1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC TRƯNG CỦA VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY

13 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 71,31 KB

Nội dung

Bắt nguồn từ những năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, và đặc biệt là vòng đàm phán thứ 8- vòng đàm phán Uruguay với dấu mốc lịch sử là sự ra đời củ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa – xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại Bắt nguồn từ những năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), và đặc biệt là vòng đàm phán thứ 8- vòng đàm phán Uruguay với dấu mốc lịch sử là sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới WTO, nó đã và đang tạo nên một sự thay đổi lớn lao trong nền kinh tế thế giới

Vòng đàm phán Uruguay – “vòng đàm phán của các vòng đàm phán và là vòng đàm phán tham vọng nhất trong tất cả các vòng đàm phán của GATT” Nhắc tới vòng đàm phán nổi tiếng này, người ta không thể không nhắc đến sự ra đời của

tổ chức thương mại thế giới WTO - sự kiện góp phần cho sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng

Từ khi thành lập WTO đến nay có rất nhiều vòng đàm phán và mỗi lần đàm phán các nước thành viên lại đưa ra một chủ đề nhằm thúc đẩy buôn bán, thương mại, dịch vụ

Không nằm ngoài chủ đề đó, vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đàm phán về mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại trên toàn thế giới, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thúc đẩy

Trang 2

thương mại hóa toàn cầu, thực hiện thương mại công bằng đối với các nước đang phát triển

Sau đây bài thuyết trình của nhóm 6 xin được trình bày về hai vấn đề liên quan đến hai vòng đàm phán trên Vấn đề thứ nhất là “Đặc trưng của vòng đàm phán Uruguay và kết quả của vòng đàm phán này?” Vấn đề thứ hai là tìm hiểu về vòng đàm phán Doha và nguyên nhân thất bại của vòng đàm phán này

VẤN ĐỀ 1: ĐẶC TRƯNG CỦA VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY

Trước vòng đàm phán Uruguay, GATT đã có 7 vòng đàm phán, tuy nhiên những kết quả trong các vòng đàm phán này chưa thỏa mãn yêu cầu phát triển của thời đại, đặc biệt với những nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản Và những khó khăn mà GATT phải đối mặt chính là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng cần có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên

Tháng 11 năm 1982, ý tưởng vòng đàm phán Uruguay được nhen nhóm tại hội nghị cấp Bộ trưởng của các nước thành viên GATT ở Gevana Tuy nhiên phải mất bốn năm, cùng với sự tác động mạnh mẽ của những nước phát triển , vào tháng

9 năm 1986, vòng đàm phán Uruguay mới được chính thức bắt đầu tại Punta Del Este (Uruguay)

Trang 3

I Mục tiêu của vòng đàm phán Uruguay:

Một chương trình làm việc đã được lên kế hoạch tạo nền tảng cho vòng đàm phán Uruguay, cụ thể:

- Tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới

- Giải quyết các vấn đề quan trọng bức xúc của chính sách thương mại, minh bạch hóa thương mại quốc tế, đồng thời đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp hoàn chỉnh và cơ chế đánh giá chính sách thương mại, nhằm đánh giá tổng thể thường xuyên, rõ ràng, có hệ thống về các chính sách thương mại của các thành viên GATT, mở rộng hệ thống thương mại tới một số lĩnh vực mới đặc biệt là thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ

- Nhượng bộ cho xâm nhập thị trường của những sản phẩm nông sản nhiêt đới với mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển, tiếp cận thị trường, quy định về chống bán phá giá và đề nghị thành lập một tổ chức mới

- Giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Chúng ta có thể thấy rằng những mục tiêu kể trên của vòng đàm phán Uruguay không nằm ngoài mục tiêu chung của GATT, có điều nó đi sâu và cụ thể hơn các vấn đề, tiếp cận tổng thể cho các cuộc thương lượng thương mại và cố gắng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng khúc mắc và tranh chấp giữa các nước, trong đó có việc chỉnh lí và mở rộng các vấn đề đã được bàn tại vòng đàm phán Tokyo trước đó Như hiệp định về trợ giúp các biện pháp bù trừ, hàng rào kĩ thuật trong thương mại, cấp giấy phép nhập khẩu…

Trang 4

II Nội dung đặc trưng của vòng đàm phán Uruguay

Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este Uruguay tháng 9 năm 1986 Vòng đàm phán kéo dài gần 8 năm, kết thúc vào năm 1994 với sự tham gia của

125 nước Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại

 Và có 6 hiệp định chính đặc trưng cho vòng đàm phán này Trong đó hiệp định về nông nghiệp và hiệp đinh Marakesh về thành lập WTO là quan trọng nhất

1 Hiệp định về nông nghiệp

Nội dung hiệp định

Sau những nỗ lực của các bên thì Hiệp định về nông nghiệp đã được ký kết nhằm mục tiêu cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn Hiệp định nông nghiệp đề cập đến hai vấn

để chính:

- Mở cửa thị trường nông nghiệp: thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản

- Quy định về khoản trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với các mặt hàng nông sản

2 Hiệp định về dệt may

Nội dung hiệp định

- Cam kết cắt giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp của các nước cao hơn hẳn các cam kết được đưa ra trong Vòng đàm phán Tokyo

Trang 5

- Các nước đã đồng ý cắt giảm theo giai đoạn những hạn chế trong Hiệp định

Ða sợi (MFA) trong khoảng thời gian 10 năm đến ngày l-1-2005

3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

Nội dung hiệp định

GATS được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó

Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS

Hiệp định đưa ra những quy định về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch

vụ, và việc mở cửa thị trường không có sự phân biệt đối xử giữa các nước Đồng thời, các nước phải công bố qui định chung và thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ những biện pháp có ảnh hưởng tới sự vận hành của GATS

4 Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)

Nội dung hiệp định

Hiệp định TRIPS đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới Theo hiệp định TRIPS mọi quốc gia thành viên của WTO phải xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các tiêu chuẩn tối thiểu thống nhất Các tiêu chuẩn tối thiểu ấn định trong Hiệp định TRIPS nhằm bảo đảm cho mỗi quốc gia thành viên có một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và có hiệu quả

Mỗi nước thành viên của WTO có nghĩa vụ dành cho công dân của nước thành viên khác, theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, sự bảo hộ

và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả

Trang 6

Các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ được điều chỉnh là: quyền tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ; kiểu dáng công nghiệp; patent, bao gồm cả bảo hộ giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp; và thông tin không được tiết lộ, bao gồm cả bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm

5 Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)

Nội dung hiệp định

Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác Hiệp định TRIMs cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc "Đãi ngộ Quốc gia" và các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại bao gồm:

- Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một "tỷ lệ nội địa hóa" đối với doanh nghiệp

- Các biện pháp "cân bằng thương mại" buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối

6 Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO

• Nội dung hiệp định:

Các bên kí kết hiệp định này thừa nhận rằng:

- Tất cả những mối quan hệ của họ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó vẫn bảo đảm việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường và nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó theo cách thức phù

Trang 7

hợp với những nhu cầu và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau

- Cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt

là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó,

- Mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằng cách tham gia vào những thoả thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối quan

hệ thương mại quốc tế

• Vòng đàm phán Uruguay kéo dài đến gần 8 năm, mãi đến ngày 4/12/1993 vòng đàm phán mới kết thúc và phải đến ngày

15/4/1994 mọi văn bản mới chính thức được ký kết ở Maroc Tại nhiều thời điểm vòng đàm phán tưởng chừng như sẽ thất bại bởi

sự bất đồng quan điểm giữa các nước tham gia, nhất là hai nhóm nước phát triển và đang phát triển Xuyên suốt cuộc đàm phán, vấn đề khó khăn nhất chính là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và EU, hai trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất trên thế giới Với sự nỗ lực của giám đốc GATT và 125 nước thành viên tham gia, cuối cùng, đến năm 1994 vòng đàm phán đã kết thúc, thông qua các thỏa thuận quan trọng, dẫn đến việc ra đời của WTO và các hiệp định thương mại liên quan.Chỉ trong vòng hai năm, các bên tham gia đàm phán đã đi đến thoả thuận về một hệ thống miễn giảm thuế quan đối với các sản phẩm nhiệt đới, chủ yếu do các nước đang phát triển xuất khẩu Các bên đàm phán đã sửa đổi

Trang 8

các điều luật liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và một số trong đó đã lập tức được đưa vào áp dụng Các nhà thương thuyết cũng đi đến quyết định là các nước thành viên GATT phải báo cáo định kỳ về chính sách thương mại của mình Điều này được coi như một sáng kiến quan trọng bảo đảm tính minh bạch cho các hệ thống thương mại trên toàn thế giới

Vòng đàm phán thành công, người ta ước tính có đến 200 tỷ USD sẽ được tăng thêm của nền kinh tế thế giới nhờ các chính sách mậu dịch tự do và hệ thống mậu dịch quốc tế sẽ có những bước chuyển đổi quan trọng

• Vòng đàm phán Uruguay kết thúc giải quyết được các vấn đề như: Hạn chế

sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ mới ,xác định lại nguyên tắc của hệ thống mậu dịch nhiều phía ,củng cố những vấn đề thuộc về thủ tục của GATT và đạt tới một vài tự do trong mậu dịch dịch vụ và nông nghiệp

VẤN ĐỀ 2: VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Doha chính là vòng đàm phán thứ 9 kể từ khi Hiệp định GATT ra đời năm

1947, tiếp nối vòng Uruguay Bắt đầu từ tháng 11/2001 vòng đàm phán được tiến hành ở Doha và Quarta và dự kiến sẽ kết thúc vòng đàm phán trước ngày 1/1/2005

Các nội dung chính của Doha là:

bỏ trợ cấp xuất khẩu, giảm trợ cấp trong nước

Trang 9

Sở hữu trí tuệ: giải quyết mối liên hệ giữa sở hữu trí tuệ và y tế, chỉ dẫn địa lý,

nới lỏng quy định về sở hữu trí tuệ phục vụ cho việc phát triển

tác tự nguyện, hỗ trợ phát triển nguồn lực

VIII và X của GATT 1994

GATT 1994)

XXIV GATT 1994)

vệ môi trường với các rào cản thương mại, dán nhãn sản phẩm bảo vệ môi trường, trợ cấp ngư nghiệp

kinh tế có quy mô nhỏ, các nền kinh tế chậm phát triển, nợ chính phủ, chuyển giao công nghệ, hợp tác và hỗ trợ phát triển nguồn lực, các ưu đãi đặc biệt và khác biệt

Từ năm 2001 đến 2006, vòng đàm phán Doha đã trải qua 5 mốc quan trọng:

Tháng 11/2001: vòng đàm phán tiến hành ở Doha, Quarta

Năm 2003 tại Cancún: Đây là cơ hội đầu tiên bị bỏ lỡ khi các thành viên rà soát

lại quá trình đàm phán nhằm thúc đẩy mục tiêu bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hỗ trợ các nước đang phát triển

Biểu đồ cho thấy mức cắt giảm trần thuế suất đề suất áp dụng cho các quốc

gia có thuế quan tối đa cao nhất- các quốc gia đang phát triển (tính cho sản

Trang 10

phẩm bình quân theo tỷ trọng và bao gồm các miễn trừ), đặc biệt là thuế suất

áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Theo biểu đồ, do mức thuế suất trần đàm phán cao hơn rất nhiều so với mức thuế mà các quốc gia đang thực tế áp dụng

do vậy dù mức đề suất cắt giảm lớn đáng kể thì vẫn không khắc phục được các chênh lệch lớn trong giao dịch thương

mại giữa các quốc gia

Hội nghị thất bại do bất đồng giữa các

nước giàu và nước nghèo xung quanh vấn

đề trợ cấp nông nghiệp Các nước đang

phát triển tập hợp lại và hình thành 2 nhóm

đàm phán mới: Nhóm G20, gồm các nước

đang phát triển thu nhập trung bình và

nhóm G90, gồm các nước đang phát triển

có mức thu nhập thấp

Năm 2004 tại Geneva: Các thành viên WTO thống nhất một Thỏa thuận khung

vào ngày 31/7/2004 Thoả thuận khung được xem là bước đệm để thiết lập các phương thức đàm phán và luật lệ, quy định mới trong lĩnh vực đàm phán, là nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình đàm phán tiếp theo Theo đó, cộng đồng EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Braxin thống nhất sẽ xóa bỏ tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu nông sản, giảm các khoản trợ cấp gây bóp méo thương mại và giảm thuế nhập khẩu nông sản Các nước phát triển cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng chế biến, tuy nhiên vẫn được bảo hộ một số ngành mũi nhọn

Năm 2005 tại Hồng Kông: Mục tiêu ban đầu của phiên họp là đi đến thỏa thuận

cuối cùng của vòng đàm phán Doha đã thay bằng việc các nước giàu cam kết áp dụng hạn ngạch và nhập khẩu tự do đối với tất cả các nước có thu nhập thấp và cam kết đến năm 2013 sẽ thực hiện xóa bỏ các khoản trợ cấp xuất khẩu nông sản

Trang 11

Năm 2006 tại Geneva: Vòng đàm phán Doha diễn ra tháng 7/2006 Các nước tham

gia chủ chốt bao gồm Braxin và Ấn Độ (đại diện cho nhóm G20), EU, Hoa Kỳ và

Úc (đại diện cho nhóm Cairns các nước xuất khẩu nông sản) và Nhật Bản (đại diện cho nhóm G10 các nhà nhập khẩu nông sản ròng) Tại hội nghị Geneva, các nhà đàm phán không thể thống nhất quan điểm về vấn đề trợ cấp nông nghiệp và chính sách giảm thuế nhập khẩu Phía Hoa Kỳ thì cho rằng đã nhượng bộ quá nhiều còn liên minh Châu Âu không chấp nhận cắt giảm thêm trợ cấp nông nghiệp Các nước còn lại cũng không muốn hạ thấp hàng rào bảo hộ nông sản của mình Điểu này dẫn đến việc Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy chính thức tuyên

bố đình chỉ vòng đàm phán Doha

 Sau nhiều vòng đàm phán từ năm 2001 đến năm 2008, Hội nghị Bộ trưởng WTO thu hẹp tại Giơ-ne-vơ vào tháng 7 năm 2008 là thời điểm các thành viên WTO tiến gần đích đàm phán nhất nhưng cuối cùng đàm phán lại tan vỡ do một số thành viên quan trọng không thỏa thuận được những vấn đề then chốt nhất về nông nghiệp

 Năm 2010, tình hình liên quan đến đàm phán có một số chuyển biến tích

cực:

(i) kinh tế thế giới tiếp tục có dấu hiệu phục hồi;

(ii) Hoa Kỳ tỏ ra quan tâm hơn đến vòng Đô-ha;

(iii) Đàm phán đã có những bước tiến nhất định về mặt kỹ thuật sau một

thời gian áp dụng phương pháp vừa đàm phán kỹ thuật, vừa đàm phán phương thức (modalities)

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại những câu hỏi lớn liên quan đến ý đồ của Hoa Kỳ và một số thành viên lớn như Trung quốc, Ấn độ, Bra-xin. Trong khi hầu hết các nước đều kêu gọi đẩy mạnh đàm phán trên cơ sở những kết quả đã đạt được vào tháng 12/2008, Hoa Kỳ tỏ ý không hài lòng và gợi ý có thể đàm phán lại các nội dung này.

 Cuộc đàm phán vẫn chưa đi đến được đích và rơi vào sự bế tắc.

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w