1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luật hôn nhân và gia đình

12 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Việc pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về việc nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường trong sự đầy đủ về tình cảm, v

Trang 1

Câu 8: Pháp luật về nuôi con nuôi với việc bảo vệ quyền trẻ em?

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề đáng quan tâm của

toàn xã hội Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ mục tiêu và động lực chính của sự

phát triển là do con người, cho con người và vì con người, trong đó, vấn đề bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bác Hồ đã từng nói:

“Muốn có chế độ XHCN thì phải có con người XHCN

Muốn có con người XHCN thì phải có tư tưởng XHCN”

và Người đã khẳng định vai trò của việc giáo dục và rèn luyên trẻ em:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Các ngành luật nước ta ngành luật nào cũng coi trẻ em là một chủ thể đặc biệt và dành cho trẻ em những quy định riêng theo đặc thù của ngành luật mình Trong đó, Luật hôn nhân và gia đình với quy phạm điều chỉnh đặc thù của mình

đã xem trẻ em là một thành viên đặc biệt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt Một trong những vấn đề quan trọng về trẻ em là vấn đề về nuôi con nuôi Việc pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về việc nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường trong sự đầy đủ về tình cảm, vật chất và trong một môi trường trong sạch lành mạnh

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 2

1 Khái niệm chung về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lí hoặc là quan hệ pháp luật Theo điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2003 quy định:

1 Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội

Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi

Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này

2 Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi

3 Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác Với quy định trên thì nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý thể hiện ý chí của các bên liên quan Thứ nhất, nuôi con nuôi thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó Nhằm mục đích bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi Thứ hai, còn có ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ

em được cho làm con nuôi đó là sự tự nguyện Sự thể hiện ý chí còn ở bản thân người con nuôi có mong muốn được làm con nuôi hay không Pháp luật quy định

Trang 3

trẻ em từ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình khi được nhận làm con nuôi Ngoài ra còn là sự thể hiện ý chí của Nhà nước Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi) Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc nuôi con nuôi

Với quy định trên, dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lí phức hợp Để việc nhận con nuôi có hiệu lực, phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Luật hôn nhân và gia đình năm 2003 đã quy định các điều kiện cụ thể về nhận con nuôi hợp pháp, hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

2 Những quy định về nuôi con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình năm 2003 đối với quyền trẻ em

Luật hôn nhân và gia đình 2003 đã dành hẳn một chương đó là chương XIII

để quy định về vấn đề nuôi con nuôi, trong đó bao gồm 11 điều (từ điều thứ 67 đến điều thứ 78) Những quy định đó đã thể hiện được sự quan tâm đối với trẻ

em, thể hiện quyền được bảo vệ của trẻ em Cụ thể như sau:

Trước hết, về điều kiện của người được nhận làm con nuôi bị ràng buộc bởi độ tuổi Theo quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người được nhận làm con nuôi là người từ 15 tuổi trở xuống, trừ trường hợp con nuôi là người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn Quy định này, hướng tới đối tượng không chỉ là trẻ em không

Trang 4

được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt mà cả người già yếu cô đơn, qua đó đã phản ánh phần nào truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc

Việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi chỉ thực sự cần thiết và vì lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia

đình, phù hợp với nguyên tắc: “Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em” Ngay cả trong trường hợp phải cách ly khỏi cha mẹ

thì ý muốn của trẻ em cũng phải được quan tâm trước tiên khi trẻ em có khả năng thể hiện ý chí của mình Vì vậy, việc đưa trẻ em ra khỏi gia đình ruột thịt của mình để làm con nuôi người khác chỉ có thể xuất phát từ lợi ích của chính trẻ

em Quy định về các điều kiện của việc cho – nhận con nuôi phải xuất phát từ nguyên tắc cơ bản này Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích việc nhận con nuôi khi người nhận con nuôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

độ tuổi là từ hai mươi tuổi trở lên; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế

bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi Hơn nữa,

người có điều kiện nhận con nuôi không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá

án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (điều 69, Luật hôn nhân và gia đình 2003)

Trang 5

Những quy định trên nhằm đảm bảo cho trẻ được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ

Việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật

sự của bản thân cha mẹ hoặc người giám hộ mà không có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác “Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ” Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống Hơn nữa, nhận con nuôi còn là sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi “Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó” Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày

tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn

đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa` trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền trẻ em, quyền được tham gia bày tỏ

ý kiến của mình

Những thủ tục để nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch Quy định

Trang 6

này nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi là hợp pháp, đảm bảo quyền trẻ em, ngăn chặn những trường hợp nhận con nuôi với mục đích xấu, lạm dụng trẻ em, buôn bán trẻ em

Cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi Đối với con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng

Ngoài ra, việc thay đổi họ, tên; xác định dân tộc của con nuôi cũng cần có

sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi: “Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó” Qua đó đã thể hiện quyền được tham gia của trẻ em trong việc tự quyết định họ, tên, dân tộc của mình

Hơn nữa, trẻ em còn có quyền tự quyết trong trường hợp con nuôi đã thành niên

tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với cha mẹ nuôi Trẻ em có quyền được chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi nếu cha mẹ nuôi có hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục,

ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Trong xu thế nên kinh tế thị trường, pháp luật còn có những quy định việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có hai nguồn: nguồn quốc tế và nguồn quốc gia ở nguồn quốc tế, trong 15 hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước thì có khá nhiều hiệp định đã đề cập ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế Việc xem xét để giải quyết cho và nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không chỉ là đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài,

mà hơn hết, chính là nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em Việt

Trang 7

Nam Sự lựa chọn tích cực và đầy hiệu lực cho những vấn đề toàn cầu, trong đó

có con nuôi quốc tế chính là ký kết, tham gia những thỏa thuận song và đa phương Gia nhập Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Công ước Lahaye 1993), đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay

Việc ban hành Luật Nuôi con nuôi là rất cần thiết, nhằm tạo khung pháp luật ổn định, có hiệu lực pháp lý cao để thu hút sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn

xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo đảm quyền của trẻ em, nhất đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần

sự giúp đỡ nhiều nhất trong xã hội Ở Việt Nam hiện có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được phép cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài Trong quá trình toàn cầu hóa, vấn đề nhận con nuôi nước ngoài đã đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ Để hạn chế tối đa tình trạng buôn bán trẻ em vì mục đích con nuôi, ông Nguyễn Công Khanh, Phó Cục trưởng Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp cho biết, một trong những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Con nuôi trình Quốc hội vào tháng 5/2010 là đưa ra quy định nghiêm cấm xử phạt đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến mục đích, ý nghĩa nhân đạo của việc nuôi con nuôi như: lợi dụng việc nuôi con để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em… Quá trình xây dựng và điều chỉnh về con nuôi, Việt Nam đi theo hướng tách bạch quyền nuôi dưỡng, quyền tiếp nhận viện trợ nhân đạo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và quyền cho con nuôi Việc ban hành luật nuôi con nuôi đã đảm bảo được bốn nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em:

Trang 8

- Quyền được sống: bao gồm quyền của trẻ em được sống và được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại, như: mức sống đủ, có nơi ở, dinh dưỡng

và chăm sóc sức khoẻ

- Quyền được phát triển: gồm những thứ trẻ em cần có để phát triển đầy đủ hất như quyền giáo dục, vui chơi, các hoạt động văn hóa, tiếp cận thông tin

- Quyền được bảo vệ: đòi hỏi trẻ em phải được bảo vệ, chống tất cả các hình thức lạm dụng, sao nhãng và bóc lột

- Quyền được tham gia: cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng và đất nước của các em, gồm sự tự do diễn đạt, bày tỏ quan điểm

3 Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nuôi con nuôi đối với bảo vệ quyền trẻ em

- Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý nhà nước về nuôi con nuôi là Bộ Tư pháp, cụ thể là “Cơ quan con nuôi Trung ương” Vì vậy, cần bổ sung vào dự thảo Luật các quy định cụ thể về thủ tục thành lập cơ quan này, về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn…

- Mục tiêu của việc ban hành Luật Nuôi con nuôi là tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em; bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của em vì vậy dự thảo Luật không nên phân biệt hình thức nuôi con nuôi đơn giản và nuôi con nuôi trọn vẹn nhằm tránh gây bất ổn cho trẻ, đảm bảo cho trẻ được sống trong gia đình trọn vẹn, bình yên hưởng được quyền như trẻ bình thường khác Dự thảo Luật chỉ nên quy định chung về hình thức con nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho đối tượng trẻ em này đồng

Trang 9

thời các văn bản hướng dẫn cũng phải thống nhất về thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi

- Thực tế hiện nay không chỉ có trẻ bị bỏ rơi tại các cơ sở y tế mà còn nhiều trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại một số nơi như chợ, khu chế xuất, khu công nghiệp … Vì vậy, đề nghị bổ sung thêm quy định trẻ bị bỏ rơi “nơi công cộng” Ngoài ra, cần quy định thêm trường hợp trẻ em bị

bỏ rơi ở các cơ sở tôn giáo khi không được sự đồng ý cho chuyển đến

cơ sở nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?

- Cần có quy định tạo mọi điều kiện cho trẻ em có môi trường chăm sóc thay thế phù hợp (gia đình thay thế) Luật mới quan tâm đến khía cạnh pháp lý và thủ tục hành chính của việc cho và nhận con nuôi; chưa quan tâm đến khía cạnh chất lượng bảo vệ chăm sóc trẻ em, khi trẻ em được nhận làm con nuôi; vì vậy cần bổ sung một số điều về bảo vệ quyền lợi cơ bản của trẻ em được nhận làm con nuôi; các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất để bảo vệ trẻ em

III KẾT LUẬN

Việc ban hành Luật nuôi con nuôi thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ trẻ em, tạo cơ sở để Chính phủ ban hành và thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích, động viên và

Trang 10

tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giúp đỡ trẻ em nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Hơn hết, tạo điều kiện để các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình, hòa nhập với cộng đồng và

có điều kiện phát triển thành người có ích cho xã hội Luật Nuôi con nuôi cũng tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các cặp vợ chồng trong nước mong muốn có con nuôi; bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi, giúp họ ổn định tư tưởng và yên tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi như con đẻ Ngoài ra việc ban hành Luật Nuôi con nuôi còn thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc tế của Nhà nước đã đưa ra khi tham gia Công ước quốc

tế về quyền trẻ em, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em…

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Ngày đăng: 29/01/2016, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w