Quản lí và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa, ra mắt ngân hàng cổ phần

Một phần của tài liệu 247467 (Trang 35 - 37)

hàng cổ phần

Tùy thuộc vào hình thức cổ phần hóa mà cách xử lí số tiền thu được từ cổ phần hóa được xử lí theo nhiều cách khác nhau.

Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là bán phần vốn nhà nước tại ngân hàng thì số tiền thu được từ cổ phần hóa được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa ngân hàng theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu sau khi đã giải quyết như trên mà vẫn còn thừa thì phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của ngân hàng. Còn nếu số tiền thu được từ cổ phần hóa không đủ để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư thì sẽ được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng.

Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại ngân hàng phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Nếu thiếu thì được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng. Nếu thừa để lại cho ngân hàng cổ phần theo tỉ lệ tương ứng cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, phần còn lại nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lí và sử dụng số tiền để lại cho ngân hàng cổ phần.

Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là bán bớt phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thì số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại ngân hàng phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm theo mệnh giá; Phần thặng dư vốn được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Nếu thiếu được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng. Phần còn lại (nếu có) được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Các khoản thu từ cổ phần hóa được sử dụng để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư tại ngân hàng cổ phần hóa được xác định là nguồn thu của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhà nước là quỹ được thành lập để hỗ trợ cho các thành viên, các bộ phận ngân hàng thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu; giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lí các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quỹ này còn dùng để bổ sung vốn điều lệ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đầu tư phát triển ngân hàng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lí và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ở đây, kiểm tra và giám sát việc quản lí và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa để hỗ trợ sắp xếp ngân hàng và đầu tư phát triển ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Sau khi kết thúc việc chào bán cổ phần lần đầu ra thị trường, ngân hàng thương mại nhà nước chính thức chuyển thành ngân hàng thương mại cổ phần và tiến hành các thủ tục để ra mắt ngân hàng mới. Đó là thực hiện thông qua Điều lệ của ngân hàng cổ phần, tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều lệ của ngân hàng cổ phần do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng dự thảo và công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Điều lệ ngân hàng cổ phần được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, ngân hàng phải tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng cổ phần và đăng kí kinh doanh.

Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải bao gồm cả quyết định chuyển thành ngân hàng cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa; Điều lệ ngân hàng cổ phần có chữ kí của người đại diện theo pháp luật của ngân hàng cổ phần.

Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, sau khi đã nhận được báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần, cơ quan có

thẩm quyền quyết định giá trị ngân hàng phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, xử lí tài chính ở thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng, tổ chức bàn giao giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần; gửi kết quả xác định lại giá trị ngân hàng cho Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu 247467 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w