1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hàng Nông Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

13 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 52,61 KB

Nội dung

- Hàng hóa nông sản đóng vai trò quyết định trong chiến lược tăng tốc nền kinh tế của cả nước nói chung và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL nói riêng.. Mục Tiêu Nghiên Cứu: - Thôn

Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU

I Đặt Vấn Đề:

- Trong những năm vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt, nhất là

về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra một bước ngoặt trong nông nghiệp với tốc tăng trưởng khá cao Các sản phẩm trong nông nghiệp đã ngày một đa dang hơn, phong phú hơn cả về chủng loại, mẫu mã và ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng

- Hàng hóa nông sản đóng vai trò quyết định trong chiến lược tăng tốc nền kinh tế của

cả nước nói chung và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng Tuy nhiên, thời gian qua ĐBSCL chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có của hàng hóa nông sản Nông dân luôn trong tình trạng được mùa lại rớt giá mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp

II Mục Tiêu Nghiên Cứu:

- Thông qua nghiên cứu thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ hàng nông sản của vùng ĐBSCL nhằm tìm kiếm những biện pháp giúp nâng cao chất lượng hàng nông sản Giúp cho nông sản ở Đồng bằng sông cửu long có đầu ra ổn định, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao

III Câu Hỏi Nghiên Cứu:

- Thực trạng sản xuất tiêu thụ hàng hóa nông sản vùng ĐBSCL như thế nào?

- Giải pháp nâng cao chất lượng hành hóa nông sản vùng ĐBSCL gồm những giải pháp gì?

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu các khái niệm lý thuyết sản xuất nông sản thông qua các tài liệu tham khảo.

- Quan sát thực tế thu nhập và phân tích số liệu từ một số trang web

V Cấu Trúc Của Bài Viết:

PHẦN I: GIỚI THIỆU

I Đặt Vấn Đề:

II Mục Tiêu Nghiên Cứu:

Trang 2

III Câu Hỏi Nghiên Cứu:

IV Phương pháp nghiên cứu:

PHẦN II: TỔNG QUAN

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN VÙNG ĐBSCL

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PHẦN III: KẾT LUẬN

PHẦN II: TỔNG QUAN

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1 Điều kiện địa lý tự nhiên:

- Về vị trí địa lý: Đồng bằng Sông Cửu long là vùng Tây Nam Bộ Phía Đông giáp biển Đông Phía Nam giáp Thái Bình Dương Phía Tây giáp vịnh Thái Lan Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Về địa hình : Đồng bằng Sông Cửu long có nhiều kênh rạch chằn chịt và nhiều sông ngòi nên thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy. Ngoài ra với

bờ biển dài 700km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại

- Về khí hậu :Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp ( mưa nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực

- Về nguồn nước : ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng

150 – 200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi

bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay

2 Điều kiện kinh tế và xã hội:

2.1 Xã hội:

Trang 3

- Dân số vùng ĐBSCL khoảng 21,1 triệu người vào năm 2010, trong đó khoảng trên

12 triệu người trong độ tuổi lao động Dân số nông thôn chiếm 2/3 dân cư vùng khoảng 13,7 triệu người

- Dân tộc chủ yếu: Kinh, Khơme, Hoa, Chăm…

- Trình độ dân trí còn thấp

2.2 Kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL mang tính thuần nông, tốc độ tăng trưởng của vùng ĐBSCL đạt trên 8%/năm

- ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, nông nghiệp vùng đồng bằng ĐBSCL đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong cùng, đồng thời gốp phần ổn định nền kinh tế chung của cả nước

- Cây lượng thực giữ vai trò đặc biệt quan trọng Sản lượng lương thực là 4,6 triệu tấn năm 1976 lên 15,1 triệu tấn năm 1996 (số liệu từ các Sở NN &PTNT), từ chỗ sản xuất không đủ ăn trong vùng, tiến đến đủ ăn và còn chi viện cho các vùng khác xuất khẩu, đồng thời đảm bảo an toàn lương thực quốc gia

- Đồng bằng sông Cửu Long chiếm một nửa sản lượng lương thực của cả nước trong khi dân số chiếm 22% Trong mấy năm gần đây cả nước bình quân tăng 1 triệu tấn lúa một năm thì riêng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 800.000 tấn

- Phần lớn gạo xuất khẩu của cả nước là của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 80%, nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới Thuỷ sản là thế mạnh của vùng, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 600.000 tấn, trong đó đánh bắt hải sản chiếm khoảng 40% sản lượng cả nước giá trị xuất khẩu thuỷ sản chiếm 50 - 60%

so cả nước

- Xuất khẩu đã trở thành nhân tố tăng trưởng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng hàng năm đạt khoảng 17% xuất khẩu cả nước Năm

1994 đạt khoảng 58 triệu USD Giá trị xuất khẩu thuỷ sản chiếm 50 - 60% so với cả nước

Trang 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN VÙNG ĐBSCL

1 Các nhóm nông sản chủ lực:

1.1.Lúa:

- Sản lượng lúa năm 2012 của tòa vùng ĐBSCL ước đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn

so với năm 2011 Năm 2012, toàn vùng ĐBSCL đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa.Trong đó, vụ Đông Xuân sản lượng đạt 10,4 triệu tấn, vụ hè thu đạt 11 triệu tấn,

vụ thu đông và vụ mù đạt 3,2 triệu tấn

- Tại vùng ĐBSCL có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa Nếu tính quy mô trung bình một hộ 4,4 nhân khẩu, có 30% lợi nhuận từ làm lúa giữ lại, lợi nhuận bình quân là 3,8 triệu đồng/ người/năm ( khoảng 230USD/người/năm) hoặc 316250 đồng/người/tháng, dưới cả ngưỡng nghèo hiện nay là 400000 đồng/người/tháng Thực trạng nhiều năm nay cho thấy mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu đều tăng qua từng năm, nhưng giá trị xuất khẩu không tăng tương ứng, nông dân trồng lúa không giàu lên được Tính toán kỹ khi trồng lúa người nông dân chịu chi phí khá cao:Thuốc trừ sâu, phân bón, xăng dầu, gián bán bị thương lái ép giá…nhiều hộ huề vốn hoặc có lời cũng rất ít

1.2 Rau màu:,

- ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2, chiếm khoàng 20% diện tích trồng rau của cả nước Hàng ngày, toàn vùng ĐBSCL tiêu thụ bình quân gần 3.000 tấn rau, màu các loại Việc sản xuất rau thường tập trung ở 2 khu vực:

+ Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mức độan toàn sản phẩm cao Hệ số sử dụng đất cao (4-8 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhưng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học + Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hướng ổn định Hệ số

sử dụng đất thấp (2-4 vụ/năm) Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện qui hoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc mở rộng diện tích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu

- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệcao nhưsản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che không cố định đểhạn chếtác hại của các yếu tốthời tiết bất lợi, trồng rau không cần đất (kỹthuật thuỷ canh)… cũng được áp dụng

Trang 5

1.3 Cây ăn trái:

- Vùng ĐBSCL có diện tích cây ăn quả 262.100 ha, sản lượng đạt 2,93 triệu tấn, chiếm 35,1% về diện tích Tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả chủ yếu là các công ty vừa

và nhỏ, còn khó khăn trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu, một phần cũng do năng suất thấp, thiếu đồng đều về chủng loại, hệ thống canh tác manh mún, kỹ thuật lạc hậu

Cứ đến mùa vụ chính, trái cây ĐBSCL cứ lặp đi lặp lại tình trạng “trúng mùa lại rớt giá” đặc biệt là tình trạng không cạnh tranh nổi với trái cây ngoại Vì vậy rất cần đầu tư từ hệ thống canh tác, kỹ thuật trồng trọt đến bảo quản, bao gói và chế biến Tại ĐBSCL, các loại trái cây như: thanh long ở Tiền Giang và Long An, Quýt Hồng Lai Vung - Đồng Tháp, Xoài cát Hòa Lộc, Vú sữa Lò rèn, bưởi Năm roi Bình Minh – Vĩnh Long, Bưởi Da xanh, Nhãn tiêu da bò, chôm chôm, xoài Cát Chu, dứa Queen, măng cụt, rau các loại … được công bố chứng nhận độc quyền nhãn hiệu hoặc nhận chứng chỉ Global GAP và Viet Gap Tuy nhiên những thành tựu trên còn nhỏ lẽ chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường rau quả thế giới

1.4 Thủy sản:

- Theo ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ước đạt 4 tỉ USD, tăng 27% năm 2010 Thị trường tiêu thụ chính gồm 29 quốc gia thuộc Bắc Mỹ, EU, Châu Á, Châu Đại Dương và Trung Đông Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, sản lượng cá tra trên 600.000 tấn, kim ngạch đạt gần 1,7 tỉ USD Tôm các loại 190.000 tấn, kim ngạch đạt 1,8 tỉ USD Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng dẫn đầu xuất khẩu tôm sú Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long , Bến Tre,Cần Thơ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra

- Năm nay, các tỉnh ĐBSCL đưa 762.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản nước mặn, lợ

và ngọt, trong đó có 582.000 ha nuôi tôm sú, 12.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hàng chục ngàn ha nuôi tôm càng, cá nước ngọt, nhuyễn thể Sản lượng thủy sản nuôi năm

2011 tại ĐBSCL đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, là nguồn nguyên liệu khá dồi dào phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa Các tỉnh ven biển ĐBSCL hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; tăng cường kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi Các tỉnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đến các vùng nuôi tập trung, cho nông dân vay vốn cải tạo ao, vuông tôm, mua con giống, thức ăn thủy sản Các tỉnh tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp GAP; tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến; hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng Các tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn liên quan đến rào cản thương mại nhiều nước, cung cấp cho doanh nghiệp chế biến và người nuôi thêm nhiều thông tin về

Trang 6

thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm Các biện pháp tích cực nói trên đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản tăng cả về số lượng và giá trị

2 Những khó khăn:

- Yếu tố thời tiết đóng vai trò rất lớn đối với sản lượng và chất lượng nông sản Nông

nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết Hiện nay sự biến đổi thời tiết do hiện tượng nóng lên toàn cầu đang ngày một biểu hiện rõ và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp Cụ thể là ở đồng bằng sông Cửu Long, khi mực nước biển tăng lên thì tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc trồng lúa

- Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp, chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng

- Nông sản mua rẻ, bán đắt và phân phối nông sản có quá nhiều trung gian Có thể thấy, chuỗi tiêu thụ nông sản hiện nay tồn tại quá nhiều nghịch lý Nông dân phải bán với giá

rẻ, còn người tiêu dùng lại mua với giá cao hơn gấp 2 – 3 lần Nguyên nhân là do việc phân phối nông sản phải qua nhiều khâu trung gian

- Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính

dự báo thị trường Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường

- Xuất khẩu nông sản giảm sút nguyên nhân là do thị trường quốc tế đối với hàng hóa nông sản có nhiều diễn biến phức tạp, giá mua giảm ở một số mặt hàng nên xuất khẩu nông sản có khó khăn Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản của Việt Nam vẫn tăng hàng năm nhưng chủ yếu là tăng do khối lượng nhiều hơn là do giá bán bình quân Đa phần giá bán hàng hóa nông sản của Việt Nam thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc bởi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế Bên cạnh đó, ngành chế biến nông sản của Việt Nam vẫn còn kém phát triển, số sản phẩm nông nghiệp được chế biến so với tổng sản lượng thu hoạch còn thấp

Trang 7

- Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được Bên cạnh đó thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có lẽ ở vào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức thuế quan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6% Thuế doanh thu của ta ở mức 32%, cũng vào hàng cao nhất khu vực Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu đều ở mức cao Thuế thu nhập đối với người nước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu vực, là 50%, trong khi ở Inđônêxia

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1 Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông sản:

Nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nông dân sản xuất theo tập quán lạc hậu nên nông sản làm ra không có số lượng lớn, không đồng đều về giống, mẫu

mã, chất lượng, dẫn đến giá thành cao và giảm khả năng cạnh tranh

Cần xây dựng những vùng sản xuất tập trung phù hợp với tiềm năng và lợi thế

về khí hậu, đất đai Không để nông dân sản xuất một cách tự phát theo phong trào, hình thành những vùng sản xuất theo quy hoạch chung

Thời gian qua, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, tiêu thụ trái cây đã xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản Thế nhưng đến nay, nhìn chung các HTX vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm Điển hình nhất là HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim

Từ lâu, thương hiệu Vú sữa Lò Rèn được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến Năm 2008, gần bảy ha vú sữa Lò Rèn trong HTX được chứng nhận Global GAP (chứng nhận quy trình sản xuất an toàn toàn cầu), năm 2010 đã mở rộng đạt diện tích lên

50 ha

2 Xây dựng hệ thống thủy lợi:

Tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, đảm bảo tính

hệ thống, đồng bộ Xây dựng các phương án quy hoạch thuỷ lợi, hỗ trợ việc chống sạt lở khu vực giáp biên giới với Campuchia và các khu vực sạt lở ven sông Tiền và sông Hậu,

Trang 8

bảo đảm an toàn và sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông trong điều kiện có những thay đổi bất lợi trên thượng nguồn

Tiếp tục xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất phù hợp với quy hạch các vùng chuyên canh, đồng thời sữa chửa hay loại bỏ những công trình không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay

Hệ thống thủy lợi phải cung cấp đủ nước cho sản xuất vào mùa khô và đảm bảo không bị ngập lụt vào mùa mưa Xây dựng những công trình chống ngập mặn, nhiễm phèn

3 Phát triển hệ thống giao thông vận tải:

Để phát triển theo kịp vận tải đa phương thức trong khu vục và trên thế giới, vận tải thủy nội địa ĐBSCL phải được phát triển toàn diện về hạ tầng cơ sở và phương tiện vận tải Vận tải thủy ở ĐBSCL là phương tiện vận tải quan trọng nối thành phố Hồ

Chí Minh với các tỉnh phía Đông - Nam, bao gồn 5 tuyến vận tải: TP Hồ Chí Minh - Cần

Thơ, TP Hồ Chí Minh - Long Xuyên, TP Hồ Chí Minh - Mộc Hóa, TP Hồ Chí Minh - Kiến Lương, TP Hồ Chí Minh - Cà Mau trong đó TP Hồ Chí Minh - Cà Mau và TP Hồ Chí Minh - Kiên Lương là hai tuyến quan trọng nhất

Phát triển đồng bộ giữa luồng tuyến, cảng bến, đội tàu vận tải, đồng thời đảm bảo sự cân đối, đảm bảo sự thống nhất giữa vận tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác, tạo thành mạng lưới vận tải đa phương thức liên hoàn thông suốt, hiện đại Có như thế hàng hóa nông sản mới vận chuyển dễ dàng Xây dựng, mở rộng nhiều sông, ngòi, phấn đầu tàu 10.000 DWT vào được cảng Cần Thơ; Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng hiện có Tập trung nâng cấp, cải tạo các luồng tuyến chính, tận dụng điều kiện tự nhiên kết hợp với cải tạo để khai thác các tuyến khác, đặc biệt là các tuyến liên vận quốc tế; đầu tư tập trung các tuyến luồng chính, các cảng đầu mối, cảng khu vực

4 Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và bảo quản:

- Hướng tích cực hiện nay là tập trung chủ yếu vào khâu thu hoạch bảo quản, chế biến với những công nghệ tiên tiến hiện đại, đẩy mạnh công nghệ chế biến tinh và chế

Trang 9

biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm chế biến Trước hết cần rà soát lại tất cả các nhà máy chế biến nông sản hiện có để tiến hành nâng cấp công nghệ mới hiện đại, loại bỏ những nhà máy quá cũ kỹ, lạc hậu, trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu Đồng thời xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến và

đa dạng hoá các sản phẩm chế biến

- Giải pháp thiết thực hiện nay là tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ làm khô sản phẩm như: lúa, cà phê, lạc, tiêu… ưu tiên nghiên cứu công nghệ bảo quản nông sản, nhất là rau quả tươi để kéo dài thời gian sử dụng và tăng giá trị thương phẩm, chú ý khâu bao bì, đóng gói, nhãn mác của hàng nông sản xuất khẩu Trên cơ sở nắm bắt các nhu cầu của thị trường, xây dựng các chương trình

dự án cụ thể, cần hỗ trợ đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm, nhất là các thị trường mới thuộc các nước phát triển với yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao

5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Làm nông nghiệp không thể đứng yên một chỗ mà cần phải đầu tư nhiều chất xám hơn để chủ động trước thị trường ĐBSCL là “vùng trũng” của ngành giáo dục Việt Nam 80% lao động nông nghiệp chưa được đào tạo mà chỉ dựa vào kinh nghiệm theo kiểu “cha truyền con nối

- Cập nhật, phổ biến kiến thức về thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau để người nông dân nắm bắt thông tin kịp thời, tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và giúp đỡ nông dân đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường Mở các lớp đào tạo ngắn và dài hạn tại địa phương về các kỹ thuật bảo quản, chế biến, đóng gói…

- Thường xuyên bổ sung và có chính sách sử dụng hiệu quả cán bộ của cơ quan, doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tăng cường cho tỉnh, huyện và lấy cán bộ huyện tăng cường cho xã; thực hiện luân chuyển cán bộ nòng cốt

6 Chính sách tín dụng và hỗ trợ người sản xuất:

Trong sản xuất nông nghiệp yêu cầu vốn cho đầu tư sản xuất – chế biến - tiêu thụ và xuất khẩu là rất lớn, để có đủ vốn cho đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, chính

Trang 10

- Nhà nước đảm bảo có kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng theo yêu cầu cần thiết cho nông nghiệp Đồng thời đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dùng vốn vào việc thu mua, chế biến, vận chuyển và kinh doanh nông sản, đặc biệt là vốn mua tạm trữ để nông dân đỡ bị thiệt thòi về giá lúc thu hoạch

- Thực hiện giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản nhất là các sản phẩm xuất khẩu Chính phủ cần có sự hỗ trợ đầu tư với lãi suất bằng không cho nông dân để tăng cường năng lực dự trữ

- Hỗ trợ người sản xuất: cung cấp vật tư nông nghiệp như: phân hóa học, thuốc trừ sâu, hướng dẫn thâm canh, tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi

7 Có cơ chế bình ổn giá nông sản:

- Chính phủ định giá sàn: nhằm bảo vệ người sản xuất đảm bảo cho người sản xuất có lợi nhuận và duy trì sản xuất Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện mua nông sản thừa của nông dân khi cung về hàng hóa nông sản vượt cầu tuy nhiên chỉ mua những mặt hàng có chất lượng cao Và như thế cũng khuyến khích người sản xuất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.

8 Hoạch định chiến lược cho tiêu thụ nông sản:

- Cơ chế chính sách hỗ trợ cần phải chia ra các nhóm giải pháp: ngắn hạn và dài hạn Trong đó ngắn hạn là hỗ trợ tức thì về lãi suất, về giá sàn, cung ứng vốn thu mua… Còn

về dài hạn, phải nâng cao năng lực dự báo thị trường, phát triển công nghiệp chế biến, từ

đó có chiến lược hoạch định lâu dài cho tiêu thụ nông sản

- Để giải quyết tình trạng bị động về thị trường xuất khẩu, làm chủ giá nông sản, cách tốt nhất là dự trữ, canh giá lên Để làm được điều này, chính phủ phải tham gia điều tiết giá nông sản Nếu giá trên thị trường thế giới quá thấp thì cho doanh nghiệp vay vốn để

dự trữ, không xuất đi Về phía nông dân cũng phải biết điều tiết chứ không thể tái diễn cảnh trúng giá vỗ tay, rớt giá thì kêu la

9.Xây dựng thương hiệu nông sản:

- Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu mặt hàng nông sản, dĩ nhiên chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam

Ngày đăng: 25/01/2016, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w