Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh KCB, như các chính sách
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt những thành tựu thần kỳ Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính
y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng Khám chữa bệnh là lĩnh vực sử dụng phần nguồn lực lớn nhất, với số nhân lực nhiều nhất phần tài chính lớn nhất
Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua, trong đó có đổi mới hệ thống y tế Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), như các chính sách thu một phần viện phí (1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (1994), chính sách
“xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập
Thực tế đã chứng tỏ, đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong cung ứng dịch vụ KCB là một vấn đề phức tạp và mới mẻ, không chỉ có tác động mạnh đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng về nhiều mặt đối với cả
hệ thống y tế
Hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều sự lựa chọn khi đến với các dịch vụ khám chữa bệnh tùy theo điều kiện của mình Hệ thống khám chữa bệnh vì lợi nhuận cũng theo đó ngày càng phát triển với mức độ đáp ứng cao nhất cho người bệnh Do đó, Nhóm 6 ủng hộ quan điểm: Khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân ít bị lạm dụng
Trang 2I Khung lý thuyết: Thông tin không đối xứng
Lượng thông tin về tính chất của hàng hóa không được chia sẻ đồng đều như nhau giữa các đối tác tham gia thị trường Đó là thất bại về thông tin không đối xứng, hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm
Thông tin không đối xứng có 2 trường hợp: người mua nhận được thông tin không đối xứng với người bán và ngược lại
Đối với các loại hàng hóa gặp phải thất bại thông tin không đối xứng được phân loại thành:
- Hàng hóa có thể thẩm định trước
- Hàng hóa chỉ thẩm định được khi tiêu dùng
- Hàng hóa không thể thẩm định được
Như vậy, dịch vụ khám chữa bệnh là hàng hóa/ dịch vụ thẩm định được sau khi tiêu dùng và là thất bại của thị trường khi người mua nhận được thông tin không đối xứng với người bán
C
P1
A
Hình vẽ: Thông tin không đối xứng về phía người khám chữa bệnh làm thị trường
cung cấp dưới mức hiệu quả Trên hình vẽ, do thông tin không đối xứng là đường cầu dịch chuyển sang trái, S tam giác ABC chính là phần mất không của xã hội do thất bại thị trường
Trang 3Sở dĩ dịch vụ khám chữa bệnh là hàng hóa chỉ thẩm định được sau khi tiêu dùng vì bệnh nhân chỉ có thể biết được hiệu quả chữa trị sau khi đã được khám chữa bệnh một thời gian
Đối với dịch vụ khám chữa bệnh, người khám bệnh ở trong tình trạng thông tin không đối xứng với y bác sĩ khám chữa bệnh do đa số bệnh nhân không thể biết được
cụ thể mình mắc phải bệnh gì, loại thuốc chữa bệnh do bác sĩ kê có tác động cụ thể như thế nào Điều này dẫn đến hiện tượng bệnh nhân bị lạm dụng khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Hiện tượng này gặp phải do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu phát sinh
từ những địa điểm khám chữa bệnh không vì lợi nhuận Với những điểm bất cập của khám chữa bệnh không vì lợi nhuận và lợi ích đem lại từ khám chữa bệnh vì lợi nhuận dưới đây, chúng tôi có thể khẳng định dịch vụ khám chữa bệnh vì lợi nhuận là hướng
đi sẽ làm giảm bớt ở mức tối đa thất bại thị trường do thông tin không đối xứng, giảm bớt việc bệnh nhân bị lợi dụng khi tham gia khám chữa bệnh tại các địa điểm khám chữa bệnh không vì lợi nhuận
II Khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân có bị lạm dụng?
Thế nào là bệnh nhân bị lạm dụng? Theo quan điểm của nhóm, bệnh nhân bị lạm dụng ở đây là lạm dụng về chi phí dịch vụ khám chữa bệnh
Theo một số nhận định, khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân bị lạm dụng Song
quan điểm của nhóm nghiên cứu đưa ra là “khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân
ít bị lạm dụng hơn”.
Để thuyết phục vấn đề trên nhóm đưa ra các luận điểm:
- Các vấn đề bệnh nhân gặp phải khi đi khám chữa bệnh các cơ sở không vì lợi nhuận
- Bệnh nhân được gì khi khám chữa bệnh ở các cơ sở vì lợi nhuận
- Ý kiến của người dân khi khám chữa bệnh ở các cơ sở vì lợi nhuận
1 Khám chữa bệnh không vì lợi nhuận, bệnh nhân gặp vấn đề gì?
1.1 Hiện tượng quá tải ở các bệnh viện
Trang 4khám và điều trị ngoại trú hàng năm là hơn 120.000 lượt, điều trị nội trú là hơn 10 triệu lượt BV phải thực hiện hàng chục triệu thủ thuật và khoảng 2 triệu lượt ca phẫu thuật phức tạp mỗi năm
Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (KCB), nguyên nhân chính của tình trạng quá tải BV là do nhu cầu KCB của người dân ngày càng tăng cao trong khi tỷ lệ GB/vạn dân ở nước ta mới đạt ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực (20,5 GB/vạn dân), chưa đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới là 25 GB/vạn dân Đó là chưa kể đến mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi với đặc trưng là các bệnh mạn tính chi phí điều trị cao, điều trị kéo dài làm tăng số lượt KCB của nhân dân gây quá tải BV…
1.2 Cơ sở vật chất yếu kém
BV Chấn thương chỉnh hình (CTCH): Chiếc thang máy “chiến lược” dùng chở bệnh nhân, dụng cụ y tế lên các tầng trên chỉ di chuyển từ tầng trệt lên tầng 3 nhưng anh nhân viên phải 2 lần dùng tay tì vào vách tường để… đẩy phụ thang máy đi lên, đồng thời gạt cái chốt lưỡi gà ngoài cửa áp sát vào để thang máy không… dừng lại
Trưởng khoa xét nghiệm BV CTCH Nguyễn Thị Phượng băn khoăn “Máy móc xét nghiệm rất đắt tiền, môi trường xét nghiệm đòi hỏi thông thoáng, sạch sẽ Vậy mà chúng tôi thường xuyên phải dùng bao ni lông trùm máy để chống ướt, dùng thau… hứng nước chảy từ trên trần Đã gần 10 năm qua, nhân viên y tế phải làm việc với tinh thần… sống chung với xuống cấp”
Theo Sở Y tế TPHCM, cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện thành phố hiện nay đang trong tình trạng báo động xuống cấp Không chỉ có ở BV Ung bướu, CTCH, Bình Dân, mà tại các bệnh viện khác như: An Bình, Đa khoa Sài Gòn, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Nguyễn Trãi, Phạm Ngọc Thạch, Sức khỏe tâm thần, Nhi đồng
1, Nhi đồng 2… người bệnh vẫn còn lo lắng - phiền hà - chịu đựng mỗi khi phải đến khám hoặc nhập viện điều trị
1.3 Thu nhập của bác sĩ
Ai cũng biết một bác sĩ có tay nghề ít nhất phải trải qua 8 năm học tập trong trường đại học và rèn luyện ở các cơ sở y tế Gian nan là vậy nhưng cứ nhìn vào bảng
Trang 5lương của họ ở các bệnh viện công đủ để thấy bác sĩ… nghèo đến nhường nào Đó cũng là lý do vì sao dù mong muốn làm một lương y đúng nghĩa nhưng cuộc sống quá khó khăn buộc không ít bác sĩ phải nhận phong bì từ bệnh nhân
Hơn 54% bác sỹ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng (Trích từ kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế
ở ba tuyến huyện, tỉnh, TW”, do Trường đại học Y Hà Nội thực hiện từ năm
2006-2008, được công bố tháng 7/2009)
Theo ông Nguyễn Thống Nhất, Kế toán trưởng của bệnh viện thì từ khi thực hiện tự chủ tài chính (theo Nghị định 43 của Chính phủ), quỹ phúc lợi bệnh viện Xanh Pôn có thêm nguồn thu và thu nhập của cán bộ bệnh viện tăng thêm khoảng 1,44 lần
“Tính trung bình, lấy cao bù thấp thì mức lương của toàn bộ cán bộ, y bác sỹ bệnh viện
là 3 triệu đồng/tháng Với khoản phúc lợi tăng thêm được 1,44 lần, thu nhập bình quân tăng lên khoảng gần 5 triệu đồng/tháng/người”, ông Nhất nói Bác sỹ Phạm Phương Thảo đã công tác ở bệnh viện Xanh Pôn được 7 năm Lương cứng hiện nay của bác sỹ Thảo là 2,5 triệu, tình thêm khoản phúc lợi gần 1 triệu thì tổng thu nhập từ bệnh viện đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng “Chồng tôi là kỹ sư tin học, tôi có 2 con nhỏ và sống cùng cha mẹ chồng ở Hà Nội Với khoản thu nhập như trên, tôi phải tằn tiện hết sức và triệt
để sử dụng mọi thứ hợp lý nhất mới đảm bảo được cuộc sống”, chị Thảo chia sẻ
Câu chuyện tại bệnh viện Xanh Pôn cũng là câu chuyện chung của nhiều bệnh viện hiện nay
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, luôn quá tải gần 200%, y tá, bác sỹ luôn hoạt động hết công suất nhưng lương cũng vô cùng thấp Trong số 58 y tá, bác sỹ được khảo sát của bệnh viện Bạch Mai (dựa theo danh sách đóng BHXH từ số 55 đến 112), chỉ có duy nhất một người làm quản lý đạt mức lương 5,2 triệu đồng/tháng (mức này đã gồm phụ cấp chức vụ và bác sỹ này sinh năm 1949) Còn lại, đại đa số cũng đều trong tình trạng lương thấp, từ 1,1 -3,4 triệu đồng/tháng
Trang 61.4 Bệnh nhân bị lạm dụng
Tất cả các nguyên nhân nêu trên khiến phần lớn các địa điểm khám chữa bệnh không vì lợi nhuận đang lạm dụng người bệnh của họ bằng những chi phí khám chữa bệnh không rõ ràng, nổi bật là hiện tượng phong bì, móc ngoặc trong bán thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân và một số chi phí ngoài khám chữa bệnh khác phát sinh trong thời gian điều trị
- Hiện tượng đưa phong bì cho bác sĩ, y tá khám chữa bệnh (Video)
Bà Trần Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho biết hiện đang nghiên cứu hướng đến một nền y tế minh bạch, chất lượng Có 6 câu hỏi cần trả lời
+ Thứ nhất, những chi phí không chính thức của người dân trong khám chữa bệnh tồn tại dưới hình thức nào? Kết quả, phong bì là chủ yếu, quà chỉ là phương tiện
để đưa kèm phong bì
+ Thứ hai, nhân viên y tế cảm nhận thế nào khi nhận phong bì của người bệnh? Một số trả lời, nhận khi bệnh nhân cám ơn ra viện thì không vấn đề gì, chỉ là một hình thức tự thưởng vì hệ thống y tế trả họ không tương xứng với những gì đã bỏ ra
Số còn lại thấy vấn đề này nhức nhối, thậm chí coi nhận quà của bệnh nhân, nhất là người nghèo là sống trên thân xác của người bệnh Họ cảm thấy xấu hổ và không muốn nhận Như vậy, trong chính các nhân viên y tế cũng có một số lượng đáng kể không chấp nhận việc đưa- nhận phong bì
+ Thứ ba, mất bao lâu thì nhân viên y tế quen với việc nhận phong bì? Họ trả lời, nếu đã được nhận vào chính thức, thì chỉ cần 1 năm, sẽ từ một nhân viên “trắng tinh” sang một người quen nhận phong bì Như vậy là một thời gian không dài nhân cách đã bị hỏng
+ Thứ tư, tại sao bệnh nhân đưa phong bì?
Có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là để mưu cầu một chất lượng dịch vụ, thông tin tư vấn tốt hơn Một số nhỏ thì muốn qua phong bì để gây dựng quan hệ với bác sỹ Thứ năm, bệnh nhân thường đưa phong bì theo hình thức nào? Trước đây thì dấm dúi nhét
Trang 7vào túi, nhưng bây giờ là công khai đưa cho bác sỹ hoặc để trên mặt bàn Với điều dưỡng, hộ lý thì bệnh nhân nhét tiền vào túi
Cuối cùng, khi được hỏi nghĩ vì về việc đưa phong bì, phần lớn người dân phản đối Tuy nhiên, nhìn thấy người khác đưa họ cũng phải đưa theo
- Ngoài việc nhận tiền “cảm ơn” từ người bệnh, hiện nay, với tình trạng hoa hồng tràn lan trong ngành dược, các bác sỹ bỏ túi một khoản tiền cao hơn nhiều so với thu nhập chính thức từ bệnh viện
+ Anh T.Đ.H (đề nghị được giấu tên) là trình dược viên của một công ty dược phẩm cho biết: “Các hãng dược đều có % chiết khấu cho bác sỹ nếu họ kê đơn thuốc của hãng Mỗi tháng một bác sỹ tiếp nhận và đồng ý với bao nhiêu trình dược viên là
có bấy nhiêu nguồn % hoa hồng đổ về túi riêng của họ Như vậy, chỉ cần là bác sỹ bình thường, tiếng tăm không cần nổi như cồn nhưng vẫn khám và sau đó là kê đơn thì cuộc sống đã quá đảm bảo” Như vậy, bệnh nhân trở thành nạn nhân, bị lợi dụng để bác sĩ và dược sĩ chia trác lợi nhuận
+ Một đối tượng khác cần phải nhắc đến, đó là y tá (điều dưỡng) Lương không cao, không trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng thu nhập của đối tượng này không hề thấp
Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mỗi lần tắm cho bé (với gói đẻ thông thường), mỗi y tá nhận được 20.000 đồng tiền “cảm ơn” Còn với gói dịch vụ cao cấp, gia đình thường “cảm ơn” 50.000 đồng/lần
Chị Nguyễn Thị Thành, một sản phụ từng sinh con tại bệnh viện này cho biết:
“Mỗi lần làm vệ sinh cho mẹ cũng phải cảm ơn 20.000 đồng, nếu không là bị làm mạnh, làm đau Một ngày rất đông bệnh nhân, có những hôm tôi thấy túi y tá trùng xuống vì những tờ 20.000 đồng nhét chặt bên trong” Như vậy, một lần nữa bệnh nhân lại bị lợi dụng trong khám chữa bệnh
Trang 82 Người bệnh được gì khi khám chữa bệnh vì lợi nhuận?
2.1 Bệnh nhân được lựa chọn bác sĩ
Khi đến với các cơ sở khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân được thông báo trước tên và chức vụ của bác sĩ hoặc nhân viên khác sẽ chăm sóc cho mình Bệnh nhân
có thể lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu trị bệnh của mình
Hiện tại rất nhiều bệnh viện tư nhân áp dụng những mô hình quản lý bệnh nhân mới này Ở một số bệnh viện tư, bệnh nhân có thể đăng ký trước lịch khám của mình với các giáo sư chuyên ngành
2.2 Các chi phí được minh bạch rõ ràng
Các dịch vụ khám chữa bệnh và phẫu thuật đều có bảng giá chi tiết và công khai Khi tới khám chữa bệnh, bệnh nhân hoặc người nhà đi cùng được lựa chọn về quy cách thanh toán theo bảo hiểm y tế, hoặc không có bảo hiểm y tế Những thắc mắc
về chi phí, bệnh nhân được các nhân viên y tế giải thích rõ ràng
Đến với khám chữa bệnh dịch vụ bệnh nhân chỉ phải thanh toán chi phí trên phiếu thu/hóa đơn mà không phát chi bất cứ khoản tiền nào cho nhân viên y tế cũng như bác sĩ khám bệnh
2.3 Tiết kiệm thời gian
Với tình trạng chờ đợi khám bệnh ở các bệnh viện công, thì đến với bệnh viện
tư, bệnh nhân không mất nhiều thời gian, có thể đặt giờ khám bệnh qua điện thoại, tùy theo điều kiện thời gian mà bệnh nhân có thể khám trong hoặc ngoài giờ hành chính
Một doanh nhân cho biết, đã nhiều năm nay, anh chỉ vào bệnh viện tư từ sau lần bắt gặp ánh mắt của một cụ già cao tuổi - có lẽ từ quê ra - nhìn mình Lúc ấy, anh đang cầm trong tay cuốn sổ y bạ (đã kẹp thêm tờ tiền polymer), được một y sĩ trong Viện dắt vào khám trước Anh hổ thẹn vì chen ngang cụ già đang kiên nhẫn ngồi chờ ấy, nhưng lại không thể ngồi mấy tiếng đồng hồ trong cái nóng nung người để đợi đến lượt mình, trong khi một núi công việc còn chưa được giải quyết
Trang 92.4 Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo
Thủ tục khám chữa bệnh rườm rà, đợi lâu, bác sỹ hách dịch khiến một lượng lớn bệnh nhân đang cảm thấy "oải" khi đến với những bệnh viện công, nhiều người bệnh
đã lựa chọn bệnh viện tư để điều trị
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh dịch vụ đã đào tạo tạo riêng một đội ngũ hướng dẫn bệnh nhân rất nhiệt tình Chỉ cần bước qua cửa bệnh viện, người bệnh sẽ được thăm hỏi, hướng dẫn, có người đưa đến tận phòng khám và trong lúc chờ đợi còn được mời uống nước
2.5 Tiếp cận với máy móc, trang thiết bị hiện đại
Không kém bệnh viện công, các bệnh viện tư hiện nay cũng đã đi đầu trong việc trang bị cho mình những thiết bị, những phương tiện khám chữa bệnh hết sức hiện đại Bên cạnh đó, nhiều nơi có những đội ngũ là các giáo sư, bác sĩ, các chuyên gia giỏi Có khi, có những kỹ thuật mà bệnh viện công phải cử người sang bệnh viện tư trao đổi, hợp tác…
Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được các bệnh viện tư nhân đầu tư khá tốt Ở các bệnh viện tư không có cảnh hai người nằm chung một giường hoặc người nhà nằm lăn lóc dưới sàn để trông người bệnh Nếu phải điều trị nội trú, tất cả việc chăm sóc người bệnh, từ thuốc men tới việc ăn uống đã có bệnh viện lo chu tất
Các bệnh viện khám chữa bệnh vì lợi nhuận được đầu tư rất nhanh và thuận lợi với những trang thiết bị y tế hiện đại Theo thống kê của Bộ Y tế, các bệnh viện tư nhân chỉ chiếm 3,5% tổng số giường bệnh nhưng số máy móc hiện đại, đầu tư lớn hơn nhiều bệnh viện nhà nước Ví dụ, bệnh viện tỉnh hay bệnh viện TƯ cũng chỉ có 1 - 5 máy siêu âm, nhưng trong cùng một tỉnh đó ít nhất cũng có từ 10 - 20 máy cùng loại tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân Hay như hệ thống máy CT, có tỉnh tại các bệnh viện chỉ có một máy, trong khi đó các bệnh viện tư trên địa bàn tỉnh đều có từ một máy trở lên Có bệnh viện tư nhân đầu tư trang thiết bị trên vài nghìn tỉ đồng
Trang 103 Bệnh nhân ít bị lạm dụng
- Sự ra đời của các bệnh viện khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh viện tư nhân đem lại cho người khám chữa bệnh nhiều lựa chọn hơn, tránh tình trạng quá tải làm phát sinh những chi phí ngoài, một hình thức bị lạm dụng trong khám chữa bệnh
- Đến với địa điểm khám chữa bệnh vì lợi nhuận, người bệnh phải trả phí cao hơn để khám chữa bệnh nhưng đó không phải là bị lạm dụng mà là chi phí cần thiết và chính họ chấp nhận để họ được hưởng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, được lựa chọn bác sĩ khám bệnh, để được hưởng quy trình khám chữa bệnh hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian Tất cả những chi phí đó đều đã được niêm yết rõ ràng, cụ thể, nhờ đó
họ không phải chịu bất kỳ một loại chi phí không rõ ràng nào, điều mà họ không có được khi khám chữa bệnh tại những địa điểm khám chữa bệnh không vì lợi nhuận
- Các cơ cở khám chữa bệnh vì lợi nhuận họ luôn tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân nhằm thu hút nhiều bệnh nhân để tối đa hóa lợi nhuận Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tạo dựng uy tín là vấn đề mà nhiều các cơ sở khám chữa bệnh vì lợi nhuận đang hướng tới Sự xuất hiện của các bệnh viện tư khám chữa bệnh vì lợi nhuận ngoài việc đem lại nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân còn đem đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bệnh viện, khiến họ phải có những điều chỉnh để thu hút được người bệnh, mà trước hết là giảm tải, hạn chế những chi phí phát sinh ngoài khám chữa bệnh, qua đó hạn chế việc người bệnh bị lạm dụng
- Dịch vụ khám chữa bệnh có thể thẩm định sau khi sử dụng, do đó để tạo ra uy tín trên thị trường về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cơ sở này luôn cố gắng xây dựng một đội ngũ bác sỹ, y tá và nhân viên y tế giỏi, có y đức và phục vụ tận tình Đồng thời họ đưa ra các phác đồ điều trị công khai cho bệnh nhân để bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh và chi phí cần phải bỏ ra trước khi điều trị, tăng thông tin cho bệnh nhân để bệnh nhân có lựa chọn tốt hơn
4 Một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong nước
4.1 Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
Được thành lập từ năm 2003, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên tại trung tâm thủ đô Hà Nội Sau 7 năm đi vào hoạt động, bệnh viện đã xây dựng được uy tín riêng mình cùng với số lượng bệnh nhân tìm đến