Không gian văn hóa làng cổ ở Đường Lâm hợp thành những công trình sở hữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ, hàng trăm ngôi nhà cổ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên
Trang 1Lời Mở Đầu
Làng cổ ở Đường Lâm mang giá trị của một làng Việt cổ ở vùng Châu thổ sông Hồng và đây được xem như một “Bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp” Hầu hết các nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt vẫn được còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay Không gian văn hóa làng cổ ở Đường Lâm hợp thành những công trình sở hữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ, hàng trăm ngôi nhà cổ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên ở vùng đồi gò thấp bán sơn địa Các gia đình ở đây đều còn bảo lưu được những phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp trong viêc ứng xử với tổ tiên (qua việc bài trí bàn thờ gia tiên) và nếp sống của nông dân theo kiểu gia đình lớn (ba, bốn thế hệ chung sống trong một mái nhà) Ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật như chùa Mía, đình Mông Phụ (thế kỉ XVIII) cùng các ngôi đình, miếu, nhà thờ dòng họ trong xã, làng cổ Đường Lâm còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ mang đặc trưng nhà ở dân gian vùng châu thổ sông Hồng Cũng như rất nhiều làng quê khác thời mở cửa đang hội nhập và hòa mình vào dòng chảy công nghiệp hóa , hiện đại hóa, thế nhưng Đường Lâm với nột vị trí rất gần với đô thị lại vẫn ẩn chứa và lưu giữ trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc vô cùng đồ sộ và rất quý báu Đó là thành quả của quá trình lao động sự sang tạo khéo léo của bao thế hệ người nông dân được sinh ra, lớn lên
và tồn tại ở vùng quê yên bình này Chính vì những giá trị to lớn đó mà khi được đưa vào
để phục vụ du lịch đã mang lai nhiều lợi ích thiết thực.Tuy nhiên song song với việc khai thác thì cần phải có những biện pháp bảo tồn, trùng tu và nâng cấp làng cổ một cách khoa học va có chính sách cụ thế để phát triển du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm
Du lịch bền vững được hiểu là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương
Đây cũng là cách mà chúng ta gìn giữ lại những giá trị quý báu cho các thế hệ mai sau
Trang 3I) TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đường Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì Tản Viên và gần các con sông như sông Hồng, sông Đà, sông Tích, sông Đáy Núi Tản hùng vĩ là Tổ Sơn của đất Việt và với đền Thượng, đền Trung, đền Hạ( còn gọi là cung Trung, cung Thượng, cung Hạ) và thờ Tản Viên Sơn Thánh là đệ nhất trong bộ Tứ Bất Tử được coi như Thần Điện của người Việt Đường Lâm mang cảnh quan của vùng trung du, vùng bán sơn địa với những đồi gò, những rộc sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng và phong phú.Trước đây, đồi gò phủ đầy rừng.Các làng xóm tụ cư bố trí quanh đồi gò và ven sông Những địa danh Đường Lâm, Cam Lâm, Mông Phụ, Phụ Khang…… còn như in dấu ấn có những đồi gò
và cánh rừng xưa Truyền thuyết dân gian về Phùng Hưng,Ngô Quyền cũng nói nhiều đến một quê hương có nhiều gò đồi,rừng cây,thú dữ với vũng Hùm,đồi Hổ Gầm,răng Duối….Đây là vùng “đất cổ” “đất thiêng” của đất nước mang tính đa dạng về cảnh quan
và sinh học về môi trường sinh thái.Gà Mía,gà Đường Lâm “kẻ Mía kéo mật hôn dường”, gạo Rí , lúa Sọc, lúa Sòi “cơm phố Mía” , “dưa hấu dưa gang là làng Mộng Phụ”
2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1) Những di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật
Đó là cổng làng Mông Phụ, đình Mông Phụ, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía, đình Cam Thịnh, đình Đoài Giáp, đình Phùng Hưng, đền – lăng Ngô Quyền, Đền phủ Bà Chúa Mía, chùa Ón, các nhà thờ họ, quán, điếm, miếu, giếng Các loại hình
di tích ấy có mặt ở tất cả các thôn của làng cổ
- Cổng làng Mông Phụ là chiếc cổng cổ và còn tương đối nguyên vẹn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Nằm soi mình bên hồ nước, cùng với cây đa cổ thụ, cổng quay về hướng đông nam Chỗ ấy đã trở thành nơi rất thân thuộc, gần gũi cho bao thế hệ người dân của làng Thuở ngày xưa, cùng với luỹ tre gai bên ngoài rìa, hai cánh cổng lim được khép lại
Trang 4về đêm sẽ bảo đảm cho sự an toàn và bình yên của làng Thời gian ấy, mọi người đều tuân thủ theo quy tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập”
- Đình Mông Phụ nằm ở vị trí cao, giữa trung tâm của làng.Cái tên Mông Phụ gắn liền với quê hương của nhà nho học Khổng Tử của Trung Quốc thời cổ đại Nguyện ý của những người khi mới đến lập làng là miền quê nhỏ bé này sẽ mở mang, rạng rỡ về con đường tu chí học tập noi gương Khổng Tử Đình có kiến trúc độc đáo, rất đặc trưng của các ngôi đình cổ còn tồn tại ở Việt Nam như các bức chạm nghệ thuật, hướng đình, sập
gỗ lim, hai giếng nước Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn – một vị được xếp vào hàng
đệ nhất phúc đẳng thần trong Tứ bất tử của người Việt
- Nhà thờ Thám hoá Giang Văn Minh – nơi ghi danh đức độ, tinh thần xả thân vì đất nước của vị sứ khi làm nhiệm vụ tại đất nước Trung Hoa thời vua Sùng Trinh (nhà Minh) với tài đối đáp khéo léo, đanh thép hồi thế kỷ 17
- Chùa Mía còn có tên là Sùng Nghiêm Tự, nằm trên khu đất cao của thôn Đông Sàng.Đây là ngôi chùa cổ rất thuần Việt.Trong chùa còn bảo lưu một hệ thống tượng Phật rất phong phú, đa dạng và vô cùng quý giá, bao gồm 287 pho và nhiều di vật quý Ngoài
ra, các tác phẩm ấy còn khẳng định giá trị vô giá về mỹ thuật, điêu khắc Ấy là sự lao động miệt mài sáng tạo của những nghệ nhân đất Việt hồi thế kỷ 18,19
- Rời Sùng Nghiêm Tự, đến với ấp Cam Lâm qua chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng sông Tích Nơi ấy đã sinh ra hai vị anh hùng làm rạng rỡ non sông đất nước, đó là Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng (hồi thế kỷ thứ 8) và Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền (hồi thế kỷ thứ 10) Đến với ngôi đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, mỗi chúng ta đang được hồi tưởng về thân thế, sự nghiệp của hai vị vua
Ngoài ra còn rất nhiều di tích khác như: nhà thờ họ, xích hậu, các quán, điếm canh, giếng cổ quanh làng Gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống – ngày mà tất cả những người con quê hương, dù ở tận nơi xa cũng gắng xếp mọi công việc để về dự
Trang 5Về di sản văn hóa phi vật thể, Đường Lâm bảo lưu được các lễ hội, phong tục tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, lưu giữ được trên 2.000 trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả của các làng, gia phả các dòng họ, gia đình, các tác phẩm văn học, văn hóa, y học, cùng với các bia ký, hoành phi, câu đối, văn tự trên các bản khắc gỗ ở các di tích, các truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca
Đường Lâm còn bảo lưu được một tập hợp thư tịch khá phong phú gồm: Thần tích, thần sắc, gia phả… ghi chép công lao, sự tích của nhân vật thờ cúng trong di tích, về quá trình xây dựng, tu bổ tôn tạo với sự hưng công, đóng góp của dòng họ, dân làng và của những người thiện tâm trong tổng, trong huyện, những di vật, những đồ tự khí có giá trị
về mặt lịch sử, mỹ thuật tạo hình và điêu khắc Đường Lâm có 21 di vật ở niên đại tạo tác khác nhau qua nhiều thời kỳ, cổ nhất là tấm bia Phụng tự bi ký ở Cam Lâm, khắc năm Hồng Đức 4 (1473) ghi nhớ về việc thờ cúng Phùng Hưng, tấm bia Sùng Nghiêm tự bi ký
ở chùa Mía khắc năm Đức Long 6 (1634) ghi việc trùng tu chùa vào năm 1632… Hay bản gia phả họ Giang được biên soạn năm Tự Đức 8 (1854) gồm 56 trang chữ Hán, ghi đầy đủ lời tựa, tên hiệu, công việc, ngày mất… của các thế hệ thuộc nhiều chi phái trong dòng họ khá cụ thể
Sinh tụ trên một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, các thế hệ cư dân Đường Lâm đã tạo dựng được cho mình những truyền thống văn hóa quý báu, truyền thống đó mang những đặc trưng chung của văn hóa vùng, miền và những sắc thái riêng được tạo bởi chính những con người Đường Lâm sinh sống trong không gian, điều kiện sinh tồn cụ thể Trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể ở làng
cổ Đường Lâm là cần thiết không chỉ cho hôm nay mà còn cho tương lai
2.2) Nét độc đáo về kiên trúc những ngôi nhà cổ
Không gian nhà cổ ở Đường Lâm với hàng trăm ngôi nhà trên dưới 200 năm Bố cục kiến trúc trong khuôn viên thường kết cấu theo kiểu chữ nhất, chữ nhị, chữ đinh và chữ môn Kết cấu kiến trúc từ năm hàng chân cột đến bốn hàng chân hay quá giang trốn một
Trang 6cột, nhà ba hàng chân hay quá giang trốn hai cột, nhà hai hàng chân hay quá giang trốn
ba cột, nhà một hàng chân
Những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi
ri, tạo nên hình thù võng lưng (giống lưng con lợn ỉn của Bắc Bộ ngày xưa) Gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, bình phong, ao, cây rơm và chiếc cổng có mái che gắn với cái tay nắm xoay tròn Những ngôi nhà ấy được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong (cấu tạo lên các bức tường, bảo đảm cho nhà mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông), tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, đất nện, trấu, bùn, mùn cưa, vôi, cát, sỉ, rơm rạ Nhà nào có kinh tế khá giả thì dùng chất liệu gỗ tứ thiết (đinh – lim – sến – táu) Nhà được bố trí kiến trúc 5 hàng chân, với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ; hệ thống ngách, cửa bức bàn hoặc cánh phố Trần nhà thường gác cái thước “lỗ ban” nơi câu đầu, xà nóc có khắc niên đại; các bức thùng, vòm cửa là nơi được khắc nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ Gian giữa, chiếm nhiều diện tích, là nơi bố trí ban thờ tổ tiên.Gắn liền với đó là các bộ hoành phi, câu đối, tranh ảnh cổ, các bộ đồ thờ, những kỷ vật của các bậc tiền nhân, phía dưới đặt bộ phản để ngồi.Ngoài ra còn có thêm bộ trường kỷ.Trên bàn hầu như nhà nào cũng có chiếc ấm tích
ủ nước chè xanh mời khách hoặc đôi khi là chiếc điếu bát, điếu ống tre để hút thuốc lào Ngoài những di tích điển hình, còn có hệ thống nhà thờ họ, miếu, quán, giếng cổ, ngõ; kèm theo đó là hệ thống cảnh quan môi trường sinh động với 36 gò đồi, 18 rộc sâu, 49
ao, hồ, vũng, chuôm, hàng chục cây cổ thụ gồm: đa, đề, si, ruối, trong đó nổi bật là rặng ruối cổ gồm 29 cây ở khu vực đền – lăng Ngô Quyền Tương truyền, nơi đây, vua Phùng Hưng và Ngô Quyền đã buộc voi, ngựa chiến Những thửa ruộng, gò, đồi bãi mấp mô cực
kỳ sinh động và hấp dẫn những nhiếp ảnh gia khi mùa vàng đến, hay lúa, ngô đương thì
“con gái” với màu xanh mướt mượt mà
2.3) Lễ hội Làng cổ Đường Lâm
Trang 7Hàng năm, từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội truyền thống của làng cổ Mông Phụ - Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) lại diễn ra như là ngày lễ linh thiêng nhất của một năm
Người dân Đường Lâm quen gọi việc đi xem hội là đi xem tế.Bởi từ đình làng tiếng đọc bài tế của những vị cao niên vang vọng khắp làng, tạo nên không khí linh thiêng của ngày lễ hội.Lễ tế Thành Hoàng làng, tức Tản Viên Sơn Thánh là lễ quan trọng vào bậc nhất của cả mùa lễ hội
Mỗi năm, làng đều chọn ra hai gia đình sẽ làm chủ lễ năm đó và một vị cao niên trong làng làm chủ tế.Những gia đình đó sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị lễ lạt để cúng Thành Hoàng làng Các thứ lễ để dâng Thành Hoàng làng gồm 3 mâm xôi tảng trắng, chè kho được nấu bằng thứ gạo nếp thơm dẻo và những hạt đậu xanh quê Riêng gia đình ông chủ tế sẽ chuẩn bị thêm một mâm xôi và một con gà dâng Thánh Con gà ấy phải được uốn rất kì công với chiếc cổ vươn cao, quỳ gối và hai cánh dang rộng, trên đầu có cắm ba
nụ hoa hồng Người Đường Lâm gọi đó là dáng gà bay Họ tin rằng, năm nào con gà cúng tế có dáng bay đẹp thì năm ấy dân làng phát đạt, mùa màng ấm no
Nhớ khi xưa, người Đường Lâm còn có tục dâng lợn, gà vào ngày tế lễ.Dân làng sẽ lựa chọn những gia đình nuôi “ông” gà, “ông” lợn dâng Thánh.Gia đình ấy sẽ được giao cho những khoảnh ruộng màu mỡ nhất của làng để trồng trọt mà nuôi vật hiến tế.Đến ngày chính lễ, một chiếc kiệu gỗ do 8 chàng trai khiêng cùng với cờ quạt trống chiêng linh đình sẽ đến từng nhà chủ lễ, chủ tế để rước những mâm lễ lên đình làng dâng Thánh
Lễ tế Thành Hoàng diễn ra tại chính ngôi đình làng cổ nổi tiếng của đất này.15 vị cao niên trong làng mặc lễ phục chỉnh tề sẽ đọc bài tế và thực hiện nghi lễ Với tấm lòng thành kính và biết ơn vị Thành Hoàng đã bảo vệ và che chở cho cả làng, nghi lễ thiêng liêng ấy được thực hiện để cầu chúc cho dân làng một năm mới bình an, may mắn, phát đạt, mùa màng bội thu, con cháu học hành tấn tới
Trang 8Sau khi tham dự lễ tế, người dân tham dự các trò chơi giân dan như đấu cờ tướng,
cờ người, đá gà chọi, đập niêu đất, bịt mắt bắt vịt… Hoạt động này diễn ra liên tục trong thời gian diễn ra lễ hội
II) TÌNH HÌNH KHAI THÁC DU LỊCH ĐƯỜNG LÂM
Trước khi được công nhận là làng Việt cổ, khái niệm và ý tưởng về kinh doanh du lịch trong tiềm thức của người dân nơi đây còn mờ nhạt và ít được quan tâm Chưa có cơ quan, ban ngành nào phụ trách quản lý, hoạt động du lịch mang tính tự phát Và thường
là chương trình tham quan, dã ngoại của nhiều nhóm học sinh, sinh viên về ngắm cảnh làng quê hoặc do hướng dẫn viên du lịch các hãng lữ hành lớn ở Hà Nội và vùng khác đến Đường Lâm Sau khi được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm
2005, các làng cổ Đường Lâm được biết đến nhiều hơn và trở thành điểm thu hút khách
du lịch
1 Số lượng khách đến tham quan
Thống kê lượng vé tham quan di tích làng cổ Đường Lâm thời gian qua cho thấy lượng khách du lịch có sự tăng trưởng Năm 2005, có hơn 4.000 lượt khách, liên tục trong 5 năm qua lượng khách du lịch đã tăng lên gấp 6 lần Cuối năm 2010 thống kê được 30.000 lượt khách mua vé thăm quan làng cổ Và ước tính 9 tháng đầu năm 2011 có khoảng 46.000 lượt khách Như vậy, trung bình một ngày có khoảng 300 - 500 lượt khách ghé thăm làng cổ Đường Lâm Tăng trưởng về khách trung bình đạt 49,6%/năm
Khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ khoảng 40% - 41% tổng số khách đến Đường Lâm
Từ năm 2008 trở lại đây, thị trường khách du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng ổn định ở mức 32,6%/năm Trong cơ cấu khách quốc tế, đối tượng đến từ các quốc gia trong cộng đồng Pháp ngữ (Pháp, Canada, Hà Lan, Bỉ, Thụy sĩ, Luxambua ) chiếm 50%
Thời gian qua, lượng khách du lịch tăng mạnh, tuy nhiên, họ chỉ ghé qua một lần, không lưu trú lại, lượng khách quay trở lại lần thứ 2 rất ít Dịch vụ du lịch nơi đây còn
Trang 9nhiều hạn chế, du khách đến tham quan khó có thể tìm mua được những sản phẩm lưu niệm
2 Đội ngũ lao động
Đến nay, hoạt động du lịch tại các làng cổ ở Đường Lâm chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng Trong làng có duy nhất 1 đơn vị kinh doanh du lịch là Công ty
cổ phần du lịch làng cổ Đường Lâm, với khoảng 10 lao động trực tiếp được tuyển chọn
và đào tạo ngắn hạn Mặc dù, có khoảng hơn 3.000 người trong độ tuổi lao động có thể trở thành lực lượng bổ sung, tuy nhiên, đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế
Hiện cũng chưa có hướng dẫn viên du lịch nào được cấp thẻ, trình độ ngoại ngữ của thuyết minh viên chưa được chú trọng, khả năng giao tiếp với du khách quốc tế còn nhiều hạn chế
3 Các dịch vụ du lịch
Làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch đầy tiềm năng của Hà Nội, nhưng dịch vụ du lịch ở đây còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách và nâng cao được đời sống người dân
- Dịch vụ ăn uống: hầu hết các quán ăn chỉ là bình dân , số lượng ít không phục vụ nhu
cầu cho khách du lịch Đặc biệt, chỉ có nhà hàng Đường Lâm ( Đuong Lam Reataurant),
là khu vực ẩm thực duy nhất trong làng có trang bị điều hòa nhiệt độ để tránh những
ngày nóng bức, tạo sự thoải mái cho khách tham quan Bố trí bàn ăn cả ở trong nhà cổ bà
Hà Thị Điền và nhà Pháp cổ tối đa được 10 mâm cỗ, thời tiết đẹp bố trí ăn ở sân được 8 mâm Giá cả hợp lý, mọi du khách đều có thể hài lòng về dịch vụ ẩm thực Đường Lâm ở đây.Đa số khách đều có nhu cầu ăn trưa tại đây Bữa trưa giản dị được thưởng thức ngay tại nhà cổ, với cơm gạo mới, gà mía, rau muống luộc chấm tương Nhưng do không có người phục vụ và diện tích nhà cổ chỉ hơn trăm mét vuông nằm trong khuôn viên hơn
400 m2 cho nên gia đình cũng chỉ đáp ứng phục vụ ăn uống được cho khoảng 1/10 số khách
Trang 10- Dịch vụ lưu trú: hầu như là không có nhà nghỉ khi khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi
mà du khách chỉ có thể tìm thấy là Homestay tại một số nhà dân Do mới bắt tay thực hiện ở 15 nhà dân, việc đào tạo cho người dân cách phục vụ du khách chưa được đầu tư
kĩ lưỡng, vì vậy chất lượng lưu trú còn chưa tốt Bên cạnh đó, các ngôi nhà cổ đưa vào sử dụng để phục vụ nghỉ ngơi cho du khách đang bị xuống cấp chặt chội, hoặc đang tu sửa
- Dịch vụ vận chuyển: cho thuê xe đạp để du khách tự khám phá mà chưa thật sự có một chương trình hoàn chỉnh và cũng mới chỉ được thí điểm đón khách Phần lớn du khách tự túc phương tiện vận chuyển chủ yếu là đi bộ và xe máy
- Dịch vụ hướng dẫn
01- 10 100.000 đ 2 giờ
150.000 đ 4 giờ 200.000 đ 6 giờ Khách 150.000 đ 2 giờ
200.000 đ 4 giờ 250.000 đ 6 giờ
21 - 30 200.000 đ 2 giờ
250.000 đ 4 giờ 300.000 đ 6 giờ Trên 30 Tách làm 2 đoàn
- Các dịch vụ khác: dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm quà lưu niệm, chụp ảnh… còn chưa được phát triển Nó chỉ được diễn ra dưới hình thức lẻ tẻ, đơn điệu, với quy mô rất nhỏ Với Đường Lâm, việc khai thác dịch vụ vui chơi giải trí hầu như
là không có, du khách chỉ có thể tham quan chùa, đình, hay tìm hiểu kiến trúc nhà
cổ đá ong, tham gia vào các lễ hội…
4 Thu nhập du lịch
- Nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động du lịch ở làng cổ Đường Lâm là số tiền từ bán vé tham quan thắng cảnh Từ năm 2008, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm chính thức thu tiền vé tham quan với mức giá đồng hạng cho người lớn là 15.000đ, trẻ em là 7.000 đ