1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện tượng lười biếng xã hội-Hình thành văn hóa hợp tác trong nhóm

22 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 89,71 KB

Nội dung

Từ những quan sát này, Ringlemann xác định rằng các cá nhân thực hiện dưới mức tiềm năng của họ khi làm việc trong một nhóm.Từ những phát hiện đầu tiên của Ringelmann, Bibb Latané et al

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Làm việc nhóm đã và đang phát triển nhanh chóng ở hầu hết các nền giáo dục của các nước trên thế giới và ở nhiều cấp bậc khác nhau, đặc biệt ở bậc Đại học Hiệu quả cao trong công việc, lợi ích mà quá trình này mang lại cũng như sự du nhập của phương pháp này vào Việt Nam,

đã được kiểm chứng bằng thực tế Ngày nay, các sinh viên đòi hỏi phải có những kĩ năng làm việc nhóm nhất định, không những để phục vụ công việc học tập, nghiên cứu mà còn để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà tuyển dụng, đồng thời đạt nền tảng cho những công việc phức tạp, đòi hỏi sự tư duy và hợp tác sau này.Vì thế, việc tìm ra những phương pháp làm việc nhóm hiệu quả cũng như rèn luyện kĩ các kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên ngay khi ngồi trong ghế nhà trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Hiện tương “Lười biếng xã hội” đã được biết đến như một tác nhân chính yếu cản trở sự hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm Cũng chính từ hiện tượng này đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm tìm hiểu Đặt ra thách thức lớn trong công tác quản lý nhóm, từ việc tìm ra quy mô nhóm hợp lý cho đến việc hình thành văn hóa hợp tác trong nhóm với mục đích thúc đẩy năng lực làm việc hiệu quả của nhóm Hiểu rõ được tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của làm việc nhóm Chúng em nhận thấy việc nghiên cứu hiện tượng "Lười biếng xã hội" rất có ý nghĩa trong thực tiễn

Vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Hiện tượng Lười biếng xã hội-Hình thành văn hóa hợp tác trong làm việc nhóm” để viết tiểu luận môn “Hành vi tổ chức” Với những cố

gắng của chúng em, mong rằng có thể tìm ra được những giải pháp tốt và cải thiện được những mặt yếu của các bạn sinh viên ngày nay trong việc tổ chức làm việc nhóm Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy

để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Chân thành cảm ơn thầy!

Trang 2

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Hiện tượng “Lười biếng xã hội” là gì?

1. Khái lược về Định luật Washington

Người Mỹ rất thích tổng hợp những câu nói đơn giản thành những định luật nên câu chuyện “Ba

vị hòa thượng” bản tiếng Trung quốc đã trở thành “Định luật hợp tác Washington” bản tiếng Mỹ:

“Một người mà phải miễn cưỡng làm việc thì hai người sẽ đùn đẩy cho nhau, còn ba người sẽ vĩnh viễn không làm được gì.”

Khái niệm Định luật hợp tác Washington:

Cái gọi là Định luật hợp tác Washington cũng tương tự như câu tục ngữ Trung Quốc đã được lưu truyền từ rất lâu: “Một vị hòa thượng gánh nước uống, hai vị hòa thượng khiêng nước uống, ba

vị hòa thượng không có nước uống” Áp dụng câu danh ngôn chí lí thời cổ đại này vào hiện tại thì: một người mà làm qua loa, hai người sẽ đùn đầy cho nhau, ba người sẽ không làm được việc

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này:

Là do việc hợp tác giữa người với người không đợn giản là sự gia tăng về số lượng mà sẽ phải chịu rất nhiều nhân tố tác động rất phức tạp và tế nhị Ví dụ giữa hai người chỉ tồn tại 1 mối quan

hệ, ba người sẽ tồn tại 3 mối quan hệ, bốn người lại tồn tại 6 mối quan hệ, các mối quan hệ cứ theo cấp số mà tăng lên Trong sự hợp tác giữa người với người, giả thiết năng lực mỗi người đều bằng 1 thì kết quả hợp tác giữa 10 người đôi khi lớn hơn số 10 nhiều Nhưng đôi khi thậm chí còn bé hơn 1 Do con người không phải một vật tĩnh mà năng lượng hoạt động của mỗi người lại có định hướng nhau Khi năng lượng của họ thúc đầy lẫn nhau thì làm việc ít nhưng hiệu quả thu được nhiều Khi mâu thuẫn lẫn nhau thì một việc cũng không làm nên Nếu như bạn chịu khó quan sát con cua thì, thì bạn sẽ phát hiện ra một hiện tượng trong giỏ có thể để được cả một đàn cua, không cần phải đậy nắp mà cua vẫn không leo lên được Vì chỉ cần một con muốn leo lên thì những con khác sẽ kéo nó lại, cuối cùng thì không con nào bò lên được Nguyên nhân do đâu vậy? Thực ra không phải cua “an phận thủ thường”, không muốn bò lên trên mà do cua chỉ thích đấu đá nội bộ Chỉ cần một con cua muốn bò lên thì những con khác lập tức kéo nó xuống, cuối cùng thì chẳng con nào có thể bò lên được Điều mà ví dụ nhỏ này muốn nói đó chính là định luật hợp tác Washington

Trang 3

Định luật hợp tác Washington có 3 yếu tố:

i. Hiệu ứng nguời thờ ơ

ii. Tác dụng làm lười hoá (hay lười biếng) xã hội

iii. Tình trạng hao phí trong tổ chức

2. Lịch sử phát hiện hiện tượng “Lười biếng xã hội”

Nghiên cứu về ảnh hưởng của lười biếng xã hội được biết đến lần đầu tiên vào năm 1913 với thí nghiệm “Kéo dây thừng” của Max Ringelmann (một kỹ sư nông nghiệp Pháp) Ông thấy rằng khi yêu cầu một nhóm người kéo một sợi dây thừng thì không có gì đáng ngạc nhiên là tổng số lực kéo tăng lên khi số thành viên trong nhóm tăng Song đáng ngạc nhiên là lực trung bình thể hiện sự cố gắng của mỗi người trong nhóm đã giảm xuống khi số thành viên trong nhóm tăng, họ không kéo với toàn bộ sức lực như họ đã làm khi kéo một mình Kết quả thu được cho thấy:

Lực kéo trung bình

Ringlemann lưu ý rằng hai cá nhân kéo sợi dây thừng chỉ bỏ ra 93% nỗ lực cá nhân của

họ Một nhóm ba cá nhân chỉ bỏ ra 85% và nhóm tám người chỉ còn 49% nỗ lực cá nhân của họ kết hợp Điều này cho thấy số người tham gia kéo co càng nhiều thì càng ít bị mất sức Nếu tập thể càng nhiều người thì hiệu suất làm việc trung bình của một người càng nhỏ so với hiệu suất của một người đơn độc làm việc Như những cá nhân kéo trên dây, mỗi cá nhân đã đưa ra nỗ lực của bản thân mình ít hơn Từ những quan sát này, Ringlemann xác định rằng các cá nhân thực hiện dưới mức tiềm năng của họ khi làm việc trong một nhóm.Từ những phát hiện đầu tiên của Ringelmann, Bibb Latané et al đã nhân rộng kết quả nghiên cứu lười biếng xã hội trong khi chứng minh rằng hiệu suất giảm của các nhóm là do nỗ lực cá nhân giảm, riêng biệt từ việc mất tính phối hợp Họ đã cho thấy điều này bằng cách bịt mắt các sinh viên nam trong khi cho họ đeo tai nghe và không nghe bất kỳ tiếng ồn nào Sau đó, họ được yêu cầu phải hét lên trong cả hai nhóm thực tế và nhóm giả tạo, trong đó họ hét lên một mình, nhưng tin rằng họ đã hét lên với những người khác Khi các đối tượng tin rằng một người khác hét lên, họ hét lên 82% mạnh mẽ như họ đã làm một mình, nhưng với năm người khác, nỗ lực của họ giảm đến 74%.Hiện tượng này được Latane, Wiliams và Hankin đặt tên là hiệu ứng "Lười biếng xã hội" Một câu hỏi đặt ra

Trang 4

là tại sao việc thực hiện công việc với những người khác lại làm giảm sự cố gắng của mỗi người?

II. Biểu hiện của hiện tượng lười biếng xã hội

1. Trì trệ

Đối với mỗi công việc, phải thảo luận và quyết định nhiều lần Không cố gắng giải quyết triệt để công việc mà cứ kéo dài không cần thiết, thường gia hạn thêm thời gian suy nghĩ thay vì cố gắng thêm chút nữa là có thể đạt tới mục đích

2. Thiếu sự khai thác, học hỏi, chia sẻ

Khi họp nhóm thường ngồi ngẩn ngơ, không chú ý đến nội dung họp, không đóng góp ý kiến, không có tinh thần học hỏi, lắng nghe những ý kiến, không tích cực đưa ra ý kiến của mình Tâm lý bầy đàn, hưởng ứng theo số đông, luôn ủng hộ ý kiến lãnh đạo mà không quan tâm đế ý kiến đó có hiệu quả không và thậm chí không cần biết ý kiến đó ra sao

3. Thiếu xung đột, ngại tranh cãi

Do suy nghĩ cầu toàn, sợ mất lòng các thành viên trong nhóm, rạn nứt các mối quan hệ nên có một số thành viên ngại trình bày ý kiến cũng như ngại phản bác ý kiến người khác, nên thiếu sự trao đổi hay xung đột chức năng khi thào luận nhóm

4. Hướng đến mục tiêu cá nhân

Tham gia nhóm chỉ vì lợi ích của bản thân, không quan tâm đến mục tiêu của tập thể:

Trang 5

6. Tâm lý ỷ lại, không làm hết mình, tư tưởng làm lấy được, làm cho xong

Khi làm việc cho tập thể thì không cần phải cố gắng nhiều, nếu công việc đó mình không làm thì cũng sẽ có người khác làm Thêm vào đó, nếu trong nhóm có những thành viên giỏi thì thường ỷ lại, đùn đẩy công việc cho các thành viên đó, nếu minh không hoàn thành công việc tốt thì nghĩ rằng các thành viên giỏi đó sẽ có cách khắc phục

7. Không có tinh thần cầu tiến

Khuyến khích người khác làm những cái bình thường để trách rắc rối có thể xảy ra

8. Thói quen đổ lỗi

Khi không hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc làm sai thường viện lý do là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra trong khi thực tế là do bản thân không cố gắng làm tốt nhiệm vụ

9. Trễ tiến độ công việc

Không hoàn thành công việc đúng kỳ hạn đã đặt ra hoặc đã cam kết, thường xuyên gia hạn thời gian

10. Dồn việc cho lãnh đạo

Lãnh đạo chịu trách nhiệm cho kết quả của tập thể nên nhiều lúc các thành viên cứ nghĩ

là lãnh đạo phải làm khối lượng công việc nhiều hơn các thành viên khác

11. Lười biếng

Cố tình không nhận việc đồng thời viện lý do một cách thái quá trong khi bản thân có thể sắp xếp thời gian để thực hiện

12. Không có tinh thần trách nhiệm

Cố tình bỏ qua những vấn đề cần được tranh luận vì sợ mất thời gian và không quan tâm đến chất lượng công việc

III. Nguyên nhân gây ra hiện tượng lười biếng xã hội:

1. Nguyên nhân chủ quan:

a. Mất động lực:

Mất động lực là việc giảm nỗ lực của một cá nhân khi họ làm việc trong một nhóm so với khi họ làm việc một mình (theo Williams, Harkin, & Latané, 1981) Còn theo Ringelmann (1913), mặc dù các thành viên trong nhóm thường tin rằng họ đang đóng góp tối đa tiềm năng cho công việc, nhưng trong thực tế thì họ thường có xu hướng dựa vào các đồng nghiệp hoặc thành viên khác để cung cấp những nỗ lực cần thiết cho công việc

b. Thiếu sự điều phối

Khi các thành viên trong một nhóm cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ thì hiệu suất của công việc không những phụ thuộc vào nguồn tài nguyên con người (ví dụ: tài năng, kỹ năng, nỗ

Trang 6

lực… của các thành viên trong nhóm) mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phối hợp giữa các thành viên Thậm chí nếu các thành viên có đủ khả năng và chuyên môn cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ được giao, họ vẫn có khả năng không hoàn thành công việc được giao với hiệu suất cao nhất do thất bại trong việc phối hợp giữa các cá nhân trong cùng một nhóm, không phát huy được tối đa năng lực của các thành viên Nếu một nhiệm vụ là đơn nhất (tức là, không

có thể được chia nhỏ cho các thành viên tự tiến hành), thì hiệu quả tiềm năng của một nhóm phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phối hợp giữa các thành viên với nhau

Thứ hai, các thành viên cảm thấy rằng nỗ lực của họ có thể sẽ không được thưởng xứng đáng kể cả khi họ tạo ra thành quả tốt Ý nghĩ này cũng có thể làm cho các thành viên cảm thấy

họ có thể "ẩn trong đám đông" và không cố gắng hết khả năng

Ví dụ: Năm 1964, một cuộc tấn công vào một người phụ nữ tên là Kitty Genovese xảy ra bên ngoài một tòa nhà chung cư dưới sự chứng kiến của 38 người láng giềng Trong số 38 nhân chứng, thậm chí không một người gọi cảnh sát Sau vụ việc, nghiên cứu tâm lý tập trung vào lý thuyết cho rằng tất cả mọi người đã xem chỉ đơn giản là cho rằng người khác sẽ gọi cảnh sát

d. Ác cảm

Các thành viên trong cùng một nhóm không có sự tin tưởng lẫn nhau, luôn cảm giác rằng người khác luôn chọn các công việc dễ dàng và để lại cho mình công việc khó khăn, thì sẽ dễ dàng dẫn đến tâm lý dè chừng, họ chờ đợi sự nỗ lực của các thành viên khác trước khi bản thân

cố gắng hoàn thành công việc.Nếu tất cả các cá nhân trong nhóm đều không muốn chịu thiệt thì

nỗ lực sẽ giảm đáng kể và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung

Trang 7

e. Bất bình đẳng trong phân phối quyền lợi

Nếu một cá nhân tin rằng quyền chưa được phân bổ đều cho các thành viên trong nhóm, anh ta sẽ bỏ ra ít hơn những nỗ lực cá nhân của mình sẽ đưa ra nếu có một chế độ đãi ngộ tốt (Piezon & Donaldson, 2005)

f. Những nỗ lực giảm do sự kéo theo

Jackson và Harkins (1985) đề xuất nếu ai đó cảm thấy rằng những người khác trong nhóm chưa làm xong hoặc những người khác sẽ buông lơi, họ sẽ hạ thấp nỗ lực của mình để phù hợp với những người khác Điều này có thể xảy ra cho dù rõ ràng rằng những người khác chưa xong hoặc nếu có ai đó chỉ đơn giản là tin rằng nhóm chưa xong Ví dụ, trong thí nghiệm về lười biếng xã hội, nếu một người tham gia nghe những người khác làm tiếng ồn thấp hơn dự đoán, ông có thể sẽ hạ thấp nỗ lực của ông để có thể bằng những người khác, chứ không phải là vì hiệu quả tối ưu

2. Nguyên nhân khách quan

a. Quy mô nhóm

Với lý thuyết tác động xã hội, Bibb Latane và các cộng sự cho rằng bất kỳ áp lực nào đối với nhóm cũng được "khuyếch tán" đến các thành viên của nhóm Như vậy, khi mà số thành viên trong nhóm tăng lên, mỗi người sẽ cảm thấy phải chịu một áp lực ít hơn Bên cạnh đó, khi mọi người làm việc cùng nhau thì họ có thể có xu hướng tin rằng sự cần thiết của việc nỗ lực của các

cá nhân sẽ giảm đi Ngoài ra, kích thước nhóm lớn có thể gây ra hiện tượng cá nhân cảm thấy bị mất trong đám đông Với cá nhân có rất nhiều đóng góp, một số có thể cảm thấy rằng những nỗ lực của họ không cần thiết hoặc không được công nhận (Kerr, 1989)

Nhận thức chung về nhóm là tinh thần đồng đội thúc đẩy các nỗ lực cá nhân và làm tăng năng suất của nhóm Vào khoảng cuối những năm 1920 Ringelmenn- nhà tâm lí học người Đức

đã thực hiện việc so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và trong may mặc Ông mong đợi những nỗ lực của nhóm sẽ bằng tổng nỗ lực cá nhân của các thành viên trong nhóm Nghĩa là

Trang 8

ba người làm việc với nhau sẽ có kết quả bằng ba lần kết quả của một người Tuy nhiên kết quả thu được lại không như những mong đợi ban đầu Nhóm ba người lại có kết quả bằng hai lần rưỡi của một người trung bình Quy mô nhóm tăng lên sẽ có tương quan nghịch biến với việc thực hiện nhiệm vụ của cá nhân Và kết quả cuối cùng của hiệu ứng "Lười biếng xã hội" là năng suất, hiệu quả làm việc của nhóm giảm.

b. Môi trường làm việc nhóm

i. Ảnh hưởng bởi các thành viên khác trong nhóm

Hiệu quả làm việc của cá nhân còn bị chi phối bởi các thành viên còn lại trong nhóm qua các biểu hiện của họ:

• Thiếu sự tin cậy lẫn nhau

* Tin cậy :Tin cậy là sự tin tưởng giữa các thành viên, không có sự đề phòng, luôn tin rằng ý định của đồng đội là tốt và có thể thoải mái chia sẻ điểm yếu và những vấn đề riêng tư

* Nguyên nhân :+ Thiếu sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm

+ Biến cố trước đó: Thất bại hoặc scandal gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ thất bại

+ Sự phá hoại: cố tình gây chia rẽ, nói xấu… dẫn đến sự mất đoàn kết trong nội

bộ nhóm

• Không quan tâm đến kết quả công việc

* Nguyên nhân + Mục đích, tầm nhìn không rõ ràng + Tính cá nhân quá cao

+ Các thành viên lẩn tránh trách nhiệm

• Lẩn tránh trách nhiệm (cố tình và vô tình)

* Nguyên nhân + Sợ thất bại, sợ mất quan hệ, sợ mất hình ảnh bản thân

+ Tiêu chuẩn của đội xói mòn, các cá nhân rời rạc, nhiệt huyết giảm, tinh thần đi xuống

+ Sự mơ hồ trong vai trò, nhiệm vụ của thành viên trong đội + Thiếu tính cam kết

+ Thiếu sự tin tưởng, sợ sai + Trách nhiệm cá nhân chưa gắn liền với trách nhiêm tập thể + Quản lý chưa tốt, phân công công việc không rõ ràng

• Thiếu trách nhiệm

*Nguyên nhân + Thiếu tự tin, sợ thất bại nên không dám làm, tìm cách trốn tránh ngay khi có thể

Trang 9

+Sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, không thấy quyền lợi cá nhân trong công việc tập thể

+ Thiếu tích cực trong phân tích thông tin + Nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào tập thể + Mong muốn đồng thuận

• Sợ xung đột

*Nguyên nhân + Thiếu tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào đội + Không chia sẻ và đồng thời không hiểu nhau + Tâm lý cầu an, sợ công kích

+ Sợ mất quyền lợi, mất hình ảnh, sợ bị tẩy chay

• Không gắn kết nhóm: Một nhóm chỉ làm việc có hiệu quả khi các thành viên đã

có mối quan hệ tốt với nhau Nếu là nhóm không gắn kết, các thành viên dễ bị lười biếng xã hội vì họ không có liên quan về việc để cho đồng đội của họ (Piezon

& Donaldson, 2005)

Từ việc nhận thấy các thành viên khác trong nhóm có các biểu hiện trên, dần dần cá nhân trong tổ chức có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm hoặc thờ ơ công việc Có thể là do niềm tin rằng những người khác không làm việc hết khả năng của họ Nều bạn nhìn những người khác như là những người lười biếng bạn sẽ tạo ra sự công bằng bằng cách làm giảm nỗ lực của bạn Do kết quả làm việc của nhóm không thể tách ra thành phần đóng góp của mỗi cá nhân một cách rõ ràng, nên quan hệ giữa phần đóng góp của mỗi cá nhân và kết quả làm việc cùa nhóm là bị che phủ (mờ nhạt) Trong những tình huống tương tự như vậy, các cá nhân dường như bị dụ dỗ để trở thành

“những người cưỡi trên lưng người khác hay không làm mà hưởng trên công sức của người khác”, và đứng ngoài nỗ lực của nhóm Nói một cách khác sẽ có sự suy giảm hiệu quả khi các cá nhân nghĩ rằng phần đóng góp của họ là không thể đo lường hoặc tính toán

ii. Thiếu chặt chẽ trong quản lý nhóm

Sự thiếu chặt chẽ trong khâu quản lý của nhóm trưởng có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc hoàn thành công việc chung của các thành viên trong nhóm, gây nên tâm lý ỷ lại và “ vô tổ chức”.Từ đó hình thành nên văn hóa không tốt của cả nhóm Có những biểu hiện cụ thể như sau:

• Không giao rõ nhiệm vụ cho các thanh viên trong nhóm và không giám sát chặt chẽ quá trình làm việc

Trang 10

Có hai nguyên nhân cơ bản khiến một người không hoàn thành tốt công việc của mình đó chính

là họ không biết rõ họ phải làm gì và không biết được mức độ cần thiết phải làm công việc đó.Chính những lúc này, vai trò của nhóm trưởng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Giao rõ công việc cho mỗi người, giải thích những thắc mắc của các thành viên đối với công việc cụ thể

và giám sát việc thực hiện đó.Nếu những bước cơ bản này được thực hiện nghiêm túc thì chắc hẳn các thành viên trong nhóm sẽ có thái độ làm việc tích cực hơn

• Những quy định của nhóm không chặt chẽ

Nếu không đặt ra những quy định của nhóm ngay từ đầu thì dễ dẫn đến sự thiếu kỉ luật trong quá trình làm việc nhóm.Và sẽ không có sự răn đe cần thiết đối với các thành viên vi phạm.Từ đó dẫn đến tâm lý ỷ lại, không cố gắng cải thiện trong những lần tiếp theo.Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của các thành viên còn lại, họ sẽ không còn động lực để cống hiến hết mình cho nhóm.Dẫn đến kết quả của việc làm việc nhóm sẽ không như mong đợi.Tóm lại,để tránh hiện tượng “lười biếng xã hội” lây lan cần có những quy định chặt chẽ

• Thiếu sự quan tâm, chia sẻ, động viên của nhóm trưởng

Các thành viên trong nhóm hẳn sẽ thuộc nhiều nhóm tính khí khác nhau, vì thế các biểu hiện bên ngoài sẽ rất khác nhau.Để thuận tiện trong việc trao đổi công việc, đóng góp các ý kiến, nhóm trưởng nên tìm cách để hiểu được các thành viên trong nhóm mình.Từ đó tìm các biện pháp cụ thể để khuyến khích sự chia sẻ của các thành viên, làm cho các thành viên hiểu và dễ thông cảm cho nhau hơn, môi trường nhóm càng trở nên thân thiện bao nhiêu thì hiệu quả làm việc sẽ cao bấy nhiêu Ngoài ra, nhóm trưởng cũng cần quan tâm đến những khó khăn của các thành viên trong nhóm, đôi khi từ những trở ngại ấy đã dẫn đến việc kém nhiệt huyết của họ trong quá trình làm việc nhóm, cũng như là kết quả của các công việc được giao không được tốt

• Không tổ chức các buổi tổng kết công việc

Sau mỗi lần hoàn thành công việc nhóm, nhóm trưởng nên tổ chức các buổi họp nhóm để tổng kết và rút kinh nghiệm.Cần có những hình thức khen thưởng, hoan nghênh đối với các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, để các thành viên khác noi theo, đồng thời họ sẽ có động lực cố gắng cho những lần tiếp theo.Bên cạnh đó, phải kịch liệt phê phán, và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến

Trang 11

việc không hoàn thành nhiệm vụ của một số thành viên trong nhóm, để triệt tiêu các mầm mống

“lười biếng”, và có thể rút kinh nghiệm cho các nhiệm vụ tiếp theo

iii. Ảnh hưởng của giới tính tới “lười biếng xã hội”:

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở phụ nữ hiện tượng lười biếng xã hội ít hơn nam giới khi họ cho rằng những nhiệm vụ tập thể quan trọng hơn những nhiệm vụ cá nhân Hiện tượng này được chứng minh trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Naoki Kugihara Để xác định mức độ lười biếng xã hội của người đàn ông so với phụ nữ, ông cho 18 đàn ông Nhật Bản và 18 phụ nữ Nhật Bản kéo một sợi dây thừng, tương tự như với thí nghiệm Ringlemann, với giả thiết những người tham gia cho thấy nhận thức của họ rằng họ kéo với sức mạnh tối đa của họ Tuy nhiên, Kugihara quan sát thấy những người đàn ông đã làm giảm nỗ lực của họ trong lần kéo chung Ngược lại, những phụ nữ không cho thấy một sự thay đổi trong nỗ lực cùng nhau kéo sợi dây thừng

Trong bài báo báo cáo kết quả của nghiên cứu này, Kugihara giải thích một số lý do đằng sau này phản ứng khác nhau giữa nam và nữ Trong quan sát học sinh tiểu học Nhật Bản, Tachibana và Koyasu thấy rằng con trai nghiêm túc hơn khi thực hiện công việc khi họ được thông báo về những mục tiêu Khi họ được cho biết họ có thể thư giãn và tận hưởng những thành quả, các chàng trai không đưa ra như là nỗ lực nhiều Tuy nhiên, với các cô gái, họ không nhận thấy có bất kỳ thay đổi nào trong nỗ lực giữa các nhiệm vụ và thành quả đạt được Những kết quả này chỉ ra rằng người đàn ông có nhiều khả năng rơi vào tình trạng lười biếng xã hội trong một nhóm vì họ sẽ không được thúc đẩy bởi động lực đạt được.Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng không bị ảnh hưởng bởi động lực thành tích và do đó ít có khả năng rơi vào tình trạng lười biếng

xã hội (1999)

IV. Ảnh hưởng của hiện tượng lười biếng xã hội:

Nhóm là một tập hợp người có những mối quan hệ ràng buộc nhất định, cùng nhau làm việc để đạt được những mục tiêu chung.Kết quả làm việc của một nhóm là phụ thuộc vào hiệu quả , tinh thần, thái độ làm việc của mỗi cá nhân trong nhóm.Trên thực tế có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của mỗi cá nhân trong nhóm, từ đó tác đọng đến kết quả chung của nhóm.Một trong những nhân tố đó chính là “ lười biếng xã hội” “Lười biếng xã hội”

Ngày đăng: 25/01/2016, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w