Điều 2 8 của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài:
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng tại ViệtNam ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triểnnền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế củanước ta Việc Việt tham gia công ước Berne hay Hiệp định TRIPS cùng với
pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam giúp Việt Nam cơ bản đã đáp ứng yêu
cầu của WTO nhưng việc bảo hộ trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập Sự vi phạmdiễn ra phổ biến, xếp chúng ta vào nước có tình trạng vi phạm quyền tác giả caonhất thế giới Khắp các nơi đều bán và sử dụng các sản phẩm vi phạm quyền tácgiả đến nỗi không ai nghĩ đó là một hành vi phạm pháp và cần phải ngăn chặn.Thực trạng này thật đáng báo động bởi theo hiến pháp nhà nước ta khuyến khíchmọi người nghiên cứu sáng tạo nhưng trên thực tế quyền lợi của họ lại khôngđược đảm bảo Và càng ngày các tranh chấp trong lĩnh vực này càng nhiềunhưng chúng ta lại chưa có kinh nghiệm để giải quyết Vì vậy, tác giả đã chọn
đề tài “ Một số vấn đề về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam” để nghiên cứu
những quy định pháp luật tại Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, từ đó tìm ranhững giải pháp đối với việc bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả không phải đến bây giờ, tức
là khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, rồi trở thành thành viên chính thứccủa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới là vấn đề nóng hổi Cục bảnquyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tổchức nhiều cuộc hội thảo về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, về hội nhập, về thực thiCông ước Berne, về các Luật mới như Luật xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ… Cácnhà xuất bản cũng rất quan tâm đến các vấn đề như mua bản quyền như thế nào,
ở đâu, bao nhiêu tiền, thời hạn bao lâu, quyền và nghĩa vụ ra sao
Hiện nay, đã có nhiều những khóa luận, báo cáo liên quan đến vấn đề bảo
hộ quyền tác giả Ở báo cáo này, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đềnày, đồng thời góp thêm một số giải pháp để pháp luật về bảo hộ quyền tác giảtại Việt Nam có thể được hoàn thiện hơn
3 Mục đích nghiên cứu:
Trang 2Mục đích của báo cáo chính là nghiên cứu các quy định của pháp luật ViệtNam về việc bảo hộ quyền tác giả, từ đó đánh giá nhận xét về tình hình bảo hộquyền tác giả trên thực tiễn hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo này sẽ tập trung vào vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam theonhững quy định của pháp luật trong nước trong mối tương quan về nội dung pháp
lý với Công ước Berne và một số văn bản liên quan Đồng thời, thu thập cácthông tin về tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay, để nhìn nhận vấn đề, đánhgiá việc thực thi các quy định bảo hộ quyền tác giả trên thực tế và đưa ra cácgiải pháp
5 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, kết hợp với phương pháp , phân tích, tổng hợp, so sánh đồng thời thu thập các
sự kiện diễn ra trên thực tiễn để rồi đánh giá, bình luận
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, để đánh giáthực tiễn bảo hộ quyền tác giả hiện nay tại Việt Nam Từ đó tìm ra phương hướngbảo hộ các tác phẩm trong thời gian tới, giảm tình trạng xâm phạm bản quyền tạiViệt Nam
7 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả
Chương 2 : Thực trạng và những giải pháp đối với bảo hộ quyền tác giả của
Việt Nam
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
QUYỀN TÁC GIẢ1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả:
1.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành một lĩnh vực được quan tâm Trongcuộc sống chúng ta rất nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triểnnền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế củamỗi quốc gia Đối với nền kinh tế trong nước, làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trítuệ là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, bảo đảm động lực thúc đẩysản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển côngnghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và tạo uy tín cho sản phẩm Hệ thống sở hữu trítuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lànhmạnh, có vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế
Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các
tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp”.
Từ khái niệm trên, sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhóm: sở hữu côngnghiệp bảo hộ các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sởhữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định; và quyền tác giả bảo hộ cáctác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và những sáng tạo trong lĩnh vực quyền kềcận hay được gọi là quyền liên quan
Suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, tri thức luôn là mộttrong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển Tài sản tri thức là tài sản vôhình và cũng mặc định như sản hữu hình Nhưng sự hình thành, chuyển dịch và
Trang 4chấm dứt, cũng như bảo hộ các quyền phát sinh từ tài sản vô hình có những điểmkhác biệt so với tài sản hữu hình Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều banhành những quy định pháp luật riêng biệt để điều chỉnh các quan hệ liên quan tớiquyền sở hữu trí tuệ.
Ở Việt Nam, Theo Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác” Như vậy ngoài các vật thông
thường, tài sản còn bao gồm cả các quyền tài sản Quyền sở hữu trí tuệ cũng là mộtdạng của quyền tài sản nên cần được pháp luật bảo vệ Đó là quyền của tác giả đốivới những sản phẩm trí tuệ
Theo khoản 1, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
(LSHTT) “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí
tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Ý tưởng về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghinhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13) Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản củacông dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và bảo đảmquyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức Năm 1986 đánh dấu một mốc mớitrong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chínhphủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP –văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả Từ đóđến nay còn có nhiều văn bản, sửa đổi thể hiện một bước tiến đáng kể trong hoạtđộng lập pháp về lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2005 và cóhiệu lực từ ngày 1-7-2006 Đặc biệt, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới thì thực tiễn đặt ra những vấn đề bức bách đòi hỏi phải giảiquyết trước áp lực trong và ngoài nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm tạodựng hành lang pháp lý khuyến khích hoạt động sáng tạo có giá trị của công dân.Trải qua một thời gian được áp dụng Năm 2009, Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đượcsửa đổi, bổ sung một số điều, để nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về bảo hộ sở hữu trítuệ tại Việt Nam
1.1.2 Khái niệm về quyền tác giả:
Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật
về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyền tác
Trang 5giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng các tác phẩm văn học,nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi cóhành vi xâm phạm Với ý nghĩa này, quyền tác giả chính là pháp luật quyền tác giảvới những quy định về: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, các tác phẩm được bảo
hộ, nội dung quyền tác giả, các trường hợp giới hạn quyền tác giả, thời hạn bảo hộquyền tác giả, xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, các biện pháp bảo hộquyền tác giả
Theo nghĩa chủ quan: quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan khác
Theo nghĩa là quan hệ pháp luật: Quyền tác giả chính là các quan hệ xã hội
trong việc tạo ra, sử dụng về quyền tác giả được các xác lập giữa tác giả với chủ sởhữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác thôngqua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học1
Tóm lại, “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.2
Như vậy, quyền tác giả bao gồm một tập hợp quyền dành cho người sáng tạođối với các tác phẩm của họ Các tác giả, và người thừa kế của họ, nắm giữ các độcquyền để sử dụng hoặc cấp li-xăng cho người khác sử dụng tác phẩm theo các điềukiện thỏa thuận Tác giả và chủ sở hữu của nó được quyền khai thác tác phẩm,chống lại sự sao chép bất hợp pháp Việc sao chép, phổ biến nội dung của tác phẩm
mà không có sự đồng ý của tác giả là sự xâm phạm quyền tác giả
Trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả, chủ thể của quan hệ này làtác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; khách thể là các tác phẩm văn học, nghệ thuật;nội dung là các quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả, chủ sở hữu quyền tácgiả và quyền tác giả được pháp luật bảo hộ theo những nguyên tắc chung của luậtdân sự, có nghĩa là nhà nước không bảo hộ những tác phẩm có nội dung trái phápluật, đạo đức xã hội, đi ngược lại với lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, xâmphạm quyền nhân thân
1.1.3 Đặc điểm của quyền tác giả
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, quyền tác giả
có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh
1 TS Lê Đình Nghị -TS.Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb giáo dục Việt Nam, trang 23.
2 Khoản 2, điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Trang 6vực sở hữu đặc thù có đối tượng là các tài sản vô hình, tài sản phi vật thể hình thành
từ hoạt động sáng tạo của con người
Với quyền tác giả, không thể dùng phương pháp khoanh vùng, cách ly như đốivới tài sản vật thể Chúng ta có thể thấy rằng vấn đề quan trọng nhất đặt ra trongquyền sở hữu trí tuệ không phải là vấn đề chiếm hữu, mà chính là vấn đề xác định ai
là người có quyền khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu.Với quyền tác giả, ranh giớigiữa người tiêu dùng và "tên kẻ cắp" tương đối mong manh và còn phải có nhiềutranh cãi Việc khai thác khía cạnh thương mại của quyền tác giả nếu được sự chophép của tác giả thì là hợp pháp, nhưng không được cho phép là "ăn cắp"
Thứ nhất, Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ
nội dung sáng tạo.
Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, khôngbảo vệ nội dung tác phẩm Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩmđược thể hiện dưới một hình thức nhất định Pháp luật không bảo hộ quyền tác giảtác phẩm khi nó mới chỉ là ý tưởng sáng tạo Để được bảo hộ, ý tưởng sáng tạo đóphải được thể hiện ra ngoài bằng một hình thức cụ thể, bằng âm thanh, lời nói, chữviết, hình khối, đường nét, màu sắc, ký hiệu hoặc bất kỳ một phương tiện nàokhác Mặt khác nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng
đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tácphẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định Thí dụ cùngmột ý tưởng về tình yêu có các bài hát "Tình ca" của Hoàng Việt, "Hành khúcngày và đêm", "Thuyền và biển" của Phan Huỳnh Điểu, v.v 3 Nói cách khác,căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý.Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ không xem xét nội dung tác phẩm, vàviệc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị chứng cứ chứ không có giá trịpháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Thứ hai, với tư cách là quyền dân sự, quyền tác giả có đặc trưng là một
quyền nhân thân gắn liền với tài sản
Là quyền nhân thân, quyền tác giả mang đầy đủ các đặc tính pháp lý của cácquyền nhân thân khác: Quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyểngiao cho người khác Bên cạnh đó, với đặc tính gắn liền với tài sản, chủ thể quyềntác giả được hưởng các lợi ích vật chất phát sinh từ đối tượng sở hữu của mình Ở
3 Lê Nết, tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2006, trang 49.
Trang 7đây, quyền nhân thân chính là tiền đề, là cơ sở để chủ thể hưởng quyền tài sản Nóicách khác, quyền tài sản chính là hệ quả pháp lý của quyền nhân thân Thật vậy, nếutác giả không sáng tạo ra tác phẩm của mình, không có các quyền nhân thân đối vớitác phẩm như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền cho phép hay không cho phépngười khác sử dụng tác phẩm của mình thì tác giả không thể có quyền hưởngnhuận bút, hưởng các lợi ích vật chất từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm Cácquyền tài sản của tác giả có thể được chuyển giao cho người khác theo hợp đồnghoặc dưới hình thức thừa kế Còn các quyền nhân thân thì gắn bó vĩnh viễn với tácgiả, không thể chuyển giao cho người khác.
Thứ ba, Quyền tác giả là lĩnh vực pháp luật quy định sự bảo hộ đối với
"tác phẩm nguyên gốc do tác giả sáng tạo".
Sự bảo hộ pháp lý bắt nguồn từ việc một tác giả độc lập sáng tạo ra tác phẩm
và "sự thể hiện" của tác giả về một ý tưởng là sự thể hiện nguyên gốc, thay vì nóđược sao chép từ một người khác Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tácphẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giảsáng tạo ra Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức laođộng trí óc của tác giả tạo ra Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kếthừa.Thí dụ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết
"Đoạn trường Tân thanh" của Thanh Tâm Tài Nhân Nhưng cả Nguyễn Du vàThanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của mình4.Quyền tác giả có một tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn tính mới trong bằng độc quyềnsáng chế, tức là lĩnh vực tập trung vào tính mới của ý tưởng hoặc khái niệm hữu ích,không tập trung vào sự thể hiện ý tưởng Khác với sáng chế, tác phẩm do tác giảsáng tạo không cần mang tính hữu ích Quyền tác giả chỉ dành cho sự thể hiện về ýtưởng hoặc khái niệm, không dành cho bản thân ý tưởng hoặc khái niệm Sự khácbiệt giữa quyền tác giả và bằng độc quyền sáng chế là "sự đối lập thể giữa sự hiện -
ý tưởng" Ví dụ nổi tiếng là tuy vở kịch Romeo và Juliet của Shakespeare đã là một
sự thể hiện sáng tạo, một tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả (nếu như đã tồntại một học thuyết như vậy lúc đó), nhưng tất cả các câu chuyện trai gái yêu nhaubất chấp sự cản trở về gia đình và đẳng cấp đều không xâm phạm vở kịch đó
Cuối cùng, quyền tác giả được bảo hộ tự động
Kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa họcmang tính nguyên gốc và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định sẽ được
4 Lê Nết, tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2006,
trang 50.
Trang 8công nhận là tác phẩm và được pháp luật về quyền tác giả thừa nhận và bảo hộ Nhưvậy, thủ tục đăng ký quyền tác giả không phải là đối tượng bắt buộc Tuy nhiên,thực hiện thủ tục này giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra.
Trên thực tế, cũng khó có được ranh giới rõ rệt giữa bảo hộ quyền tác giả vàbảo hộ các quyền khác thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền tác giả có thểphát sinh đối với cùng một sản phẩm hoặc công nghệ, đồng thời với những hìnhthức khác của sở hữu trí tuệ; ví dụ, một sáng chế liên quan đến phần mềm máy tính
có thể được bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế, đồng thời mã phần mềm có thểđược bảo hộ theo quyền tác giả Tương tự như vậy, quyền tác giả có thể bảo hộ mộttác phẩm nghệ thuật trong khi tác phẩm nghệ thuật đó cũng được bảo hộ dưới danhnghĩa một kiểu dáng công nghiệp, cũng như quyền tác giả có thể bảo hộ một vănbản trong khi văn bản đó còn là một bí mật thương mại
1.1.4 Phân biệt quyền tác giả với quyền sở hữu công nghiệp
Việc phân biệt quyền tác giả với quyền sở hữu công nghiệp không chỉ có ýnghĩa lý luận mà còn có giá trị thực tiễn Giá trị thực tiễn ít nhất của sự phân biệtnày là mọi người có thể nhận thấy, đối với một sản phẩm trí tuệ, con người sẽ đượchưởng cơ chế bảo hộ nào: bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp
1.1.4.1 Sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này thể hiện ở một số khía cạnh:
- Thứ nhất, Bảo hộ tác phẩm hướng tới sự bảo hộ hình thức sáng tạo chứa
đựng nội dung tác phẩm thông qua các phương thức biểu hiện ngôn ngữ, màu sắc,hình ảnh Do đó nội dung bảo hộ là việc cấm người khác nhân bản tác phẩm, khôngđược thay đổi nội dung tác phẩm nếu không được phép của tác giả Còn bảo hộ cácđối tượng sở hữu công nghiệp hướng tới bảo hộ nội dung đối tượng, bảo hộ ý tưởngbằng quy định cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhàng hóa… để sản xuất, kinh doanh thương mại
- Thứ hai, Bảo hộ quyền tác giả phát sinh tự động, không đòi hỏi tác giả phải
thực hiện một thủ tục nào Đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước chỉ là chế độcủng cố quyền lợi của tác gi Nếu mà có tranh chấp thì không phải chứng minh bằngchứng về quyền sở hữu đối với tác phẩm nữa Quyền tác giả tự động phát sinh khitác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định chính là chế độ "bảo hộ tựđộng" Do nguyên tắc bảo hộ tự động, nên trên lý thuyết có thể có hai tác phẩmtương tự nhau, được sáng tạo một cách độc lập đều cùng được bảo hộ Đối lập với
Trang 9chế độ bảo hộ tự động, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tuân theo thủ tụchành chính, phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ, nếu không có yêucầu bảo hộ thì quyền lợi không tự động phát sinh Các đối tượng được bảo hộthường phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao, phải có sự khác biệt so với các đốitượng cùng loại tức là không được trùng với các đối tượng cùng loại.
- Thứ ba, do quyền tác giả được bảo hộ tự động nên quyền tác giả được bảo hộ
mà tác giả không phải chi trả các khoản tiền cho việc bảo hộ, còn trong lĩnh vực sởhữu công nghiệp tồn tại quan hệ giữa chủ sở hữu và cơ quan nhà nước thông quaviệc yêu cầu và cấp văn bằng bảo hộ nên dẫn đến khoản lệ phí bảo hộ mà chủ sởhữu phải thực hiện
1.1.4.2 Nguyên nhân của sự khác biệt:
- Việc sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật… nói chung để đáp ứng nhucầu về tinh thần, văn hóa, tình cảm của con người Còn việc sáng tạo ra các đốitượng sở hữu công nghiệp là nhằm để giải quyết các vấn đề đặt ra đối với khoa học
- kỹ thuật, thương mại phục vụ cho sản xuất sản phẩm bằng máy móc (sản xuấthàng loạt), cho hoạt động kinh doanh Do vậy các đối tượng sở hữu công nghiệpđược con người sáng tạo ra nó phản ánh trình độ công nghệ của xã hội, phản ánh mức
độ phát triển của nền kinh tế thị trường
- Các tác phẩm văn học nghệ thuật… trong lĩnh vực quyền tác giả luôn thể hiện dấu
ấn cá nhân của tác giả trên tác phẩm đó Tất nhiên không phải trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp người ta không quan tâm đến quyền của tác giả của sáng chế, giải pháphữu ích… Nhưng do tính ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh thương mại đòi hỏi quátrình áp dụng này phải đầu tư nhiều công sức, chi phí vật chất rất lớn từ phía nhà sảnxuất, từ phía chủ sở hữu Các sản phẩm sáng tạo của con người phải trải qua rất nhiềucông đoạn, nhà sản xuất không biết chắc chắn liệu việc áp dụng này có đem lại thànhcông cho họ hay không và rồi những sáng tạo có khi sẽ không được sử dụng
- Trong việc xâm phạm quyền tác giả, gây thiệt hại về tinh thần quan trọng hơnrất nhiều so với việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, bởi vì xâm phạm quyềntác giả còn là sự xâm phạm đến uy tín sáng tạo nghệ thuật của tác giả Như vậy xâmphạm quyền tác giả thì người thực hiện hành vi xâm phạm phải bồi thường cả về vậtchất và tinh thần Thiệt hại về tinh thần: thì không thể đưa ra được các phương pháptoán học để đánh giá mức độ thiệt hại về uy tín sáng tạo nghệ thuật Ngược lại,trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể tính toán được mức độ thiệt hại: bằng cách
Trang 10xem xét lợi nhuận mà người thực hiện hành vi xâm phạm thu được do sử dụng tráiphép các đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu được nhà nước bảo hộ.
1.2 Các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền tác giả:
1.2.1 Các điều ước quốc tế:
Sự phát triển như vũ bão của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã làm cho việcbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinhtế: vai trò và ảnh hưởng của các sản phẩm - tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quantrọng
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các sản phẩm trí tuệ đã đóng vai trò quantrọng đến như thế trong toàn bộ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại thìviệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng trên phạm viquốc tế càng trở nên cần thiết
Nhận thức được vấn đề này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cùngcác quốc gia thành viên cũng quan tâm đến việc xây dựng hàng loạt các điều ước
quốc tế quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: Công ước Berne về Bảo hộ các
tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Paris về Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; Công ước Rome
1961 về Bảo hộ người biểu diễn, người ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Washington năm 1989 về Sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp Cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự hình thành và phát triểnnhiều đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ Do vậy, trong quan hệ quốc tế hiệnnay, mà đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc tế, vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trítuệ luôn là một nội dung được nhiều nước quan tâm
Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật được ký kếtngày 9-9-1886 tại Berne - Thủ đô Thụy Sĩ Hiện nay có 156 nước gia nhập Côngước, tập hợp các nước thành viên gọi là Liên hiệp Berne Qua 118 năm vận hành,Công ước đã có 8 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1896, 1908, 1914, 1928, 1948,
1967, 1971, 1979 Công ước hiện hành là Công ước được sửa đổi ngày 24-7-1971tại Paris và bổ sung vào ngày 2-10-1979 Công ước gồm 38 điều chính, 9 điều bổsung và phụ lục gồm 6 điều.5
Gần đây là hai hiệp ước WIPO Copyright Treaty (WCT) và WIPO
"Performances and Phonograms Treaty" (WPPT), ký tháng 12.1996, còn gọi là
5 Các công ước và hiệp ước quốc tế về quyền tác giả, Cục bản quyền tác giả 2000.
Trang 11"Internet Treaties" - "các Hiệp ước Internet" vì qui định các biện pháp bảo vệ sở
hữu tri thức trước các phương tiện sao chép tối tân qua kỹ thuật điện tử
Ngoài ra, hiệp định TRIPs (Agreement on Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights) của tổ chức WTO sáp nhập Công ước Berne vào
khung pháp lý của WTO và bổ sung các qui định về thực thi, đặt vấn đề bảo vệ bảnquyền và sở hữu tri thức nói chung dưới sự chi phối của bộ máy giải quyết tranhchấp của WTO Các vi phạm bản quyền do đó có thể bị xét xử trong khuôn khổ đaphương và dẫn đến những biện pháp trả đũa hay trừng phạt cụ thể qua quan hệthương mại
Trong một trăm năm đầu tiên kể từ khi Công ước Berne ra đời, sự phát triểntrong bảo hộ quyền tác giả đã lên phạm vi quốc tế Trong một trăm năm đầu tiêncũng diễn ra sự thiết lập và phát triển của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia tronglĩnh vực bảo hộ quyền tác giả Trong suốt thế kỷ vừa qua, việc bảo hộ quyền tác giảnói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung đã đạt được kết quả trên thực tế là nhiềuquốc gia thừa nhận vai trò của sở hữu trí tuệ trong thúc đẩy, kích thích đổi mới vàthành tựu về công nghệ, nghệ thuật
1.2.2 Nội dung cơ bản của TRIPs, công ước BERNE 1.2.2.1 Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs).
Hiệp định được áp dụng với các nước thành viên của WTO nên đương nhiênViệt Nam cũng phải tuân theo những quy định này Hiệp định TRIPs không quyđịnh mức bảo hộ cụ thể mà đưa ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu Các nước viphạm sẽ bị đưa ra hội đồng giải quyết tranh chấp và sẽ bị áp dụng biện pháp trừngphạt Năm 1996, thoả thuận về hợp tác giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữaWIPO và WTO có hiệu lực, bao gồm việc hợp tác trong việc trợ giúp các thànhviên xây dựng luật về sở hữu trí tuệ…sao cho các thành viên có thể thoả mãn cácyêu cầu của TRIPs vào 1/1/2000
TRIPs được hoạt động trên các nguyên tắc như:
Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia: Mỗi thành viên chấp nhận cho công dân củacác thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà thànhviên đó dành cho công dân của mình trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Tuynhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ, theo đó các thành viên có thể dựa
Trang 12vào để miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ hiệp định TRIPs Trường hợp ngoại lệ quy định
cụ thể trong công ước BERNE
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳmột sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền, hoặc sự miễn trừ nào được một thành viêndành cho công dân của bất kỳ một thành viên nào khác cũng phải được lập tức và
vô điều kiện dành cho công dân tất cả các nước thành viên khác
Hiệp định TRIPs cho phép thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổithích hợp để đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ Các nước phát triển đượcphép trì hoãn thực hiện hiệp định trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệulực Thời hạn này đối với các nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém pháttriển là 11 năm
Như vậy hiệp định TRIPs đã mở ra một chương mới về bảo hộ và thực thiquyền sở hữu trí tuệ trên bình diện quốc tế cũng như tăng cường vai trò của WIPOtrong việc giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
1.2.2.2 Công ước BERNE
Đây là công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật lần đầu tiênđược thiết lập giữa nhiều quốc gia được ký tại Thuỵ Sỹ năm 1886 Theo đó cácquốc gia thành viên của công ước công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuấtbản tại các quốc gia khác cũng tuân thủ công ước này
Công ước BERNE đã được sửa chữa vài lần: Berlin (1908), Roma (1928),Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971).Từ 1967 công ước BERNEđược quản lý bởi tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Ngày 26/7/2007, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập công ướcBERNE và tuyên bố bảo lưu các quy định tại điều 33.1 Ngày 26/10/2004, công ướcchính thức có hiệu lực ở Việt Nam
Công ước BERNE chấm dứt tình trạng vi phạm quyền tác giả của tác phẩmđược xuất bản ở một quốc gia thành viên khác mà trước đây điều này rất phổ biến.Quyền tác giả được bảo hộ ngày từ khi tác phẩm được hình thành, không cần phảiđăng ký tác quyền Ngoài ra, công ước còn quy định không được đặt ra các thủ tụchành chính sách nhiễu các tác giả trong việc hưởng thụ quyền, điều này không được
áp dụng với các tác giả trong nước hoặc những nước không đăng ký công ước
Trang 13Công ước BERNE cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêmtối thiểu 50 năm sau đó Tuy nhiên các quốc gia được phép nâng thời hạn lên dàihơn Việc bảo hộ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc:
Đối xử quốc gia: Nghĩa là cam kết dành cho các công dân của nhau sự đối xửkhông kém thuận lợi hơn so với công dân nước mình
Bảo hộ đương nhiên: Việc bảo hộ không lệ thuộc vào các thủ tục hình thứcnhư đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc thủ tục tương tự
Bảo hộ độc lập: Việc hưởng và thực thi quyền theo công tác là hoàn toàn độclập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm
Bảo hộ tối thiểu: luật quốc gia thành viên quy định bảo hộ không thấp hơnmức tối thiểu do công ước quy định 6
1.3 Quyền tác giả tại Việt Nam
1.3.1 Quá trình hình thành pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam 1.3.1.1 Pháp luật bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
Trước khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời việc thực thi quyền tác giả đã đượcđặt ra và điều chỉnh bằng con đường luật pháp từ những năm 1990 rồi được quyđịnh trong Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản liên quan khác
Có thể nói rằng pháp luật về quyền tác giả ở thời kỳ này hầu như không đivào cuộc sống, tình trạng vi phạm bản quyền xảy ra thường xuyên và phổ biến.Nguyên nhân không chỉ do pháp luật không đầy đủ mà chủ yếu do ý thức của mọingười trong việc bảo hộ quyền tác giả chưa cao Việc vi phạm diễn ở tất cả các đốitượng bao gồm cả tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, phổ biến như phầnmềm máy tính, lĩnh vực âm nhạc và sách
Trong giai đoạn này, lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả còn khá mới mẻ ở ViệtNam và hầu như chưa được chú trọng Chỉ có rất ít văn bản pháp luật ban hànhtrong giai đoạn này và việc thực thi nó không hiệu quả Bước ngoặt đánh dấu việcbảo hộ quyền tác giả được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 Cụ thể các văn bảnđiều chỉnh trong giai đoạn này chỉ có:Bộ luật dân sự 1995, Nghị định 76/CP ngày29/11/1996 về quyền tác giả, Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 20/06/2006 về xử
6 ThS Nguyễn Bá Bình, CV Phạm Thanh Tùng, Công ước Bern 1886 – Công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, NXB.Tư pháp 2006, trang 52.
Trang 14phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin, Thông tư 27/2001/TT-BVHTThướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 76/CP ngày 29/11/1996/TTLT-TAND TC BVHTT/VKSNDTC về xử lý tranh chấp vi phạm bản quyền tác giả.
Với việc ban hành một số ít các văn bản như trên có thể thấy quyền tác giảtrong giai đoạn này được coi như quyền dân sự và được điều chỉnh chung trong Bộluật dân sự, chỉ có một số tính chất riêng được hướng dẫn thi hành ở các nghị định
Nội dung cơ bản về quyền tác giả trong bộ luật dân sự 1995:
Pháp luật trong giai đoạn này cũng có quy định về chủ thể quyền tác giả gồm:tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Tác giả có thể sáng tạo ra một phần hoặc toàn
bộ tác phẩm, có thể độc lập sáng tạo ra tác phẩm hoặc dựa trên tác phẩm của ngườikhác qua các hình thức: dịch, cải biên, chuyển thể, tuyển chọn…(tuy không đưa rakhái niệm tác phẩm phái sinh như hiện nay) Ngoài ra cũng có những quy định vềđối tượng được bảo hộ, đối tượng được bảo hộ riêng Đặc biệt có quy định về nhữngtrường hợp mà nhà nước không bảo họ như: chống phá lại nhà nước Việt Nam, pháhoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền bạo lực, tiết lộ bí mật của Đảng,xuyên tạc lịch sử…Luật sở hữu trí tuệ hiện nay không đưa ra những trường hợp trênnhưng có thể hiểu những tác phẩm như vậy sẽ không được bảo hộ dựa vào quy địnhchung của Bộ luật dân sự
Quyền tác giả cũng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản; có phân chiathành quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả không phải là chủ
sở hữu tác phẩm Trong đó Điều 759 có nêu quyền yêu cầu được bảo hộ : “ Tác giả ,chủ sở hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền của chủ sởhữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai bồithường thiệt hại” Tuy nhiên có trường hợp sử dụng không bị coi là vi phạm, có thể
đó là hành vi sử dụng hạn chế (Điều 760, Điều 761)
Ngoài ra còn có quy định sơ lược về việc chuyển giao quyền, đăng ký bảo hộ ,thừa kế quyền tác giả
Nhìn chung, pháp luật giai đoạn này còn những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ
sung Trước hết là các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm chưa đủ mạnh
Cụ thể, có một thiếu sót nghiêm trọng là đã không đưa ra được các hành vi nào bịcoi là đã không đưa ra được các hành vi vi phạm làm căn cứ cho việc xử lý Vì thếrất khó cho chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền xem xét vụ việc Không nhữngthế, Bộ luật dân sự 1995 chỉ có một điều khoản chung quy định cho chủ sở hữu có
Trang 15quyền buộc người vi phạm chấm dứt hoặc nhờ đến sự can thiệp của nhà nước.Không đưa ra các biện pháp cụ thể để có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mìnhkhi bị vi phạm.
Khi đã có hành vi vi phạm, cũng không có một quy định riêng biệt nào vềbiện pháp xử phạt và cơ quan tiến hành dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền giữacác cơ quan Việc xử phạt đó sẽ không biết do cơ quan nào tiến hành và áp dụngbiện pháp hành chính, hình sự hay dân sự Do đó sẽ rất khó khăn cho các chủ sởhữu, tác giả khi muốn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình Cơ quan nhà nước cũngkhông đủ căn cứ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm Một vụ vi phạm có thể có nhiều cơquan cùng giải quyết, chẳng hạn như: quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh trakhoa học công nghệ hoặc là UBND các cấp cả toà án
Một vấn đề nữa là pháp luật trong giai đoạn này còn có những quy định chưaphù hợp với luật pháp quốc tế Cho đến thời điểm này đã có rất nhiều thay đổi, việc
ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề quyền tác giả là một điều đương nhiên và là
xu thế tất yếu Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó
Quyền tác giả mang những đặc thù riêng biệt vừa mang tính chất hành chínhlẫn dân sự mà chỉ được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự và các văn bản dưới luật.Mặt khác các quy đinh về lĩnh vực này tương đối phức tạp tập trung vào tài sản vôhình, đối tượng bảo hộ ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học kỹthuật nên việc quy định trong một bộ luật có tính chất tĩnh như Bộ luật dân sự làkhông phù hợp
1.3.1.2 Pháp luật về quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay:
1.3.1.1 Pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền tác giả.
Năm 2005, Bộ luật dân sự được sửa đổi lần thứ nhất được gọi dưới cái tên Bộluật dân sự năm 2005 Tại Phần thứ sáu của Bộ luật dân sự có qui định về quyền sởhữu trí tuệ, đã quy định bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan (chương 34) Bên cạnh sự kế thừa các qui định về bảo hộ quyền tác giả đã có trước đây Bộluật dân sự còn bổ sung và khắc phục một số thiếu sót tồn tại của các văn bản phápluật trước đây Các qui định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự là một bước tiếnmới trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam
Là một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, các qui định về quyền tác giảtrong Bộ luật dân sự là nền móng quan trọng để dần dần hoàn chỉnh và thống nhấthoá các qui định pháp luật về quyền tác giả, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các
Trang 16quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhậpquốc tế, gia nhập các công ước quốc tế về quyền tác giả
Ý thức được việc Việt Nam ngày càng phải hội nhập sâu rộng hơn vào tiếntrình phát triển chung về kinh tế và văn hoá của khu vực và thế giới, bảo vệ cácquyền về sở hữu trí tuệ càng trở nên quan trọng Việc hội nhập đòi hỏi phải "theoluật chơi của người khác" chứ không phải một mình đá một sân Chính vì thế màkhông chỉ dựa vào một mình Bộ luật Dân sự mà tất yếu phải có được một Luậtchuyên môn riêng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Sau bao ngày cố gắng thì cuốicùng, Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005) cũng
ra đời, và sau đó gần một năm, có thêm các Nghị định hướng dẫn thi hành cũng rađời, đó là:
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả
và quyền liên quan
- Năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2009 (có hiệu lực từ 01/01/2010) được ban hành, nhằm khắc phục những hạn chếtrong Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2006 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tácgiả và quyền liên quan
1.3.2.2 Các điều ước quốc tế về quyền tác giả Việt Nam đã tham gia
Để bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài và phù hợp hơn với pháp luậtquốc tế, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm, đảm bảo quyền lợicủa các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm của mình ở nước khác, Việt Nam đã ký kếtnhững điều ước sau:
- Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
- Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chứcphát sóng
Trang 17- Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép khaithác trái phép bản ghi âm của họ
- Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình
vệ tinh
- Thoả thuận TRIPs về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ
- Hiệp định WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT)
- Công ước toàn cầu về bản quyền
* Hiệp định song phương
- Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ hợpchủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả
- Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt nam và Chính phủ Thuỵ Sỹ
về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Hiệp định giữa cộng hoà XHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vềquan hệ thương mại
1.3.2 Nội dung pháp luật quyền tác giả:
1.3.2.1 Đối tượng của quyền tác giả:
1.3.2.1.1.Tác phẩm trong nước hay do người Việt Nam sáng tạo
Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm phongphú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng, thúc đẩy pháttriển kinh tế và khoa học – công nghệ Pháp luật quyền tác giả được hình thànhnhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo, đồng thời khai tháchiệu quả các sản phẩm trí tuệ trong các lĩnh vực này Quyền “sáng tác, phê bình vănhọc, nghệ thuật và tham gia vào các hoạt động văn hóa khác là quyền hiến địnhtrong điều 60 hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền tácgiả được quy định trong bộ luật dân sự 2005 ( từ điều 736 đến điều 743) và LSHTT
và các văn bản hướng dẫn thi hành
Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoahọc Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo tronglĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hìnhthức nào ( khoản 7, điều 4, LSHTT) Như vậy, sản phẩm lao động trí tuệ của conngười trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được công nhận là tác phẩm khi
Trang 18thỏa mãn hai điều kiện: (a) mang tính sáng tạo; (b) được thể hiện dưới hình thức vậtchất nhất định.
Theo quy định của pháp luật nước ta, những tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học được bảo hộ quyền tác giả ở nước ta được liệt kê tại Điều 14 LSHTT:
Điều 14 Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2 Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3 Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng
Trang 19chữ viết hoặc các ký hiệu khác thay cho chữ viết ( như chữ nổi, ký hiệu tốc ký) màcác đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là loại hình tác phẩm thể hiện bằng
ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định7
Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật,
phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thểloại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặccác phương tiện khác8
Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản
nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việctrình diễn hay không trình diễn9
Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao
gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loạihình tác phẩm sân khấu khác10
Tác phẩm điện ảnh là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình
ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âmthanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tớicông chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện,phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.11
Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình
khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thểhiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể đượcthể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả
Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình
khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sảnxuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ;hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.12
Trang 20Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan
trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thểđược tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phươngpháp khác)13
Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnhkhông được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó
Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý
tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạchxây dựng) đã hoặc chưa xây dựng Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế
về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà,công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan củamột vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gianđược coi là tác phẩm kiến trúc độc lập14
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên
quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc15
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật ngôn từ
như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, cadao, tục ngữ, câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác; các loại hình nghệthuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vởdiễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thểhiện tương tự khác; các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêukhắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.”16
Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các
lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện màmáy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việchoặc đạt được một kết quả cụ thể
Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp
các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác
13 Điều 16, NĐ 100/2006/NĐ-CP CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
14 Điều 17, NĐ 100/2006/NĐ-CP (đã dẫn)
15 Điều 18, NĐ 100/2006/NĐ-CP.
16 Điều 4, NĐ 85/2011
Trang 21Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tưliệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó17.
Danh sách các tác phẩm được nêu trong Điều 14 LSHTT không cố định, và
số loại hình tác phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phương tiện lưu trữ vàtruyền tải thông tin hiện đại, thí dụ như cơ sở dữ liệu, truyền thông đa phươngdiện, hay xa lộ thông tin Các loại hình này được tập trung thành ba nhóm: cáctác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật Tuy vậy cũng có những trường hợpmột tác phẩm vừa là một tác phẩm khoa học, vừa là một tác phẩm nghệ thuật,thí dụ một bộ phim tài liệu khoa học Sự sáng tạo của một tác giả không nhất thiếtphải độc lập với sự sáng tạo của tác giả khác Các tác phẩm dẫn xuất từ những tácphẩm khác cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, thí dụ tác phẩm dịch,phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển chọn, sưu tầm 18
Việc liệt kê các loại hình sáng tạo theo hướng kế thừa một tác phẩm đã cónày không tự loại trừ lẫn nhau, có nghĩa là một tác giả có thể vừa chuyển thể,vừa cải biên một tác phẩm đã có Vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do soạn giảTrần Hữu Trang cải biên và chuyển thể từ một vở tuồng cổ đã có trong dângian
Tuy rằng quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nộidung sáng tạo, song không phải với bất kỳ nội dung nào thì tác phẩm cũng sẽđược bảo hộ Luật ở nước nào cũng quy định một tiêu chuẩn tối thiểu về mặtnội dung để được bảo hộ Một hình vẽ vô ý thức trên tường, một bài báo xuyên tạc
sự thật không thể được bảo hộ
Điều 15 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1 Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin
2 Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực
tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3 Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu
Hiện nay một số luật gia tập hợp các văn bản pháp luật vào một tuyển tập
để phát hành Thí dụ "Những văn bản pháp luật thương mại", hay "Hệ thống vănbản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam" Những tuyển tập này có được bảo
hộ theo quyền tác giả hay không? Trên thực tế, việc họ in lại văn bản pháp luật thì
17 Điều 22, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
18 Vụ pháp luật quốc tế, Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp 2005, trang 37
Trang 22không vi phạm luật về quyền tác giả, song họ cũng không được bảo hộ khi cóngười in lại các văn bản pháp luật trên sách mà họ in ra Câu hỏi thú vị mà hiệnchưa có lời giải đáp là: liệu việc sao chép văn bản pháp luật trên các cơ sở dữ liệunhư Luật Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh có xâm phạm quyền lợi chínhđáng gì của chủ các cơ sở dữ liệu đó hay không? Tin tức thời sự thuần túy đưatin, thí dụ như bản tin ngắn trên báo Sài Gòn Giải phóng, tuy không được bảo hộdưới dạng quyền tác giả; song một bài xã luận hay phóng sự, có kèm nhận định,chọn lọc tin tức lại được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả19.
Quyền tác giả cũng là một dạng độc quyền, và độc quyền có những mặt hạnchế của nó Cần phải có những quy định để bảo hộ quyền tác giả nhưng vẫn phảiđảm bảo cho người dân được tiếp cận với các thông tin được bảo hộ
Một vấn đề hiện đang được quan tâm là các tác phẩm văn học nghệ thuậtdân gian Việc bảo hộ quyền tác giả của các tác phẩm này còn khó khăn Trướctiên là vì khó xác định được tác giả của những tác phẩm đó Hơn nữa nếu tác giảtác phẩm chết không có người thừa kế, các tác phẩm nghệ thuật dân gian có thể bịthất truyền Ngoài ra, bảo hộ độc quyền những tác phẩm dân gian cũng có nhữngmặt hạn chế của nó Trước tiên, nghệ thuật dân gian thường xuất phát từ một địaphương hơn là từ một cá nhân hay dòng họ Thí dụ sắc thái tranh Đông Hồ, haymúa Hội Lim xuất phát từ những địa phương ấy chứ không phải từ một dòng họ.Rất nhiều nghệ nhân đã tham gia đóng góp tạo nên sắc thái và tính nguyên gốccủa những tác phẩm dân gian Vì vậy, việc công nhận quyền tác giả cho một nghệnhân hay một dòng họ là không công bằng, có thể làm cho truyền thống văn hóadân gian ở địa phương nói trên bị mai một Chính vì vậy, tại Điều 23 LSHTT cóqui định người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếuxuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian Điều luật này tuy vậy vẫn còn một số điểmchưa rõ như “thế nào là giá trị đích thực”, nhạc sỹ Trần Tiến sử dụng các làn điệudân ca như lý qua cầu, lý ngựa ô để sáng tác bài hát có ảnh hưởng đến “giá trị đíchthực” của các làn điệu dân ca đó không, v.v
1.3.2.1.2 Tác phẩm do người nước ngoài sáng tạo
Hiện tại Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne, nên các tác phẩm nướcngoài (là thành viên của Công ước Berne) sẽ được bảo hộ tại Việt Nam Ngoài
19 Lê Nết, tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2006,
trang 58.
Trang 23ra, Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn bảo hộ các tác phẩm của người nướcngoài lần đầu tiên được hình thành, công bố, phổ biến tại Việt Nam, với điều kiện
là chúng phải thoả mãn các điều kiện về nội dung (không phải là tác phẩm phảnđộng, văn hoá đồi trụy, v.v.) Đối với các tác phẩm được hình thành tại một nước
có Hiệp định tương trợ về bảo hộ bản quyền (như Mỹ), hay do công dân các nước
đó sáng tạo, thì các tác phẩm này cũng được bảo hộ tại Việt Nam như các tácphẩm Việt Nam, thí dụ như Hiệp định với Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày23/11/1998) và với Thụy Sỹ
Những vướng mắc:
Rất nhiều các tác phẩm lập thể (tác phẩm hình khối hay tác phẩm trênkhông gian ba chiều) hiện nay đã được qui định bảo hộ, thí dụ như tác phẩm điêukhắc, hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Tuy nhiên các qui định pháp luật vẫnchưa nêu ra được tiêu chí rõ ràng xem các tác phẩm nào thì nên bảo hộ, tác phẩmnào thì không được bảo hộ Thí dụ, chiếc xe DREAM II có được bảo hộ quyềntác giả như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Nếu có, thì đây là cơ hội đểCông ty TNHH Honda Việt Nam có thể ngăn cản các hãng xe máy Trung Quốchay Hàn Quốc sản xuất xe theo kiểu dáng của mình Tuy nhiên, nếu kiểu dáng xeDREAM II được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, thì điều này sẽ tạo ra kẽ hởtrong pháp luật: nghĩa là Honda Việt Nam sau khi không thể đăng ký bảo hộ kiểudáng công nghiệp lại có thể quay sang đăng ký bảo hộ quyền tác giả Lại cóngười lập luận: khi Công ty nhựa Chợ Lớn sản xuất ra chiếc xe điện cho trẻ emchạy có kiểu dáng giống xe DREAM II, những chiếc xe này có thể được bảo hộdưới dạng quyền tác giả hay kiểu dáng công nghiệp, vậy thì tại sao kiểu dáng xeDREAM II lại không được bảo hộ? Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứngdụng là một vấn đề hiện nay pháp luật Việt Nam chưa giải thích rõ ràng được
Đối với tác phẩm kiến trúc, Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam đã có qui địnhrõ: tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ kiến trúc, chứ không phải là một toà nhà cóhình khối kiến trúc Theo qui định hiện tại, thì việc sao chép một bản vẽ kiếntrúc để xây dựng một toà nhà không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả,cũng tương tự như việc đọc một quyển sách nấu ăn và chế biến được món phở tái.Đây là hành vi sao chép nội dung chứ không phải sao chép hình thức thể hiện tácphẩm, và vì vậy không thể là hành vi xâm phạm quyền tác giả Tuy nhiên, việcsao chép bản vẽ thành nhiều bản để nộp lên cơ quan xin phép xây dựng, đưa chonhà thầu xây dựng, đưa cho nhà cung cấp v.v lại bị coi là xâm phạm quyền tácgiả Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm sao chụp bản vẽ và cấm sử dụng các
Trang 24bản vẽ sao chép từ bản vẽ của mình (dù là chép tay hay photocopy) Điều này sẽdẫn đến cùng một hệ quả là người sao chép không thể xây dựng một ngôi nhàgiống với ngôi nhà của chủ sở hữu bản vẽ kiến trúc Việc chụp ảnh một toà nhà,sau đó căn cứ vào đấy để xây dựng một toà nhà khác giống hệt chưa phải là cơ
sở để kết luận hành vi xâm phạm quyền tác giả, trước khi trả lời câu hỏi: toà nhà
là tác phẩm thể loại gì và có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả không
Thiết nghĩ, qui định hiện tại của Bộ Văn hoá Thông tin (tác phẩm kiến trúcchỉ là bản vẽ kiến trúc chứ không phải là toà nhà) là chưa đúng với qui định củaCông ước Berne Sau khi gia nhập Công ước Berne, Hoa Kỳ đã phải sửa địnhnghĩa về tác phẩm kiến trúc trong Luật về Quyền tác giả Tác phẩm Kiến trúc
1990 Điều 102(a) định nghĩa “tác phẩm kiến trúc bao gồm kiểu dáng toà nhàđược thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả toà nhà, bản vẽ kiến trúc hay thiếtkế.” Tất nhiên, không phải mọi chi tiết trong toà nhà đều được bảo hộ dưới dạngquyền tác giả, mà chỉ những chi tiết mang tính nguyên gốc có tính trang trí nhiềuhơn tính ứng dụng mới được bảo hộ mà thôi Ngoài ra, việc bảo hộ quyền tác giảđối với những phần có tính nguyên gốc của toà nhà không có nghĩa là khách dulịch không có quyền chụp ảnh toà nhà đó, hay hoạ sỹ không có quyền vẽ và trưngbày tranh vẽ toà nhà này (trừ những công trình bí mật hay bị cấm chụp ảnh) Cáchành vi trên không ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.Ngoài ra, việc một toà nhà cổ do một kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế không phải là
lý do để chủ nhà không được phép sửa đổi, đập phá hay nâng cấp toà nhà theo ýmuốn của mình Đó là vì chủ nhà đương nhiên được coi như chủ sở hữu quyền tácgiả đối với tác phẩm kiến trúc là toà nhà Câu hỏi thú vị được đặt ra là: nếu tronghợp đồng thiết kế, chủ nhà do không hiểu luật, đã chấp nhận để công ty thiết kếđược làm chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc thì chủ nhà sau này có quyền sửa chữanhà không?2 0 Vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc hiện nayvẫn còn nhiều điều cần phải nghiên cứu thêm
1.3.2.2 Chủ thể của quyền tác giả
Chủ thể của quyền tác giả là tổ chức, cá nhân, có tác phẩm được bảo hộquyền tác giả gồm người tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
1.3.2.2.1.Tác giả
20 Lê Nết, tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2006,
trang 56
Trang 25Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm
(Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT)
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm
"Sáng tạo" trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc "sửdụng sức lao động và khả năng suy xét" để tạo ra tác phẩm Như vậy, sáng tạo làviệc tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc Sao chép lại một quyển sách không gọi làsáng tạo Một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đótrực tiếp sáng tạo."Trực tiếp" có nghĩa là chính tác giả đóng vai trò quyết địnhtrong việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm Vì thế, một người cung cấpthông tin cho phóng viên viết bài không phải là tác giả của bài báo Như vậy, cánhân được coi là tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nếu tácphẩm là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân Cho nên người đề xuất ý kiến hoặccung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tácgiả
Cá nhân được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nambao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài Cụ thể: (a) Cá nhân Việt Nam cótác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; (b) cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sángtạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; (c) Cá nhân nướcngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; (d) Cá nhân nước ngoài
có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả màViệt Nam là thành viên Cho dù tác giả là người Việt Nam hay người nước ngoàiđều được chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật quyền tác giả như nhau.Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đối xử quốc gia trong pháp luật quốc tế, nhằmthu hút những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học đượcbảo hộ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn với nhữngsản phẩm trí tuệ này21
Bên cạnh khái niệm tác giả chúng ta còn có khái niệm đồng tác giả Đó lànhững người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Có hai loại đồng tác giả Loạithứ nhất là những người cùng sáng tạo một tác phẩm thống nhất mà phần sáng táccủa mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng Trong trường hợp này vị trí củacác đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất Thí dụnhư ban đầu Bill Gates và Paul Allen là đồng tác giả của phần mềm DOS Như vậy
để chuyển giao quyền tác giả, cần phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả
21 TS Lê Đình Nghị - TS, Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam 2010,
trang 37.
Trang 26Loại thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phầnsáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng Vị trí của các đồng tácgiả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần Thí dụ như bàihát: "Quê hương" có hai đồng tác giả: tác giả bài thơ của Đỗ Trung Quân và tácgiả bài nhạc của Gíap Văn Thạch.
Trong số những tác phẩm có đồng tác giả, tác phẩm điện ảnh, tác phẩmsân khấu có số lượng đồng tác giả lớn nhất Theo Điều 21 Luật SHTT, tác giả củacác tác phẩm điện ảnh là những người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quayphim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánhsáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác cótính sáng tạo Tác giả của tác phẩm sân khấu là người làm công việc đạo diễn,biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh,ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác cótính sáng tạo Quy định quá rộng như vậy có thể tạo ra những kẽ hở về tranhchấp quyền tác giả sau này, nhất là khi chúng ta biết rằng tác giả, cho dù khôngphải là chủ sở hữu quyền tác giả, cũng có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tácphẩm Điều này có thể cản trở các đồng tác giả khác trong việc chỉnh sửa hayphóng tác tác phẩm
1.3.2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức,cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn
bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời
là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả
a) Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ sử dụng thời gian, tàichính, cơ sở vật chất – kỹ thuật để tạo ra tác phẩm Trong trường hợp này, họ vừa làchủ thể sáng tạo vừa là nhà đầu tư tài chính để tạo ra tác phẩm Chủ thể đóng vai tròtác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có toàn bộ các quyền nhân thân vàquyền tài sản theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
b) Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là một trong những tổ chức, cá nhân sauđây: (a) tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tạo cho tác giả; (b) tổ chức, cá nhângiao kết hợp đồng với tác giả; (c) tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả; (d)
tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả; (d) nhà nước
Trang 271.3.2.3 Nội dung quyền tác giả
Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham giaQHPLDS này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Đó cũng là trọngtâm của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả Như vậy quyền tác giả không chỉ đơnthuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.Trước đây, trong BLDS 1995, quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giảđược quy định trong ba điều:
- Quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Điều 751
- Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Điều752
- Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả: Điều753
Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhânthân (Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT)
1.3.2.3.1.Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản vàquyền nhân thân gắn với tài sản Các quyền nhân thân không gắn với tài sản lànhững quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyểngiao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo
vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm Nếu chúng ta ví tác phẩm là đứa con tinhthần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng tương tự quyền của cha mẹđược đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm sóc con cái Vì là quyền nhân thânkhông được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời haykhông đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả) Các quyền này ảnh hưởng trựctiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tàisản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã đượcchuyển giao Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn,khác với những quyền khác được bảo hộ có thời hạn
Về quyền bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm, quyền bảo vệ sự toànvẹn này chỉ liên quan đến "nội dung tác phẩm", chứ không nhắc đến "phươngthức thể hiện tác phẩm Nếu sự chỉnh sửa làm thay đổi nội dung tác phẩm thì phải
có sự đồng ý của tác giả Một số vụ kiện hiện nay về bản quyền cũng liên quan đếnvấn đề bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm Điển hình là vụ nhà văn
Trang 28Nguyễn Kim Ánh kiện Xưởng Phim truyện 1 về bộ phim "Hôn nhân không giáthú" Bộ phim dựa trên truyện ngắn cùng tên đã được giải thưởng của nhà vănNguyễn Kim Ánh Tác giả tác phẩm văn học đã bất bình khi thấy nội dung tácphẩm của mình qua tay nhà viết kịch bản và đạo diễn bộ phim đã bị thay đổi rấtnhiều, đến nỗi "không còn nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa" Án dân sự
sơ thẩm bác đơn kiện của nhà văn Nguyễn Kim Ánh, vì theo cơ quan giám định Cục Điện ảnh "việc sửa đổi nội dung tác phẩm chỉ làm tác phẩm hay thêm."Song như chúng ta biết, việc đánh giá quyền tác giả không phải ở chất lượng hay
-dở của tác phẩm
Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng,
nhưng quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các
quyền nhân thân gắn với tài sản Đó là quyền cho hay không cho người khác sử
dụng tác phẩm Chính từ này làm phát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả.Nhiều người cho rằng, trước kia khi chưa có quyền tác giả vẫn có nhà văn, nhạc sỹ,nhà khoa học Họ có quyền đặt tên, đứng tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, sửdụng tác phẩm hay nhận thù lao, giải thưởng Nay có quyền tác giả, thì cũngchính những người đó có những quyền này, chẳng có gì khác Hay nói khác đi, cácchế định về quyền tác giả không mang lại cho các chủ thể nhiều quyền hơn cáibản thân họ từ trước đến nay vẫn có Nhận xét trên không sai nếu chúng ta quênmất một quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả, đó là quyền cho hay khôngcho người khác sử dụng tác phẩm Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyểngiao, gắn với các quyền tài sản trong chế định quyền tác giả, vì thế nó chỉ giànhcho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sởhữu quyền tác giả
1.3.2.3.2 Quyền tài sản
Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyềnđược hưởng thù lao giải thưởng Thông thường chủ sở hữu quyền tác giả đượchưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng
Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cảibiên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm.Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho
sử dụng tác phẩm) Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, chuyểnthể, v.v.) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tácgiả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác
Trang 29Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm:
- Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao gồm saochép toàn bộ tác phẩm hay một phần quan trọng của tác phẩm Sao chép khác vớitrích dẫn Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm (không đáng kể) củangười khác để nêu bật ý tác giả.Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mụcđích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm vàphải nêu nguồn gốc tác phẩm Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều cóthể bị coi là sao chép và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả Saochép có thể tiến hành dưới dạng trực tiếp (thí dụ thu băng đĩa, photocopy, saophần mềm trên ổ cứng máy vi tính) hay dưới dạng gián tiếp (thí dụ dùng máy ghi
âm, máy quay phim để ghi âm, ghi hình buổi hoà nhạc hay một bộ phim chiếu ởrạp)
- Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: bao gồm các hành vi trìnhdiễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng kể người sử dụng Thí dụ baogồm trình diễn một vở kịch hay một buổi hoà nhạc, phát hành một đĩa nhạc Việcđưa một tác phẩm lên mạng ngày nay cũng được coi là truyền thông đến côngchúng
- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là làm tácphẩm phái sinh) Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể một tác phẩm,
họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc, bởi vì những hành vi kể trên lànhững hành vi sử dụng tác phẩm, mà chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chohay không cho (Điều 757 BLDS) Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn pháthành một tác phẩm viết, cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả.Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý từ trước của chủ sở hữuquyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụnghạn chế do pháp luật quy định) Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thểđược coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc
1.3.2.4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định màtrong khoảng thời gian này quyền tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả được Nhànước thừa nhận và bảo vệ Theo quy định tại điều 27 LSHTT thời hạn bảo hộ quyềntác giả được xác định như sau:
- Quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn: Các quyền thuộc quyền tác giả
được bảo hộ vô thời hạn là quyền quyền nhân thân gắn với tác giả và không thể
Trang 30chuyển giao cho chủ thế khác Đó là các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thậthoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đượccông bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửachữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn:
Quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền công bố tác phẩmhoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (đây là quyền nhân thân có thể chuyểngiao) và các quyền tài sản Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định đối với cácloại tác phẩm cụ thể như sau:
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩmkhuyết danh: thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầutiên Tuy nhiên, nếu tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa đượccông bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo
hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình Còn khi xuất hiện các thông tin
về tác giả của tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và
50 năm tiếp theo năm tác giả chết
+ Đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công
bố lần đầu tiên
+ Các tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là năm mươi năm,
kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, nếutác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩmđược định hình
+Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng,tác phẩm khuyết danh được thực hiện như sau:
Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệulực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh cònthời hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộtheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi,
bổ sung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sởhữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2