu tượng cao Sinh viênHọc viện đều là sinh viên khối A, chuyên về những môn Toán, Lý, Hoá hay Sinhhọc Bởi vậy những kiến thức về các ngành khoa học tự nhiên là quen thuộc vớisinh viên trong Học viện nhưng những lý luận trong quá trình học tập môn triết học

thì thật là nỗi “ám ảnh”, nhiều bạn cảm thấy chán, sợ hãi khi nói đến Triết học.

Nguyên nhân một phần cũng vì các bạn chưa gắn lý luận triết học với thực tiễn, vớinhững kiến thức khoa học tự nhiên sở trường, đặc biệt là gắn khoa học tự nhiên với

“phép biện chứng duy vật”.

Bản thân chúng tôi là những sinh viên đam mê tìm hiểu, nghiên cứu mônhọc, muốn gắn những kiến thức Toán, Lý, Hoá, Sinh đã học được với những nội

dung của “phép biện chứng duy vật”, và muốn sử dụng những kiến thức Khoa học

tự nhiên đó để chứng minh, làm rõ cho những lý luận của Triết học Do vậy, chúng

tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng những kiến thức khoa học tự nhiên để

học tập tốt một số nội dung của phép biện chứng duy vật”.

Trang 3

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài sinh viên Nhóm làm đề tài khôngthể trình bày tất cả các nội dung của biện chứng duy vật mà chỉ vận dụng kiến thứccủa khoa học tự nhiên như Toán - Lý - Hoá - Sinh để chứng minh một số nội dungcủa phép biện chứng duy vật nhằm đưa ra một phương pháp học tập mới tích cựchơn cho môn Triết học nói riêng và những môn Mác- Lênin nói chung.

Để hoàn thành được đề tài này, Nhóm làm đề tài muốn gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới cô giáo: Ths Nguyễn Thị Hồng Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn,động viên tinh thần cho Nhóm trong suốt quá trình làm đề tài và các thầy cô giáotrong Hội đồng phản biện đã cho Nhóm làm đề tài những ý kiến nhận xét, đóng góp

và chỉnh sửa rất quý báu

Tuy vậy trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắnvẫn không thể tránh được những sai sót Do vậy Nhóm rất mong nhận được những

ý kiến quý báu của quý thầy cô cũng như của các bạn sinh viên Học Viện để đề tài

có thể hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu……….2

Chương 1 Lý luận chung về phép biện chứng duy vật……… 6

1.1 Khái quát về phép biện chứng duy vật………6

1.1.1 Lịch sử phép biện chứng duy vật……….6

1.1.2 Phép biện chứng duy vật……… 8

1.2 Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật……… 13

1.2.1 Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật……… 13

1.2.2 Các cặp phạm trù cơ bản………15

1.2.3 Các quy luật cơ bản……… 16

1.3 Vai trò của phép biện chứng duy vật……… 17

Chương 2 Vận dụng các kiến thức Khoa học tự nhiên để học tốt một số nội dung của phép biện chứng duy vật………30

2.1 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên……….30

2.2 Một số vận dụng cụ thể……….31

2.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và Nguyên lý về sự phát triển………31

2.2.2 Các cặp phạm trù cơ bản………41

Trang 5

*Cặp phạm trù nguyên nhân & kết quả……… 41

*Cặp phạm trù bản chất & hiện tượng……….45

*Cặp phạm trù tất nhiên & ngẫu nhiên……… ………… 49

*Cặp phạm trù cái chung, cái riêng & cái đơn nhất……… 52

2.2.3 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật……… 54

*Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại……… 54

*Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập……….58

*Quy luật phủ định của phủ định……… 61

Một số kinh nghiệm và khuyến nghị……… 67

1 Một số kinh nghiệm được rút ra nhằm học tốt môn triết học – Mác Lênin……….67

2 Một số khuyến nghị……… 67

Kết luận……… 69

Tài liệu tham khảo……… 70

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1 Khái quát về phép biện chứng duy vật

1.1.1 Lịch sử phép biện chứng

Phép biện chứng

Phép biện chứng là thuật triết học ngữ Hy Lạp Cách hiểu của triết học Hy Lạp cổđại về phép biện chứng là nghệ thuật phát hiện ra mâu thuẫn trong lập luận của đốiphương và nghệ thuật bảo vệ lập luận của mình Họ cho rằng tri thức là chân lý thìkhông có mâu thuẫn Quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết mâu thuẫn.Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ phép biện chứng theo nghĩa này là Xôcrat Còn ởHêraclit thể hiện khá rõ tư tưởng vận động và phát triển của thế giới Lênin coiHêraclit là nhà biện chứng đầu tiên trong lịch sử

Cùng với sự vận động và phát triển của thực tiễn, thuật ngữ phép biện chứngngày càng được bổ sung nội dung mới Đến Hêghen thuật ngữ phép biện chứng đãđược phát triển ở trình độ cao và khá sát hợp với nghĩa hiện đại Tuy là phép biệnchứng duy tâm nhưng Hêghen đã khái quát được những quy luật cơ bản của phépbiện chứng, dù đó là những quy luật tinh thần nhưng thể hiện rõ tư tưởng về vậnđộng và phát triển

Kế thừa có chọn lọc và phát triển một cách sáng tạo những giá trị triết học đã cótrong lịch sử, C.Mác, Ph Ăngghen và V.I.Lênin đã hoàn thiện thuật ngữ phép biệnchứng, làm rõ nó trở thành phép biện chứng duy vật, trở thành khoa học phản ánhnhững quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển tự nhiên, xã hội và nhận thức.

Hình thức và nội dung của phép biện chứng

Trang 7

Hình thức và nội dung của phép biện chứng đầu tiên thể hiện trong nhiều học

thuyết của Triết học Hy Lạp cổ đại Đặc điểm chủ yếu của phép biện chứng này là

tự phát và ngây thơ Tự phát vì các nhà triết học nghiên cứu tự nhiên nhằm đưa ra

bức tranh chung về thế giới, chỉ ra nguồn gốc của nó, chứ không có chủ địnhnghiên cứu phép biện chứng Vì vậy, họ mới nêu lên được một số yếu tố báo cáo lẻ

tẻ, rời rạc, chưa thành hệ thống lý luận, nên còn ít giá trị nâng cao tính tự giác củacon người, chưa đủ sức chỉ đạo thực tiễn Ngây thơ vì các kết luận của họ thườngđược rút ra từ sự cảm thụ trực tiếp thế giới xung quanh, vì họ quan niệm mọi sựvật được sinh ra từ một hay vài nguyên tố đầu tiên, mọi sự vận động đều bắt nguồn

từ nguyên tố đó… Dù vậy, vào thời kỳ này, giá trị của phép biện chứng này là vôthần, chống phép siêu hình và tôn giáo

Hình thức và nội dung của phép biện chứng thứ hai thể hiện trong nhiều học

thuyết triết học cổ điển Đức Đặc điểm của phép biện chứng này là duy tâm khách

quan Người sáng lập phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là Cantơ Hạt nhânhợp lý trong nội dung phép biện chứng chủ Cantơ là sự thống nhất biện chứng củacác mặt đối lập là động lực của sự vận động và phát triển, nhưng ông coi động lực

ấy là động lực “Thuần tuý” có trước vật chất Hạt nhân hợp lý nhất trong phép biện

chứng của Phíchtơ coi nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn

và sự phát triển theo ông chỉ tồn tại trong ý thức Hạt nhân hợp lý trong phép biệnchứng của Hêghen thể hiện ở ba mặt: nó vượt qua chủ nghĩa duy vật tầm thường;

nó thể hiện được những hình thức chung của vận động; nó khái quát được nhữngquy luật chung của phép biện chứng Sai lầm có tính nguyên tắc trong phép biệnchứng của Hêghen coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật Vì

vậy, ông coi thế giới khách quan là sự tha hoá của “ý niệm tuyệt đối”.

Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó, dựa trên cơ

sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sửloài cũng như thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng

Trang 8

lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau đượcV.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho phép biện chứng một hình thứcmới về chất Đó là phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật vàphương pháp luận biện chứng Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chếcủa phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứngduy tâm khách quan thời cận đại Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bảnchung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới Phép biện chứng duy vật trởthành một khoa học Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệthống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánhđúng đắn hiện thực Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vànguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất Vì thế Ph.Ăngghen đã

định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật

phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1

1.1.2 Phép biện chứng duy vật

Điều kiện, tiền đề ra đời phép biện chứng duy vật.

Tính tất yếu phải chuyển sang phép biện chứng duy vật xuất hiện giữa thế kỷXIX, bởi vào thời điểm đó, phép biện chứng hiện thực thể hiện tính xác thực củamình ngày càng rõ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nhận thức C.Mác

và Ph Ăngghen đã xây dựng phép biện chứng duy vật thể hiện rõ nét trong bộ “Tư

bản” trong “Chống Đuy rinh” và trong “Biện chứng của tự nhiên”.

Tiền đề trước hết là các điều kiện kinh tế – xã hội thời đó: là thời kỳ phát triển

của chủ nghĩa tư bản nhờ tác động của cuộc cách mạng công nghiệp; thời kỳ bộc lộnhững mâu thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn giữa

Trang 9

giai cấp tư sản và vô sản; thời kỳ mà giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giaicấp cách mạng mà giai cấp vô sản đóng vai trò là lực lượng tiên phong trong cuộcđấu tranh cho nền dân chủ Thực tiễn xã hội đòi hỏi việc nhận thức bản chất cácquá trình xã hội, đòi hỏi phải được soi sáng bằng lý luận khoa học Sự ra đời củachủ nghĩa Mác nói chung, của phép biện chứng duy vật nói riêng là sự giải đáp đòihỏi khách quan của thực tiễn xã hội trong thời kỳ đó

Thứ hai: những phát sinh mới của khoa học tự nhiên, đặc biệt là định luật bảo

toàn và chuyển hoá năng lượng, lý thuyết tế bào và quan điểm tiến hoá của Đácuyn

đã làm bộc lộ tính hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu hìnhtrong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để pháttriển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật

Thứ ba: Sự kế thừa những học thuyết triết học của các đại biểu tiêu biểu như

Hêghen và Phoiơbach; học thuyết kinh tế chính trị học với những đại diện xuất sắc

là A.Smith và Đ.Ricacđô; đó là học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng với những

đại biểu là Xanhximông và S.Phuriê và R.Ôoen Trên cơ sở những tiền đề ấy, phép

biện chứng duy vật ra đời trở thành môn khoa học về các quy luật chung nhất của

sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của nhận thức.

Đặc điểm của phép biện chứng duy vật

Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng duy vật với các hình thức và nộidung của phép biện chứng đã có trong lịch sử ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất; Điểm xuất phát của phép biện chứng duy vật là quan điểm xây dựng một nhận thức khoa học về thực tiễn Nhiệm vụ trung tâm của quan điểm này

là phải có một nhận thức duy vật về lịch sử Những nguyên lý cơ bản của nhận thức

này được C.Mác và Ph.Ăngghen làm sáng tỏ mình trong tác phẩm “Hệ tư tưởng

Đức” Trên lập trường của những nguyên lý duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen

Trang 10

đã phê phán tư tưởng duy tâm về lịch sử của Phoi-ơ- bắc, của những người xã hộichủ nghĩa không tưởng Đồng thời, xuất phát từ nguyên tắc thống nhất giữa chủ

nghĩa duy vật trước đó bằng cách vạch rõ tính trực quan, coi là khuyết điểm của

chủ nghĩa duy vật cũ

Thứ hai, cơ sở xã hội của phép biện chứng duy vật khi nó xuất hiện là các

tầng lớp xã hội bị áp bức và bóc lột, đặc biệt là giai cấp vô sản Một đòi hỏi khách

quan của lực lượng xã hội này là phải nhận thức bản chất của các quá trình xã hội,phải có một lý luận khoa học soi sáng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Thứ ba: phép biện chứng duy vật mang tính chất phê phán và cách mạng.

Tính chất phê phán và cách mạng là bản chất của phép biện chứng duy vật Phépbiện chứng duy vật cho rằng thế giới không tồn tại tuyệt đối mà có tính chất quá độgiữa các sự vật, hiện tượng quá trình và của ngay trong lòng sự vật, hiện tượng, quátrình của thế giới; nó không tồn tại ngoài quá trình phát triển vô cùng tận từ thấpđến cao Đồng thời phép biện chứng duy vật trong khi đưa ra quan niệm về tínhhợp lý của hiện tồn và cũng bao hàm trong nó quan niệm về tính diệt vong tất yếucủa tính hiện tồn đó, nó chống lại mọi quan điểm siêu hình, máy móc, bảo thủ, trìtrệ Trong lĩnh vực xã hội, phép biện chứng duy vật không chỉ giải thích xã hội hiệntại (xã hội tư bản), mà còn bao hàm trong nó tư tưởng làm thay đổi, cải tạo nó bằngcách mạng

Thứ tư, đặc trưng mới của phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật, sự thống nhất giữa phép biện chứng với lý luận nhận thức và lôgic học biện chứng.

Khắc phục khiếm khuyết, hạn chế về sự tách rời giữa chủ nghĩa duy vật với phépbiện chứng trong lịch sử triết học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo phép biệnchứng duy tâm của Hêghen, giải thích nó trên lập trường duy vật Đồng thời C.Mác

và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa duy vật cũ trên cơ sở các thành tựu khoa học tự

Trang 11

nhiên và thực tiễn xã hội Đến giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo

ra phép biện chứng duy vật Trong phép biện chứng duy vật, các nguyên lý của chủnghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó với nhau, tạo nên lý luận thống nhất là lýluận biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật còn là lý luận nhận thức Nhận thức không phải là

hành động tức thời, giản đơn, máy móc và thụ động mà là quá trình biện chứng,tích cực, sáng tạo Đó là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản

chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn Vì vậy, Lênin căn dặn “Trong nhận

thức cần phải suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng coi nhận thức là có sẵn, là bất di bất dịch mà phải xem sự hiểu biết nảy sinh từ sự không đầy đủ đến đầy đủ” Nghĩa là triết học Mác xít áp dụng phép biện chứng vào lý luận nhận

thức

Phép biện chứng còn là logic học biện chứng Logic học biện chứng là khoa

học về các quy luật vận động của tư duy Nhưng các quy luật của tư duy chẳng qua

là sự phản ánh các quy luật tồn tại Ph.Ăngghen cho rằng “biện chứng gọi là khách

quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan tức

là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên”2

Vì vậy các quy luật của phép biện chứng duy vật cũng đồng thời là quy luật củalogíc biện chứng

Thứ năm: phép biện chứng duy vật không chỉ là “Khoa học của các khoa học” như phép biện chứng của Hêghen mà nó được xem là sự liên minh ngang hàng với các khoa học cụ thể Các khoa học cụ thể cung cấp cho phép biện chứng

duy vật nguồn tư liệu để khái quát ở trình độ phổ biến, cao nhất Còn phép biệnchứng duy vật đem lại cho các khoa học cụ thể phương pháp phổ quát của tư duy

Thứ sáu: Về bản chất, phép biện chứng duy vật mang tính sáng tạo Nó

không phải là đỉnh điểm của sự phát triển, mà là hệ thống lý luận luôn biến đổi, đổi

Trang 12

mới theo mức độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức Các nguyên lý

lý luận chung nhất của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổbiến và sự phát triển Các hình thức chung nhất của tư duy, phản ánh những đặctrưng phổ quát nhất của hiện thực khách quan là các cặp phạm trù Phản ánh nhữngquá trình vận động và phát triển cơ bản nhất của thế giới hình thành nên các quyluật cơ bản của phép biện chứng

Các yếu tố, cấu trúc và chức năng của phép biện chứng duy vật

Các yếu tố của phép biện chứng duy vật mang tính chất bản thể luận ( nội dung)

và tính chất nhận thức luận (hình thức) Tính bản thể luận như: sự vật, hiện tượngvới tính cách là hiện thực tồn tại khách quan là sự thống nhất của các mặt đối lập,

… Các yếu tố nhận thức luận như: các quy luật, các phạm trù,…

Với tính cách là một hệ thống và ngày càng mở rộng, phép biện chứng có nhữngchức năng đặc trưng riêng cho mình, tương ứng với các yếu tố và cấu trúc của nó.Hai chức năng cơ bản của phép biện chứn duy vật: chức năng về thế giới quan vàchức năng phương pháp luận

Chức năng thế giới quan còn được gọi là chúc năng phản ánh, thông tin Trong

phạm vi chức năng thế giới quan, ta có thể phân chia thành chức năng bản thểluận và chức năng nhận thức luận

 Chức năng phương pháp luận cung cấp những nguyên tắc và sự định hướngchung nhất cho khoa học cụ thể cũng như hoạt động thực tiễn của con người Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệmật thiết với nhau Ngoài hai chức năng cơ bản trên, phép biện cứng duy vật cònthực hiện chức năng giá trị luận Giá trị là hệ thống những chuẩn mực, những lýtưởng mà con người khao khát vươn tới nhằm hoàn thiện nhân cách của mình

Trang 13

1.2 Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật.

* Phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới,

là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị đểcon người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình Nó là khoahọc về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và

tư duy về các quy luật hệ thống Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biệnchứng duy vật không thể không mang tính hệ thống

* Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ mộthọc thuyết khoa học, nó chứa đựng trong mình tính hệ thống chặt chẽ Với tínhcách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phức tạp và đa dạng, cónhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chức năng Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì

nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiên thực Theo nghĩa ấy, Lê Nin viết:

“Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt ( số các mặt

không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số các khía cạnh trong cách tiếp cận,

đi gần với hiện thực”.

1.2.1 Hai nguyên lý của Phép Biện chứng duy vật

Hai nguyên lý đó là: “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” và “Nguyên lý về sự

phát triển”.

* Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trìnhkhác nhau Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhauhay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại,thì nhân tố gì quy định sự liên hệ đó ?

Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật và hiện tượng tồntại tách rời nhau, không có mối liên hệ Có chăng cũng chỉ là sự liên hệ hời hợt bên

Trang 14

ngoài, và nếu họ thừa nhận sự liên hệ thì lại phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫnnhau giữa các hình thức liên hê khác nhau

Ngược lại, những người theo quan điểm biện chứng xem thế giới như là mộtchỉnh thế thống nhất Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đóvừa tách biệt nhau vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau, và

cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chấtcủa thế giới do vậy các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhaunhư thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau của thế giới vậtchất, chúng có liên hệ đa dạng, phong phú

*Sự liên hệ và tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển “ Phát

triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”.

Theo quan điểm đó, phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quátrình phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làmtăng cường tính phức tạp của sự vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức,phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngàycàng hoàn thiện hơn

Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi vềlượng dẫn tới sự thay đổi về chất, sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc vànguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sựvật quy định Phát triển, trong quan điểm duy vật biện chứng, là quá trình tự thâncủa mọi sự vật và hiện tượng Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan độclập với ý thức con người

Sự phát triển không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến cónghĩa là sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Trang 15

Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ hai nguyên lý trên là phươngpháp biện chứng trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn Ăng ghen viết: “

Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự giàng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng ”2

Lênin cũng viết: “ Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt

của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó”3

1.2.2 Các cặp phạm trù cơ bản

Nội dung của phép biện chứng duy vật còn bao gồm các cặp phạm trù cơ bản: + cặp phạm trù cái riêng - cái chung

+ tất nhiên - ngẫu nhiên

+ nguyên nhân - kết quả

* Cặp phạm trù cái riêng và cái chung, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện

tượng là cơ sở phương pháp luận trực tiếp của các phương pháp như: Phân tích và

tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hoá và trừu tượng hoá ==> rút ra đượcmối liên hệ bản chất==> hiểu được toàn bộ các mối liên hệ theo một hệ thống nhấtđịnh

2 C.Mác-Ph.Ăngghen: toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004, t.20, tr.38

3 V.I.Lênin: toàn tập, Nxb.Tiến bộ Mátxcova, 1981, t.42, tr.359

Trang 16

* Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực lại là cơ sở

phương pháp luận để chỉ rõ trình tự kế tiếp nhau của các mối liên hệ và sự pháttriển là một quá trình tự nhiên

* Cặp phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng

các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng củacác phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn

1.2.3 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉđạo mọi hoạt động của con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểmphát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch ra nguồn gốc, độnglực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thếgiới

* Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi

về chất và ngược lại: hay còn gọi là quy luật lượng - chất

Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sởphương pháp luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vậtvới 3 yêu cầu cơ bản là:

+ Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đổi

về chất Chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn

+ Khi lượng được tích luỹ đến giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảyvọt cách mạng, chống thái độ bảo thủ, trì trệ

+ Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình phát triển

* Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập:

Trang 17

Còn được gọi là quy luật mâu thuẫn Quy luật này là hạt nhân của phép biệnchứng, nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đấutranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâuthuẫn mà yêu cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật,trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn vàquá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn Đấu tranh là phương thức giải quyết mâuthuẫn Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt, tuỳ thuộc mâu thuẫn

cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể

* Quy luật phủ định của phủ định.

Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc

thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển

Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọiphương pháp suy nghĩ và hành động của con người Phủ định biện chứng đòi hỏiphải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán,chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô với quákhứ Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cậnlịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai

Tóm lại, mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý

nghĩa phương pháp luận quan trọng Vì vậy, chúng phải được vận dụng tổng hợptrong nhận thức khoa học thực tiễn cách mạng

1.3 Vai trò của phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là công cụ nhận thức chung nhất đối với khoa học

chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, do đó nó có thể giúp nhà khoa học khibắt tay nghiên cứu đối tượng của mình không phải xuất phát từ mảnh đất trống

Trang 18

không mà biết vận dụng từ những thành quả của tư duy nhân loại để xác định đượccon đường nghiên cứu, có phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đềtránh được những sự lầm lạc hay mò mẫm trong quá trình nghiên cứu khoa học củabản thân.

Vai trò các nguyên tắc của phương pháp biện chứng được rút ra từ lý luận biệnchứng duy vật là những yêu cầu nhất định đối với hoạt động nhận thức và thực tiễncủa nhà khoa học Cụ thể:

* Nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện là nguyên tắc được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệphổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

Với tư cách là phương pháp luận trong nhận thức các sự vật, hiện tượng,nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng:

 Trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tínhkhác nhau của chính sự vật hiện tượng đó

 Trong mối quan hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác Đề cập tới

nội dung của phương pháp nhận thức sự vật V.I.Lênin cho rằng “Muốn thực

sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất

cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”4

 Để nhận thức sự vật, hiện tượng nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi xem xét

sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Mỗingười, mỗi thời đại trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định chỉ phản ánh đượcmột số lượng hữu hạn những mối liên hệ cho nên tri thức đạt được về sự vậtchỉ là tương đối không đầy đủ, ý thức được điều đó sẽ tránh được sự tuyệt

4 V.I.Lênin: toàn tập, Nxb.Tiến bộ Mátxcova, 1981, t.42, tr.364

Trang 19

đối hoá những tri thức đã có về sự vật tránh được xem đó là những chân lýbất biến.

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện ở chỗ trong nhận thứcluôn chú ý tới nhiều mặt nhiều mối liên hệ đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏichúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút

ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, quan điểmtoàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải mà đòi hỏi phải làm nổi bậtcái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng

Quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắcphương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ

ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của

sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật và cuối cùng kháiquát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức cơ bản nhất của sự vật

*Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển được rút ra từ nguyên lý về sự phát triển Nguyên tắcnày đòi hỏi khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động trong

sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng

Quá trình phát triển của sự vật thường đồng thời có những biến đổi tiến lên

và có cả biến đổi thụt lùi Quan điểm phát triển đúng đắn khi bằng tư duy khoa họcchủ thể nghiên cứu khái quát làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tất cả những biếnđổi khác nhau đó – tức là vừa thấy sự vật như là cái đang có, vừa phải nắm đượckhuynh hướng phát triển trong tương lai của nó

Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là quá trình biện chứng đầy mâuthuẫn Vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình nhận thức đòi hỏi phải thấy sựquanh co phức tạo của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến Có quan

Trang 20

điểm khoa học như vậy sẽ tránh được sự giao động bi quan khi gặp khó khăn phứctạp Vận dụng quan điểm phát triển với tính cách là nguyên tắc phương pháp luậnnhằm thúc đẩy sự vật phát triển đúng quy luật đòi hỏi chúng ta tìm ra mâu thuẫncủa sự vật hiện tượng, và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn chỉbằng cách đó chúng ta mới góp phần vào sự phát triển.

Sự phát triển biện chứng của quá trình hiện thực và tư duy được thực hiệnbằng con đường thông qua sự tích luỹ về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất thôngqua phủ định của phủ định Vận dụng quan điểm phát triển vào cải tạo sự vật đòihỏi chúng ta phải phát huy nỗ lực của mình trong việc hiện thực hoá hai quá trìnhnêu trên

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:

Mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấncủa không gian, thời gian đó Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khixem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra như hoàn cảnh lịch sử, cảkhách quan và chủ quan để từ đó có những giải pháp, những phương tiện để giảiquyết những vấn đề đã nảy sinh Ví dụ như khi đánh giá vị trí lịch sử của mô hìnhhợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX: Ta phảiđặt trong hoàn cảnh miền Bắc phải đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược: Xâydựng Xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và giải phóng Miền Nam Ta lại chưa có kinhnghiệm trong xây dựng CNXH, khó khăn trong cuộc kháng chiến ở Miền Nam.Chúng ta còn bị ảnh hưởng của mô hình CNXH dập khuôn, đã được xác lập ở mộtloạt các nước XHCN đi trước Do vậy nếu không áp dụng Nguyên tắc Lịch sử-cụ

thể để soi xét thì: một là, sẽ không thấy được một số giá trị tích cực của mô hình HTX trong điều kiện lịch sử đó; hai là, sẽ không thấy hết những nguyên nhân bên

trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy khi hoàn cảnhđất nước đã thay đổi

Trang 21

Ngoài ba nguyên tắc cơ bản trên phép biện chứng duy vật còn giúp chochúng ta những nguyên tắc phương pháp luận khác như:

*Nguyên tắc đi từ “cái riêng” đến “cái chung” và ngược lại, nguyên tắc của sự thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch

Nguyên tắc này được rút ra từ các phạm trù cái riêng và cái chung với tưcách là phương pháp luận trong nhận thức, nguyên tắc này yêu cầu:

Nhận thức đi từ cái riêng đến cái chung bằng con đường suy luận quy nạp, từcái chung đến cái riêng bằng con đường suy luận diễn dịch là hai nhân tố củaphương pháp nhận thức biện chứng thống nhất hay nói đúng hơn là hai yêu cầu liên

hệ hữu cơ với nhau của nguyên tắc phương pháp nhận thức biện chứng

Tri thức nhận thức qua suy luận quy nạp thường là gần đúng chưa chắc chắn

vì ở đây kết luận chúng được hình thành trên cơ sở của sự lặp đi lặp lại đơn giản

Để khắc phục nhược điểm của quy nạp, cần phải sử dụng phương pháp suy luậndiễn dịch Những kết luận thu được bằng con đường này (tức là kết quả suy luậntheo ba đoạn) chỉ đúng với điều kiện và những tiền đề của nó phải đúng Quy nạp

và diễn dịch là hai hình thức tư duy độc lập nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau làtiền đề cho nhau Nhờ khái quát từ các tư liệu đã tích luỹ quy nạp chuẩn bị căn cứ

để dự kiến về nguyên nhân tồn tại một mối liên hệ tất yếu của các sự vật, hiệntượng, nghiên cứu để kiểm tra tính chân thực của các dữ kiện đó Còn diễn dịch thìluận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp,giải trừ tính không đúng đắn của các kết luận và biến chứng thành tri thức đáng tincậy Ph.Ăngnghen cho rằng quy nạp và diễn dich phải đi đôi với nhau một cách tấtnhiên, không được đề cao cái này coi nhẹ cái kia, phải tìm cách vận dụng mỗi cáicho đúng chỗ và chỉ có thể làm như vậy nếu người ta không quên rằng chúng liên

hệ và bổ sung cho nhau

Trang 22

*Nguyên tắc quyết định luận.

Nguyên tắc quyết định luận hình thành trên cơ sở học thuyết về mối liên hệ

và tính quy định nhân quả phổ biến của tất cả các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

và tư duy

Với tính cách là phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn, nguyên tắcquyết định luận cho rằng mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại vàtiêu vong nên không có vấn đề có hay không có nguyên nhân của một hiện tượngnào đó mà chỉ có vấn đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được pháthiện mà thôi nhiệm vụ của nhận thức là đi tìm những nguyên nhân chưa được pháthiện để có thể hiểu đúng hiện tượng Trong quá trình đi tìm nguyên nhân chưa đượcphát hiện để có thể hiểu đúng hiện tượng Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cầnlưu ý:

+ Mối liên hệ nhân – quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thứccon người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở chính thế giới các hiệntượng chứ không thể ở ngoài đó

+ Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của mộthiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ratrước khi hiện tượng đó xuất hiện

+ Dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả lànguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặcbiệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy

+ Một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong qúa trìnhxác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đó, cần hết sức tỷ mỉ, thận trọngvạch ra cho được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ của

Trang 23

chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thể xác định đúng vềnguyên nhân sinh ra hiện tượng.

+ Một hiện tượng trong mối liên hệ này là kết quả trong mối liên hệ khác lànguyên nhân nên để hiểu tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong nhữngquan hệ mà nó là kết quả

+ Mối liên hệ nhân quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào đó để hànhđộng Trong qúa trình hành động chúng ta cần chú ý: muốn loại bỏ một hiện tượngnào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó; muốn cho hiện tượng ấy xuấthiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh

ra nó phát sinh tác dụng Vì hiện tượng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhântác động nên trong hoạt động thực tiễn cần chọn phương pháp hành động thích hợpchứ không nên dập khuôn; vì nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong giữvai trò quyết định trong sự xuất hiện vận động tiêu vong của hiện tượng, nên tronghoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào nguyên nhân chủ yếu nguyên nhân bêntrong; để đẩy nhanh hoặc loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, cầnlàm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều hoặc ngược chiều vớichiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan

*Nguyên tắc chất và lượng liên hệ lẫn nhau

Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi vềchất và ngược lại ta rút ra được nguyên tắc chất và lượng liên hệ với nhau Nguyêntắc này đặt ra yêu cầu trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn đó là cầnphải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luậtthì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn rabước nhảy về chất của sự vật, vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữukhuynh Tả khuynh là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tíchlũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện bước nhảy liên tục về chất Hữu khuynh là

Trang 24

sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dùlượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa

về lượng

Để có tri thức đầy đủ về sự vật ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chấtcủa nó Những nhận thức ban đầu về chất (thấy sự khác nhau) của các sự vật chỉ trởnên đúng đắn và được làm sâu sắc thêm khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữachất và lượng của các sự vật đó

Vì sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng vớinhau cho nên trong hoạt động thực tiễn phải đựa trên sự hiểu biết đúng đắn về vịtrí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên Trong sự phát triển xã hội phảibiết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất từ nhữngthay đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng

+ Xem xét tiến hoá và cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng

là một trong những nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược

và sách lược cách mạng Hiểu đúng mối quan hệ đó là cơ sở để chống chủ nghĩa cảilương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủ nghĩa tả khuynh

Nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi

về lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò

to lớn trong công cuộc đổi mới Theo tính chất ý nghĩa và phạm vi của công cuộcđổi mới là quá trình mang tính chất cách mạng Việc thực hiện thành công quá trìnhđổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo điều kiện để thực hiện thànhcông quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo nênbước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay là kết quả của quá trình thay đổi vềlượng thích hợp, ở đây mọi sự nôn nóng chủ quan, ảo tưởng đều có thể gây ra tổnthất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước

Trang 25

*Nguyên tắc mâu thuẫn

Muốn xem xét khách thể trong sự vận động và phát triển phát hiện ra cácquy luật quyết định sự chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác thì phảicần vạch ra nguồn gốc những sự biến đổi xảy ra trong khách thể Nguồn gốc vậnđộng và phát triển của khách thể là những khuynh hướng vận động bên trong màkhách thể vốn có và những mâu thuẫn giữa các khách thể là sự đấu tranh giữa cácmặt đối lập V.I.Lênin nhấn mạnh “điều kiện của một sự nhận thức về tất cả cácquá trình của thế giới trong “sự tự vận động” của chúng trong sự phát triển tự phátcủa chúng trong đời sống sinh động của chúng là sự nhận thức chúng với tính cách

là sự thống nhất của các mặt đối lập “ Yêu cầu trên của phương pháp nhận thứcbiện chứng biểu hiện trong nguyên tắc mâu thuẫn Với tính cách là nguyên tắcphương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn nguyên tắc mâu thuẫn

yêu cầu // chả hiểu gì cả ! Ko chuyển đc thì del nhá Thịnh

Trong quá trình nhận thức sự vật, việc nhận thức mâu thuẫn của nó là rấtquan trọng bởi vì trong tiến trình nhận thức mâu thuẫn, trước hết chúng ta nhậnthức sự vật như một thực thể đồng nhất Tiếp đó khi phân tích sâu hơn ta phát hiện

ra sự khác nhau trong những khác nhau đó lại thấy những đối lập Nghiên cứu sựtác động qua lại giữa các mặt đối lập ta biết được mâu thuẫn của nó và biết đượcnguồn gốc của sự vận động và sự phát triển

Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập theo dõiquá trình phát sinh phát triển của các mặt đó, tìm hiểu những điều kiện làm chonhững mặt đó biến đổi; đánh giá đúng tính chất và vai trò của từng mặt và của cảmâu thuẫn trong từng giai đoạn; xem xét những mặt đối lập có những yếu tố gìchung; xem mâu thuẫn đó có gì giống với những mâu thuẫn khác và có những đặcđiểm gì riêng, khác với những mâu thuẫn khác

Trang 26

Hoạt động thực tiễn biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nómuốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phươngthức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thựchiện để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nó đủ điều kiện chín muồi Cho nênchúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điềukiện, cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát phải cốgắng tạo điều kiện thúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết

Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh (dưới những hình thức

cụ thể rất khác nhau) Đối với mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giảiquyết khác nhau

*Nguyên tắc phủ định biện chứng

Nguyên tắc này được rút ra từ quy luật phủ định của phủ định với tính chất

là nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và hoạt động thực tiễn, nguyên tắcphủ định biện chứng yêu cầu

Khi xây dựng một luận điểm mới liên quan tới khách thể nghiên cứu, phải lýgiải một cách có phê phán luận điểm hiện có, vạch rõ cái mới cái khác cái hiện có ởchỗ nào, rút ra từ cái hiện có tất cả những gì đã được kinh nghiệm và thực tiễnkhẳng định và giành cho những cái đó một vị trí thích đáng trong quan niệm mới.Như vậy nguyên tắc phủ định biện chứng đã hướng dẫn chủ thể theo một hướngnhất định trong hoạt động nhận thức

Trong hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn chúng ta cần lưu ýrằng cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cáilạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những cái gì tích cực của cái cũ

Do đó, cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ

Trang 27

Trong công tác chúng ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tintưởng vào tương lai phát triển cái mới, mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt, ít ỏi phải rasức bồi dưỡng phát huy cái mới tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ Trong khiđấu tranh với cái cũ cần biết sàng lọc, biết giữ lấy cái gì là tích cực là có giá trị củacái cũ, cải tạo cho nó phù hợp với những điều kiện mới, chống thái độ hư vô chủnghĩa khi nhìn nhận lịch sử, đánh giá quá khứ Trước tình trạng thoái trào củaCNXH ở Liên Xô và Đông Âu ngoài những kẻ chống cộng, còn có một số ngườivốn là mác xít, một số người cơ hội đã phủ nhận sạch trơn những thành quả to lớncủa CNXH hiện thực đã có trong hơn 70 năm đã để lại những giá trị tích cực cóảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử thế giới Mặt khác chúng ta cũng phải khắc phụcthái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những gì đã lỗi thời cản trở sự phát triển của lịchsử.

*Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể

Tính quy luật trong sự phát triển của vật chất là vận động từ nội dung kháphong phú, phiến diện (tức là nội dung theo nghĩa trừu tượng) đến một nội dungphong phú hơn, đa diện hơn thông qua phủ định biện chứng Triết học mác xít đãnghiên cứu toàn diện, phát triển tính quy luật này cả trong tự nhiên, xã hội và nhậnthức Kết quả của sự nghiên cứu trên là đã xác định rõ tính quy luật – vận động từcái có nội dung kém phong phú đến cái có nội dung phong phú hơn tức là từ trừutượng đến cụ thể Đây là tính quy luật phổ biến Tính quy luật phổ biến ấy đượcxây dựng thành nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và hoạt động thực tiễn,

đó là nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể

Sự vận động của nhận thức là sự thống nhất của hai quá trình: từ cụ thể đếntrừu tượng rồi từ trừu tượng đến cụ thể Theo quá trình thứ nhất nhận thức xuấtphát từ những tài liệu cảm tính qua phân tích rút ra những khái niệm đơn giản,những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật Trong

Trang 28

quá trình này toàn bộ biểu tượng đã biến thành một sự quy định trừu tượng Quátrình từ cụ thể đến trừu tượng tạo tiền đề cho quá trình thứ hai, trong quá trình thứhai – quá trình từ trừu tượng đến cụ thể nhận thức xuất phát từ những định nghĩatrừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể với tư cách là kết quảcủa tư duy chứ không phải với tư cách là điểm xuất phát trong hiện thực Trong quátrình này những quy định trừu tượng dẫn tới sự mô tả cái cụ thể bằng con đườngcủa tư duy C.Mác coi đi từ trừu tượng đến cụ thể là nguyên tắc của phép biệnchứng duy vật hay là nguyên tắc của logic biện chứng, có vai trò quan trọng trongnhận thức khoa học

*Nguyên tắc thống nhất phân tích và tổng hợp

Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận để

đi sâu nhận thức các bộ phận đó Tổng hợp là phương pháp liên kết thống nhất các

bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ

Quan điểm triết học Mác xít cho rằng phân tích và tổng hợp có cơ sở kháchquan trong cấu tạo trong tính quy luật của bản thân sự vật và trong hoạt động thựctiễn của con người Trong hiện thực khách quan tồn tại cái toàn bộ và bộ phận, yếu

tố và hệ thống, phân tán và kết hợp Trong hoạt động thực tiễn của con người cũng

có hai quá trình: quá trình tách chia các đối tượng và quá trình hợp nhất các đốitượng đã tách ra vào thể thống nhất mới Những quá trình của hoạt động thực tiễn

ấy được di chuyển vào tư duy thành thao tác tư duy, phương thức tư duy Cácphương pháp phân tích tổng hợp của tư duy chỉ là sự phản ánh trong quá trình hoạtđộng thực tiễn của con người Triết học Macxit cho rằng phân tích và tổng hợp làhai phương pháp nhận thức khác nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau.Thực chất mối liên hệ lẫn nhau của quá trình phân tích và tổng hợp trong quá trìnhnhận thức của con người là phân tích và tổng hợp luôn đi đôi với nhau làm tiền đềlẫn nhau Không thể có phân tích nếu chưa hoàn thành tổng hợp vì phân tích phải

Trang 29

chia một chỉnh thể nào đó thành các yếu tố riêng biệt, bất kỳ một chỉnh thể nàocũng là kết quả của một tổng hợp nhất định Ví dụ để phân tích một tri giác hoặcmột biểu tượng nào đó thì tri giác và biểu tượng đó đã xuất hiện mà nó xuất hiện là

do kết quả của sự tổng hợp Đối với tổng hợp cũng vậy không thể tổng hợp đượcnếu chưa có sẵn phân tích Tổng hợp phải hợp nhất các yếu tố riêng biệt thành hệthống mà các yếu tố riêng biệt chỉ xuất hiện và do kết quả phân tích Vậy phân tíchphải có mặt đối lập của mình là tổng hợp và tổng hợp phải có mặt đối lập của mình

là phân tích Phân tích tạo khả năng để tổng hợp, tổng hợp tạo khả năng cho phântích Sự thống nhất hữu cơ của hai phương pháp là điều kiện tất yếu của sự trừutựơng và khái quát hoá Vì vậy không nên tách rời phân tích và tổng hợp hoặccường điệu phương pháp này, coi nhẹ phương pháp kia và ngược lại Ph.Ăng ghen

viết “Tư duy bao hàm ở chỗ đem những đối tượng của nhận thức ra phân thành

các yếu tố cũng như đem lại các yếu tố có quan hệ với nhau hợp thành một thể thống nhất nào đó Không có phân tích thì không có tổng hợp”.

Tuy nhiên, sự thống nhất biện chứng của hai phương pháp không xoá nhoàranh giới giữa chúng cũng như không ngăn cản người nghiên cứu có thể nhấn mạnh

ưu thế của phương pháp này hay phương pháp kia trong môi trường hợp nghiêncứu

Trang 30

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỂ CHỨNG MINH MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG LÝ LUẬN

tự nhiên nói riêng Triết học cung cấp cho các khoa học khác thế giới quan duy vật

và phương pháp nhận thức biện chứng còn các ngành khoa học cụ thể sẽ chứngminh tính đúng đắn của triết học, giúp cho triết học đi vào đời sống thực tế Trongtriết học, phương pháp luận biện chứng là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràngbuộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng Trong phần báo cáo này, Nhóm làm đề tài sẽ đi vào chứng minh các lý luận củaphép biện chứng duy vật trong Triết học nhưng đứng trên góc nhìn từ các hiệntượng trong thế giới tự nhiên thông qua lý thuyết của các môn Khoa học tự nhiên

Chẳng hạn như trong Toán học, các giá trị “âm & dương”; “cực đại & cực tiểu”;

“vi phân & tích phân” là các mặt mâu thuẫn nhưng chúng lại nằm trong quy luật

“thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” của phép duy vật biện chứng Trong

Vật lý đó là các định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, định luật vạn vật hấpdẫn, thuyết tương đối v.v Trong Hóa học, quy luật lượng-chất lại được thể hiệnrất rõ nét trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các định luật của các

Trang 31

Diệp lục

phương trình phản ứng hóa học như định luật bảo toàn khối lượng; định luật bảotoàn electron trong phản ứng Oxi hóa-Khử, thành phần cũng như cách thức liên kếtcủa các hợp chất Hay trong Sinh học, quá trình hình thành loài mới dưới tác độngcủa chọn lọc tự nhiên cũng là một minh chứng sống động cho nguyên lý của sựphát triển trong phép biện chứng duy vật

Với những kiến thức của khoa học tự nhiên Nhóm đề tài muốn làm rõ mối liên

hệ, gắn bó chặt chẽ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên: “ Triết học đưa ra cái

nhìn tổng quát về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên dưới dạng các quy luật, còn Khoa học tự nhiên có nhiệm vụ chứng minh tính đúng đắn của các quy luật đó”.

2.2 Một số vận dụng cụ thể

2.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Chủ nghĩa duy tâm cho rằng hoàn toàn không có sự liên hệ giữa hoá học vô

cơ và hoá học hữu cơ Nhưng thực tế không phải như vậy giữa vô cơ và hữu cơ có

sự liên hệ chặt chẽ có mối quan hệ biện chứng, tương tác phản ứng chuyển hoá lẫnnhau

Vô cơ + vô cơ hữu cơ đó là sự quang hợp của thực vật dưới hỗ trợ củachất diệp lục và ánh sáng mặt trời:

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

Hữu cơ + vô cơ đây là loại phản ứng rất phổ biến:

CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH

Este hữu cơ Bazo vô cơ

Trang 32

H 2 SO 4 đ,170 0 C

t 0 , P Na

Cũng có khi chất vô cơ làm xúc tác trong các phản ứng hữu cơ, giúp phảnứng xảy ra nhanh hơn, hiệu suất cao hơn:

Khi 2 điện tích – 2 sự vật này được đặt gần nhau chúng sẽ tương tác, đâycũng là cơ sở mối liên hệ căn bản cho sự tồn tại của các hợp chất ion Ta xét phân

tử muối ăn: NaCl

Trang 33

Chúng sẽ liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện để trở thành phân tử NaClbền vững.

Không chỉ trong bản thân môn Hoá mà giữa Toán học với Vật lý cũng có sựliên hệ biện chứng toàn diện Hầu hết mỗi định luật vật lý đều được thể hiện dướinhững công thức toán học Chẳng hạn ta xét dao động cơ học:

Khái niệm: dao động tuần hoàn là dao động được mô tả bởi một định luật sinhay cosin có dạng: x = Acos (t +  )

Trong đó A, , là những hệ số đã biết, ở đây dao động tuần hoàn được liên

hệ một phương trình lượng giác rồi từ đó một loạt các đại lượng vận tốc, gia tốccũng được xác định qua các phép toán:

v = x’ = -Asin (t + ) a = v’ = x’’ = -A2cos (t + )

Có một sự liên hệ rất sáng tạo khách quan đó là:

Mỗi dao động điều hoà được coi là hình chiếu của chuyển động tròn đềuxuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo đó là sự liên hệ vật lý (daođộng) – lượng giác – hình học giải tích

Kết luận: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để chỉ tính phổ biến của mốiliên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối

Trang 34

liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệphổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nóthuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Tính chất của các mối liên hệ baogồm: tính khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong phú Do vậy trong hoạtđộng nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử

cụ thể V.I.Lênin cho rằng: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao

quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ giao tiếp” của sự vật đó” 5

Nguyên lý về sự phát triển.

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiệnthực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triếthọc dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật

Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành những quy định mới cao hơn vềchất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động củamình Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tuỳ theo hình thức tồn tại

cụ thể của từng dạng vật chất Sự phát triển của giới vô cơ thể hiện ở dạng biến đổicác yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong các điềukiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp Từ đó cũng làm xuất hiện cáchợp chất hữu cơ ban đầu - tiền đề của sự sống Trong giới hữu cơ, sự phát triển thểhiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở

sự hoàn thiện thường xuyên quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ở khảnăng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn và từ đó làm xuấthiện ngày càng nhiều các giống loài mới phù hợp với môi trường sống

5 V.I.Lenin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcova, t.42, tr.364.

Trang 35

Như vậy, sự vận động và phát triển trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ

là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội, trong bản thân conngười, trong tư duy Chẳng hạn ta xét sự vận động và phát triển đó trong nội tạikiến thức toán học Ví dụ như:

+ Phép tịnh tiến đồ thị, phép biến hình trong hình học, quỹ tích và tập hợp điểm, họđường cong chứa tham số, giới hạn hàm số, sự liên tục của hàm số, góc lượnggiác…

+ Hay tập các số và các phép toán trong toán học cũng thể hiện sự vận động: Số tựnhiên số nguyên số hữu tỉ số thực số phức ; Số phép cộng phépnhân phép nâng luỹ thừa, khai căn phép tính logarit phép tính vi phân, tíchphân

Sự vận động phát triển đó còn là sự vận động và phát triển của các kiến thức toánhọc nói chung Tất cả các kiến thức toán học phát triển hàng ngày hay ngày thậmchí hàng giờ Ngược dòng thời gian, ban đầu con người ta chỉ biết giải phươngtrình bậc nhất, nhưng sau đó con người đã biết giải phương trình bậc hai, bậc ba,bậc bốn và thậm chí còn chứng minh được phương trình bậc năm không có phươngpháp giải tổng quát Không chỉ lý thuyết toán phát triển, mà công cụ giải toán cũngphát triển Thông qua các ví dụ sau đây:

+ Nếu như hình học ban đầu chỉ giải theo phương pháp tổng hợp thì sau đó đã cónhững công cụ mới giải toán mạnh hơn, phù hợp hơn như phương pháp vectơ,phương pháp giải tích…

+ Việc vẽ đồ thị, từ việc dùng công cụ đại số (thay điểm) để vẽ đồ thị cho đến công

cụ giải tích (dùng bảng biến thiên)

+ Với các bài toán đố, chỉ với những phép toán thông thường thì việc giải một sốbài toán rõ ràng bất tiện và không nhanh chóng hơn bằng phương pháp dùng

phương trình để giải Ví dụ: bài toán “gà và chó”…

Ngày đăng: 29/01/2016, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w